13/11/22

ĐÃ CÓ QUÁ NHIỀU MÁU VÀ NƯỚC MẮT CỦA NGƯỜI DÂN VÔ TỘI RƠI XUỐNG RỒI…

         Thường xuyên, chúng ta luôn đọc được những tin như thai phụ bị đoàn đua tông thiệt mạng, hai học sinh phóng ẩu tông vào người già đi đường… Những con người vô tội lương thiện bình thường lại trở thành nạn nhân của những vụ việc đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu đến đau lòng. Họ thiệt mạng oan ức trong khi những lũ báo kia hoặc là tai nạn gãy chân tay, hoặc là trốn thoát được rồi lại “hành sự” tiếp. Vụ việc em nữ sinh mới đây ra đi mãi mãi do quái xế tông thẳng vào cũng là một trong những vụ việc quặn lòng công chúng, báo động thực trạng đua xe trái phép và hậu quả tang thương của nó đã và đang hiển hiện.

Lũ báo mà tôi nói chính là những cô cậu học sinh, tuổi đời thậm chí chỉ đang 15-16 tuổi, có nghi vấn sử dụng rượu bia trong khi điều khiển phương tiện giao thông, lạ lách, đánh võng, không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, bỏ chạy với tốc độ cao… Chúng là một đám báo thủ, một đám choai choai phi xe bất chấp tính mạng, đe doạ sự sống của người khác. Thật khó hiểu trong suy nghĩ của chúng, trong đầu chúng liệu mạng người còn quan trọng hơn, sao lại có thể bất chấp như thế mà lao xe không kiểm soát như thế. Không thể bao che rằng độ tuổi này còn trẻ, tuổi ăn tuổi chơi không suy nghĩ nhiều mà phủ nhận những tội ác của chúng. Gia đình, nhà trường là những chủ thể chính trong sự giáo dục, quản lý những đứa trẻ này. Chính bố mẹ còn giao xe cho chúng, còn bênh vực như các cháu còn nhỏ, cần được giáo dục và tha thứ… Như thế thì làm sao mà khá lên được?

Với những lũ báo này, tước xe thì đã thấm gì, thậm chí khi gọi bố mẹ lên thì còn bênh vực khóc thương các cháu, phạt tiền thì cũng chỉ tác động nhận thức một phần, còn về lâu dài thì cái cuồng si đâm xe lao xe vẫn còn che mờ mắt chúng. Cái quan trọng là phải tác động vào tâm lý, nhận thức của lũ trẻ đó, để chúng hiểu được sức mạnh của luật pháp, biết đúng sai phải trái và từ đó tự bản than chúng phải thay đổi hành động. Tất nhiên để làm được điều đó thì không hề đơn giản, cần có thời gian và biện pháp mạnh tay hơn nữa, và phải từ phía gia đình, nhà trường và sức ép giáo dục từ dư luận xã hội.

Luật pháp không phải lúc nào cũng theo dõi được toàn bộ diễn biến của xã hội cũng như cũng chẳng đuổi kịp được tốc độ của đám báo đời thiên hạ. Bên cạnh việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật để đủ sức răn đe hơn, thì chúng ta cũng cần thêm biện pháp có thể phát hiện sớm được nhiều vụ việc như thế, để những người dân vô tội không thiệt mạng oan uẩn, để trừng trị những kẻ coi thường thiếu hiểu biết về pháp luật, kể cả những kẻ khi tuổi đời còn chưa đủ. Không có vùng cấm trong xử lý vi phạm

 

0 nhận xét: