Lại một vụ cướp ngân hàng nữa diễn ra ở Thái Nguyên nhưng cũng như bao vụ cư.ớp khác, rất nhanh chóng, lực lượng công an đã truy tìm và tóm gón được tên cư.ớp. Cục thể, khoảng 14h ngày 14/11, đối tượng Phạm Đức Anh đã tiến hành cư.ớp tại chi nhanh ngân hàng VietinBank tại phường Phố Cò, TP Sông Công, lấy đi số tiền 700 triệu đồng. Sau 13 tiếng đồng hồ, vào 3h45 ngày 15/11, Phạm Đức Anh đã bị lực lượng Công an tỉnh Thái Nguyên bắt giữ.
Trước đó hơn
1 tháng, đối tượng Lê Huy Dũng cũng đã tiến hành cư.ớp tại chi nhánh Biên Hòa
thuộc Ngân hàng Vietcombank (khu phố Long Đức 3, phường Tam Phước, TP Biên
Hòa), lấy đi hơn 900 triệu đồng rồi tẩu thoát vào chiều 8-9. Đến 0h25 rạng sáng
11/9, Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã bắt giữ được Dũng.
Đặc điểm
chung của các vụ cướp này là diễn ra khá táo tợn, các đối tượng sử dụng vũ khí
nóng để đe dọa, uy hiếp tính mạng của nhân viên và khách hàng. Các vụ cư.ớp
cũng thường diễn ra ở chi nhánh, nơi ít người đến giao dịch cũng như công tác đảm
bảo an ninh thường ít được chú trọng hơn. Và cũng có thể thấy, mặc dù các đối
tượng đều có ý thức che giấu danh tính, ăn mặc kín mịt, tính toán kỹ lưỡng đường
rút chạy nhưng chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng công an đã làm rõ và truy bắt
thành công các đối tượng này.
Bên cạnh khó
khăn về tài chính khiến nhiều đối tượng manh động, tiến hành các hành động cư.ớp
tại ngân hàng thì có lẽ, các đối tượng này cũng nghiền ngẫm khá nhiều bộ phim
nước ngoài về ăn cư.ớp ngân hàng. Nhiều hành vi cư.ớp làm sao cho nhanh, cho
nhiều, nhiều biện pháp che giấu danh tính cũng một phần được các đối tượng học
hỏi qua các bộ phim. Nhưng đó là nước ngoài không phải là Việt Nam, và nhất là
đời thì không như phim nên các đối tượng nhanh chóng bị lực lượng công an truy
bắt thành công ngay sau khi gây án.
Do đó, cư.ớp
ngân hàng đã là một “nghề” rất nguy hiểm rồi nhưng cướp ở Việt Nam còn nguy hiểm
hơn rất nhiều khi 100% các đối tượng cư.ớp không có thời gian tiêu tiền mà đã
phải nhập trại rồi. Cho nên mong rằng, đừng ai dại dột mà nghĩ tới hành vi liều
lĩnh như thế mỗi khi cuộc sống khó khăn.
0 nhận xét: