11/9/23

XÂY HỒ HAY GIỮ RỪNG?

 

Đây là những hình ảnh thực tế trong các đợt hạn hán vừa qua tại Bình Thuận. Là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, từ năm 2014, Bình Thuận đã phải đối mặt với vấn đề thiếu nước nghiêm trọng. Đến mức, năm 2020, tỉnh Bình Thuận đã phải công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2.

Bình Thuận có mùa khô kéo dài, lại ở hạ nguồn của các con sông, lượng mưa những năm gần đây liên tục giảm và ở mức thấp, nên nhiều hồ thuỷ lợi nhỏ của Bình Thuận mực nước chỉ còn 4-5% dung tích. Việc người dân phải xếp hàng nhận nước bằng can, mua nước để tưới hay xếp rơm rạ vào gốc để ngăn nước bốc hơi cho cây thanh long đã không còn xa lạ.

Chuyên gia của Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Thuỷ lợi đã về khảo sát, nghiên cứu, hỗ trợ. Có những giải pháp đã được áp dụng. Nhưng vì khu vực phía Bắc của tỉnh Bình Thuận có rất ít hồ nước, nên tình trạng thiếu nước ở đây gần như khó được cải thiện. Do đó, người dân ở đây rất mong chờ có một hồ thuỷ lợi lớn, như hồ Thiên Tượng, Kẻ Gỗ của Hà Tĩnh, hồ Cửa Đạt ở Thanh Hoá, Tả Trạch ở Thừa Thiên Huế, hay Dầu Tiếng ở Tây Ninh.

Bảo vệ rừng là đúng. Nhưng cũng cần tính đến sinh kế, mối nguy hại đang hiện hữu đối với cây trồng và cuộc sống của người dân Bình Thuận. Vậy nên, nếu ai đó không ở Bình Thuận, không phải hàng ngày đối mặt với tình trạng hạn hán, thiếu nước của người dân tỉnh này, thì đứng cố lấy tiêu chuẩn môi trường của mình để áp đặt hay gây sức ép cho họ.

Quả là:
Bởi chúng mình thương bao nhiêu mảnh đất cằn
Mà đời không ngại đào mấy con kênh
Đắp hồ xây đập ta nuôi dòng nước ngọt
Để đàn mương nhỏ tắm mát quanh năm
Ruộng đồng ta thoả mơ ước bao năm.

0 nhận xét: