Sự việc sư thầy chùa Ba Vàng nhận tiền cúng dường trong đoạn clip được phát tán gần đây, theo tôi đó là như kiểu “làm dịch vụ” đang tạo nên nhiều ý kiến. Nhưng suy nghĩ cho cùng làm công đức là vì cái tâm nhưng xã hội ngày càng phát triển không thể tránh khỏi xuất hiện những tật xấu, trong đó có một kiểu lấy tôn giáo để biến tướng là không thể chấp nhận được, sự việc cúng dường “Vu lan” ở chùa Ba Vàng cũng vậy nó không phù hợp với văn hóa tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam.
Điều đáng nói
sau khi có những ý kiến đóng góp, phản ánh cách cúng dường ở chùa Ba Vàng thì
trụ trì Thích Trúc Thái Minh lại đáp trả theo kiểu rất ngẫu hứng, thiếu sự điềm
tĩnh đúng mực của một Sư thầy. Nếu đã xác định đi tu nhưng tâm trí không thẳng
còn nghĩ về vật chất thì không xứng đáng làm sư, đăng đàng lên Facebook để giải
thích, chứng minh khác nào bản thân có mụt nhọt cần gãi ngứa thanh minh. Việc
làm của trụ trì Thích Trúc Thái Minh như thế chỉ càng tạo nên tai tiếng cho
chùa Ba Vàng hay lại thích đặt pháp danh mới cho bản thân là “Thích Thị Phi”.
Dù sao việc
làm của chùa Ba Vàng vừa rồi theo tôi rất phản cảm thiếu sự tôn nghiêm nhã nhặn
của một tôn giáo tốt đẹp, nó như tiếp nối chuỗi tai tiếng của chùa trong thời
gian qua. Mặc dù đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố Uông Bí (Quảng Ninh)
sau khi phát đã yêu yêu cầu chùa Ba Vàng yêu cầu nhà chùa thực hiện nghiêm các
quy định về các hoạt động tôn giáo tại chùa. Tuy nhiên hành đạo có tốt đẹp hay
không cốt lõi vẫn nằm ở con người truyền bá, nếu người đứng đầu vẫn có tư tưởng
không tuân thủ kinh phật chắc chắn sẽ dẫn đến hành động không đúng mực hay lệch
chuẩn mang điều tiếng cho xã hội.
Giáo hội Phật
giáo Việt Nam có lẽ nên vào cuộc nhanh chóng để trả lời về cách cúng dường của
chùa Ba Vàng có phù hợp hay chưa; đặc biệt, là trụ trì Thích Trúc Thái Minh cần
xét xem có đủ nhân cách chuẩn mực của một Đại đức, việc lên tiếng đáp trả phản
hồi về những nhận xét của ngôi chùa mình trụ trì lên mạng xã hội như mấy người
ngoài đường đụng chạm lại cãi vã đấu võ mồm là không phù hợp với người tu hành
khác nào làm sư- làm thầy nhưng tu chưa chín.
0 nhận xét: