Câu chuyện về một cháu nhỏ lớp 5 đã rủ thêm ba bạn của mình mang theo quần áo, chăn màn, bật lửa, tư trang để tìm mẹ bằng cách đạp xe từ Sóc Trăng lên Bình Dương do học theo những clip hướng dẫn sinh tồn trên Youtube mới đây là lời cảnh báo về những nội dung đăng tải trên Youtube được cấp phép xuất hiện, đặc biệt là đối với lứa tuổi thiếu nhi. Chuyện chẳng đáng bàn gì nhưng đó là sự học theo những nội dung trên mạng không có sự kiểm soát chặt chẽ của gia đình, với những đầu óc non nớt của các em và chút kiến thức sinh tồn học trên Youtube chưa qua kiểm nghiệm, nguy cơ hiểm hoạ từ những câu chuyện có thật này là rất cao.
Chúng ta đã
không còn xa lạ gì khi trên mỗi tài khoản Youtube đều xuất hiện những clip hướng
dẫn sinh tồn khi bị bỏ rơi, trên đảo hoang, trên núi cao… những video đó cung cấp
những tri thức do người đăng trực tiếp trải nghiệm, nói lên quan điểm và kiến
thức cá nhân họ có được. Và trong những năm gần đây, khi mà trẻ em được tiếp
xúc nhiều những thiết bịcông nghệ, khi mà nhà nhà đều có smartphone thì bố mẹ đều
có chung tâm lý là cho con sử dụng khi còn nhỏ, nhưng phụ huynh lại không thể
kiểm soát được những nội dung mà trẻ xem, những nội dung được Youtube đề xuất.
Và do tính tò mò của các em mà click vào những video đó.
Cần bàn đến nội
dung của những video do nhà sản xuất “9x Việt Nam” xuất bản trong những năm gần
đây tồn tại rất nhiều những vấn đề. Các thử thách ngớ ngẩn không đảm bảo an
toàn, kích thích người xem, những kỹ năng sinh tồn nhưng lại thực hiện ở sau vườn
nhà, lại được biến tấu mang hơi hướng mạo hiểm nhằm kích thích sự tò mò và bắt
chước của các em nhỏ vốn tính hiếu kỳ. Những Clip trên lại được xuất hiện tràn
lan, công khai và được đề xuất rất nhiều trên Youtube, điều đáng buồn đây lại
là một trong những nội dung được xem nhiều nhất đối với các em nhỏ. Thử hỏi nếu
các em học theo, bắt chước những video trên mạng như thế thì hiểm hoạ sẽ như thế
nào?
Không gian mạng
là một không gian mở, và những video hướng dẫn sinh tồn trên Youtube ảnh hưởng
rất nhiều đến nhận thức và hành vi của các em nhỏ, vì vậy cần có cơ chế có thể
phù hợp hơn với lứa tuổi của các em. Kiểm soát thời lượng và nội dung xem
Youtube của các em là một việc làm cần được thực hiện thường xuyên, và tất
nhiên chủ thể chính là phụ huynh, gia đình và nhà trường.
0 nhận xét: