Vụ cháy quán karaoke đang sửa ở số nhà 231 Quan Hoa( Cầu Giấy, Hà Nội) đã để lại sự đau lòng khi 3 chiến sĩ PCCC hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ. Có thể nói đây là một tổn thất lớn cho ngành Công an khi giữa thời bình vẫn có những chiến sĩ vì nhân dân phục vụ phải ngã xuống và là nỗi xót xa sâu thẳm đối với gia đình các chiến sĩ, bởi sự ra đi của các anh quá chóng vánh không ngờ đến.
Điều đáng thất
vọng khi một số báo chí là kênh truyền thông đưa tin, truyền tải vụ việc đến mọi
người lại có những cây bút dùng từ ngữ không chính xác, không đúng với ngữ cảnh
những lại vẫn được kiểm duyệt để đăng lên trang. Tôi không hiểu tại sao sự “hy
sinh” của các chiến sĩ trong lúc làm nhiệm vụ mới đúng nghĩa về công lao đối với
3 anh, nhưng hỗn tạp báo chí lại dùng những từ như “thiệt mạng, tử vong” để gán
cho cách anh; thật khó hiểu cho các cây bút học nghề báo nhưng dùng từ ngữ
không phù hợp, không đúng tình huống.
Có lẽ với xu
hướng hiện tại là câu View câu Like nên các cây bút và báo điện tử đã cố tình
“giật tít” để tạo sự quan tâm của người đọc. Hoặc những cây bút dùng từ không hợp
lý ấy chắc là chưa qua trường lớp đào tạo nào về nghề nhà báo, thậm chí thiếu hẳn
kiến thức về ngữ điệu cơ bản của tiếng Việt. Một vấn đề sau đó nữa đó là sự yếu
kém của công tác duyệt bài của trang báo thể hiện sự thiếu trách nhiệm, thấy
dùng “từ ngữ không hợp lý” vẫn nhắm mắt cho qua chỉ vì dùng từ như vậy mới “giật
tít” được, nếu đúng quả thật thiếu đạo đức làm nghề báo.
Hai từ “hy
sinh” dường như các cây bút của trang báo họ quá khó để viết ra để tri ân việc
làm vì nhân dân của 3 anh Cảnh sát PCCC thì phải, dù một số báo có vội đổi chữ
hay sửa bài nhưng sự buông thả từ ngữ làm sai lệch bản chất vấn đề là không thể
chấp nhận. Cơ quan chức năng cần vào cuộc mạnh mẽ để chấn chỉnh những tờ báo yếu
kém hoạt động không khách quan chỉ vì View mà bất chấp, việc đơn giản là dùng từ
không đúng ngữ cảnh, không phù hợp tình huống mà không chấn chỉnh, không xử lý
kịp thời thì việc lớn rất nguy hiểm dưới sự lèo lái của tổ buôn báo chí.
0 nhận xét: