Ngăn ngừa, phòng chống, loại bỏ bệnh “tô hồng” báo cáo, giấu giếm khuyết điểm là công cuộc lâu dài, kiên trì, khó khăn. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó chú trọng thay đổi nhận thức, xây dựng nền đạo đức chính trị, liêm chính, công minh…
Công việc
cấp bách
Khẳng định đề
cao tính trung thực trong báo cáo vừa là một nguyên tắc đã được luật định, vừa
là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Mọi biểu hiện báo cáo giả dối, báo cáo
“vống”, báo cáo “khống” đều trái với đạo đức của người cách mạng. Bởi vậy, việc
cần kíp hiện nay là phải kiên trì, kiên quyết loại bỏ thói khoe mẽ, huênh
hoang, “đánh bóng” tên tuổi, “tô hồng” thành tích của cán bộ, đảng viên, xây dựng
nền đạo đức chính trị, liêm chính, công minh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng căn dặn: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một
Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó,
vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm
kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn,
chắc chắn, chân chính”.
Trong vòng 10
năm qua, Đảng ta mà đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kiên
quyết kỷ luật, khai trừ khỏi Đảng hơn 167.700 cán bộ, đảng viên bị kỷ luật;
trong đó có 170 cán bộ diện Trung ương quản lý, có 4 Ủy viên Bộ Chính trị,
nguyên Ủy viên Bộ Chính trị… Điều đáng nói, nhiều cá nhân, tập thể trước đó đều
được ngợi ca là những “tấm gương sáng” trong lao động, công tác.
Điều này cho
thấy, Đảng ta rất thẳng thắn khi nhận khuyết điểm trước nhân dân, nhưng cũng rất
cương quyết trong công cuộc chống lại các căn bệnh suy thoái về tư tưởng, đạo đức,
lối sống của cán bộ, đảng viên mắc phải căn bệnh thành tích, háo danh, phô
trương, che giấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi, đúng
như tâm tư của người đứng đầu Đảng ta-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Không
thích thú gì việc kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, thậm chí rất đau xót,
nhưng buộc phải làm. Như Bác Hồ đã nói, phải cắt bỏ một vài cành cây sâu mọt để
cứu cả cây”.
Với tinh thần
đó, ngày 25-10-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy định số
37-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm,
thay thế Quy định 47 năm 2011. Một trong những điều đảng viên không được làm được
Quy định 37 nêu rất rõ trong Điều 11, đó là: “Vi phạm đạo đức công vụ, bao
che, báo cáo sai sự thật khi thực hiện nhiệm vụ; thiếu trách nhiệm để cơ quan,
đơn vị, địa phương, cá nhân do mình trực tiếp quản lý xảy ra tình trạng mất
đoàn kết, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các vi phạm khác”.
Điều này có
nghĩa rằng, nơi nào có bệnh thành tích, tệ “tô hồng” báo cáo, báo cáo không
trung thực thì phải xử lý kỷ luật nghiêm khắc tổ chức đảng và đoàn thể nơi đó,
đặc biệt là xử lý người đứng đầu. Cần phải coi những báo cáo không trung thực
là những văn bản nhằm dối trên, lừa dưới rất đáng xấu hổ trước nhân dân, trước
lương tri và chân lý!
Rõ ràng, quyết
tâm của Đảng ta rất cao và đi vào những mục tiêu, biện pháp cụ thể. Thế nhưng,
để phát hiện ra những “cái kim”, những “bàn tay nhung” ẩn giấu, đòi hỏi sự kiên
trì với nhiều “phương thuốc” hữu hiệu trong từng giai đoạn với những bước đi
phù hợp, lâu dài, không thể một sớm một chiều.
Đúng như trước
đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng mong mỏi, kỳ vọng đồng bào cùng Chính phủ quyết
tâm dẹp bỏ những căn bệnh đó: “Xin đồng bào hãy phê bình, giúp đỡ giám sát công
việc Chính phủ. Còn những việc làm, mà chưa làm được thì xin đồng bào nguyên lượng.
Vì nếu có nấu cơm cũng 15 phút mới chín, huống chi là sửa chữa cả một nước đã
80 năm nô lệ, người tốt có, người xấu có, một đám ruộng có lúa lại có cỏ, muốn
nhổ cỏ thì cũng vài ba giờ mới xong”.
Trách nhiệm
người đứng đầu
Rõ ràng trong
công cuộc phòng, chống bệnh suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên,
chúng ta đã có cơ chế và không ngừng hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn. Nhưng
vì sao tệ báo cáo được “tô hồng”, bệnh “hữu danh vô thực”, giấu giếm khuyết điểm
vẫn diễn ra như căn bệnh di căn, khó chữa trong nếp nghĩ của nhiều cán bộ, đảng
viên, rồi “mắc tội” với Đảng, với dân?
Để giải quyết
câu hỏi này, trước hết, cấp ủy và chính quyền các cấp cần tăng cường công tác
giáo dục, tuyên truyền, giúp cán bộ, đảng viên và quần chúng có cái nhìn sâu sắc
về bản chất, biểu hiện thiếu lành mạnh, hệ lụy do “thổi phồng” thành tích gây
ra.
Các cụ ta
luôn dạy: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, hàm ý nhắc nhở người đời xây dựng,
phát triển danh tiếng tốt, tiếng lành thì rất khó khăn, nhưng đôi khi chỉ cần một
hành động xấu cũng có thể đánh mất hết những uy tín, vì vậy, cần hành xử sao
cho đúng mực, biết giữ chữ tín, mọi lời ăn tiếng nói cần đúng mực, tránh huênh
hoang, phô trương, tô vẽ.
Thực tế,
không phải ai cũng nhận thức được căn bệnh này, điều này đòi hỏi cấp ủy, chỉ
huy các cấp, nhất là người đứng đầu phải thay đổi nhận thức, tăng cường tuyên
truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, xem tệ báo cáo không trung thực, giấu giếm
khuyết điểm là trái với đạo đức người cách mạng. Mỗi cán bộ, đảng viên cần suy
ngẫm nâng cao lòng tự trọng, gột rửa tâm lý háo danh, kèn cựa, thay vào đó là nỗ
lực phấn đấu, cống hiến bằng tài năng, đức độ của mình.
Làm được điều
này, không chỉ giúp cán bộ, đảng viên tiến bộ chân chính mà còn góp phần làm
lành mạnh hóa các quan hệ xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn các anh hùng,
chiến sĩ thi đua: “Thành tích là thành tích của tập thể, tách rời tập thể thì
dù tài giỏi mấy, một cá nhân cũng không làm gì được, cho nên càng có thành tích
thì càng phải cố gắng, càng phải khiêm tốn, tuyệt đối chớ tự mãn, tự túc”.
Như đã đề cập
ở trên, bệnh “tô hồng” báo cáo, giấu giếm khuyết điểm, “thổi phồng” thành tích,
“đánh bóng” tên tuổi một phần là do công tác thi đua ở nhiều cơ quan, đơn vị, địa
phương chưa thực chất, nặng về hình thức. Việc tổ chức đánh giá, kiểm soát về
chất lượng còn hời hợt, không kỹ càng đã tạo kẽ hở và điều kiện cho hành vi
“làm láo, báo cáo hay”, “chạy thành tích”, “chạy danh hiệu”. Vì vậy, cấp ủy,
chính quyền các cấp cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt cần
kiên quyết loại bỏ những biểu hiện gian dối, “chạy” thi đua.
Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” viết năm
1947: “Kiểm soát khéo bao nhiêu, khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa, kiểm tra khéo
về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”. Để kiểm tra có hiệu quả, thực chất cần
coi trọng công tác kiểm tra chéo trong chính nội bộ các cơ quan, đơn vị, địa
phương. Thông qua công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện, loại khỏi đội ngũ những
cán bộ, đảng viên cố tình gian dối, báo cáo không trung thực, cố ý “chạy” thành
tích, háo danh.
Bên cạnh đó,
cần phải siết chặt các lỗ hổng về phong tặng danh hiệu để mọi cá nhân, tổ chức
không có cơ hội “chạy” thành tích, khen thưởng và danh hiệu! Mặt khác, thanh
tra, kiểm tra phải dựa vào “tai, mắt” của nhân dân, bởi nhân dân ta có “hàng
triệu đôi tai, đôi mắt để nghe thấy, nhìn thấy mọi sự ở đời”, từ những góp ý của
nhân dân mà có những biện pháp phù hợp.
Không thể phủ
nhận, hiện nay trong sinh hoạt Đảng các cấp, sức chiến đấu của nhiều tổ chức đảng,
của cán bộ, đảng viên còn yếu. Nhiều nơi vẫn còn xảy ra hiện tượng ở 3 trạng
thái: “Im lặng là vàng”, “một người nói ít người nghe”, “tâng bốc nhau để tìm lợi
ích”. Ít tiếng nói thể hiện chính kiến, thái độ đấu tranh.
Nghị quyết
Trung ương 4 khóa XII cũng chỉ rõ: “Trong tự phê bình thì giấu giếm, không dám
nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ
luật”. Vì vậy, để phòng, chống căn bệnh thành tích, “tô hồng” báo cáo, “đánh
bóng” tên tuổi, trong sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt cấp ủy cần phải có thái độ
nghiêm túc, kiểm điểm đánh giá đúng ưu điểm, khuyết điểm.
Bên cạnh đó,
cấp ủy, chính quyền các cấp cần giữ vững những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt
động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách, phát huy dân chủ nội bộ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Đồng thời mở
rộng dân chủ, phát huy quyền giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội và quần
chúng trong mọi công việc. Bởi việc mở rộng dân chủ sẽ giúp phát hiện ra những
cán bộ, đảng viên cơ hội, suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống.
Mặt khác, để
chữa bệnh “tô hồng” báo cáo, giấu giếm khuyết điểm, nhất thiết phải đề cao vai
trò, trách nhiệm của những cán bộ lãnh đạo chủ chốt, bởi tất cả mọi công việc
báo cáo, tổng kết đều gắn liền với người đứng đầu. Vì vậy, người đứng đầu cần
phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiệt huyết, làm việc đúng nguyên tắc,
kỷ cương, kỷ luật, có lý, có tình; luôn đặt lợi ích tập thể và lợi ích của Tổ
quốc, của Đảng lên trên hết.
Đồng thời, cần
đẩy mạnh công tác thi đua tuyên truyền, nêu gương người tốt-việc tốt, lên án
cái xấu, cái tiêu cực, những biểu hiện phô trương hình thức, sáo rỗng, không
thiết thực, sùng bái cá nhân, thích khen hơn chê; biểu dương và bảo vệ những
cán bộ “4 dám”: Dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tổ chức,
cơ quan đơn vị theo tinh thần của Kết luận số 14-KL/TW ngày 22-9-2021 của Bộ
Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi
ích chung.
Nhận thức
đúng và phát hiện bệnh “tô hồng” báo cáo, giấu giếm khuyết điểm để kịp thời
ngăn ngừa, không lây lan trầm trọng hơn là điều cấp thiết, cần kíp lúc này của
Đảng ta. Đó là phần việc quan trọng, góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta trong công cuộc phòng, chống suy thoái về đạo đức, lối sống trong
đội ngũ cán bộ, đảng viên mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã chỉ ra.
Ông Vũ Văn
Phúc, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương: “Cần
phải nghiêm túc trong việc đánh giá, xếp loại hằng năm. Tổ chức nào còn yếu
kém thì phải xếp loại khách quan, nghiêm túc để mọi người thấy rõ chất lượng ở
đó như thế nào. Đối với đảng viên cũng cần đánh giá đúng với mức độ hoàn
thành nhiệm vụ chính trị, đúng phẩm chất đạo đức, tránh tình trạng đảng
viên vừa được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng sau đó bị xử lý kỷ
luật, hoặc truy tố trước pháp luật”. |
0 nhận xét: