18/10/22

NOBEL VĂN HỌC TỐT NHƯNG KHÔNG PHẢI TẤT CẢ

          Vì sao tôi lại nói như vậy? Nhất là trong cái xu thế thế giới thì chưa biết nhưng ở Việt Nam một số người đang lấy tiêu chí Nobel văn chương làm thước đo giá trị cho văn học nước nhà. Rồi còn cả cái thể loại viện cớ vào đó để “phỉ báng” dân tộc và đòi cái gọi là “tự do” kiểu “vô loài”. Thực ra những kẻ này nửa chữ cắn làm đôi đúng nghĩa còn không xong chứ chưa kể viết văn, hoa thơ phú. Bởi lẽ, nói đến văn chương cho dù giải gì đi chăng nữa thì tác phẩm phải mang tầm thời đại, sâu sắc và nhiều lớp nghĩa, chứ không phải kiểu hời hợt thoáng qua bề mặt nước nổi. Đạt đến tầm sâu sắc, khúc chiết và chặt chẽ trong văn chương là tự thân nhà văn đã trở thành huyền thoại trong mắt người đời.

Quay lại câu chuyện giải Nobel, nó không phải là tiêu chí để đánh giá tầm cỡ nền văn học của một quốc gia, càng không phải là tiêu chí để phán xét thể chế hay chế độ. Nhất là không ít lần giải này gây tranh cãi về việc nó bị thao túng bởi những kẻ làm chính trị theo “chuẩn phương Tây”. Vì thế không phải cứ Nobel văn chương là tác phẩm mang tầm cỡ nhân loại.

Vì sao?

Theo thống kê, từ năm 1901 đến nay, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã trao 119 giải Nobel văn chương, trong đó có cả những chính khách tên tuổi như thủ tướng Anh Winston Churchill. Tuy danh giá nhưng không phải năm nào giải cũng tương xứng với chất lượng tác phẩm, nhất là khi nó bị chính trị thao túng. Số lượng tác phẩm Nobel được dịch sang tiếng Việt cũng khá nhiều, trong đó có những cuốn thuộc loại kiệt tác nhân loại như “Quo Vadis” của Henryk Sienkiewicz, Quần đảo ngục tù” của Alexandr Solzhenitsyn, “Ông già và biển cả” của Ernest Hemingway… Nhưng cũng có những cuốn chỉ thuộc loại tầm tầm, chẳng hạn như Nobel năm 1909 trao cho nữ nhà văn Thụy Điển Selma Ottiliana Lovisa Lagerlöf với tác phẩm chính “Cuộc phiêu lưu kỳ thú của Nils Hollgerssons qua suốt nước Thụy Điển”, hay cuốn “Bác sĩ Zhivago” của Boris Pasternak” 1958… Đây là hai cuốn sách mà các nhà phê bình văn học đã phải thốt lên rằng không thể đọc quá 30 trang bởi nó dài dòng, lôi thôi, cách hành văn luộm thuộm, chẳng có gì đáng chú ý về văn phong. Còn tư tưởng truyện thì hết đều bình tán dưới nhãn quan chính trị hơn là trên tinh thần học thuật.

Vì thế, với Nobel văn chương thì “kính nhi viễn chi” (với quỷ thần kính trọng nhưng nên tránh xa) bởi vì nó không phải là thước đo cho tất cả để rồi lấy đó làm chuẩn hoá quay ngược lại phê phán giang sơn.

Lê Anh Tuấn 

0 nhận xét: