Ngày càng có nhiều người sử dụng internet, nhất là trẻ em, là nạn nhân của các hành vi phạm tội trên không gian mạng. Tội phạm trên mạng diễn ra ngày càng phức tạp ở hàng loạt quốc gia từ châu Á, châu Phi đến châu Âu, trở thành một thách thức không thể coi nhẹ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội trong thời đại mới.
Trung tâm Bảo vệ
trẻ em trên mạng (COPB) thuộc Bộ An ninh quốc gia Israel vừa gióng lên hồi
chuông báo động về số lượng vụ tội phạm mạng xảy ra với đối tượng là trẻ em.
Theo đó, trong năm 2022, đường dây nóng của trung tâm này đã xử lý hơn 8.100 sự
vụ trên không gian mạng mà nạn nhân chủ yếu là trẻ em. Cụ thể, có 31% số sự vụ
liên quan đến tấn công tình dục, 15% số vụ liên quan đến nguy cơ tự tử và đe dọa
tính mạng, 14% số vụ là về dọa nạt tinh thần trên internet.
Trong thời đại
công nghệ phát triển, trẻ em tiếp cận internet từ khá sớm nhưng thực tế cho thấy,
những “tấm lá chắn” để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng phức tạp và đầy rẫy
nguy hiểm này lại chưa được xây dựng hiệu quả. Theo một khảo sát, hầu hết trẻ
em tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) sử dụng điện thoại thông minh hằng
ngày, cao gấp hai lần so với cách đây 10 năm và bắt đầu từ độ tuổi nhỏ hơn so với
trước kia.
Trong khi đó,
cơ quan thực thi pháp luật Mỹ thông báo, trong năm 2022 có hơn 7.000 báo cáo về
việc trẻ em và thanh thiếu niên bị tống tiền. Nhiều vụ tống tiền xảy ra trên
các ứng dụng trò chuyện và trò chơi điện tử trực tuyến. Cơ quan chức năng cho rằng,
sự xấu hổ và sợ hãi đã khiến các nạn nhân không tìm kiếm sự trợ giúp từ gia
đình.
Công ty giải
pháp an ninh mạng CybergymIEC của Israel nhận định, năm 2022 được coi là “năm của
tin tặc” với số vụ tấn công mạng tăng nhanh trên khắp thế giới. Chỉ riêng trong
sáu tháng đầu năm 2022, các cuộc tấn công mạng trên toàn cầu đã tăng 42% so với
cùng kỳ năm trước đó. Y tế đứng đầu danh sách những lĩnh vực thường xuyên bị tấn
công mạng.
Không chỉ các
cá nhân mà nhiều tổ chức cũng là nạn nhân của tội phạm mạng thời gian qua. Công
ty an ninh mạng Kaspersky cho biết, trong năm 2022, có tới 47% số máy tính của
các hệ thống điều khiển công nghiệp ở châu Phi đã bị tấn công bằng phần mềm độc
hại, cao hơn so với tỷ lệ 40% ở cấp độ toàn cầu. Trong đó, Ethiopia, Algeria,
Burundi là những quốc gia thường xuyên hứng chịu hình thái tấn công mạng này.
Còn tại châu
Âu, cảnh sát khu vực mới đây đã bắt giữ 42 người, thu được nhiều khẩu súng, ma
túy và tiền mặt, sau một chiến dịch nhằm vào dịch vụ tin nhắn trực tuyến mã hóa
có tên là Exclu Messenger được các băng nhóm tội phạm sử dụng. Italia gần đây
cũng cho biết, hàng nghìn máy chủ trên khắp thế giới đã bị tấn công bằng mã độc
tống tiền và khuyến cáo các cơ quan của nước này tiến hành biện pháp bảo vệ các
hệ thống máy tính của mình.
Đại dịch
Covid-19 đã mở đường cho sự bùng nổ của nền kinh tế kỹ thuật số trên toàn cầu,
song kéo theo đó là hàng loạt hình thức tội phạm mạng gia tăng về mức độ, tần
suất, như tấn công đòi tiền chuộc, phá hoại cơ sở hạ tầng thiết yếu, đánh cắp
tiền kỹ thuật số… Công ty giải pháp an ninh mạng CybergymIEC của Israel nhận định,
năm 2022 được coi là “năm của tin tặc” với số vụ tấn công mạng tăng nhanh trên
khắp thế giới. Chỉ riêng trong sáu tháng đầu năm 2022, các cuộc tấn công mạng
trên toàn cầu đã tăng 42% so với cùng kỳ năm trước đó. Y tế đứng đầu danh sách
những lĩnh vực thường xuyên bị tấn công mạng.
Việc nâng cao
nhận thức cho cả người lớn và trẻ em về sử dụng internet một cách thông minh,
an toàn, có trách nhiệm, cũng như nỗ lực đấu tranh phòng chống các hành vi xâm
phạm trẻ em là “tấm lá chắn” hữu hiệu để bảo vệ người dùng trên không gian mạng.
Trong bối cảnh các sự cố mạng xảy ra thường xuyên hơn và gây thiệt hại lớn, các
công ty, tổ chức… càng cần chú trọng đào tạo để bảo đảm nhân viên được trang bị
những kỹ năng và kiến thức cần thiết về an ninh mạng.
0 nhận xét: