31/8/22

Tuyên ngôn độc lập: Sự kế thừa, phát triển những giá trị tư tưởng tiến bộ của thời đại

 


Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nhân loại. Đó là văn kiện pháp lý thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại, nêu cao nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và các quyền cơ bản của con người, của dân tộc. Trân trọng những giá trị cao cả ấy, trong một thời đại mới và một cuộc cách mạng mới, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa và hơn nữa phát triển các giá trị ấy ở hai nội dung cơ bản là quyền con người, quyền dân tộc và nguyên tắc chủ quyền nhân dân.

Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 được ra đời từ sau cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và cuộc đại cách mạng tư sản Pháp. Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng tiến bộ thời kỳ Khai sáng, hai bản Tuyên ngôn là những lời khẳng định đầy sức thuyết phục về quyền con người, quyền dân tộc, về nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến chuyên chế hướng con người vươn tới các giá trị dân chủ, giá trị nhân văn cao cả về tự do, bình đẳng, bác ái.

Các bản Tuyên ngôn khẳng định những quyền con người cơ bản nhất đó là quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền tư hữu tài sản. Đó là “quyền tự nhiên, không thể chuyển nhượng và bất khả xâm phạm của mỗi con người”(1).

Trong bản Tuyên ngôn độc lập nước Mỹ, tác giả Thomas Jefferson khẳng định các nước thuộc địa phải có quyền là quốc gia tự do và độc lập và từ việc xóa bỏ quyền thống trị của thực dân Anh, cuộc đấu tranh vì nền độc lập của các bang thuộc địa ở Bắc Mỹ cũng nhằm tới tranh đấu cho các quyền tự nhiên của riêng mỗi con người. Với những giá trị to lớn như vậy hai bản Tuyên ngôn đánh mốc dấu son trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Đó là bản Tuyên ngôn mang đậm giá trị nhân văn, nhân bản, là nền tảng để xây dựng các bản Hiến pháp dân chủ tiến bộ của nước Pháp, nước Mỹ sau đó.

Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nêu rõ: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”(2).

Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Việt Nam, từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu nổi tiếng nhất trong hai bản Tuyên ngôn lịch sử đó với thái độ rất trân trọng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”. Ở đây, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ những giá trị nhân văn cao cả, mang tính phổ quát toàn nhân loại làm cơ sở, mục tiêu cho cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Từ đó, Người khẳng định cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam cũng là nhằm thực hiện những quyền chính đáng, thiêng liêng không ai có thể xâm phạm, là sự tiếp nối của lá cờ giải phóng dân tộc, giải phóng con người mà các cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ đã giương cao.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa và mở rộng, phát triển vượt bậc những giá trị của các bản Tuyên ngôn trước đó trong thời đại mới. Trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, nguyên bản câu “tất cả mọi người” là “tất cả đàn ông” (All men). Nguyên bản của câu đó là đặt trong bối cảnh nước Mỹ những năm cuối thế kỉ XVIII khi chế độ nô lệ còn tồn tại, sự phân biệt và kỳ thị chủng tộc rất nặng nề, những người đàn ông có quyền mà Tuyên ngôn đề cập đến chỉ là những người đàn ông da trắng. Như vậy, các quyền cơ bản của con người, quyền vốn có ấy lại không dành cho tất cả mọi người, mà chỉ dành cho đàn ông da trắng. Còn với Hồ Chí Minh, Người khẳng định một cách rõ ràng, quyền là dành cho “tất cả mọi người”, không phân biệt địa vị, thành phần, tôn giáo, giới tính, sắc tộc. Đó là sự mở rộng tuyệt đối, đem lại những giá trị to lớn và phù hợp với sự phát triển tiến bộ của nhân loại. 

Cũng từ việc khẳng định đạo lý và chính nghĩa của nhân loại, Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt giả dối, bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Pháp. Trong Tuyên ngôn độc lập, Người đã khái quát một cách sâu sắc tội ác của thực dân Pháp trong gần 100 năm cai trị ở đất nước ta trên tất cả các mặt, đặc biệt là việc chà đạp, tước đoạt quyền các quyền tự nhiên của con người, của dân tộc. Và từ đó, Người khẳng định: trong thời đại mới, không chỉ chế độ phong kiến chuyên chế mà chủ nghĩa thực dân với bản chất tàn bạo của nó cần được xóa bỏ, để bảo vệ quyền và nhân phẩm của con người. Khi còn chủ nghĩa thực dân, còn tình trạng dân tộc này áp bức, nô dịch dân tộc khác thì chắc chắn quyền con người ở các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc bị chà đạp, không được ghi nhận và thực hiện.

Một điểm đáng chú ý nữa là từ quyền của con người, Hồ Chí Minh đã suy rộng ra quyền dân tộc “các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”(3). Từ quyền con người, Người suy rộng ra quyền dân tộc cũng là quyền tự nhiên, thiêng liêng “là lẽ phải không ai chối cãi được”(4). Nếu như trong bản Tuyên ngôn của nước Mỹ đã đề cập đến cả quyền con người, quyền dân tộc, thì đến bản Tuyên ngôn của Việt Nam đã gắn kết hai phạm trù pháp lý cơ bản này trong mối liên hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau. Dân tộc độc lập là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền con người và ngược lại thực hiện quyền con người chính là phát huy những giá trị cao cả và ý nghĩa thật sự của độc lập dân tộc. Quyền con người cao nhất chính là được sống trong đất nước tự do, là công dân của một nước độc lập.

Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh đã mở rộng nội hàm khái niệm quyền dân tộc cả chiều rộng và chiều sâu, mà các bản Tuyên ngôn trước chưa đề cập đến. Xuất phát từ hoàn cảnh nước Việt Nam thuộc địa vừa mới giành độc lập và bối cảnh lịch sử quốc tế bấy giờ, Hồ Chí Minh khẳng định: quyền dân tộc không chỉ là quyền dân tộc tự quyết, mà còn là quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Độc lập dân tộc đã gắn bó mật thiết với các nguyên tắc dân tộc bình đẳng và tự quyết, với quyền sống và quyền hạnh phúc của mỗi dân tộc. Hơn nữa, quyền độc lập, bình đẳng ở đây phải được xác lập trong mối quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt lớn nhỏ, mạnh yếu hay khác nhau về thể chế chính trị. Vì thế, Tuyên ngôn độc lập không còn chỉ dành riêng cho dân tộc Việt Nam mà đó còn là sự cổ vũ, lời khẳng định thiêng liêng của tất cả các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc nhỏ yếu đang chịu sự cai trị của chủ nghĩa thực dân.

Từ quyền con người suy rộng ra quyền dân tộc, Tuyên ngôn độc lập đã góp phần tạo lập và khẳng định một nền pháp lý và công lý mới của văn minh nhân loại, hướng tới công bằng, bình đẳng, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột, bất công trên bình diện quốc gia và quốc tế. Công lý ấy về sau không chỉ trở thành nguyên tắc lập hiến của Việt Nam, của nhiều quốc gia khác mà trở thành điều khoản pháp lý quốc tế khi nó đã được ghi vào Liên hợp quốc với các công ước quốc tế liên quan đến chủ quyền quốc gia, về quyền độc lập dân tộc và quyền tự quyết.

Hai bản Tuyên ngôn nước Pháp, nước Mỹ đề cập đến quyền con người, quyền dân tộc là quyền thiêng liêng, là một tất yếu của tạo hóa. Nhưng là người dân của một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh thấu hiểu sâu sắc rằng quyền thiêng liêng, vốn có ấy không phải tự nhiên mà có được, mà phải đổ máu, hy sinh, phải đấu tranh với quyết tâm “ thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”(5). Đứng trước những thử thách khắc nghiệt của lịch sử, một dân tộc không biết đấu tranh cho độc lập, tự do thì cũng không xứng đáng được hưởng nền độc lập, tự do. Bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập… Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”(6). Dân tộc đó còn có quyết tâm sắt đá “đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”(7).

Sự ra đời của Tuyên ngôn độc lập thực sự là một mốc son trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, cũng như trong cuộc đấu giải phóng của các dân thuộc địa. Nếu hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người; thì Tuyên ngôn độc lập báo hiệu một thời đại mới, thời đại giải phóng các dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân trên quy mô toàn thế giới; thời đại của các dân tộc bị áp bức, bóc lột giành lại quyền sống, quyền độc lập, tự do.

KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN NGUYÊN TẮC VỀ CHỦ QUYỀN NHÂN DÂN

Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trong tác phẩm Khế ước xã hội của Jean Jacques Rousseau, Tuyên ngôn độc lập của Mỹ khẳng định chân lý: “Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân”(8)Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp đã chỉ ra “sự thiếu hiểu biết, hờ hững hoặc coi thường những quyền của con người chính là nguyên nhân duy nhất dẫn đến những tai họa của cộng đồng, và dẫn đến sự thối nát của các chính quyền… Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm của con người”(9). Sự cần thiết của việc xây dựng chính quyền nhân dân, hoạt động vì mục tiêu cao nhất bảo vệ quyền con người, vì hạnh phúc con người đã được khẳng định trong hai bản Tuyên ngôn lịch sử này. Hơn thế nữa “bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của họ”(10).

Cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo không chỉ là cuộc cách mạng làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, xóa bỏ xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và của phát xít Nhật. Cuộc cách mạng ấy đồng thời thực hiện nhiệm vụ lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót gần 1.000 năm. Việt Nam từ một nước thuộc địa, phong kiến đã trở thành một nước độc lập, theo chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Trong Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ chủ thể của cuộc cách mạng chính là nhân dân, thành quả cách mạng đạt được do nhân dân làm ra và nhân dân là người bảo vệ thành quả đó: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà”. Có thể nói, đến đây nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” với ý nghĩa nhân dân là chủ thể nước Việt Nam mới, của chế độ Dân chủ Cộng hòa đã được Hồ Chí Minh khẳng định rõ ràng. Hơn nữa, khái niệm nhân dân mà Hồ Chí Minh sử dụng không bó hẹp trong giai cấp, tầng lớp nào mà là mọi người dân Việt Nam yêu nước, không phân biệt giới tính, địa vị, tôn giáo, giai cấp.

Chế độ Dân chủ Cộng hòa được Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn là chế độ thực hành nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” một cách triệt để và thực chất. Đó là chế độ lập ra từ thành quả đấu tranh của nhân dân, được xây dựng theo ý nguyện của các tầng lớp nhân dân, hướng tới mục tiêu cao cả “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” cho nhân dân. Tư tưởng này của Người sau đó được thể hiện rõ nét trong Hiến pháp 1946 – bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam do Người làm Trưởng ban soạn thảo: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều 7 trong Hiến pháp ghi nhận quyền chính trị của công dân: Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình. Nhân dân có quyền quyết định những công việc trọng đại của đất nước cũng như bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra.

Có thể nói, ra đời sau hai bản Tuyên ngôn lịch sử của nhân loại hơn một trăm năm, trong bối cảnh lịch sử mới, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã kế thừa, chắt lọc phát triển giá trị căn cốt, mang tính bền vững và phổ quát nhất của hai bản Tuyên ngôn trước đó. Với những giá trị đó, Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam không chỉ là lời tuyên bố độc lập, khai sinh cho một Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo đuổi mục tiêu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”, mà còn đóng góp quan trong cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người và vì hạnh phúc của con người.

 

Giữ vững lời thề độc lập

             Ngay từ trước năm 1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã tiên đoán: “Dù thực dân Pháp hung ác, xảo quyệt đến đâu cũng không thể ngăn cản được chúng ta tiến lên. Chúng ta nhất định sẽ thắng lợi, nước Việt Nam nhất định sẽ được độc lập, đó là dòng thác lịch sử không gì ngăn nổi”.

Ngày 2 – 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: “ Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và thật sự đã thành một nước tự do độc lập”. Tuyên ngôn độc lập cũng thể hiện lời thề mạnh mẽ, kiên quyết của cả dân tộc trong ngày lễ độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Để có được tự do, độc lập như Hồ Chủ tịch viết trong bản Tuyên ngôn: “Một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát – xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, sáng lập và rèn luyện Đảng cộng sản Việt Nam, nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh cùng Đảng của mình huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, biết xây dựng, thúc đẩy thời cơ cách mạng, tận dụng những thuận lợi trong nước và quốc tế để lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng. Tháng Tám năm 1945, khi thời cơ cách mạng đến, Hồ Chủ tịch kiên quyết chỉ đạo: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Khi vừa mới có độc lập tự do, với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ, chúng ta đã ngay lập tức cùng lúc phải chống chọi với: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Cả dân tộc lại phải gồng mình chống giặc, đặc biệt là giặc ngoại xâm để giữ vững lời thề độc lập. Với đường lối: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế và tinh thần như lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến ngày 19 – 12 – 1946 của Hồ Chủ tịch: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ… Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước”. Trong Diễn văn đọc tại “Ngày kháng chiến toàn quốc”, ngày 5 – 11 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Bọn thực dân Pháp phải biết rằng: Dân Việt Nam không muốn đổ máu, dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình. Nhưng nếu cần phải hy sinh mấy triệu chiến sĩ, nếu cần phải kháng chiến bao nhiêu năm để giữ gìn quyền độc lập của Việt Nam, để cho con cháu Việt Nam khỏi kiếp nô lệ, thì chúng ta vẫn kiên quyết hy sinh và kháng chiến. Vì dân Việt Nam tin chắc rằng thế nào kháng chiến này cũng thành công”.

Từ 1946 đến 1954, đường lối kháng chiến trên đã được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện đúng đắn, sáng tạo. Đơn cử như trong Kháng chiến toàn dân, chúng ta đã triển khai sức mạnh của cả dân tộc “bất kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ…” và “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc”; cả nước đồng lòng, chung sức kháng chiến chống thực dân xâm lược. Hay như trên lĩnh vực quân sự, chúng ta đã xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, triển khai vũ trang toàn dân, bảo toàn lực lượng, vừa đánh vừa phát triển…Nhờ vậy, kháng chiến thắng lợi, lực lượng vũ trang của ta cũng trưởng thành vững mạnh với nhiều đơn vị chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích…

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, tài tình của Hồ Chủ tịch, của Đảng, sức mạnh đoàn kết, ý chí quyết tâm, hành động dũng cảm của toàn dân, toàn quân cùng sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, Dân tộc Việt Nam đã kháng chiến thành công, đã giữ vững lời thề độc lập, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Nét đặc sắc trong bảo vệ độc lập dân tộc của 9 năm kháng chiến còn thể hiện ở việc chúng ta vừa kháng chiến vừa kiến quốc, làm tốt công tác xây dựng, phát triển Đảng, củng cố chính quyền, xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Chúng ta đã tiến hành tiêu thổ kháng chiến, đồng thời triển khai xây dựng kinh tế tự cấp và tập trung thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, trong đó có công nghiệp quốc phòng để vừa trực tiếp phục vụ kháng chiến, vừa tạo cơ sở, tiền đề phát triển sản xuất, kinh tế, văn hóa xã hội sau khi kháng chiến thắng lợi.

Thực tiễn những thắng lợi to lớn, toàn diện trên đây đã đập thẳng vào các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị khi chúng âm chống phá Đảng, Nhà nước, phá hoại cuộc sống độc lập tự do của đất nước và nhân dân Việt Nam. Vừa qua, một số tổ chức, cá nhân tìm mọi cách “lật lại lịch sử” dân tộc nhằm gây hoài nghi trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mới đây, “Đảng Việt Tân” phát tán tài liệu phản động dưới dạng cuốn sách “Đôi dòng sử Việt” mang nhiều nội dung xuyên tạc, sai lệch, vu cáo cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của Việt Nam, nói xấu Hồ Chủ tịch và Đảng Cộng sản Việt Nam. Các thế lực xấu, chống phá luôn tìm mọi cách phủ nhận thành tựu của cách mạng Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng cho rằng: Cách mạng Tháng Tám diễn ra trong bối cảnh cánh cửa chính trị ở Việt Nam chỉ “khép hờ” vì xuất hiện “khoảng trống quyền lực”, do đó Cách mạng Tháng Tám chỉ là “quả ngọt trời cho” và sự “ăn may” chứ không gắn với vai trò lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản. Thậm chí chúng còn trắng trợn xuyên tạc rằng nếu không có ngày 2 – 9 và 9 năm kháng chiến thì dân tộc Việt Nam đã: tránh được cuộc chiến tranh đẫm máu? Từ đó, chúng tìm mọi cách tách rời mối quan hệ Đảng với dân, dân với Đảng, đòi đa nguyên, đa Đảng… Nhưng những chiêu trò chống phá đó đều đã và đang nhận lấy quả đắng từ thực tiễn tốt đẹp và tương lai tươi sáng của cách mạng Việt Nam, của tinh thần cảnh giác, ý chí quyết tâm, niềm tin và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Điều 1 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng tiếp tục khẳng định chúng ta phải xây dựng và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, hùng cường với mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Để giữ vững lời thề độc lập, thực hiện những điều thiêng liêng, quý giá trên đây, cả dân tộc Việt Nam chúng ta đã và đang tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Hơn 92 năm qua, Đảng ta đã thực hiện tốt lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hễ còn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ. Cho nên, Đảng vừa lo tính công việc lớn như đổi nền kinh tế và văn hóa lạc hậu của nước ta thành một nền kinh tế và văn hóa tiên tiến, đồng thời lại luôn luôn quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hằng ngày của nhân dân”.

Để giữ vững lời thề độc lập, chúng ta phải tiếp tục phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, của cả cộng đồng với vai trò to lớn và sức mạnh toàn diện của nhân dân để xây dựng và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong đó đặc biệt chú ý giữ vững và tăng cường sự gắn bó hữu cơ, máu thịt của mối quan hệ giữa Đảng với dân, dân với Đảng. Phải tạo được sức mạnh vô biên từ sự thống nhất “Ý Đảng, lòng dân”; thực hiện tốt phương châm mà Đảng luôn khẳng định: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Để giữ vững độc lập tự do chúng ta vừa chủ động tự lực cánh sinh nhưng đồng thời phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ quốc tế, như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”.

Góp phần giữ vững lời thề độc lập, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, thực hiện tốt lời dạy của Hồ Chủ tịch trong dịp kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/1964): “ Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

 

29/8/22

ĐỪNG CỐ BAO BIỆN HÀNH VI LỆCH CHUẨN CỦA NỮ STREAMER

ĐỪNG CỐ BAO BIỆN HÀNH VI LỆCH CHUẨN CỦA NỮ STREAMER

           Liên quan đến vụ việc nữ streamer Milona (tên thật Nguyễn Thị Thanh Loan) có lời nói xúc phạm lãnh đạo câp cao của Nhà nước, hiện cơ quan chức năng của Bộ Công an đang xác minh, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật. Trong khi cộng đồng mạng đồng thuận với việc phải làm rõ và có hình thức xử lý thích đáng với hành vi lộng ngôn, lệch chuẩn và coi thường pháp luật của nữ streamer này thì một số đối tượng chống phá lại lợi dụng vụ việc này để xuyên tạc Việt Nam "độc tài, mất dân chủ.


Việc xác minh, làm rõ hành vi của nữ streamer là hoàn toàn bình thường nhưng lại bị các đối tượng chống phá xuyên tạc. Chúng đưa ra luận điệu rằng "ở nước dân chủ người dân có quyền chỉ trích, phê phán, và thậm chí là thay thế lãnh đạo bằng các quyền bỏ phiếu, trưng cầu dân ý. Còn ở Việt Nam lãnh đạo là lãnh tụ, người dân không được tự do ngôn luận, không được phê bình, không được phản biện, vì phản biện bị xem như phản động".

Ở Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do ngôn luận nhưng phải trong khuôn khổ phảo luật tức là tôn trọng, không xâm hại lợi ích chung của xã hội, của tổ chức, cá nhân khác. Quyền phản biện đối với chính sách của nhà nước, hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng luôn được ghi nhận, bảo đảm thực hiện. Thực tiễn rất nhiều vuk việc sai phạm được xác minh, điều tra làm rõ từ phản biện, phản ánh, khiếu nại của người dân...

Tuy nhiên trong vụ việc này, hành vi của nữ streamer này không phải là phản biện như luận điệu xuyên tạc nói trên. Đó là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Trong một xã hội mà ngang nhiên cho phép xúc phạm, thoái mạ người khác thì xã hội đó không thể có trật tự, lẽ phải không được bảo vệ. Ở đây, hành vi này lại còn bao biện, lấp liếm rằng đó là phản biện, là tự do ngôn luận thì không thể chấp nhận được.

Cả về phương diện đạo đức xã hội, pháp lý, ở quốc gia nào thì hành vi xúc phạm, thóa mạ người khác cũng không thể chấp nhận được và cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

 

28/8/22

Ô TO NHƯNG KHÔNG CHE ĐƯỢC CÔNG LÝ

            Ngày 25/8 vừa qua, TAND cấp cao tại TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử đối tượng Phạm Thị Đoan Trang về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Và do không có thêm chứng cứ mới nên không ngoài dự đoán khi Phạm Thị Đoan Trang được tòa phúc thẩm tuyên y án 9 năm tù.

Có điều rất đáng chú ý khi phiên tòa diễn ra chính là việc đại diện Đại sứ quán của 4 nước gồm Mỹ, Cộng hòa Séc, Đức, Thụy Sỹ cùng liên minh Châu Âu (Eu) đã kéo đến phiên tòa. Có lẽ đây cũng chính là những cơ quan thường trú đã từng ủng hộ cho hành vi vi phạm pháp luật của Đoan Trang trước đây cho nên họ đã đến đây để thể hiện sự ủng hộ của mình với đối tượng này, để tiễn đối tượng này 1 đoạn đường vào nhà giam.

Có lẽ ai được sự quan tâm của các vị đại diện Đại sứ quán trên đều sẽ rất tự hào, chính sự tự hào này đã khiến Đoan Trang hoạt động coi thường pháp luật Việt Nam, dẫn tới cảnh tù tội ngày nay. Và dù là những đại diện của các Đại sứ các nước lớn thì các vị này không thuộc thành phần tham dự phiên tòa cho nên họ chỉ đứng trước cửa tòa, chụp choẹt dăm ba bức hình cho đủ lễ nghi rồi còn về nhiệm sở ủng hộ những đối tượng rân chủ đang hoạt động và chưa bị bắt.

Sống trên đất Việt Nam phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, đừng vì dăm ba lời hứa hẹn, 1 vài cái hỗ trợ mà tưởng ô dù to đỡ mình không sao. Để rồi, bản án 9 năm tù tuyên không hề xi nhê thay đổi. Dù có đại sự nước nào đi chăng nữa cũng không thể can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Do đó, đừng dại gì mà đi chống phá đất nước mình, mà tin theo lời ngon ngọt của người ngoài. Bởi khi chịu hậu quả pháp lý làm mình chứ không phải ai khác. Dù tưởng có ô dù to như thế nào cũng không thể che được công lý đâu.

 

“Tô hồng” báo cáo, giấu giếm khuyết điểm – Căn bệnh nghiêm trọng, mối nguy khôn lường – Bài 3: Bắt đúng bệnh, đồng bộ nhiều biện pháp (Tiếp theo và hết)

             Ngăn ngừa, phòng chống, loại bỏ bệnh “tô hồng” báo cáo, giấu giếm khuyết điểm là công cuộc lâu dài, kiên trì, khó khăn. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó chú trọng thay đổi nhận thức, xây dựng nền đạo đức chính trị, liêm chính, công minh…

Công việc cấp bách

Khẳng định đề cao tính trung thực trong báo cáo vừa là một nguyên tắc đã được luật định, vừa là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Mọi biểu hiện báo cáo giả dối, báo cáo “vống”, báo cáo “khống” đều trái với đạo đức của người cách mạng. Bởi vậy, việc cần kíp hiện nay là phải kiên trì, kiên quyết loại bỏ thói khoe mẽ, huênh hoang, “đánh bóng” tên tuổi, “tô hồng” thành tích của cán bộ, đảng viên, xây dựng nền đạo đức chính trị, liêm chính, công minh.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

Trong vòng 10 năm qua, Đảng ta mà đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kiên quyết kỷ luật, khai trừ khỏi Đảng hơn 167.700 cán bộ, đảng viên bị kỷ luật; trong đó có 170 cán bộ diện Trung ương quản lý, có 4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị… Điều đáng nói, nhiều cá nhân, tập thể trước đó đều được ngợi ca là những “tấm gương sáng” trong lao động, công tác. 

Điều này cho thấy, Đảng ta rất thẳng thắn khi nhận khuyết điểm trước nhân dân, nhưng cũng rất cương quyết trong công cuộc chống lại các căn bệnh suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên mắc phải căn bệnh thành tích, háo danh, phô trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi, đúng như tâm tư của người đứng đầu Đảng ta-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Không thích thú gì việc kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, thậm chí rất đau xót, nhưng buộc phải làm. Như Bác Hồ đã nói, phải cắt bỏ một vài cành cây sâu mọt để cứu cả cây”.

Với tinh thần đó, ngày 25-10-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số 37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm, thay thế Quy định 47 năm 2011. Một trong những điều đảng viên không được làm được Quy định 37 nêu rất rõ trong Điều 11, đó là: “Vi phạm đạo đức công vụ, bao che, báo cáo sai sự thật khi thực hiện nhiệm vụ; thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân do mình trực tiếp quản lý xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các vi phạm khác”.

Điều này có nghĩa rằng, nơi nào có bệnh thành tích, tệ “tô hồng” báo cáo, báo cáo không trung thực thì phải xử lý kỷ luật nghiêm khắc tổ chức đảng và đoàn thể nơi đó, đặc biệt là xử lý người đứng đầu. Cần phải coi những báo cáo không trung thực là những văn bản nhằm dối trên, lừa dưới rất đáng xấu hổ trước nhân dân, trước lương tri và chân lý! 

Rõ ràng, quyết tâm của Đảng ta rất cao và đi vào những mục tiêu, biện pháp cụ thể. Thế nhưng, để phát hiện ra những “cái kim”, những “bàn tay nhung” ẩn giấu, đòi hỏi sự kiên trì với nhiều “phương thuốc” hữu hiệu trong từng giai đoạn với những bước đi phù hợp, lâu dài, không thể một sớm một chiều.

Đúng như trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong mỏi, kỳ vọng đồng bào cùng Chính phủ quyết tâm dẹp bỏ những căn bệnh đó: “Xin đồng bào hãy phê bình, giúp đỡ giám sát công việc Chính phủ. Còn những việc làm, mà chưa làm được thì xin đồng bào nguyên lượng. Vì nếu có nấu cơm cũng 15 phút mới chín, huống chi là sửa chữa cả một nước đã 80 năm nô lệ, người tốt có, người xấu có, một đám ruộng có lúa lại có cỏ, muốn nhổ cỏ thì cũng vài ba giờ mới xong”.

Trách nhiệm người đứng đầu

Rõ ràng trong công cuộc phòng, chống bệnh suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, chúng ta đã có cơ chế và không ngừng hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn. Nhưng vì sao tệ báo cáo được “tô hồng”, bệnh “hữu danh vô thực”, giấu giếm khuyết điểm vẫn diễn ra như căn bệnh di căn, khó chữa trong nếp nghĩ của nhiều cán bộ, đảng viên, rồi “mắc tội” với Đảng, với dân?

Để giải quyết câu hỏi này, trước hết, cấp ủy và chính quyền các cấp cần tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, giúp cán bộ, đảng viên và quần chúng có cái nhìn sâu sắc về bản chất, biểu hiện thiếu lành mạnh, hệ lụy do “thổi phồng” thành tích gây ra.

Các cụ ta luôn dạy: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, hàm ý nhắc nhở người đời xây dựng, phát triển danh tiếng tốt, tiếng lành thì rất khó khăn, nhưng đôi khi chỉ cần một hành động xấu cũng có thể đánh mất hết những uy tín, vì vậy, cần hành xử sao cho đúng mực, biết giữ chữ tín, mọi lời ăn tiếng nói cần đúng mực, tránh huênh hoang, phô trương, tô vẽ.

Thực tế, không phải ai cũng nhận thức được căn bệnh này, điều này đòi hỏi cấp ủy, chỉ huy các cấp, nhất là người đứng đầu phải thay đổi nhận thức, tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, xem tệ báo cáo không trung thực, giấu giếm khuyết điểm là trái với đạo đức người cách mạng. Mỗi cán bộ, đảng viên cần suy ngẫm nâng cao lòng tự trọng, gột rửa tâm lý háo danh, kèn cựa, thay vào đó là nỗ lực phấn đấu, cống hiến bằng tài năng, đức độ của mình.

Làm được điều này, không chỉ giúp cán bộ, đảng viên tiến bộ chân chính mà còn góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn các anh hùng, chiến sĩ thi đua: “Thành tích là thành tích của tập thể, tách rời tập thể thì dù tài giỏi mấy, một cá nhân cũng không làm gì được, cho nên càng có thành tích thì càng phải cố gắng, càng phải khiêm tốn, tuyệt đối chớ tự mãn, tự túc”.

Như đã đề cập ở trên, bệnh “tô hồng” báo cáo, giấu giếm khuyết điểm, “thổi phồng” thành tích, “đánh bóng” tên tuổi một phần là do công tác thi đua ở nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực chất, nặng về hình thức. Việc tổ chức đánh giá, kiểm soát về chất lượng còn hời hợt, không kỹ càng đã tạo kẽ hở và điều kiện cho hành vi “làm láo, báo cáo hay”, “chạy thành tích”, “chạy danh hiệu”. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt cần kiên quyết loại bỏ những biểu hiện gian dối, “chạy” thi đua.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” viết năm 1947: “Kiểm soát khéo bao nhiêu, khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa, kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”. Để kiểm tra có hiệu quả, thực chất cần coi trọng công tác kiểm tra chéo trong chính nội bộ các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thông qua công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện, loại khỏi đội ngũ những cán bộ, đảng viên cố tình gian dối, báo cáo không trung thực, cố ý “chạy” thành tích, háo danh.

Bên cạnh đó, cần phải siết chặt các lỗ hổng về phong tặng danh hiệu để mọi cá nhân, tổ chức không có cơ hội “chạy” thành tích, khen thưởng và danh hiệu! Mặt khác, thanh tra, kiểm tra phải dựa vào “tai, mắt” của nhân dân, bởi nhân dân ta có “hàng triệu đôi tai, đôi mắt để nghe thấy, nhìn thấy mọi sự ở đời”, từ những góp ý của nhân dân mà có những biện pháp phù hợp. 

Không thể phủ nhận, hiện nay trong sinh hoạt Đảng các cấp, sức chiến đấu của nhiều tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên còn yếu. Nhiều nơi vẫn còn xảy ra hiện tượng ở 3 trạng thái: “Im lặng là vàng”, “một người nói ít người nghe”, “tâng bốc nhau để tìm lợi ích”. Ít tiếng nói thể hiện chính kiến, thái độ đấu tranh.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII cũng chỉ rõ: “Trong tự phê bình thì giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật”. Vì vậy, để phòng, chống căn bệnh thành tích, “tô hồng” báo cáo, “đánh bóng” tên tuổi, trong sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp ủy cần phải có thái độ nghiêm túc, kiểm điểm đánh giá đúng ưu điểm, khuyết điểm. 

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cần giữ vững những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, phát huy dân chủ nội bộ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Đồng thời mở rộng dân chủ, phát huy quyền giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội và quần chúng trong mọi công việc. Bởi việc mở rộng dân chủ sẽ giúp phát hiện ra những cán bộ, đảng viên cơ hội, suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống.

Mặt khác, để chữa bệnh “tô hồng” báo cáo, giấu giếm khuyết điểm, nhất thiết phải đề cao vai trò, trách nhiệm của những cán bộ lãnh đạo chủ chốt, bởi tất cả mọi công việc báo cáo, tổng kết đều gắn liền với người đứng đầu. Vì vậy, người đứng đầu cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiệt huyết, làm việc đúng nguyên tắc, kỷ cương, kỷ luật, có lý, có tình; luôn đặt lợi ích tập thể và lợi ích của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết.

Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác thi đua tuyên truyền, nêu gương người tốt-việc tốt, lên án cái xấu, cái tiêu cực, những biểu hiện phô trương hình thức, sáo rỗng, không thiết thực, sùng bái cá nhân, thích khen hơn chê; biểu dương và bảo vệ những cán bộ “4 dám”: Dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tổ chức, cơ quan đơn vị theo tinh thần của Kết luận số 14-KL/TW ngày 22-9-2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.

Nhận thức đúng và phát hiện bệnh “tô hồng” báo cáo, giấu giếm khuyết điểm để kịp thời ngăn ngừa, không lây lan trầm trọng hơn là điều cấp thiết, cần kíp lúc này của Đảng ta. Đó là phần việc quan trọng, góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong công cuộc phòng, chống suy thoái về đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã chỉ ra.

Ông Vũ Văn Phúc, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương: “Cần phải nghiêm túc trong việc đánh giá, xếp loại hằng năm. Tổ chức nào còn yếu kém thì phải xếp loại khách quan, nghiêm túc để mọi người thấy rõ chất lượng ở đó như thế nào. Đối với đảng viên cũng cần đánh giá đúng với mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị, đúng phẩm chất đạo đức, tránh tình trạng đảng viên vừa được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng sau đó bị xử lý kỷ luật, hoặc truy tố trước pháp luật”. 

 

27/8/22

ĐOAN TRANG THAY ĐỔI NHAN SẮC NGOẠN MỤC

         Hôm qua nhìn thấy hình ảnh em Phạm Đoan Trang tại phiên tòa phúc thẩm mà giật mình tí không nhận ra các bác ạ. Tôi thấy sau một thời gian được ăn cơm nhà nước, sinh hoạt theo giờ giấc nên giờ nhìn Phạm Đoan Trang trắng và trẻ ra thì phải (nếu không tin mọi người có thể nhìn hình ảnh kèm theo).

Thế mới biết lợi ích của việc ăn cơm nhà nước, mặc áo đồng phục và đọc sách nó khiến cho Phạm Đoan Trang thay đổi một cách xuất sắc. Mà cũng chả phải khen đâu, chả hiểu cơm Nhà nước có thêm cái gì mà tôi thấy mấy tay zân chủ ăn vào đều vào béo tốt, ngon lành hơn cái thời ở bên ngoài xuyên tạc, chống phá chính quyền. Minh chứng rõ nhất là Trần Huỳnh Duy Thức, mặc dù đã “tuyệt thực” nhưng Thức vẫn tăng được 4,5kg. Bảo sao những tay zân chủ cứ đua nhau vào tù để được ăn cơm nhà nước đỡ vất vả.

Phạm Đoan Trang đang theo đổi theo chiều hướng tốt, tích cực như vậy mà chả hiểu tại sao mấy tay luật sư của cái “hợp tác xã toàn thua” và mấy anh chị đại diện ngoại giao lại kéo đến phiên tòa phúc thẩm làm cái gì không biết. Trang còn bận ở trong tù còn tái bản cuốn sách “cẩm nang trong tù” mà cứ làm phiền có bực không chứ.

Tôi cũng chả hiểu mấy tay luật sư của “hợp tác xã toàn thua” này có vai trò, tác dụng gì trong các phiên tòa xét xử. Hầu hết các phiên phúc thẩm là giữ nguyên bản án của phiên sơ thẩm vì mấy tay này chẳng hể cung cấp được những bằng chứng mới, hay tình tiết mới làm thay đổi tội danh hay khung hình phạt cả.

Điều khiến dư luận ngạc nhiên khi mà tay LS Trịnh Vĩnh Phúc kết thúc phần bào chữa của mình bằng câu: "Nếu các nỗ lực bào chữa của các luật sư, sự lên tiếng của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế chưa làm thay đổi được quan điểm của quý vị, thì cứ kết án cô ấy. Lịch sử sẽ xóa án cho cô ấy!".

Đúng là buồn cười khi mấy tay luật sư của “hợp tác xã toàn thua” đã không làm ăn được việc gì, không bảo vệ được Phạm Đoan Trang mà còn hy vọng vào "sự lên tiếng của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế" thì hỏng mất rồi. Khổ cho thân chủ đã lãng phí tiền đi nuôi luật sư kiểu này.

Cái kết 9 năm đối với Phạm Đoan Trang là không thể thay đổi được rồi và giờ đây Trang có nhiều thời gian để ngẫm nghĩ về cuộc sống và thay đổi bản thân. Tôi nghĩ sau 9 năm được ăn cơm nhà nước, được đọc sách mở mang kiến thức chắc nhiều người không nhận ra Đoan Trang mất thôi.

 

CẦN XEM XÉT LẠI CÁCH LÀM VIỆC

CẦN XEM XÉT LẠI CÁCH LÀM VIỆC

            Tổ chức Khí tượng Thế giới(WMO) vừa qua có bài đăng trên nền tảng mạng xã hội Facebook nói về khí hậu cụ thể là bản đồ nhiệt về đợt nắng nóng của Trung Quốc. Điều đáng nói là tổ chức này đã đăng ảnh bản đồ lãnh thổ Trung Quốc trên đó thể hiện yêu sách “đường 9 đoạn” hay còn gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, đây là hành động có thể nói thách thức, không tôn trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên biển Đông của Tổ chức Khí tượng Thế giới.


Đây không phải là lần đầu tiên chủ quyền trên biển Đông và hai quần đảo Trường Sa-Hoàng Sa bị xâm phạm; nhưng một tổ chức như WMO thuộc Liên hợp quốc lại để chuyện này xảy ra, thật không thể chấp nhận. Việc làm đấy nó hoàn toàn đi ngược lại Hiến chương của Liên hợp quốc về “bất khả xâm phạm lãnh thổ”, đây là hành động có vẻ bênh vực luận điệu phi lý của TQ về “đường lưỡi bò” do nước này đặt ra làm yêu sách đối với thế giới.

Mặc dù ngay sau nhận được sự bức xúc, phần nỗ của người dân Việt Nam trực tiếp trong bài viết và phát ngôn của Bộ Ngoại giao, bài viết đã được chỉnh sửa không còn xuất hiện “đường 9 đoạn” yêu sách của TQ nữa. Tuy nhiên nó đã phản ánh lên cách làm việc cợt nhả của tổ chức này, việc làm ấy chẳng khác nào gián tiếp ủng hộ về “đường lưỡi bò” của TQ xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam; một bài viết sai lệch xâm phạm chủ quyền một nước khác của WMO không biết đã qua kiểm duyệt hay chưa nhưng đã đăng lên mạng xã hội, đối với cá nhân người VN đây là việc thiếu lịch sự đối với người Việt Nam chúng tôi.

Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn” của TQ; vì nó trái với công ước quốc tế, nhưng có vẻ nhiều tổ chức cá nhân vẫn bỏ ngoài tai. Không biết có “bóng ma” nào sau lưng hậu thuẫn họ làm một việc hoàn toàn sai sự thật xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam hay không? Mọi hình thức tuyên truyền, quảng bá đăng tải nội dung, hình ảnh xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là trái ngược với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý về chủ quyền của mình. Đề nghị không chỉ Tổ chức Khí tượng Thế giới(WMO) mà tất cả các tổ chức khác phải tôn trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

<Vương Lương>

 

HÀ NỘI – ĐIỂM ĐÁNG ĐẾN TRONG MÙA THU 2022

Đây chính là bình chọn của kênh truyền hình Mỹ CNN mới đây khi giới thiệu trên kênh của mình về 12 điểm đến thú vị nhất thế giới trong mùa thu 2022 bao gồm thành phố Mexico, Bắc Mỹ; thành phố Marid, Tây Ban Nha; Greenville, Nam Carolina; Ai Cập; Cape Town, Nam Phi; du ngoạn Đại Tây Dương Mỹ- Canada; Bavaria, Đức... Sau một mùa hè oi ả, mùa thu Hà Nội đem đến những vẻ đẹp đáng được trải nghiệm bởi các du khách quốc tế.

Trong bài viết của CNN, ẩm thức Hà Nội đã được nhắc tới như một trải nghiệm khiến các du khách đến với Hà Nội không thể nào quên. Nhiều món ăn mang đậm hương vị đã được kể tên thậm chí có những món ăn như Chả cá Hà Nội đã được ưu ái được cho tên phố của Thủ đô.

Cũng trong bài viết của CNN, Scott Keyes, người sáng lập website tư vấn du lịch Scott's Cheap Flights của Mỹ về tư vấn các địa điểm, các hoạt động du lịch khi đến Hà Nội như dạo quanh khu phố cổ hoặc tham quan mở rộng hơn nữa theo tour Ural Sidecar (xe có từ thời Liên Xô), ví dụ như tới làng Đông Ngạc ở ngoại thành Hà Nội, nơi vẫn gìn giữ gần như nguyên vẹn nét đẹp của một làng khoa bảng nổi tiếng xưa kia…

Còn với nhiều du khách quốc tế, thậm chí là người dân Việt đến với Thủ đô lần đầu đuề sẽ cảm nhận được ngay được sự nhộn nhịp của cuộc sống, sự đa dạng trong ẩm thực cùng bề dày văn hóa, lịch sử và sự thân thiện của người dân. Từ những ngõ ngách trong thành phố, những công trình từ thời Pháp, các quán sá vỉa hè với những món ẩm thực địa phương phong phú hay cách người Hà Nội sử dụng phương tiện giao thông cũng trở thành những ấn tượng khó quên trong lòng du khách khi đến với thành phố này.

Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng của chúng ta đang dần vượt qua đại dịch, kinh tế đang dần phục hồi và du lịch cũng đang mở cửa trở lại. Hà Nội với những vẻ đẹp tiềm ẩn đang sẵn sàng chào đón các du khách đến khám phá, đến để cảm nhận và yêu Hà Nội.

  

“Tô hồng” báo cáo, giấu giếm khuyết điểm – Căn bệnh nghiêm trọng, mối nguy khôn lường – Bài 2: Hệ lụy nghiêm trọng

             Báo cáo khi được “tô hồng”, khuyết điểm được giấu đi sẽ gây trì trệ cho sự phát triển kinh tế-xã hội và đời sống chính trị của đất nước, làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương… Nó giống như thầy thuốc chẩn bệnh sai. Về lâu dài là mối nguy hại ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ.

Kết cục không có hậu

Thành tích, khen thưởng vốn là những từ rất đẹp, rất ý nghĩa. Một cá nhân, tập thể khi được vinh danh, khen thưởng là nguồn động viên khích lệ tinh thần, vật chất, tạo nguồn lực nội sinh để tiếp tục phấn đấu phát triển. Điều này khác xa hoàn toàn với việc “tô hồng” báo cáo, chạy thành tích để “đánh bóng” tên tuổi, thương hiệu để làm “bình phong” che giấu những khuyết điểm, vì động cơ không lành mạnh. Điểm chung của những câu chuyện “tô hồng” báo cáo, giấu giếm khuyết điểm, “chạy thành tích”, “chạy danh hiệu” đó là đều có kết cục không có hậu.

Chỉ mới đây thôi, dư luận chưa hết bức xúc vì UBND huyện Long Hồ (Vĩnh Long) bị đoàn thanh tra của Chính phủ về Dự án xây dựng nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Phú phê bình, nhắc nhở do báo cáo không trung thực, “tô hồng” thành tích về tiến độ thực hiện dự án. Thì ngay sau đó (đầu tháng 7-2022), UBND tỉnh Vĩnh Long đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị hủy bỏ quyết định khen thưởng huân chương đối với 2 tập thể, 2 cá nhân trong tỉnh bởi liên quan đến các vụ việc tham ô, tham nhũng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đáng nói, trước đó, những cá nhân, tập thể này đều là những cơ quan “cầm cân nảy mực”: Ban Thi đua-Khen thưởng, Hội Chữ thập đỏ, sư trụ trì của một ngôi chùa lớn trên địa bàn và đều được khen thưởng, “tung hô” vì quá trình công tác dày thành tích và làm nhiều việc thiện. Thử hỏi, những tập thể, cá nhân ấy nếu không bị tố giác, vẫn ung dung, chễm chệ đứng trên bục vinh danh, cao quý để rao giảng đạo lý thì hệ lụy sẽ ra sao?…

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Làm việc không thiết thực, báo cáo không thật thà, cũng là một bệnh rất nguy hiểm”. Người từng răn dạy, nhân dân có hàng triệu “tai, mắt” để nghe thấy, nhìn thấy mọi sự ở đời. Thế nên có tinh vi, dùng phương tiện để “đánh bóng” hình ảnh cá nhân đến mấy như ông Nguyễn Đức Chung, lúc đang là Chủ tịch UBND TP Hà Nội, rồi cũng bị phanh phui ra ánh sáng. Cũng nhờ có danh hiệu hào nhoáng mà ông Chung đã dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt (như cơ quan điều tra chỉ ra): Khi báo chí phản ánh việc gia đình ông có liên quan đến việc mua bán chế phẩm Redoxy 3C, ông Chung chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra toàn diện. Để lừa dối cơ quan chức năng, ông Chung nhiều lần chỉ đạo, định hướng kết luận theo hướng không có sai phạm gì. Đáng chú ý, ông Chung còn lấy số tiền lợi nhuận từ Công ty Arktic tặng quà, tài trợ cho một số cơ quan, tổ chức nhằm “đánh bóng” hình ảnh, tên tuổi, thương hiệu của mình.

Có một điểm chung nhất liên quan đến những đối tượng từng vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, gây nhức nhối dư luận xã hội như Nguyễn Đức Chung hay Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), đó là đều nhờ sở hữu những thành tích lấp lánh, hào nhoáng bao bọc bên ngoài, được xây dựng nên bởi những báo cáo “tô hồng”, không đúng sự thật. Thậm chí nhờ có thành tích, “tấm huân chương” làm bệ đỡ mà đối tượng này liên tục được bổ nhiệm, luân chuyển nhiều vị trí công tác!

Rõ ràng, “lưu manh” đội lốt trí thức, khi mà tấm bình phong hết nhiệm màu thì hậu quả thật nghiêm trọng. Thiệt hại về kinh tế còn có thể cân đong, đo đếm được, nhưng thiệt hại về việc làm sai lệch, méo mó các chính sách của Đảng, Nhà nước, làm giảm niềm tin của nhân dân vào cơ quan công quyền, làm sai lệch các chuẩn mực xã hội thì khó mà bù đắp.

Dư luận đặt câu hỏi: Còn bao nhiêu vụ việc lớn nhỏ khác hệ lụy từ tệ “tô hồng” báo cáo, “đánh bóng” tên tuổi, danh hiệu để giấu giếm khuyết điểm mà chưa được khui ra ánh sáng? Rõ ràng đây là một sự suy thoái về đạo đức, lối sống rất đáng báo động, lên án, như Đảng và Bác Hồ đã từng “bắt bệnh”. Bệnh này đang ngấm ngầm gặm nhấm, làm băng hoại phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên và ảnh hưởng đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.

“Thành tích ảo”, giảm lòng tin

Đảng ta xác định: Con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Một xã hội phát triển, dân chủ, công bằng, văn minh là xã hội mà người dân được hưởng lợi từ các chính sách tích cực của Nhà nước. Hạnh phúc của nhân dân là thước đo tiến bộ, công bằng xã hội. Hiện nay, nếu chỉ lắng nghe những báo cáo dày đặc thành tích nhưng thử hỏi người dân có hài lòng không, mức độ hài lòng là bao nhiêu?

Để sớm được công nhận về đích trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương báo cáo rất “đầy đặn”. Buổi lễ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới ở một số địa phương được tổ chức linh đình, cấp trên xuống dự, cờ đèn kèn trống, báo chí rầm rộ đưa tin, thành công tốt đẹp, thế nhưng thực chất, bộ mặt đời sống người dân không có nhiều thay đổi, thậm chí nhiều hộ dân rơi vào khó khăn vì thành tích “thoát nghèo”. Tất cả đều do bệnh thành tích, thích “đánh bóng” tên tuổi, phô trương mà nên.

Trên lĩnh vực kinh tế, cũng vì “tô hồng” báo cáo tài chính, kinh doanh của nhiều tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước khiến người dân và cả chuyên gia cũng không biết đó là lãi giả, lỗ thật hay lãi thật, lỗ giả! Bởi có doanh nghiệp vừa mới báo cáo làm ăn có lãi nhưng chỉ giai đoạn sau thì phá sản, xin trợ vốn gấp. Những báo cáo này đã khiến nền kinh tế bị méo mó, thiếu sự cạnh tranh, minh bạch. Thậm chí, có đơn vị khi cần một báo cáo đánh giá trung thực, khách quan để có căn cứ đưa ra các quyết sách, lại phải nhờ vào một đơn vị độc lập đánh giá, khảo sát lại chứ không thể sử dụng báo cáo của các cơ quan, đơn vị đã công khai.

Đặc biệt, bệnh “tô hồng” báo cáo, thành tích, háo danh trong lĩnh vực xây dựng Đảng biểu hiện ở nhiều nội dung, từ công tác cán bộ đến đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên, phát triển đảng viên mới và kiểm tra, giám sát. Bệnh thành tích đã nâng đỡ, tâng bốc, “lót đường” thăng quan tiến chức cho một số kẻ gian dối. Họ đã đi lên bằng những báo cáo thành tích hào nhoáng, không có thật, nhưng lại được hợp thức hóa bằng những phần thưởng cao quý. Điều này làm thui chột nhiệt huyết của những người chân chính, làm việc, cống hiến thật sự. Nó làm cho nhiều cán bộ, đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu vươn lên. 

Theo chuyên gia kinh tế, TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Thực tế, có rất nhiều dạng làm dở mà báo cáo hay, nhưng nguy hiểm nhất là sai về chất lượng. Ví dụ chương trình làm ra không tốt nhưng vẫn nghiệm thu, công trình chất lượng bình thường hoặc có vấn đề nhưng vẫn báo cáo tốt. Kiểu báo cáo này vô cùng nguy hại, nhất là ở những dự án, vấn đề quan trọng quốc gia. Khi cơ quan chỉ đạo điều hành không nắm được đúng vấn đề thì giải pháp có thể không sát, kế hoạch cũng có thể sai và đặc biệt là đánh giá con người cũng có thể không chính xác.

Rõ ràng, bệnh thành tích và những báo cáo không trung thực dễ bịt mắt những cán bộ, lãnh đạo quan liêu, sống xa dân, dẫn đến sự mơ hồ khi đề ra các chủ trương và biện pháp chỉ đạo cấp dưới, làm méo mó các chủ trương, chính sách tốt đẹp của Đảng, Nhà nước. Đó cũng là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển, làm nghèo nàn, lạc hậu đất nước, và hơn thế nữa, nó gây bất bình trong nhân dân và giảm lòng tin với Đảng. Vậy làm sao để phòng và chống căn bệnh này? Đó là nội dung chúng tôi sẽ bàn ở bài 3 trong vệt bài này.

PGS, TS Nguyễn Xuân Tú, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị Quân sự: “Bệnh thành tích đã nâng đỡ, tâng bốc, lót đường thăng quan tiến chức cho những kẻ gian dối; đồng thời, làm thui chột nhiệt huyết của những người chân chính, làm việc, cống hiến thật sự và gây chán nản, mất lòng tin cho những cán bộ, nhân viên cấp dưới. 

 

26/8/22

THIẾU HỌC

THIẾU HỌC

             Streamer Milona(tên thật Nguyễn Thị Thanh Loan) trong lúc livestream vừa qua đã có lời lẽ mà mọi người đang gọi là “vạ miệng” khi xúc phạm người hói và lấy Chủ tịch nước ra làm ví dụ. Nhưng đối với tôi Streamer Milona mà nói là người “thiếu học”, “ếch ngồi đáy giếng”; một người đàng hoàng, có học vấn tử tế không bao giờ phát ngôn bừa bãi như đứa bé hồn nhiên.

Cô ta ngang nhiên gọi người đứng đầu nhà nước không làm gì và chỉ rảnh rỗi xem phim 18+ nhiều nên hói đầu. Lời nói của cô ta chẳng khác nào bôi nhọ danh dự, uy tín của người lãnh đạo nhà nước, tuổi trẻ thích thể hiện cũng đúng nhưng lần này thì không ai có thể bào chữa cho con người có học nhưng không biết như Streamer Milona. Người đứng đầu bộ máy Nhà nước không phải để cô ta lấy ra mua vui, nhìn dư luận xã hội chắc cô cũng biết nhiều người bức xúc như nào.


Không phải cứ người nổi tiếng hay idol giới trẻ thì thích phát ngôn như nào thì phát ngôn không đúng khuôn khổ pháp luật, khi nghe người hâm mộ bình luận về người “hói” đáng lẽ ra cô ấy nên hướng lái theo cách tiếp cận để người ta không xúc phạm người “hói” đằng này Loan lại đổ thêm dầu vào lửa. Riêng hành động xúc phạm người hói thôi đã là không thể chấp nhận, chắc chắn trước hết Loan sẽ được xã hội dạy cho một bài học về làm người trước khi đối mặt với pháp luật.

Văn hóa, đạo đức của Streamer Milona cần phải xem xét lại, cô ta dường như không chịu nhìn vào “Zeros” một người cũng từng phát ngôn bừa bãi về tinh thần chống dịch năm 2021 của cả nước để rồi đa phần người trong xã hội quay lưng, sự nghiệp đánh mất. Không biết cô ta đã nhận ra cái sai trong phát ngôn của mình trong buổi livestream hay chưa, nhưng từng đó cũng để mọi người đánh giá về con người kém cỏi của cô, qua lời nói vô căn cứ; trong khi đồng chí Chủ tịch nước lo toan bao chuyện của đất nước, đứa bé Streamer Milona lại ngồi nhà chơi game nói về bác theo một cách không thể chấp nhận được.

 

Văn hóa livestream đang ngày càng tha hóa

             Hiện nay xu hướng livestream trên các không gian mạng đang là xu hướng nổi trội hàng đầu hiện nay. Kể từ lúc Facebook, TikTok và nhiều mạng xã hội khác mọc lên thì rất nhiều thành phần muốn dùng phương thức này để quảng cáo hình ảnh cá nhân. Mong muốn mình trở thành người có sức ảnh hưởng đối với mọi người.

Có rất nhiều video và người làm ra những video chất lượng dạy mọi người về kỹ năng sống cách quản lý tài chính cá nhân rất là bổ ích. Nhưng có phần lớn thành phần đang nghỉ phong cách ngôn ngữ thô tục, xuyên tạc là thứ để mua vui cho người xem. Họ có thể làm ra những tình huống trái với thuần phong mĩ tục, trái với đạo đức con người và có những phát ngôn ảnh hưởng rất lớn đến xã hội chỉ để mua vui cho cộng đồng mạng và coi đó là hình thức nhanh nhất để bản thân có thể nổi tiếng.

Bên cạnh những biện pháp từ cơ quan chức năng có thẩm quyền, mỗi người cần có ý thức thực hiện quy tắc để tự điều chỉnh hành vi của mình trên mạng xã hội. Người dùng mạng xã hội cần có cách ứng xử phù hợp những nguồn nội dung, thông tin tiêu cực, trái với chuẩn mực văn hóa, góp phần tạo nên một môi trường văn minh trên không gian mạng.

 

25/8/22

Thu hồi tài sản tham nhũng – Bài 3: Chú trọng thu hồi tài sản tham nhũng ngay từ trong quá trình thanh tra, kiểm tra

Chỉ thị 04-CT/TW của Ban Bí thư nhấn mạnh phải tăng cường nhận thức, coi thu hồi tài sản tham nhũng là nhiệm vụ rất quan trọng, ngay từ trong quá trình thanh tra, kiểm tra.

Tiến sỹ Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh nội dung này khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam về những giải pháp hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng.

Phóng viên (PV): Thời gian qua, công tác thu hồi tài sản tham nhũng đã đạt được những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu đề ra, là một trong những thách thức, rào cản mà Việt Nam đang phải đối mặt khi giải quyết vấn nạn tham nhũng. Theo ông thì nguyên nhân chủ yếu là do đâu?.

Vụ trưởng Đinh Văn Minh: Có thể nói là vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng ngày càng trở nên quan trọng, đây là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả tham nhũng. Bởi vì tham nhũng là hành vi hướng tới việc chiếm đoạt tài sản. Kết quả quan trọng nhất trong quá trình này chính là thu hồi lại tiền bạc, tài sản đã bị thất thoát, đã bị chiếm đoạt trong các vụ án  hình sự, kinh tế.

Trong thời gian gần đây chúng ta đã có rất nhiều biện pháp để tăng cường, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản và trên thực tế thì tài sản được thu hồi cũng đã tăng lên đáng kể nhưng mà so với yêu cầu, so với số tài sản bị thất thoát thì vẫn là một vấn đề cần được quan tâm hơn nữa.

Chẳng hạn trước đây chúng ta chỉ có thể thu hồi được 5% đến 7% tài sản tham nhũng, thì đến nay đã thu hồi được 50% đến 60%. Như vậy là sự tiến bộ lớn nhưng còn lại đến 40%-50% số tài sản chưa được thu hồi lại là con số không hề nhỏ. Bởi vì một vụ án tham nhũng giá trị có thể phải đến hàng trăm tỷ, nghìn tỷ đồng, vì vậy chỉ 1% đã nhiều chưa nói đến 30% – 40%.

Vậy vì sao chúng ta thu hồi tài sản tham nhũng chưa đạt như mong muốn?. Tôi cho rằng rõ ràng có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân từ thể chế, nguyên nhân từ nhận thức, nguyên nhân từ quá trình triển khai các vụ việc, nguyên nhân từ năng lực phát hiện và xử lý các vụ án tham nhũng, đặc biệt là năng lực của các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng nhất là cơ quan trực tiếp phát hiện, xử lý như: cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra, rồi cơ quan kiểm sát, tòa án hoặc là cách thức chỉ đạo chúng ta trong  quá trình phát hiện, xử lý tham nhũng. Chẳng hạn dù đã phát hiện ra nhưng chúng ta không có biện pháp ngăn chặn kịp thời tài sản thì tài sản bị tẩu tán hoặc ít nhất là nó cũng làm cho sai lệch đi và như vậy quá trình thu hồi rất là khó khăn. Điều này cũng đã được chỉ ra trong quá trình nghiên cứu cũng như trong Chỉ thị 04-CT/TW của Ban Bí thư ngày 02/6/2021 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế”.

Từ sự phân tích thực tế đó, chúng ta có thể tìm ra nguyên nhân đích thực của nó cũng như đưa ra các biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng.

Chú trọng thu hồi tài sản tham nhũng ngay từ trong quá trình thanh tra, kiểm tra

PV: Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về những khó khăn, nhất là những điểm nghẽn, vướng mắc về mặt thể chế trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng?

Vụ trưởng Đinh Văn Minh: Về mặt thể chế, chúng ta chưa có những quy định để đề cao trách nhiệm của các cơ quan trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; trong quá trình phát hiện và thu hồi tài sản tham nhũng. Chúng ta cần phải luật hóa.

Hiện nay, các chủ trương của Đảng có, trong đó Chỉ thị 04-CT/TW của Ban Bí thư nhấn mạnh phải tăng cường nhận thức, phải coi thu hồi tài sản tham nhũng là nhiệm vụ rất quan trọng, ngay từ trong quá trình thanh tra, kiểm tra thay vì như trước kia trong các vụ việc chúng ta thường quan tâm nhiều đến việc xử lý cá nhân, tổ chức.

Thứ hai rõ ràng về mặt thể chế chúng ta cũng có những hạn chế nhất định, chưa có những quy định để đưa ra các biện pháp cần thiết ngay tức thời để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản. Hoặc là chúng ta có nhưng mới chỉ là bước đầu. Thí dụ như gần đây chúng ta mới có quy định liên quan đến quyền hạn của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập là có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức liên quan áp dụng biện pháp tránh tẩu tán tài sản như phong tỏa tài khoản, không cho giao dịch, định giá tài sản…

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 mới đưa ra cơ chế là các cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập có trách nhiệm không chỉ là kiểm soát phần “tĩnh” mà còn kiểm soát cả phần “động”, tức là cả những biến động tài sản và đặc biệt là khi có “biến” nhận được yêu cầu của các cơ quan, tổ chức trong quá trình phát hiện thì họ có quyền yêu cầu các cơ quan tổ chức liên quan như yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin hay đóng băng tài sản, yêu cầu cơ quan quản lý bất động sản, đăng ký tài sản không cho giao dịch một động sản, bất động sản nào đó.

Bên cạnh đó, các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự trong áp dụng các biện pháp khẩn cấp vẫn còn nhiều ràng buộc, khó khăn. Trước kia thường khi có án chúng ta mới thu hồi tài sản, như vậy phải trải qua một quá trình rất dài và kẻ tham nhũng đã kịp tẩu tán tài sản tham nhũng và chúng ta phải chịu hậu quả rất rõ ràng. Như vụ án Trịnh Xuân Thanh bị kết án phải nộp khoảng 130 tỷ đồng nhưng trên thực tế cũng chỉ thu được khoảng ba chục tỷ vì một vụ án qua rất nhiều khâu như điều tra, truy tố, xét xử, thậm chí còn sơ thẩm, phúc thẩm, cả quá trình đó nếu không có biện pháp ngăn chặn ngay thì khi đó thu hồi tài sản tham nhũng vô cùng khó khăn. Đây là những vấn đề mà chúng ta cần phải lưu tâm kể cả về mặt chỉ đạo, kể cả về mặt luật pháp.

Cần tăng cường thêm quyền hạn cho thanh tra viên để áp dụng ngay biện pháp ngăn chặn

PV: Như ông vừa chia sẻ vẫn còn những kẽ hở và thiếu sót trong áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời thì dự thảo Luật thanh tra (sửa đổi) đang được đưa ra lấy ý kiến tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã bổ sung quy định:“Nếu trong quá trình thanh tra nếu phát hiện dấu hiệu của tẩu tán, chuyển dịch, hủy hoại tài sản …đề nghị cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập, cơ quan có thẩm quyền khác có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi”. Theo ông điều này có ý nghĩa thế nào trong việc nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng?

Vụ trưởng Đinh Văn Minh: Rõ ràng cơ quan thanh tra có vai trò rất quan trọng trong đầu tranh phòng chống tham nhũng và đặc biệt trong việc phát hiện thu hồi tài sản tham nhũng. Bởi vì đối tượng của hoạt động thanh tra chủ yếu là khu vực công, cho nên việc chi tiêu ngân sách, đấu thầu mua sắm…, tất cả những câu chuyện như vậy liên quan đến vấn đề tham nhũng. Như vậy, thanh tra có rất nhiều cơ hội để phát hiện ra những tài sản có liên quan đến tham nhũng và bản thân ngành thanh tra cũng có trách nhiệm nghiên cứu các biện pháp tốt hơn nữa để nâng cao hiệu lực thu hồi tài sản tham nhũng.

Thời gian vừa qua cùng với sự việc sửa đổi Luật thanh tra, trong đó nhiệm vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong việc phát hiện và áp dụng biện pháp ngăn chặn để thu hồi tài sản cũng được quan tâm nhiều.

Điều này cũng liên quan đến Chỉ thị số 04/CT-TW của Ban Bí thư, trong đó có nêu rõ cần tăng cường thêm quyền hạn cho thanh tra viên để áp dụng ngay biện pháp ngăn chặn. Trên tinh thần chỉ đạo như vậy thì cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu rất kỹ các cơ sở pháp lý để có thể giao ủy quyền cho thanh tra viên trong quá trình tiến hành thanh tra. Bởi vì thanh tra viên nằm trong đoàn thanh tra và dưới sự chỉ đạo của người giải quyết thanh tra, cho nên phải trao cho họ quyền chủ động.

Về phía Ban soạn thảo, chúng tôi vẫn đang suy nghĩ và trao đổi, có thể tăng thêm một quyền lựa chọn cho  thanh tra viên, ví dụ có thể là không tịch thu, không phong tỏa… nhưng có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn ngay như niêm phong, yêu cầu kê biên. Đương nhiên việc đó phải phù hợp với hệ thống pháp luật nói chung. Và đặc biệt nếu chúng ta giao thêm quyền cho thanh tra viên tất nhiên quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với sự kiểm soát, làm sao để thanh tra viên đủ năng lực, trình độ để có thể sử dụng quyền hạn một cách tốt nhất để phục vụ công việc thu hồi tài sản tham nhũng.

PV: Nhiều ý kiến cho rằng hiện nay các quy định về kê khai tài sản của cán bộ, công chức dù đã được hoàn thiện hơn nhưng vẫn mang tính hình thức, chưa đủ sức để truy quét được tài sản tham nhũng. Ông có suy nghĩ như thế nào về đánh giá trên?

Vụ trưởng Đinh Văn Minh: Kê khai tài sản chỉ là một trong số biện pháp liên quan đến vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng. Kê khai tài sản mục đích thứ nhất là bản thân n cán bộ, công chức phải tự kiểm điểm sự liêm chính của mình mỗi khi đặt bút kê khai. Đây là điều rất quan trọng.

Thứ hai, kê khai là để các cơ quan biết được tài sản nắm được thông tin về tài sản và từ đó có sự kiểm soát thông qua sự biến động tài sản xem có dấu hiệu tài sản gia tăng một cách đột ngột, bất thường, từ đó có thể tiến hành các biện pháp thanh tra, kiểm tra,điều tra để chứng minh hành vi phạm tội tham nhũng. Và điều quan trọng như tôi vừa nói, việc kiểm soát tài sản thu nhập cũng nhằm đưa ra các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm hiệu quả thu hồi tài sản sau này.

Hiện nay các cơ quan nhà nước cũng đang triển khai rất tích cực theo Luật phòng chống tham nhũng 2018 với nhiều điểm mới về vấn đề đối tượng kê khai, trình tự, thủ tục, loại tài sản cũng như quy định về xác minh tài sản. Nhưng chúng ta luôn nhớ rằng đó chỉ là một trong các biện pháp và việc kiểm soát tài sản thu nhập của cán bộ, công chức cũng cần phải kết hợp với nhiều biện pháp quản lý kinh tế – xã hội khác.

Thí dụ chúng ta không thể kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức khi mà không kiểm soát việc chi tiêu tiền mặt. Khi mà hạ tầng công nghệ cho phép chúng ta có thể yêu cầu thanh toán không cần dùng tiền mặt và như vậy mới kiểm soát được thu nhập, biến động tài sản. Bởi bây giờ người ta có thể mang tiền mặt để cho con, giống như vụ án của nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, ông có thể mang một vali giá trị 1 triệu đô la cho con gái.

 Nếu chúng ta yêu cầu trên 1 triệu đồng phải chuyển khoản thì sẽ rõ ngay ngày nào giờ nào, địa chỉ người chuyển và nhận và chúng ta sẽ kiểm soát được các giao dịch đáng ngờ, không rõ ràng.

Thứ ba, chúng ta không chỉ kiểm soát tài sản của cán bộ, công chức, chúng ta phải tiến tới kiểm soát toàn bộ xã hội, điều này rất cần thiết. Vì theo quy định con trên 18 tuổi thì bố mẹ không phải kê khai tài sản, điều này dễ dẫn đến việc “lách luật”, bố mẹ tham nhũng chuyển tài sản cho con đã thành niên đứng tên sở hữu.

Khó kiểm soát được nguồn tiền thu nhập được từ bên ngoài

PV: Hiện nay, chúng ta mới chỉ tiến hành kê khai tài sản đối tượng cán bộ, công chức và một số lãnh đạo viên chức nhưng phát hiện được rất ít trường hợp kê khai tài sản không trung thực, điều này cho thấy chưa thực sự hiệu quả. Vậy khi tiến hành mở rộng kiểm soát toàn dân, liệu có quá sức và  khả thi hay không, thưa ông?

Vụ trưởng Đinh Văn Minh: Tôi cho rằng quá sức hay không là do mình chứ thực tế ở nước ngoài người ta kiểm soát được. Ở Việt Nam, vấn đề không phải là tất cả các cán bộ, công chức sai phạm, mình không có lý do gì mình nói những người còn lại chưa phát hiện kê khai tài sản không trung thực là sẽ sai phạm.

Chúng ta phải hiểu về mặt lý tình.Thứ nhất là về mặt lý anh phải chứng minh được sự sai phạm đó. Thứ hai là nói đến sai phạm, đây là quy kết thôi. Chúng ta phải thừa nhận một điều là bây giờ cơ chế quản lý của mình chưa tốt. Thực tế có những người nhiều tiền vì tham nhũng thật nhưng cũng có những người không phải vì tham nhũng, chỉ vì chúng ta khó kiểm soát được nguồn tiền thu nhập được từ bên ngoài, cán bộ công chức của mình vẫn có thể “buôn” đất được, “buôn” chứng khoán, “buôn nước bọt” là chuyện rất phổ biến nhưng chúng ta không kiểm soát được. Thế nên giải trình về tài sản tăng thêm rất có thể họ sẽ nói đi mua đất, đây là thực tế. Vì vậy không thể “ bắt nhầm còn hơn bỏ sót” được.

Nguyên tắc của nhà nước pháp quyền là gì, là trách nhiệm chứng minh thuộc về nhà nước. Tất nhiên tổ chức, đảng viên có trách nhiệm giải trình nhưng một người bình thường, người ta không có trách nhiệm chứng minh tiền ở đâu ra, trừ trường hợp trong kiểm soát tài sản thu nhập có phần tài sản tăng thêm một cái đột ngột so với trước đây thì phải giải trình nhưng vấn đề giải trình này do chúng ta quản lý chưa tốt, cho nên người ta khai thế nào thì biết thế.

Vì vậy, không thể nói việc kê khai tài sản còn hình thức. Bởi vì một biện pháp không bao giờ được kết quả trăm phần trăm, kể cả nước ngoài. Vậy thì chúng ta phải làm từ không đến có, từ ít đến nhiều chứ đừng mong bằng một biện pháp chúng ta có thể kiểm soát được hết tài sản.

Chúng ta thường nói chống tham nhũng phải có trọng tâm, trọng điểm, nhưng kê khai tài sản chúng ta lại làm ở diện rộng tất cả cán bộ, công chức. Ở nước ngoài đã nghiên cứu khi kê khai tài sản ở diện rộng thì không đủ năng lực để kiểm soát ở mức độ đó, vì vậy thà rằng thu hẹp đối tượng, thì ở phía trên có sức lan tỏa.

Còn tiến tới kiểm soát thu nhập toàn dân lại không phải là câu chuyện kiểm soát tài sản tham nhũng, mà kiểm soát rất nhiều thứ, để không trốn thuế, rửa tiền, kiểm soát tài sản có minh bạch… hay không ?

Kiểm soát quyền lực thông qua kiểm soát hoạt động nhiệm vụ, công vụ

PV: Thực tế đối tượng tham nhũng đều là những người có chức vụ, quyền hạn. Ông có suy nghĩ gì về việc cần thiết phải hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực để chống việc lạm quyền của những người có chức vụ, quyền hạn để “không thể, không dám, không muốn, không cần” tham nhũng?

Vụ trưởng Đinh Văn Minh: Đó là vấn đề rất lớn, kiểm soát quyền lực không chỉ là câu chuyện ở một lĩnh vực nào đó mà là vấn đề mà hiện nay chúng ta đang bàn rất nhiều khi xây dựng Đề án Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là Đề án rất lớn do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo. Vấn đề này liên quan đến không chỉ là nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng cơ quan, mà phải trên cơ sở nghiên cứu cả một thiết chế phân công quyền lực giữa cơ quan  lập pháp, hành pháp, tư pháp. Bởi vì Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên có sự sự phân công phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước. Đấy là điều rất quan trọng!

Bây giờ chúng ta phải thể chế hóa trong các quy định của pháp luật. Nó có rất nhiều các góc độ khác nhau, kiểm soát ngay từ thiết chế Nhà nước, giữa hệ thống các cơ quan bây giờ như thế nào?.

Thêm nữa, từ các nội dung lớn như vậy thì rõ ràng chúng ta cần nghiên cứu để điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan và tiếp theo đó từng hoạt động một thì phải nghiên cứu rằng chuyện lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền hạn ở chỗ nào để kiểm soát.

Thí dụ hoạt động của cơ quan hành pháp là hoạt động kiếm tiền, vậy thì chúng ta phải kiểm soát việc tiêu tiền, chúng ta phải kiểm soát việc quản lý và sử dụng tài sản công. Nhưng ở quan lập pháp, chúng ta phải kiểm soát hoạt động lập pháp, xây dựng pháp luật, bởi vì ở đấy  sẽ có khả năng tham nhũng chính sách, sẽ có sự chạy chọt, sẽ có “lobby” chính sách. Vậy chúng ta cũng phải nghiên cứu trong việc xây dựng cơ chế chính sách thì tham nhũng chính sách, lợi ích nhóm ở chỗ nào để từ đó có các biện pháp ngăn chặn.

Hoặc ở trong hoạt động Tòa án (tư pháp), thường xảy ra việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tham nhũng ở khâu nào? và xảy ra là do kẽ hở của luật nào?.

Tóm lại vấn đề kiểm soát quyền lực là vấn đề rất lớn, chúng ta phải giải quyết từ vấn đề căn cốt của nó là vấn đề phân công quyền lực, xác định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan; và nghiên cứu tính chất đặc thù của từng loại hoạt động. Để từ đó chúng ta tìm ra những khâu, những điểm, những vùng có nguy cơ tham nhũng.

Cuối cùng đó chính là câu chuyện chúng ta kiểm soát quyền lực thông qua kiểm soát hoạt động nhiệm vụ công vụ. Trong đó, trước hết  kiểm soát, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, bởi vì đó phải là một cơ chế  ràng  buộc lẫn nhau, bản thân người đứng đầu cũng phải tự nâng cao trách nhiệm trong việc kiểm soát hoạt động nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức. Như vậy thì cơ chế kiểm soát của chúng ta mới có hiệu quả, không chỉ là một câu chuyện chung chung.

Hoàn thiện thể chế công khai đăng ký tài sản

PV: Như ông vừa chia sẻ, sở dĩ tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng của chúng ta còn thấp vì quy định pháp luật thiếu chặt chẽ. Vậy vấn đề hoàn thiện cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng cần được đặt ra như thế nào, thưa ông?

Vụ trưởng Đinh Văn Minh: Hiện nay theo quy định pháp luật nếu cán bộ, công chức không trung thực trong kê khai tài sản tức là che giấu thì chúng ta cũng chỉ xử lý về phần “người” thôi, tức là xử lý hành chính, thậm chí xử lý mất chức, đưa ra khỏi kế hoạch, không cho ứng cử, nhưng phần tài sản đó thì chưa thu hồi ngay được mà phải chứng minh được tài sản đó có nguồn gốc từ tham nhũng. Đây là điều mà chúng ta cần phải suy nghĩ để tiếp tục nghiên cứu. Thực ra ngay sau khi Luật phòng chống tham nhũng được thông qua  thì Quốc hội cũng yêu cầu các cơ quan của Chính phủ nghiên cứu để làm sao tiến tới chúng ta có thể thu hồi tài sản không qua bản án hình sự. Đây cũng là một yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Điều 20 quy định cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, nếu  có một sự gia tăng bất thường không giải trình được thì tài sản bị tịch thu. Tuy nhiên, đây là một yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam chưa áp dụng được.

Tôi cho rằng các cơ quan chức năng cần hoàn thiện chính sách về thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. Trong đó, việc đầu tiên là hoàn thiện thể chế công khai đăng ký tài sản, hạn chế việc lợi dụng khoảng trống pháp lý để tẩu tán, che giấu tài sản.

Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang xây dựng Đề án cơ sở dữ liệu kiểm soát tài sản thu nhập, chúng ta phải có công cụ để giúp kiểm soát tài sản, thu nhập

Các cơ quan phải xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin tài sản đăng ký, đặc biệt là đất đai, tài sản gắn liền với đất. Theo đó, phải có sự kết nối thông tin giữa cơ quan quản lý tài sản với các cơ quan liên quan như công an, công chứng, ngân hàng, thuế, thi hành án… để kịp thời theo dõi sự biến động cũng như xử lý khi có vi phạm.

Đặc biệt, cần kiểm soát chặt chẽ tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trong đó chú trọng các giao dịch có giá trị lớn của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn phải được thực hiện thông qua ngân hàng để ngăn ngừa giao dịch bất hợp pháp, rửa tiền, tham nhũng.

Cùng với đó, cần phải tăng cường hệ thống quản trị, đặc biệt là thuế. Nếu tất cả khoản thu nhập được theo dõi, kiểm soát bởi cơ quan thuế, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của những người trong diện phải kê khai sẽ dễ dàng hơn.

Song song, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự cũng cần nghiên cứu sửa đổi nội dung để phù hợp với tình hình mới theo hướng phải quy định thu hồi tài sản tăng thêm không giải trình được nguồn gốc và hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp; thời điểm áp dụng các biện pháp phong tỏa tài khoản, kê biên tài sản, số lượng, giá trị các loại tài sản bị kê biên cần linh hoạt.

Đi kèm với đó, pháp luật cũng phải quy định rõ trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng, chấp hành viên trong việc áp dụng các biện pháp điều tra để truy nguyên tài sản phạm tội, phong tỏa, kê biên và bán đấu giá tài sản là tang vật của vụ án; chú trọng tăng cường hợp tác quốc tế trong xác minh, phong tỏa, thu giữ, chuyển giao tài sản tham nhũng có nguồn gốc từ Việt Nam ở nước ngoài về cho Nhà nước Việt Nam…

 

CHIÊU TRÒ LỢI DỤNG VỤ ÁN PHẠM ĐOAN TRANG

         Trước ngày diễn ra phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (sinh năm 1978, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, Ủy ban bảo vệ ký giả và một số tổ chức cực đoan, thiếu thiện chí đã kêu gọi “trả tự do” cho đối tượng này, vu cáo Việt Nam đàn áp “người bất đồng chính kiến”, “nhà hoạt động nhân quyền”.

Tổ chức này đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc, vu cáo trắng trợn tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Không dừng lại ở đó, Ủy ban bảo vệ ký giả còn công khai yêu cầu phóng thích Phạm Đoan Trang “Thay vì tiếp tục truy tố nhà báo Phạm Đoan Trang với bản án 9 năm từ thì chính quyền Việt Nam nên trả tự do cho bà mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào, để bà có thể hoạt động báo chí một cách tự do”.

Là một tổ chức phi chính phủ nhưng Ủy ban bảo vệ ký giả lại đang hoạt động vì động cơ chính trị, thể hiện sự thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam. Tổ chức này chỉ quan tâm đến những đối tượng có hoạt động chống phá như Phạm Đoang Trang. Ngược lại, thực chất hoàn toàn không có hành động đúng nghĩa là bảo vệ nhà báo chân chính. Qua đó để thấy rõ bản chất, hoạt động của nhứng tổ chức mang vỏ bọc là “tổ chức phi chính phủ”, tự cho mình quyền phán xét, thậm chí can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của quốc gia khác.

Phạm Đoan Trang vốn dĩ không phải bị bắt vì lý do “nhà báo” như thông tin xuyên tạc của tổ chức này mà bởi các hành vi phạm tội với những tài liệu, chứng cứ đã được các cơ quan chức năng Việt Nam thông tin. Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, từ ngày 16-11-2017 đến 5-12-2018, Phạm Thị Đoan Trang có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành nhiều tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam như "Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam"; "Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam"; "Báo cáo đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam". Ngoài ra, đối tượng này cũng thường xuyên trả lời các báo đài cực đoan để xuyên tạc về tình hình ở Việt Nam.

Hành vi của Phạm Đoan Trang phải chịu sự nghiêm trị của pháp luật. Dù các tổ chức cực đoan như Ủy ban bảo vệ ký giả xuyên tạc, tạo cớ để gây sức ép hạ uy tín của Việt Nam thì không thể đổi trắng thay đen tội trạng của Phạm Đoan Trang. Sự nghiêm tôn của pháp luật cần được bảo đảm.

 

Những luận điệu xuyên tạc kệch cỡm

         Để đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo PCTN, TC tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (viết tắt là Ban chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, TC).

Đến nay, tất cả 63 tỉnh, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo PCTN, TC. Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đang xuyên tạc trắng trợn chủ trương đúng đắn này. Chúng nhận định bừa rằng “việc thành lập càng nhiều ban bệ thì càng tham nhũng hơn, thêm một cấp là thêm tham nhũng…”. Thực tế đã cho thấy rõ những luận điệu trên của thế lực thù địch là hoàn toàn sai trái, kệch cỡm.

Xuyên tạc trắng trợn, bất chấp thực tế

Bất chấp hiệu quả của công tác đấu tranh PCTN, TC tại Việt Nam thời gian qua được nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận, các thế lực thù địch, phản động vẫn cố tình đăng tải, chia sẻ nhiều thông tin sai trái, xuyên tạc, suy diễn, quy chụp chủ trương của Đảng thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, TC. Đặc biệt, các tổ chức phản động như Việt Tân, Hội Anh em dân chủ; các hãng truyền thông nước ngoài và các chương trình có phát sóng bằng tiếng Việt như RFA, VOA, RFI, BBC… tán phát nhiều bài viết, hình ảnh xuyên tạc, công kích, đả phá kịch liệt chủ trương thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, TC của Đảng, Nhà nước ta.

Đài Á Châu Tự Do (RFA), Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA)… đưa ra luận điệu: “Vì sao “lò” chống tham nhũng đang cháy mà hàng loạt cán bộ cao cấp vẫn không sợ?”. Những kẻ thiếu tử tế vu khống rằng, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực tại Việt Nam thực chất là việc các phe phái tranh quyền để triệt hạ nhau dưới vở kịch chống tham nhũng. Họ hồ đồ cho rằng, “trên thế giới này, không có quốc gia nào mà người dân lại phải còng lưng đóng thuế để nuôi nhiều cơ quan chống tham nhũng đến vậy”… Hoặc “hơn 10 năm chống tham nhũng, càng chống thì càng tham nhũng, vụ sau lớn hơn vụ trước cả về số tiền của và quan chức với chức vụ cao hơn, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp…”.

Cá biệt, có đối tượng còn đưa ra luận điệu xuyên tạc, suy diễn vô căn cứ rằng, chính quyền sinh ra tham nhũng rồi lại thành lập Ban chỉ đạo PCTN, TC thì chỉ để làm khổ người dân mà thôi; không cần thiết và tốn tiền, tốn của. Từ đó chúng hô hào, kêu gọi: Muốn chống tham nhũng thì phải thay đổi chế độ, phải “đa nguyên, đa đảng”, phải thực hiện cái gọi là “xã hội dân sự”, “tam quyền phân lập”…

Đầu tiên có thể thấy rõ ràng rằng, công tác PCTN, TC ở Việt Nam thời gian qua có nhiều bước đột phá mạnh mẽ, mang lại hiệu quả, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Theo thông tin được công bố sau Phiên họp thứ 22 của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC, thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách lớn về xây dựng Đảng và PCTN, TC được ban hành tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động. Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được đẩy mạnh. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm, cả cán bộ cấp cao, đương chức và nghỉ hưu bị xử lý nghiêm minh. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã thi hành kỷ luật cán bộ liên quan đến tham nhũng, tiêu cực ở các cấp, trong đó có 56 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, có 10 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng.

Thời gian qua, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC đã chỉ đạo triển khai khá toàn diện, đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để xây dựng, hoàn thiện thể chế về PCTN, TC cả trong Đảng và Nhà nước. Từ nghiên cứu, ban hành mới đến rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định của Đảng và các quy định của pháp luật còn bất cập hoặc chưa phù hợp với thực tiễn, để kịp thời bổ sung, điều chỉnh; từng bước hình thành khuôn khổ pháp lý vững chắc để cán bộ không thể tham nhũng, tiêu cực. Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC đã từng bước gắn kết đồng bộ giữa phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực. Nếu như ở các nước chỉ có quy định, chế tài xử lý các hành vi tham nhũng, thì tại Việt Nam hiện nay đã có cả quy định, chế tài xử lý các hành vi tiêu cực. Đó là một bước tiến vượt trội!

Từ đầu năm 2022 đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC đã ban hành gần 30 văn bản về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và PCTN, TC. Đặc biệt, việc ban hành Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 6-7-2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm và Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW, ngày 1-8-2022 của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực đã hình thành cơ chế đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực ngày càng đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Quốc hội đã thông qua 6 dự án luật; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 44 nghị định, 15 quyết định; các bộ, ngành ban hành 216 thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế-xã hội, kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương của Đảng, góp phần phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Bên cạnh đó, Quốc hội, Chính phủ cũng đang chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến việc đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, quản lý, sử dụng đất, tài sản công, tài chính công, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp,… theo đề xuất của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC.

Những luận điệu cho rằng chỉ có “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền phân lập” mới chống được tham nhũng thật nực cười. Bởi nếu chỉ đơn giản vậy, sao nhiều quốc gia được gọi là “đa nguyên, đa đảng”, “xã hội dân sự”, “tam quyền phân lập” mà tham nhũng vẫn tràn lan? Tại sao với chế độ một đảng lãnh đạo, Việt Nam vẫn đang thực hiện hiệu quả công tác PCTN, TC? Có thể thấy, thực tế kết quả công tác PCTN, TC tại Việt Nam thời gian qua đã khiến những luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch trở nên kệch cỡm.

Bảo đảm công tác đấu tranh PCTN, TC chặt chẽ, thông suốt 

Việc thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, TC là thực sự cần thiết, phù hợp với thực tiễn hiện nay. Việc làm này thể hiện rõ quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh PCTN, TC ở mọi cấp, mọi ngành, thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Ban chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, TC được thành lập sẽ góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương công tác PCTN, TC, thể hiện tinh thần “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Ban chỉ đạo cấp tỉnh là cánh tay nối dài của Ban chỉ đạo Trung ương nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng, bảo đảm cho công tác đấu tranh PCTN, TC được liền mạch, chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; kịp thời giải quyết những vướng mắc, bức xúc của nhân dân về tham nhũng, tiêu cực và đưa công tác này tiến lên một bước mới.

Vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng hơn nữa trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, kiều bào ta ở nước ngoài, cộng đồng quốc tế về những thành tựu đạt được trong PCTN, TC ở Việt Nam; về sự cần thiết phải thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN, TC, từ đó củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân. Cùng với đó, cần tỉnh táo nhận diện và bác bỏ các luận điệu sai trái của các thế lực phản động, thù địch, chống phá cách mạng Việt Nam.

PCTN, TC là cuộc đấu tranh lâu dài, gian nan, vất vả để chống “giặc nội xâm”. Để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh này, không được chủ quan, không nóng vội, không được thỏa mãn và né tránh, cầm chừng mà phải thật kiên trì, đấu tranh không ngừng, không nghỉ; vừa phải kiên quyết phát hiện, xử lý tham nhũng, vừa phải kiên trì giáo dục, quản lý, ngăn ngừa, răn đe, không để xảy ra tham nhũng; đồng thời phải cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng đấu tranh PCTN, TC để kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

 LÊ ANH TUẤN