16/10/22

KHÔNG CẦN PHẢI LÊN TIẾNG NÓI VIỆT NAM VỀ NHÂN QUYỀN

         Sau hơn 1 ngày im hơi lặng tiếng trước thông tin Việ tNa trở thành 1 trong 14 quốc gia là thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025, trong tâm lý cay cú và chán nản, cuối cùng Việt Tân cũng lên tiếng và thể hiện thái độ của mình.

Không dám xuyên tạc trước những lá phiếu bầu của các thành viên Liên Hiệp Quốc, cũng không thể phủ nhận kết quả bầu thành viên đã được thông qua, Việt Tân đánh chỉ “cầu mong”, “hi vọng” tình hình nhân quyền của Việt Nam sẽ được cải thiện. Thậm chí, với giọng điệu trịnh thượng, Việt Tân còn kêu gọi, gây áp lực về 4 điểm mà chúng nêu ra nhưng thực chất là hỗ trợ, động viên, an ủi cho số chống đối ở trong nước. Để đám cơ sở của Việt Tân ở trong nước an tâm chống đối khi cái lý tưởng cải thiện nhân quyền vừa bị giáng một đòn đau.

Sự phản ứng yếu ớt và cho có lệ của Việt Tân đã thể hiện phần nào sự thừa nhận thất bại trong công cuộc xuyên tạc, chống phá của tổ chức khủ.ng b.ố Việt Tân. Và Việt Nam càng không cần Việt Tân lên tiếng nói Việt Nam làm nhân quyền như thế nào. Bởi trong những năm qua, đời sống kinh tế - xã hội của người dân luôn được quan tâm và không ngừng cải thiện. Những lá phiếu bầu cho Việt Nam của các nước thành viên Liên Hợp Quốc chính là sự công nhận nỗ lực của Việt Nam đối với vấn đề nhân quyền. Kết quả bỏ phiếu trên cũng đã chứng minh những luận điệu của các tổ chức phản động, các đối tượng lợi dung “dân chủ”, “nhân quyền” trước đây là một sự xuyên tác trắng trợn về tình hình nhân quyền của Việt Nam. Kết quả này là niềm vui của hàng triệu con người Việt Nam nhưng là nỗi buồn của không biết bao con người đang ngày đêm miệt mài chống phá đất nước chúng ta.

Việt Tân chưa bao giờ đủ tư cách để nói chuyện, để “dạy” cho chính quyền Việt Nam phải làm bất kỳ vấn đề gì kể cả đó là vấn đề nhân quyền. Bởi nói thì luôn dễ hơn làm, chỉ trích dễ hơn xây dựng nhất là một tổ chức kh.ủng b.ố như Việt Tân thì càng không có gì để nói.

 

0 nhận xét: