Sự thật nói lên tất cả, xảo trá là bản chất hay theo đuôi
Hội đồng Nhân
quyền là cơ chế quan trọng nhất về quyền con người của Liên Hợp quốc và là diễn
đàn đối thoại, hợp tác và thúc đẩy quyền con người ở các quốc gia, dân tộc.
Ngày
11–10-2022, tại Hoa Kỳ, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu bầu
14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó có
Việt Nam. Với 145/189 phiếu bầu, chiếm gần 80%, Việt Nam thuộc tốp cao nhất trong
các nước trúng cử.Điều đó khẳng định sự ủng hộ, tín nhiệm vàsự kỳ
vọng của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam
vào việc thúc đẩy và thực hiện quyền con người trên thế giới.
Với việc xác định
con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự
phát triển; Đảng, Nhà nước ta đã cụ thể hóa các quan điểm của mình thành các điều
khoản trong Hiến pháp, các bộ luật, các chiến lược, kế hoạch, chính sách phát
triển kinh tế – xã hội vì con người. Theo đó, các quyền con người, quyền công
dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng,
được bảo vệ, bảo đảm và hiến định rõ ràng trong Hiến pháp và pháp luật.
Kết quả này
đã được các cơ quan quốc tế có trách nhiệm khẳng định, đánh giá cao bởi Việt
Nam đã thành công trong việc đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng
Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2014–2016; đặc biệt trong những năm qua
đã tích cực thúc đẩy đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực
này, đem lại và bảo đảm các quyền cơ bản của con người, nhất là quyền được
sống trong hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho người dân; để lại
nhiều ấn tượng tốt đẹp, được cộng đồng quốc tế thừa nhận, đánh
giá cao.
Thế nhưng, người
có trách nhiệm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa công bố quyết định đưa Việt Nam vào
danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo và nhân quyền vì “đã thực hiện và
dung túng cho những vi phạm nghiêm trọng về quyền con người và tự do tôn giáo”.
Làm việc này, phương Tây cho rằng họ “muốn giúp Việt Nam có thêm điều kiện để
giải quyết các mối quan ngại lâu dài về tự do tôn giáo”.
Thật nực cười
vì chiêu trò xảo trá này đã “lộ tẩy” bởi những người đưa Việt Nam vào “danh
sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo” sống ở bên kia bán cầu, xa Việt Nam nửa
vòng trái đất, nhưng lại tự cho mình cái quyền đánh giá, phán xét, xếp loại Việt
Nam “vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống, luôn tiếp diễn và nghiêm trọng”, ảnh
hưởng nhiều nhất đến “người Hmong và người Thượng theo đạo Tin lành, Phật giáo
Hòa Hảo Thuần túy, Giáo hội Phật giáo Thống nhất, Cao Đài độc lập, và nhiều
nhóm khác”. Từ đó, kêu gọi Việt Nam “phải nghiêm khắc giải quyết những lo ngại”
của họ.
Đánh giá,
phán xét thiếu khách quan, không trung thực là tự đánh mất lòng tin, tự tước bỏ
uy tín
Đưa Việt Nam
vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tư do tôn giáo và nhân quyền, người có
trách nhiệm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thiếu thận trọng, không khách quan
trong việc đưa ra quyết định của mình khi chưa tiến hành điều tra, khảo sát thực
tế tình hình tự do tôn giáo, nhân quyền ở Việt Nam. Họ dựa vào đâu và tin những
kẻ nào mà lại độc quyền phán xét như vậy. Làm việc sai trái ấy, họ đã can thiệp
trắng trợn vào công việc nội bộ của một quốc gia có độc lập, chủ quyền; đã “vẽ
đường cho hưu chạy” vì kích hoạt cho một số đối tượng bất mãn, chống cộng và một
số hội, nhóm, tổ chức tôn giáo độc lập vi phạm luật pháp Việt Nam chống phá Đảng,
Nhà nước và chế độ ta.
Việc công bố
quyết định vô căn cứ trên, phương Tây đã hà hơi, tiếp sức cho một số phần tử
thiếu thiện chí với Việt Nam, làm cho chúng “vui mừng, hứng khởi” ra mặt khi
hoan nghênh quyết định của Hoa Kỳ; mượn cái cớ này, “kêu gọi Washington gây áp
lực hơn nữa với Hà Nội để Việt Nam thay đổi chính sách về tự do tôn giáo và
nhân quyền”.
Vậy là, do
không hiểu rõ bản chất sự việc, không biết tường tận vấn đề, bản chất và âm
mưu, thủ đoạn chống phá Việt Nam; lại bị mua chuộc, lừa gạt, một số giáo dân,
phật tử đã tung lên mạng xã hội quan điểm, chính kiến “bày tỏ sự đồng tình với
động thái mới nhất của Hoa Kỳ” và vội vàng ca tụng phương Tây, “kích động Mỹ”
ra độc chiêu, ban bố “các chế tài hoặc làm cái gì đó” để buộc Việt Nam phải “thực
hiện và tôn trọng các công ước quốc tế về tự do tôn giáo và nhân quyền”.
Phải nói
ngay rằng,một số người đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về
tự do tôn giáo và nhân quyền đã dựa trên những thông tin
không chính xác vềtự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam, đã thiếu sự kiểm chứng,
đối chiếu, so sánh với những gì đã và đang diễn ra trên thực tế đời sống, sự tự
do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam; đã xúc phạm danh dự, uy tín của Việt Nam.
Đây là điều không thể chấp nhận vì nó rất vô lý đối với một tổ chức tự xưng là
đại diện cho tự do tôn giáo và nhân quyền nhưng lại làm việc sai trái, thiếu
nhân văn, nhân đạo.
Nhân dân Việt
Nam và cộng đồng quốc tế hiểu biết về Việt Nam đều cho rằng, quan điểm của Đảng,
Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của người dân. Nó đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, hệ thống
pháp luật, quy định của Việt Nam và được bảo đảm tôn trọng trên thực tế. Bất kể
là ai, tổ chức nào vi phạm luật pháp Việt Nam đều phải nghiêm trị theo pháp luật
của Việt Nam. Hãy nhìn vào đời sống vật chất, tinh thần và sự phát triển về mọi
mặt của đồng bào các tôn giáo, sinh hoạt của các tổ chức tôn giáo trên dải đất
hình chữ S sẽ rõ sự thật về tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam như thế
nào, tính ưu việt của nó ra sao.
Thực tế chứng
minh rằng: Những nỗ lực và thành tựu to lớn của Việt Nam về bảo đảm quyền con
người, bảo đảm tự do tín ngưỡng tôn giáo cho người dân đã được chính nhân dân
Việt Nam và cộng đồng quốc tế thừa nhận, đánh giá cao.
Ai đó, tổ chức
nào còn nghi ngờ về sự thật ấy, hãy đến Việt Nam, bằng chính mắt mình và
trí tuệ của người có học thức mà kiểm định thực tế những gì là sự thật đã, đang
diễn ra đối với đồng bào các dân tộc, các tôn giáo trong đại gia đình Việt Nam.
Nếu cần thiết thì chính quyền Việt Namsẽ dành thời gian, sẵn sàng trao đổi
với những người có trách nhiệm, đại diện các quan chức năng của phương
Tây về các vấn đề mà họ quan tâm trên tinh thần trung thực, thẳng
thắn, cởi mở, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau, cùng đóng góp
và thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, miễn là có lợi cho
người dân.
Với lương tâm,
trách nhiệm và danh dự của một dân tộc anh hùng, có lương tri vì con người, Việt
Nam khẳng định chủ trương, quan điểm đúng đắn về sự quan tâm, chăm lo đặc biệt
đối với con người, nhất là việc coi trọng và phát huy hiệu quả nhân tố con người
trong xây dựng và phát triển đất nước, gắn kết chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với
phát triển văn hóa, con người, bảo đảm tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội.
Thực tiễn hơn
90 năm đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhất là hơn 35 đổi mới đã khẳng định những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của Việt Nam trong thực hiện quyền làm chủ
của nhân dân, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền
tự do tôn giáo theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc
tế. Đồng bào, giáo dân, phật tử và các tổ chức tôn giáo Việt Nam không kêu ca,
phàn nàn cớ sao những kẻ “cầm đèn chạy trước ô tô” lại giở trò “chọc ngoáy”,
“phá đám”, cản trở cuộc sống bình an, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam trên con
đường xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Sự thật việc
trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc đã minh chứng sự nỗ lực phấn đấu
kiên trì, bền bỉ của Việt Nam trong việc thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc
tế về quyền con người, đồng thời khẳng định sự ủng hộ, tín nhiệm của cộng đồng
quốc tế đối với những đóng góp quan trọng và có trách nhiệm của Việt Nam vào
thúc đẩy quyền con người ở khu vực và trên thế giới; chẳng nhẽ 145/189 phiếu bầu
Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 là thiếu căn
cứ.
Sự thật là
cuộc sống rất sinh động, tự nó khẳng định chân lý và tỏa sáng niềm tin. Việt
Nam không thể che giấu sự thật này bởi gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan
hệ, hợp tác với Việt Nam, đã đến Việt Nam, nhiều công dân của họ đã và đang
sinh sống, làm việc tại Việt Nam; gần 150 quốc gia có đại sứ quan, lãnh sứ quán
tại Việt Nam. Họ đều có mắt nhìn, có tai nghe, có trái tim và quan điểm rõ ràng
về tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. Họ biết rõ như thế nào là đúng,
sai, phi lý và chính nghĩa. Họ không tự phản bội mình và lừa dối lương tâm. Họ
đã, đang và sẽ nói lên sự thật vì họ tôn trọng sự thật khách quan.
Thiết nghĩ những
người đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo và
nhân quyền nên dành thời gian tham khảo ý kiến của tất cả công dân quốc tế đã
có mặt tại Việt Nam để không tái diễn sai lầm đáng tiếc; đừng quy chụp, vu khống;
đừng tự biến mình thành “ngáo ộp”, người “vô lương tâm”, “thiếu trách nhiệm”,
“không có liêm sỉ” khi chà đạp thô bạo lên những cố gắng của Việt Nam trong bảo
vệ và thúc đẩy những giá trị phổ quát về quyền con người, đã hết lòng phấn đấu
vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội.
Đọc kỹ lịch
sử, đến khảo sát thực tế Việt Nam, thế giới quan, lời phát ngôn sẽ chân thực,
nhân văn
Việt
Nam – một dân tộc đã phải chống chiến tranh xâm lược nhiều lần, đã mất
mát, hy sinh và nếm trải đắng cay cũng lắm nên rất yêu chuộng hoà
bình, luôn đề cao các giá trị nhân văn và nhân đạo; nhất định
không để những kẻ xấu thực hiện âm mưu chống phá, tung tin giả mạo, bôi nhọ
danh dự, uy tín của mình; kiên quyết đấu tranh bác bỏ mọi quan điểm, hành vi
sai trái về tự do tôn giáo và nhân quyền. Việt Nam đã, đang và sẽ giúp bạn
bè quốc tế hiểu đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc hơn chủ trương, chính sách và thành
tựu về quyền con người, tự do tôn giáo ở đất nước này.
Việt Nam đang
chung tay với cộng đồng quốc tế xây dựng một thế giới hòa bình, văn minh, mọi
người dân và mọi quốc gia, dân tộc đều thụ hưởng thành quả phát triển và tiến bộ
xã hội, không ai bị bỏ lại ở phía sau. Chúng ta đều là con người, xin hãy tôn
trọng lẫn nhau và hãy tăng cường đối thoại, đẩy mạnh hợp tác vì các giá trị
nhân đạo.
Dưới bầu
trời hòa bình, hội nhập và hiểu biết lẫn nhau, chúng ta mới có thể bảo đảm tất
cả quyền con người thuộc về con người, cho tất cả mọi người. Hỡi những ai, tổ
chức nào đã thiếu khách quan khi đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt
về tự do tôn giáo và nhân quyền, hãy tự vấn lương tâm và cố gắng sửa chữa sai lầm,
khuyết điểm.
Lúc này, làm
đúng, thực hiện giá trị nhân văn là đừng nhúng tay vào chàm, bao che sự giả dối
và tiếp diễn sai lầm đáng tiếc. Hãy đọc kỹ lịch sử Việt Nam, đến Việt Nam mà hiểu
đất nước, con người Việt Nam; ở đó có lời giải đáp sâu sắc, thỏa đáng nhất về tự
do tôn giáo và nhân quyền chân chính./.
0 nhận xét: