12/8/22

MỘT THUỞ U MÊ

 

Nhìn tấm banner quảng cáo “Đại nhạc hội xuân vùng 4 chiến thuật” của Quân đội VNCH trên đường Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn năm 1971 cho ta thấy nhiều điều. Đó là những thứ văn hoá rất khó định nghĩa và gọi tên, lai căng, dục vọng không giống ai đã đầu độc một thế hệ người dân. Với những kiểu quảng cáo mà đến tận ngày hôm nay, khi xã hội thay đổi nhiều về quan niệm nhìn vào vẫn thấy ngượng ngùng thế mà trước đây, ở nơi mà chế độ 3/// đã trở nên thịnh hành như một món “khoái khẩu” thì thử hỏi xã hội như thế nó u mê và thả trôi hưởng thụ đến thế nào.


Kiểu đầu độc văn hoá một quốc gia nhiều khi rất đơn giản là khiến cho xã hội, con người của quốc gia đó không đi về phía trước được mà đi giật lùi với những hỉ, nộ, ái ố. Đó là chưa kể những câu chuyện về thuốc p.h.i.ệ.n và g.á.i đ.i.ế.m ngập tràn khắp nơi đã khiến một thế hệ người Sài Gòn hư hỏng.

Vậy mà ai đó vẫn cố gắng lật lọng lịch sử để ca ngợi cho chế độ vừa tay sai, vừa u mê, vừa thấp hèn như vậy thì tôi cũng chẳng còn gì để nói. Có những câu chuyện bên lề còn cho thấy được rất nhiều góc tối của Sài Gòn với rác thải, ổ chuột, đường xá bẩn thỉu, người dân khổ cực sống như trên mây,… Vậy nên mới có câu hát kiểu thèm khát: “Tôi ở miền xa, trời quen đất lạ, nhiều đông lắm hạ, nối tiếp đi qua, thiếu bóng đàn bà”. Đấy, họ dùng tiền và thân thể phụ nữ để làm mồi câu cho những tay sai đi lính Nguỵ, chiến đấu vì những điều rẻ rúm và thô thiển vậy thì đó có gọi là chính danh, là lý tưởng như nhiều kẻ vẫn mơ màng khôi phục hay không.

 

0 nhận xét: