8/2/23

GIẬU ĐỔ BÌM LEO

           Việc đầu năm Quý mão, dư luận xôn xao vì câu chuyện “Cái tát của mẹ” của Nghệ sĩ Xuân Bắc đã đủ làm cho xóm làng xôn xao. Tất nhiên, đây là câu chuyện kể về việc mẹ gói bánh chưng ngày Tết và cách ứng xử của người con (không thấu hiểu) và những người khác trong gia đình. Đương nhiên, với ngôn ngữ và phép ẩn dụ, hoán dụ trong ngôn ngữ tiếng Việt thì người ta đều hiểu đây không chỉ là câu chuyện Bánh chưng mà chính là ẩn ý của anh Xuân Bắc nói về chương trình Gặp nhau cuối năm – Táo Quân 2022, đồng thời nội dung chuyện là để nói về những khán giả định kiến không thực sự thấu hiểu nỗi lòng và sự vất vả để có được chương trình phục vụ người xem của cả ekip. Đương nhiên, nó làm những khán giả khác cũng bị chạnh lòng vì dù tác giả ý hướng đến ai nhưng khán giả vẫn cảm thấy có phần đụng chạm.

Tuy nhiên, về bản chất mà nói thì chúng ta thừa nhận một điều Xuân Bắc là một nghệ sĩ lớn, có tài năng và uy tín trong xã hội. Đồng thời lâu nay, bản thân anh ta cũng chưa hề gây ra những chuyện “xôn xao” mà còn rất điềm tĩnh trong ứng xử và tham gia chân thành, nhiệt huyết các hoạt động xã hội. Do vậy, để đánh giá một cá nhân bằng những ngôn từ mạnh ám thị thông qua câu chuyện ẩn dụ cũng là điều cần cân nhắc thêm. Tất nhiên, sau sự việc này thì Xuân Bắc cũng đã xin lỗi vì đã làm khán giả hiểu nhầm từ đó buồn nhưng chính anh cũng phải rút ra bài học cho riêng mình nhất là khi đứng giữa những “lằn ranh đỏ” mờ ảo mà cần “uốn lưỡi bảy lần” trước khi nói.

Bản chất vấn đề là thế còn với tư cách là một nghệ sĩ, một Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, trực thuộc quản lý của Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa và Thế thao thì từ cái đơn giản nhất là ứng xử con người với nhau chứ chưa nói đến cấp dưới và cấp trên trong đạo lý rót chén trà, mời cái bánh, miếng trầu là chuyện bình thường. Cần phân định rạch ròi thay vì thù ghét mà thóa mạ người ta bằng những lời oán thán là không nên và kiên quyết phải bài trừ, loại bỏ.

 

0 nhận xét: