Tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những vấn đề mà các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc để chống phá Việt Nam. Thông qua một số trang mạng ở hải ngoại, họ cho rằng “Việt Nam không phải là nước văn minh… Ở các nước văn minh, người ta không bao giờ ra luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Từ đó họ xuyên tạc rằng Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và các văn bản luật khác có liên quan mà Nhà nước Việt Nam đã ban hành không nhằm phục vụ nhân quyền mà chỉ nhằm “phục vụ cho sự cai trị của Đảng Cộng sản…”. Những kẻ phát ra những luận điệu trên chứng tỏ họ chẳng hiểu gì về tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Một trong những
quyền nhân thân cơ bản của con người đó là tín ngưỡng, tôn giáo. Tại Điều 18 của
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên Hợp Quốc phê chuẩn
ngày 16-12-1966 (Việt Nam tham gia công ước này ngày 24-9-1982), ghi rõ: “1. Mọi
người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền tự do này
bao gồm tự do có theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do bày
tỏ tín ngưỡng, tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người
khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực
hành và giảng đạo; 2. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự
do lựa chọn một tôn giáo hoặc tín ngưỡng; 3. Quyền tự do bày tỏ tín ngưỡng, tôn
giáo chỉ có thể bị giới hạn bởi những quy định của pháp luật và những giới hạn
này là cần thiết cho việc bảo vệ an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức
của công chúng hoặc những quyền tự do cơ bản của người khác”.
Không chỉ được
thể hiện rõ trong Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà
trong hệ thống pháp luật của các quốc gia tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn được
quy định rất cụ thể. Trên cơ sở Công ước Quốc tế và điều kiện chính trị, xã hội,
lịch sử, văn hóa truyền thống của từng quốc gia, các nước đều ban hành những
quy định pháp luật để quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo một đường hướng
rõ ràng. Cần khẳng định rằng trên thế giới, không nơi nào có tín ngưỡng, tôn
giáo tự do vô hạn độ mà đều có những hạn chế theo các quy định của pháp luật,
vì một nền trật tự an ninh chung, vì sức khỏe cộng đồng, vì đạo đức xã hội hoặc
vì sự bảo vệ các quyền và tự do của người khác.
Ngay tại Hoa Kỳ
– một đất nước luôn tự xem là “mẫu hình” về tự do, nhưng trong hệ thống luật
pháp vẫn có các quy định để duy trì các tôn giáo hoạt động có trật tự, đúng
nguyên tắc. Chẳng hạn, trong Hiến pháp Hoa Kỳ có quy định về việc
tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước trong Tu Chánh Án thứ nhất, trong đó có
nội dung: “Nghiêm cấm việc thiết lập một tôn giáo nhà nước chính thức cũng
như cấm chính phủ trợ giúp cho các nhóm tôn giáo…”
Tương tự ở
Pháp, một nước được xem là đạt nhiều thành tựu về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, nhưng đây cũng là quốc gia có hệ thống pháp luật khá đầy đủ và cụ thể
về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đạo luật ngày 9-12-1905 của Pháp ghi rõ: “Nền Cộng
hòa bảo đảm quyền tự do lương tâm, bảo đảm quyền tự do thực hành các việc thờ
phụng với những hạn chế duy nhất được ban bố… vì lợi ích trật tự công cộng” (Điều
1). Tại Điều 25 của đạo luật trên cũng ghi: “Các cuộc hội họp để cử hành một việc
thờ phụng được điều hành trong những trụ sở thuộc một hiệp hội tôn giáo… là
công cộng. Chúng được đặt dưới sự giám sát của nhà chức trách vì lợi ích của trật
tự công cộng”. Còn ở LB Đức, trong Hiến pháp của nước này cũng quy định:
“Hoạt động của một tổ chức tôn giáo có thể bị giới hạn hoặc bị cấm nếu mục
đích, hoạt động của tổ chức đó vi phạm các quy định của luật hình sự hay chống
lại chế độ xã hội đã được xác định trong Hiến pháp…”. Còn ở Trung Quốc, một nước
có truyền thống tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa lâu đời. Để quản lý các hoạt động
tín ngưỡng, tôn giáo, Trung Quốc cũng ban hành nhiều văn bản luật. Chẳng hạn,
Nghị định 145 ngày 31-1-1994 của Chính phủ Trung Quốc quy định: “Các nơi hoạt động
tôn giáo phải đăng ký theo thể thức do Cục Tôn giáo Quốc gia ấn định. Các nơi
đó không thể do người nước ngoài điều khiển. Các nơi thờ tự không được nhận tiền
bạc của các tổ chức và cá nhân từ nước ngoài gửi về. Tiền bạc do người nước
ngoài tặng hoặc dâng cúng phải được tiếp nhận theo luật pháp quốc
gia…”.
Như vậy, có thể thấy, không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới đều quan
niệm không có tự do tín ngưỡng, tôn giáo tuyệt đối. Cần khẳng định rất rằng
hoàn toàn không có chuyện “ở các nước văn minh, người ta không… ra luật tín
ngưỡng, tôn giáo”. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã ban hành
trong hệ thống luật pháp của mình Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo với những điều luật
cụ thể và các văn bản pháp luật liên quan. Mục đích của việc ban hành này là nhằm,
tôn trọng và bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
công dân chứ không phải là nhằm “phục vụ cho sự cai trị của Đảng Cộng sản…” như
giọng điệu mà các thế lực thù địch, phản động rêu rao./.
0 nhận xét: