Trên nền tảng youtube mỗi khi click vào một nội dung nào đó, chúng ta đã không còn quá xa lạ với những đoạn quảng cáo khám chữa bệnh trái phép với tên gọi là “thần y” chữa bách bệnh. Những video quảng cáo thực phẩm chức năng, khám chữa bệnh đã trở thành chủ đề “nóng” được rất nhiều diễn đàn quan tâm và chia sẻ và mới đây nhất là Lễ ra mắt cẩm nang phòng chống tin giả trên không gian mạng tại Việt Nam ngày 27/12/2021. Nội dung trong những video đó phần đa chính là các tin giả, tin sai sự thật xuất hiện trong thời gian dài, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng con người nhưng lại thu hút rất nhiều người nhẹ dạ cả tin.
“Nhà tôi ba đời
chữa sỏi thận”, “Tôi cam kết chữa khỏi 100%”,… những câu nói đó xuất hiện liên
tục, khiến chúng ta nhiều lúc phải khó chịu bởi nó xen ngang vào nội dung chúng
ta đang xem. Chúng xuất hiện, lặp đi lặp lại nhiều lần, và “lời nói dối nhiều lần
sẽ thành chân lý”, nhiều người cả tin vào những đoạn quảng cáo đó, tâm lí mang
bệnh tật trong người, mua thử về dùng và thật sự, tác hại đã xảy ra. Hoặc là
không thay đổi được bệnh tình, hoặc là bị trở nặng hơn có khi còn đe doạ đến
tính mạng. Đây chỉ là một trong số vô vàn những hậu quả của đoạn quảng cáo thuốc
thần thánh trên Youtube.
Điều đó đặt
ra câu hỏi tại sao những đoạn quảng cáo được coi là độc hại đó lại có thể xuất
hiện dễ dàng trên Youtube vậy, tại sao người xem lại bị cuốn hút đến thế và
trách nhiệm thuộc về cơ quan chức năng nào? Để giảm thiểu những rủi ro từ những
đoạn quảnh cáo “thần y mạng” độc hại đó, trách nhiệm lớn nhất là thuộc về Bộ
Thông tin và Truyền thông trong việc kiểm tra, xác minh những đoạn video quảng
cáo đó, cần có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với Bộ Y tế trong việc thẩm định,
xác minh các loại thuốc, nhà thuốc và làm viênc trực tiếp với những “thầy Lang”
đó. Hiệu quả sẽ được nâng cao hơn nếu mỗi người trong chúng ta tuyên truyền với
mọi người xung quanh về hiểm hoạ khôn lường của những video độc hại đó, từ đó
nâng cao nhận thức của người dân và hạn chế tình trạng cả tin, mua về “thử”.
0 nhận xét: