Một trong những thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động là xuyên tạc, hạ thấp uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, vào các dịp đại hội Đảng, bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp chúng càng chống phá mạnh mẽ, tấn công trực diện vào công tác cán bộ, đội ngũ cán bộ cấp cao nhằm hạ thấp uy tín, bôi nhọ danh dự và làm giảm sút niềm tin của Nhân dân với các nhân sự cấp cao của Đảng, Nhà nước ta.
Trong những
năm qua, lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin và internet, nhất là
các nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đã tăng cường tuyên truyền chống
phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Các hoạt động tuyên truyền chống phá này càng diễn ra gay gắt vào các thời
điểm diễn ra các kỳ đại hội Đảng, bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân
các cấp nhằm thu hút những người tò mò, thiếu hiểu biết, thiếu nhạy cảm chính
trị theo dõi, chia sẻ.
Đồng tình với
nhận định trên, PGS.TS Trần Thọ Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Cơ quan Thường
trực Tạp chí Cộng sản tại miền Trung cho rằng: Vào các dịp này, các thế lực thù
địch đẩy mạnh việc phát tán thông tin, tài liệu xuyên tạc, thêu dệt ra nhiều
câu chuyện, trong đó bịa đặt trắng trợn những sự việc, câu chuyện không có thật
về các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để chia rẽ nội bộ, bôi nhọ trên các mạng
xã hội như facebook, zalo, youtube và một số hãng truyền thông không thiện chí
với Việt Nam; phát động các chiến dịch chống phá và đẩy mạnh đăng tải, phát tán
thông tin, bài, video xấu độc, bóp méo sự thật, xuyên tạc, cắt ghép, suy diễn,
quy chụp vô căn cứ; dàn dựng, tạo ra một số diễn đàn bàn về đại hội, nhân sự của
Đảng, Nhà nước trên mạng để lôi kéo các đối tượng thiếu thông tin, thù địch, bất
mãn với chế độ nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta…Qua đó làm giảm niềm tin của
các tầng lớp Nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước,
không tin tưởng vào đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là các đồng chí lãnh đạo cấp
cao, chủ chốt của Đảng, Nhà nước.
Cùng chung nhận
định trên, Ths.Phạm Văn Hoà, Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu
vực 3 chia sẻ: Các thế lực phản động, thù địch đã lợi dụng các trang mạng xã hội,
các blog, trang web để đưa nhiều thông tin vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ các đồng
chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, nhất là vào các dịp diễn ra những sự
kiện trọng đại của Đảng, của đất nước. Chúng phát tán các tin, hình ảnh giả tạo,
sai lệch, thật giả lẫn lộn, biến không thành có, gây hoài nghi trong dư luận,
tác động đến tâm lý, tư tưởng, tình cảm của Nhân dân vào cán bộ, đảng viên, làm
mất đoàn kết nội bộ, mất lòng tin đối với những người thiếu bản lĩnh.
Cũng theo
Ths.Phạm Văn Hoà, một số đối tượng còn “tung đơn thư nặc danh, mạo danh trên
các trang mạng xã hội, lan truyền những thông tin sai trái, bóp méo, xuyên tạc,
kích động chia rẽ nội bộ; bôi nhọ danh dự, nhân phẩm những cán bộ liên quan đến
công tác nhân sự đại hội và những người trong nguồn quy hoạch, khiến dư luận
hoài nghi, thắc mắc, không hiểu đúng sai thế nào”. Cùng với đó, một thủ đoạn
khác rất thâm độc được chúng bịa đặt về nguồn gốc xuất thân, gia đình tới bản
thân cán bộ lãnh đạo. Những thông tin bịa đặt được viết theo kiểu quy chụp,
tiêu cực nhằm hạ thấp uy tín của các đồng chí là nhân sự của đại hội Đảng các cấp,
đại biểu Quốc hội. Thậm chí một số đối tượng xuyên tạc cho rằng những người mà
được gọi là đại biểu quốc hội đều được lựa chọn, quyết định từ trước, bầu cử chỉ
là hình thức…
Nguy hiểm và
sâu xa hơn, các thế lực phản động, thù địch còn xuyên tạc, bịa đặt cái gọi là
“nguyên nhân của nó”, đó là xuất phát từ công tác nhân sự. Chúng cho rằng, công
tác nhân sự ở kỳ Đại hội Đảng hay bầu đại biểu quốc hội, nhất là nhân sự cấp
cao, là cuộc “tranh giành quyền lực”, “thanh trừng nội bộ”, “thủ tiêu đối
phương”, “theo lợi ích nhóm”… công tác nhân sự trong Đảng chỉ là sự ngụy tạo,
chỉ là hợp thức hóa, là dịp để hội hè, tốn kém tiền bạc của nhân dân, còn nhân
sự đã được sắp đặt theo lợi ích nhóm.
Đội ngũ cán bộ
khi đã được Nhân dân và đảng viên bầu nắm giữ các chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
các thế lực thù địch lại giở chiêu trò chống phá khi cho rằng “cán bộ lãnh đạo
của Đảng là nhóm người đặc quyền đặc lợi”, vì “một người làm quan cả họ được nhờ”,
“tự cho mình cái quyền được ban phát quyền lực, bổng lộc, chức tước, biến quyền
lực của nhân dân thành quyền lực của mình”. Thậm chí, vin vào một số cán bộ bị
xử lý kỷ luật, chúng cho rằng “cán bộ lãnh đạo Đảng không đủ phẩm chất đạo đức,
nói không đi đôi với làm, quan liêu, hách dịch, xa dân,…”. Có thể nói, những luận
điệu xuyên tạc, bôi nhọ của các thế lực thù địch là hết sức nguy hiểm, không những
làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của những cán bộ chân chính, mà còn gây nghi
ngờ, hoang mang trong dư luận, làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà
nước và chế độ.
Chia sẻ thêm
về hình thức mà các thế lực thù địch lợi dụng để làm mất uy tín, giảm sút niềm
tin của Nhân dân đối với các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta thời gian
qua, PGS.TS Trần Thọ Quang cho rằng: Các bài viết chống phá của các thế lực thù
địch, phản động thường sử dụng thông tin có một phần sự thật mà chúng lượm lặt
từ các nguồn công khai, thậm chí từ nội bộ để nêu vấn đề, sự việc, thời gian cụ
thể, trích dẫn tên tuổi, thông tin về những người liên quan rõ ràng để bạn đọc
tin tưởng, sau đó lồng ghép, xen kẽ với những thông tin giả, xuyên tạc, bịa đặt
hoặc cắt xén, sửa chữa kèm theo các hình ảnh làm tài liệu chứng minh, khiến người
đọc khó phân biệt thật-giả, dẫn đến hoang mang, mất niềm tin, tạo sự hoài nghi
và bức xúc trong dư luận.
Trước các
thông tin, luận điểm sai sự thật kể trên, nhiều nhà khoa học, trong đó có
PGS.TS Trần Thọ Quang, Ths.Phạm Văn Hoà đều cho rằng, bằng những tri thức lý luận
và thực tiễn đời sống chính trị, xã hội; bằng trách nhiệm và đạo lý làm người,
chúng ta càng phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm và kiên quyết đấu tranh phản
bác các luận điệu sai trái, thù địch đó bằng các luận cứ khoa học và lý luận thực
tiễn đã đúc kết. Trong đó, mỗi Đảng chính trị, Đảng cầm quyền ở bất kỳ quốc gia
hay thể chế chính trị nào, đều phải bầu ra bộ máy lãnh đạo của Đảng và phải tiến
hành công tác lựa chọn, bầu cử ra đội ngũ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu dưới
hình thức dân chủ trực tiếp hoặc gián tiếp.Đó là công việc quan trọng và được
tiến hành theo quy định, quy trình hết sức chặt chẽ.
Cùng với đó,
công tác nhân sự của Đảng và Nhà nước ta được tiến hành qua các kỳ đại hội, bầu
cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp thật sự công tâm, khách quan, trong
sáng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “cán bộ là cái gốc của mọi công việc… huấn
luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”; “Muôn việc thành công hay thất bại đều
do cán bộ tốt hay kém”. Do đó, Đảng ta thực hiện công tác nhân sự theo một quy
định, quy trình chặt chẽ, nghiêm túc, khách quan, khoa học. Có thể thấy, nhân sự
Đại hội XIII và Quốc hội khóa XV được chuẩn bị công phu, cẩn thận, dựa trên các
nguyên tắc xây dựng Đảng vốn là sức mạnh, tiến bộ và sự đồng thuận của nhân
dân.
Một vấn đề
liên quan nữa là những cán bộ được giới thiệu, bầu vào các vị trí chủ chốt của
Đảng, Nhà nước đều được đào tạo bài bản, trải nghiệm thực tiễn, có phẩm chất đạo
đức, có năng lực lãnh đạo, quản lý và đặc biệt là được nhân dân tin tưởng, tín
nhiệm. Quy trình giới thiệu rất chặt chẽ, công phu qua 5 bước, đảm bảo nhiều
Quy định khắt khe của Trung ương; giới thiệu và hiệp thương nhiều lần trước khi
ra ứng cử đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Đảng ta luôn
coi trọng và thực hiện thường xuyên việc bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện cán bộ
đảng viên. Những cán bộ có biểu hiện đặc quyền, đặc lợi, xa hoa, trụy lạc là
“không có đất sống”. Khi có những biểu hiện như vậy, sẽ tiến hành kiểm tra, xử
lý nghiêm túc. Công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng ta thời gian qua minh
chứng rõ nét cho phương châm, thực hiện quyết liệt, thường xuyên và không có
vùng cấm.
Đảng ta cũng
đặc biệt quan tâm đến vấn đề kiểm soát quyền lực, không để xảy ra tình trạng
tha hóa, lộng quyền và đặc quyền, đặc lợi của cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ
cấp cao của Đảng, Nhà nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định,
“phải nhốt quyền lực vào lồng cơ chế, pháp luật”. Cái “lồng cơ chế” đó chính là
kỷ luật của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước, cao nhất là Hiến pháp. Trong
Đảng, thì Cương lĩnh, đường lối, điều lệ Đảng; ngoài xã hội thì quốc pháp;
trung tâm là lòng dân và sự tín nhiệm của Nhân dân đối với đội ngũ công bộc của
dân. Như vậy thì không ai, không việc gì sai phạm mà không bị phát hiện, xử lý
nghiêm minh.
Xét trên
phương diện thực tiễn, cán bộ đảng viên của Đảng và Nhà nước ta phần lớn giữ được
tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Cống hiến trí tuệ, tài năng và
nhiệt huyết cho Đảng, cho dân. Còn số cán bộ suy thoái, biến chất, tham nhũng,
lãng phí chỉ là số ít và được kiểm tra, xử lý kịp thời, đưa ra khỏi tổ chức Đảng,
Nhà nước, thậm chí khởi tố, truy tố trước pháp luật./.
0 nhận xét: