12/5/23

Đừng đổ lỗi như thế!

 

Gần đây, trên trang Baotiengdan.com,Nguyễn Tiến Tường có bài viết: “Cơ chế là cơ chế gì?”. Mở đầu Tiến Tường viết: “Lỗi của cơ chế là không nên đặt bàn tay của người giỏi như ông “Tuấn tim” lên bàn giấy ký hợp đồng. Bác sĩ giỏi của một lĩnh vực khan hiếm người tài thì nên tạo điều kiện để ông ấy cầm dao mổ”… Từ vụ việc vừa qua, chiều 21/4, Hội đồng xét xử bắt đầu tuyên án đối với cựu giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn và 11 người khác trong vụ nâng giá vật tư y tế gây thiệt hại hơn 53 tỉ đồng. HĐXX đã tuyên Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn mức án 3 năm tù và không bị cấm đảm nhiệm chức vụ hay cấm hành nghề sau khi chấp hành bản án. Qua đó Tiến Tường đặt một câu hỏi hoài nghi về cơ chế là gì? Để đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước đã nên hay không nên đặt người mổ giỏi làm quản lý….

Nguyễn Tiến Tường đã tiếp cận sự việc một cách phiến diện, khai thác sự việc ở một góc độ để nhận định, đánh giá tổng thể của vấn đề. Nhận định đó chở lên sai bản chất. Phải thừa nhận là bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn là người có chuyên môn giỏi nhưng vấn đề chuyên môn giỏi với việc bổ nhiệm chức vụ là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. Đảng và Nhà nước ta về “cơ chế” không hệ có chủ trương hay quy định nào về việc bổ nhiệm người có chuyên môn giỏi làm lãnh đạo mà không quan tâm đến năng lực quản lý, lãnh đạo như Nguyễn Tiến Tường nói.

Việc người có chuyên môn giỏi không có nghĩa là không nên bổ nhiệm họ làm lãnh đạo nếu như họ cũng có trình độ, kỹ năng và năng lực quản lý, lãnh đạo tốt. Và bổ nhiệm người làm lãnh đạo cũng đòi hỏi có trình độ chuyên môn nhất định là tất yếu. Nhất là làm lãnh đạo một đơn vị sự nghiệp có chuyên môn cao thì đòi hỏi người được bổ nhiệm làm lãnh đạo cũng phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong chuyên môn. Vậy lãnh đạo có cần giỏi chuyên môn? Khẳng định là có. Ai cũng cần phải có chuyên môn. Lãnh đạo cũng phải có chuyên môn. Lãnh đạo tổ chức nào cũng thế, nhưng đặc biệt các tổ chức mà mức độ chuyên môn chuyên sâu là sản phẩm chính cạnh tranh trên thị trường thì chuyên môn càng quan trọng. Các tổ chức như bệnh viện, trường đại học, viện nghiên cứu… đều cần những lãnh đạo có chuyên môn tốt.Còn trường hợp bác sĩ Tuấn giỏi chuyên môn không có nghĩa là kém về quản lý, lãnh đạo.

Về việc bổ biệm cán bộ lãnh đạo thì Đảng và Nhà nước đã có nhiều quy định cụ thể các tiêu chí, tiêu chuẩn đối với từng chức vụ. Chuyên môn chỉ là điều kiện cần. Bên cạnh chuyên môn, lãnh đạo cần thêm ít nhất 2 nhóm kỹ năng chính: kỹ năng làm việc với con người (human skills) và kỹ năng khái niệm hóa (conceptual skills). Giao tiếp, hiểu, cảm thông, hướng dẫn, đào tạo, phát triển, xử lý mâu thuẫn giao việc, phân quyền… là những thành phần của kỹ năng làm việc với con người. Nó là cánh thứ hai căn bản bên cạnh yếu tố chuyên môn của lãnh đạo.Ngoài ra, việc bổ nhiệm lãnh đạo còn trải qua từng bước từ lãnh đạo cáo thấp cho đến cấp cao mà không có bổ nhiệm vượt cấp. Điều đó cho thấy để trở thành lãnh đạo cấp cao thì người đó đã được đào tạo, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng lãnh đạo rồi. Bác sĩ Tuấn là người có nhiều năm kinh nghiệm làm công tác lãnh đạo, quản lý và trải qua nhiều vị trí lãnh đạo từ thấp đến cao.

Như chúng ta biết Đảng ta luôn coi trọng người tài, thu hútngười có tài, đức để cống hiến cho đất nước, không ai đặt ai vào đâu khi người ta không mong muốn, không phấn đấu, với cương vị nào thì chúng ta đều phải chịu trách nhiệm của mình trước tổ chức, cơ quan và Đảng, nhà nước, đặc biệt trước pháp luật.Còn khi sai phạm thì sai ở đâu, xử lý ở đó.

Gần đây, Đảng tăng cường và thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp là một nội dung quan trọng, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trong giai đoạn cách mạng mới, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp càng cần phải nêu gương, đi đầu thực hiện các nhiệm vụ chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng./.

 

0 nhận xét: