30/6/23

ĐẠI HỌC FULBRIGHT NÊN DẠY ĐIỀU GÌ?

 

Nhân chuyện "ra lò" của 72 sinh viên của trường Đại học Fulbright, nhiều tờ báo trong nước ca ngợi những sinh viên của trường này, hứa hẹn là tương lai của đất nước. Như ông Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Susan Burns cho rằng Đại học Fulbright Việt Nam đã “tiên phong lan tỏa triết lý giáo dục khai phóng từ các đại học hàng đầu ở Mỹ về Việt Nam. Giáo dục khai phóng cho sinh viên những ý tưởng mới, những góc nhìn mới và không ngại bày tỏ chính kiến của mình”.

Về việc tương lai của các thế hệ sinh viên trường Đại học Fulbright, tôi không bàn nhiều. Nhưng tôi lại nhớ tới một câu chuyện mà bà Đàm Bích Thủy, Chủ tịch sáng lập Trường ĐH Fulbright Việt Nam, khi nói chuyện với John Swallow, Chủ tịch Cao đẳng nghệ thuật Carthage, đã nói rằng: Sau khi cho các sinh viên của Đại học Fulbright xem một tập trong bộ phim tài liệu “Chiến tranh Việt Nam”, thì nhiều người đã khóc nức nở và xúc động về câu chuyện mà họ đã xem. Lý do là khóc thương cho những gì người lính Mỹ phải chịu đựng “chúng tôi chưa bao giờ biết người Mỹ phải “chịu đựng” nhiều như vậy. Bởi trước đây chúng tôi chỉ nghĩ người Việt Nam chịu “thiệt thòi”. “Nay một số sinh viên ĐH Fulbright đã khóc, vì những người lính Mỹ đã phải chịu đựng ở chiến tranh Việt Nam”.

Chưa biết khai phóng gì, nhưng khai phóng kiểu như thế này thì tôi thực sự lo ngại. Một lớp trẻ lại xót thương cho những kẻ xâm lược, đã bắn g.iết những người đồng bào mình, đưa tới cái chết của hàng triệu người dân thường ở 2 miền Nam – Bắc.

Giáo dục những kiến thức, khoa học của nhân loại, trong đó, có của nước Mỹ là tốt. Nhưng quan trọng nhất, vẫn phải là dạy về lòng tự tôn dân tộc, lịch sử dân tộc và đừng bao giờ quay lưng với dân tộc mình. Theo tôi, đấy mới điều quan trọng nhất.

0 nhận xét: