Luôn lấy mình là hình mẫu dân chủ cho các quốc gia khác học tập, thậm chí là áp đặt hình mẫu đó lên các quốc gia này. Vậy nhưng hình mẫu dân chủ của Pháp đang bộc lộ những hạn chế thậm chí là cho thấy bản chất dân chủ ở đây lại mang tính hình thức nhiều hơn. Nước Pháp trong thời gian vừa qua đã liên tiếp rung chuyển bởi các cuộc đình công, biểu tình, bạo động nhằm phản đối chính sách quyết định nâng tuổi hưu từ 62 lên 64 tuổi. Tình trạng này đã bước sang tuần thứ 19 và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Sự tức giận của
người dân Pháp là có cơ sở khi phần lớn các cuộc khảo sát xã hội học cho thấy
phần lớn người dân Pháp không đồng tình với quyết định trên. Tuy nhiên, phản hồi
và ý kiến của người dân Pháp đã không được Chính phủ Pháp lắng nghe. Vì vậy,
người dân Pháp không còn cơ chế phản đối nào khác ngoài đình công, biểu tình và
bạo loạn. Thậm chí, không để có thời gian xem xét lại, Chính phủ Pháp còn đẩy
nhanh tiến trình thông qua luật. Ngày 11/3, Thượng viện Pháp bỏ phiếu thông qua
dự luật. Và chưa chờ đến hạ viện thông qua, chính phủ Pháp sau đó thông báo đã
quyết định kích hoạt Điều 49.3 trong hiến pháp để "vượt quyền" quốc hội,
phê chuẩn luật nâng tuổi nghỉ hưu của lao động Pháp từ 62 lên 64. Điều này đã
càng khiến dư luận Pháp càng tức giận.
Nhiều người
dân Pháp đã tỏ ra vô cùng phẫn nộ, thất vọng về nền dân chủ Pháp khi Quốc hội,
nơi được coi là tiếng nói của người dân đã không được tôn trọng, lắng nghe và bị
Chính phủ phủ quyết quyền. Vẫn biết việc tăng tuổi hưu đối với Chính phủ Pháp
là việc khó và nó đã phải căn cứ trên thực tế nhân khẩu học nước này đang phải
đối mặt khi tình trạng già hoá dân số gia tăng. Nhưng thay vì cơ chế lắng nghe,
đối thoại và thuyết phục thì Chính phủ Pháp lại áp đặt, thông qua dự thảo luật
một cách cưỡng bức. Đây có thể coi là một hành vi vi phạm dân chủ, đi ngược lại
quyền, lợi ích và nguyện vọng của người dân. Cũng qua câu chuyện này mới thấy,
đúng là dân chủ ở các nước Phương Tây rêu rao cũng có lúc là dân chủ hình thức
mà thôi.
0 nhận xét: