STTTT - Thời gian qua, công tác đấu tranh, bảo vệ nhân quyền trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây cũng là những minh chứng sắc bén để phản bác lại sự xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhân quyền để thực hiện ý đồ chống phá. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, công tác thông tin tuyên truyền đấu tranh chống hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền chống phá là nhiệm vụ quan trọng.
Luật An ninh mạng
đặt tất cả các phương tiện truyền thông ở Việt Nam dưới sự kiểm soát của
Nhà nước và Đảng. Luật An ninh mạng là cách mới nhất bóp nghẹt quyền tự do ngôn
luận của các blogger; ngăn cấm các quyền tự do lập hội và nhóm họp hay hạn chế
các hoạt động tự do thực hành tôn giáo...
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet với nhiều loại hình truyền
tin nhanh chóng, độ tương tác cao, các thế lực thù địch lợi dụng ưu thế này là
một công cụ hữu hiệu để gia tăng các hoạt động đăng tải tin, bài, video clip
xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam, kêu gọi bảo vệ, đấu tranh đòi “dân
chủ, nhân quyền” Việt Nam.
Để góp phần
nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống hoạt động lợi dụng vấn đề nhân quyền
chống phá Việt Nam, công tác thông tin, tuyên truyền đóng vai trò quan trọng với
những giải pháp trọng tâm sau: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thành tựu nhân
quyền ở Việt Nam trên tất các lĩnh vực của đời sống xã hội với mục tiêu Việt
Nam thúc đẩy quyền con người ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Để thực hiện
hiệu quả nhiệm vụ này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành
liên quan, trong đó Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ
và Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền các địa phương đóng vai trò
nòng cốt, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra kết quả thực hiện. Trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ được giao, các cơ quan, ban, ngành đẩy mạnh tuyên truyền về thành tựu
bảo vệ quyền con người trên lĩnh vực phụ trách (y tế, giáo dục, lao động, quốc
phòng an ninh, thông tin tuyên truyền…) thông qua các trang thông tin điện tử
và các phương tiện thông tin đại chúng khác..., trong đó tập trung tuyên truyền
thành tựu đạt được trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về
dân tộc, tôn giáo, chế độ an ninh xã hội với các đối tượng thuộc nhóm người dễ
bị tổn thương (trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật, người có công cách mạng…),
công cuộc xóa đói giảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới… với những
đánh giá, dẫn chứng bằng những số liệu cụ thể đưa ra.
Tập trung
tuyên truyền về những thành tựu trong quá trình lập pháp, xây dựng các văn bản
pháp luật của Nhà nước ta quy định về vấn đề quyền con người, trong đó nhấn mạnh
đạo luật cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hiến pháp
được Quốc hội thông qua ngày 28-11-2013 và chính thức có hiệu lực từ ngày
01-01-2014 chứa đựng những nội dung mới quan trọng về quyền con người và quyền
công dân, thể hiện bước tiến lớn về tư duy nhà nước pháp quyền và thể chế hóa
quyền con người ở Việt Nam, phù hợp với các chuẩn mực được nêu trong các công ước
quốc tế về quyền con người; bên cạnh đó nhằm cụ thể hóa các quy định mới của Hiến
pháp, Nhà nước Việt Nam đã và đang từng bước thực thi tổng thể những biện pháp
về cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tư pháp về quyền con người, thể
hiện qua Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã được Quốc hội phê chuẩn.
Ngoài ra, chú ý tuyên truyền về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về nhân quyền, nhất là Chỉ thị 44-CT/TW của Ban Bí thư
(khóa X) “về công tác nhân quyền trong tình hình mới” và các công ước của
Liên hợp quốc về quyền con người Việt Nam đã ký kết, tham gia để bảo vệ và thúc
đẩy nhân quyền như: Công ước về Quyền Dân sự, Chính trị; Công ước về Quyền Kinh
tế, Văn hóa, Xã hội; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước về Quyền Trẻ
em; Công ước về ngăn ngừa và trừng phạt các tội ác Apartheid; Công ước về không
áp dụng những hạn chế luật pháp đối với tội phạm chiến tranh và tội chống nhân
loại. Việt Nam cũng đã gia nhập Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia và Nghị định thư về ngăn chặn, trấn áp và trừng phạt tội buôn bán người, đặc
biệt là phụ nữ và trẻ em; Công ước số 122 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về
Chính sách việc làm…
Thường xuyên tổ
chức cho cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân xem phim tài liệu về thành tựu
nhân quyền của nước ta sau hơn 30 năm đổi mới với những dẫn chứng rõ nét về sự
phát triển mạnh mẽ của đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,
chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao rõ rệt, an ninh quốc phòng vững chắc…
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhân kỷ niệm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12 hằng
năm) với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như treo băng rôn với các nội dung
“Chào mừng Ngày Nhân quyền thế giới”; “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp
luật, góp phần bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân”; “Quyền con người là giá trị chung của các quốc gia, dân tộc”; “Bảo đảm
quyền con người gắn liền với ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội”... cùng
nhiều hoạt động truyền thông khác với kế hoạch cụ thể. Tuyên truyền, hướng dẫn
quần chúng nhân dân nhận diện, phòng ngừa luận điệu xuyên tạc vấn đề nhân quyền
ở Việt Nam. Cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành liên
quan chủ động phối hợp chặt chẽ tuyên truyền cho quần chúng nhân dân nội dung cần
thiết về nhận diện âm mưu, hoạt động xuyên tạc, vu cáo tình hình nhân quyền ở
nước ta bằng nhiều hình thức khác nhau như: thông qua các buổi phát động phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, các đợt sinh hoạt chính trị tại khu dân
cư… Nội dung tuyên truyền làm rõ âm mưu, mục đích của các thế lực thù địch, đối
tượng chống đối lợi dụng vấn đề nhân quyền vu cáo, xuyên tạc việc thực hiện vấn
đề quyền con người ở nước ta là nhằm tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam, phá hoại thể chế chính trị mà Đảng ta đã lựa chọn…; làm rõ cách thức,
dấu hiệu để nhận diện luận điệu xuyên tạc, tính vô lý, bịa đặt trong các luận
điểm chúng đưa ra; đồng thời nhắc nhở, nâng cao ý thức cảnh giác, khả năng
phòng ngừa của mỗi người dân trước những luồng thông tin sai lệch liên quan đến
nhân quyền từ việc lợi dụng một số vụ việc phức tạp nổi lên trong xã hội hiện
nay.
Ba là, tăng
cường công tác đấu tranh, phản bác quan điểm, luận điệu của các thế lực thù địch
xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Đây được coi là nhiệm vụ quan trọng,
phải được tiến hành thường xuyên, liên tục góp phần đập tan âm mưu chống phá nước
ta thông qua việc lợi dụng vấn đề nhân quyền, là nội dung không tách rời của cuộc
đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, là nhiệm vụ của
cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ. Các cơ
quan, ban, ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao và bằng phương tiện
truyền thông (trang thông tin điện tử, mạng xã hội...), song song với việc đẩy
mạnh tuyên truyền về thành tựu nhân quyền đã đạt được, cần tăng cường khai thác
các nội dung xuyên tạc các đối tượng chống đối thường lợi dụng về vấn đề nhân
quyền để trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng nội dung đấu tranh, phản bác đảm bảo
vạch trần, làm sáng tỏ âm mưu hèn hạ của kẻ địch. … Phát huy vai trò của cơ
quan báo chí chính thống trong thông tin, tuyên truyền về thành tựu nhân quyền
và đấu tranh, phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch về
nhân quyền.
0 nhận xét: