Xuyên tạc giá trị, ý nghĩa “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” – Sự bất lực của các thế lực thù địch
Hơn một thế
kỷ rưỡi đã trôi qua, kể từ ngày còn là “một bóng ma ám ảnh châu Âu”, chủ nghĩa
Mác đã ra đời, trở thành thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa
học, cách mạng – hạt nhân lý luận của hệ tư tưởng của giai cấp vô sản,
đóng vai trò thống trị phong trào công nhân từ những năm 70 của thế kỷ XIX, được
V.I. Lênin bổ sung, phát triển và hoàn thiện cả ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa
Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản. Nhờ đó, chủ nghĩa Mác
trở nên “hoàn bị nhất, sâu sắc nhất”, là “công cụ nhận thức vĩ đại” để giai cấp
vô sản nhận thức và cải tạo thế giới, thực hiện sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của
mình. Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”do C. Mác và Ph. Ăngghen khởi
thảo là cột mốc đánh dấu sự khởi đầu vĩ đại ấy.
Thế nhưng, “mọi
kẻ thù lớn, nhỏ của chủ nghĩa Mác – Lênin”, bằng nhiều phương thức, thủ đoạn; từ
trước đến nay, đã ra sức phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa
Mác – Lênin. Chúng cho rằng “chủ nghĩa Mác – Lênin đã lỗi thời, đã trở nên vô dụng,
cần phải đưa vào bảo tàng lịch sử”. Hơn thế, chúng chộp lấy sự kiện sụp đổ của
chế độ XHCN theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và Đông Âu để tuyên truyền luận điểm
ấy. “Té nước theo mưa”, không ít ý kiến cho rằng “chủ nghĩa Mác – Lênin đã sai
lầm từ gốc”; từ trong “trứng nước” tư tưởng cơ bản của “Tuyên Ngôn của Đảng Cộng
sản” do C. Mác và Ph. Ăngghen soạn thảo, công bố vào tháng 2 năm 1848.
Tại sao các
thế lực thù địch lại quy kết, buộc tội “sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin”, “sự
sụp đổ của chế độ XHCN theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và Đông Âu” đều bắt đầu từ
tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”? Tại sao chúng lại vin vào cái cớ này để
xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng ta; cho rằng cần “thay máu cho hệ
tư tưởng”, “Việt Nam cần có một hệ tư tưởng khác để giúp Việt Nam phát triển
theo mô hình của các nước G7, G20 ở phương Tây”, “Việt Nam không cần chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”?
Cả nhân loại
tiến bộ đều biết câu nói nổi tiếng của V. I. Lênin: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
(viết tắt: Tuyên ngôn) là “tác phẩm gối đầu giường của những người công nhân có
tri thức”, cột mốc đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa Mác – hệ tư tưởng của giai
cấp vô sản; là tác phẩm “chín muồi của C. Mác và Ph. Ăngghen trong giai đoạn
hình thành chủ nghĩa Mác”, hàm chứa những tư tưởng sâu sắc về sự cần thiết phải
“kết liễu chế độ áp bức, bóc lột, bất công; kiến tạo và xây dựng chế độ xã hội
mới tốt đẹp: CNCS mà giai đoạn đầu là CNXH”. Tuyên ngôn thể hiện rõ nhất vị thế
là một cương lĩnh chính trị của giai cấp công nhân thế giới, phản ánh cô đọng
những tư tưởng cốt lõi trong nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản, đóng vai trò
định hướng nhận thức và dẫn dắt giai cấp công nhân tiến lên, thực hiện cuộc “đổi
đời”.
Trong
175 năm qua, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã trải qua những
thăng trầm, bị chống phátừ mọi loại kẻ thùlớn, nhỏ của chủ nghĩa
Mác – Lênin, đặc biệt là sự chống phá điên cuồng của chủ nghĩa cơ hội, xét
lại và chống cộng… nhưng Tuyên ngôn vẫn tỏ rõ sức sống của tác phẩm vĩ đại, giữ
vẹn nguyên giá trị khoa học, cách mạng, vẫn tiếp tục truyền đạt thông điệp “Giai
cấp vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!” để chống áp bức, bóc lột, bất công;
càng chống phá, giá trị, ý nghĩa của Tuyên ngôn càng thêm tỏa
sáng, càng khẳng định sức sống bất diệt của một công trình khoa học vĩ đại, có
sức sống xuyên thế kỷ và định hướng tương lai.
Càng phủ
nhận, phản kháng, càng tỏa sáng niềm tin, lẽ sống cao đẹp
Sự hận thù của
các thế lực phản động, xuyên tạc Tuyên ngôn trước đây và hiện nay cơ bản là giống
nhau, đã tự thú nhận sự bất lực trước sức mạnh vô địch của chủ nghĩa Mác –
Lênin nhưng vẫn ngoan cố và bướng bỉnh, không chịu đầu hàng chân lý khoa học, vẫn
ôm hận thù và nuôi dưỡng, âm mưu, thủ đoạn chống phá chủ nghĩa Mác – Lênin đến
cùng.
Rõ ràng,
quan điểm sai trái và tác hại của sự xuyên tạc, chống phá Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản là không thể xem thường. Điều đó luôn nhắc
nhở những người cộng sản phải tiếp tục phải cầm súng, cầm bút chiến đấu
để bảo vệ chân lý khoa học, cách mạng, nền tảng tư tưởng của Đảngta là chủ
nghĩa Mác – Lênin; tuyệt đối không được lơ là, mất cảnh giác,“không được buông
súng, xả hơi”, chủ quan, khinh thường địch khi xung quanh chúng ta vẫn còn âm
mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địchvà các mối đe dọatừ
chúng vẫn còn. Xem xét kỹ hơn các điểm sau đây chúng ta thấy
rõ lý do vì sao mọi kẻ thù lớn, nhỏ của C. Mác và Ph. Ăngghenlại ra sức
chống phá, xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạngcủa Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản và nền tảng tư tưởng của Đảng ta.
Phủ nhận giá
trị khoa học, cách mạng; ý nghĩa lịch sử và thời đại của Tuyên ngôn, các thế lực
thù địch cho rằng, Tuyên ngôn là của quá khứ, chỉ phù hợp với thế kỷ XIX và nửa
đầu thế kỷ XX, không còn phù hợp với thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và
sự bùng nổ thông tin, tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
tư. Chúng lập luận rằng, các quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen trong Tuyên
ngôn đã cũ rích, lỗi thời; là thuộc về quá khứ, không còn sức sống, không thể đại
diện cho giai cấp công nhân hiện đại và do đó, các Đảng Cộng sản Việt Nam không
nên dựa vào nội dung tư tưởng cơ bản của Tuyên ngôn; phải từ bỏ chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chúng bám vào
một số sự kiện có thật đã diễn ra để biện minh cho luận lý sai trái nhằm lừa bịp
người dân, cho rằng thời nay đã khác xưa, có nhiều cái mới cần phải giải quyết
nên không thể lấy lý luận cũ làm điểm xuất phát cho nhận thức thế giới đương đại.
Vì thế, chúng cố tình thổi phồng sự kiện “làm rung chuyển thế giới” là sự sụp đổ
của chế độ xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và Đông Âu để quy kết
sự “cáo chung” của học thuyết mác xít về sứ mệnh của giai cấp công nhân, vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản; về sai lầm của học thuyết đấu tranh giai cấp,
cách mạng xã hội và lý luận về xây dựng CNXH của chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ đó
chúng kết luận rằng: Tư tưởng của Tuyên ngôn đã lạc hậu, không còn lý do gì để
Tuyên ngôn tồn tại trong thế giới đương đại.
Từ luận đề ấy,
chúng cho rằng ngày nay giai cấp công nhân không còn là giai cấp trung tâm của
thời đại, đã kết thúc vai trò, địa vị lịch sử. Hơn thế, chúng đã lấy hiện tượng
để thay cho bản chất, đã ngụy biện rằng cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện
đại và nền kinh tế tri thức, kinh tế số đã “hạ “nốc ao” giai cấp công nhân”,
đưa tầng lớp trí thức lên vị trí trung tâm thời đại, quyết định sự phát triển của
công nghệ, công nghiệp và trình độ phát triển sản xuất xã hội. Và do đó, “CNTB
này ngay đang thực hiện các giá trị nhân văn”, v.v.. Điều này làm cho không ít
người chưa có điều kiện đọc Tuyên ngôn, chưa hiểu biết đầy đủ về chủ nghĩa Mác
– Lênin đã ngộ nhận rằng CNTB đã “lột xác”, đã “tự biến thành CNXH”; từ đó lầm
tưởng đến mức ngây ngô rằng, không cần phải đấu tranh giai cấp, không cần xóa bỏ
chế độ TBCN vì nó “không còn áp bức, bóc lột, bất công nữa”.
Cùng với đó,
bộ máy tuyên truyền của phương Tây đã và đang làm cho nhiều người hiểu sai về bản
chất của CNTB, khi lầm tưởng giai cấp tư sản nay đã “rất nhân văn, nhân đạo”,
đã có công đào tạo, bồi dưỡng, biến những người lao động trong xã hội thành trí
thức – những người chủ sản xuất, vì họ được trả lương hậu hĩnh, có cổ phần ở
công ty, có tài sản, sống sang trọng, đài các. Vì vậy, trong chế độ TBCN không
còn đối kháng giai cấp và mâu thuẫn giai cấp, không cần phải đấu tranh giai cấp.
Điều đó có nghĩa là “không còn đất cho Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản tồn tại”.
Rõ ràng, đây là một luận điểm hết sức phi lý, không thể chấp nhận, cần phải vạch
trần sự ngụy biện xảo trá, giả dối ấy.
Khát vọng
hòa bình, hạnh phúc của Tuyên ngôn soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi
Tại sao mọi
loại kẻ thù lớn, nhỏ của chủ nghĩa Mác – Lênin lại ra sức bài xích, công kích
Tuyên ngôn một cách quyết liệt như vậy? Phải chăng Tuyên ngôn đã trình bày
khách quan, toàn bộ các quy luật vận động, phát triển của lịch sử xã hội loài
người, chỉ ra tương lai của CNCS; vai trò và sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của
giai cấp công nhân; tính tất yếu bị diệt vong của CNTB và tất thắng của CNCS đã
làm cho chúng căm giận đến tận xương tủy và nuôi chí trả thù?.
Tuyên ngôn
là cương lĩnh chính trị của giai cấp công nhân trên toàn thế giới; lời hiệu triệu
giai cấp vô sản toàn thế giới phải liên hiệp lại đểđấu tranh xóa bỏ mọi
sự áp bức, bóc lột, bất công, tệ nạn người áp bức nô dịch người; xây dựng chế độ
xã hội mới tốt đẹp: CNXH và CNCS. Chính điều đó đã làm cho giai
cấp tư sản và các lý luận gia của nó không chịu đựng nổi lời tuyên bố, giá trị
và ý nghĩa khoa học, cách mạng của Tuyên ngôn. Vì vậy, chúng tìm mọi cách
ngăn cản tầm ảnh hưởng và sức mạnh vô địch của Tuyên ngôn bằng bất cứ
giá nào.
Những dự báo
thiên tài của C. Mác và Ph. Ăngghen về sự phá hủy chế độ áp bức, bóc lột trong
Tuyên ngôn đã minh chứng sống động bằng Công xã Pari, thắng lợi của Cách mạng
Tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917; sự ra đời của hệ thống thống các nước XHCN, đứng
đầu là Liên Xô, sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân ở các nước
TBCN, bằng sự thành công của mô hình CNXH hiện thực ở Trung Quốc, Việt Nam, Cu
Ba và Lào hiện nay.
Thực tiễn
sinh động đó đã chứng tỏ những dự báo khoa học của C. Mác và Ph. Ăngghen trong
Tuyên ngôn là hoàn toàn đúng đắn; là cơ sở khoa học để chúng ta bác bỏ mọi quan
điểm sai trái, thù địch; mọi âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc giá trị và ý nghĩa của
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
Đối với cách
mạng Việt Nam, Tuyên ngôn có vị, vai trò trí đặc biệt quan trọng, trước hết là
tinh thần khoa học, cách mạng trình bày trong Tuyên ngôn đã được lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc tiếp nhận thông qua nghiên cứu “Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Nhờ đó, Người đã
tìm thấy con đường cứu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc là con đường cách mạng
vô sản; độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra
đời, lãnh đạo nhân dân ta làm nên cuộc cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945,
tiến hành hai cuộc chiến tranh thần thánh, đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ;
đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua 37 năm tiến hành sự
nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đúng là thế
giới luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng, song tư tưởng cơ bản
của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C. Mác và Ph.
Ăngghen khởi thảo vẫn là cương lĩnh – ngọn cờ chiến đấu của những người
cộng sản, tài sản vô giá, “công cụ nhận thức vĩ đại” của chúng ta. Thực tiễn
cách mạng Việt Nam và thế giới đã chứng minh sức sống trường tồn
của Tuyên ngôn.
Đảng ta từ
khi ra đời đến nay, hơn 93 năm qua, luôn trung thành, vận dụng và phát triển
sáng tạo những tư tưởng cơ bản của Tuyên ngôn trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng
của nhân dân ta, nhất là trong việc xây dựng Cương lĩnh, chiến lược và phát triển
lý luận về đường lối đổi mới, xác định mục tiêu, mô hình, đặc trưng và con đường
đi lên CNXH ở Việt Nam để xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Vì lẽ đó, chúng ta tin tưởng khẳng định: Tư tưởng của Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta; là bài ca, sức mạnh
chiến thắng của những người cộng sản./.
0 nhận xét: