Em Đoàn Gia Hưng học sinh lớp 8 nói rằng “Con mơ ước xã hội sẽ không dùng điểm
số để đánh giá học sinh nữa, bởi điểm số không quyết định tương lai một con người”.
Dưới góc độ của học sinh lớp 8 thì mình nghĩ rằng em khá dũng cảm để nói lên
nguyện vọng của mình, mặc dù có lẽ chưa chính xác bởi em còn khá nhỏ để có cái
nhìn tổng quan và toàn diện về một vấn đề.
Thế nhưng thật buồn cười khi một số người lại thông qua vấn đề này đổ lỗi rằng
chính vì có cơ chế học thi chấm điểm ngặt nghèo nên gd Việt Nam mới nát như
này. Và rằng, nên bỏ việc chấm điểm học sinh, đừng áp lực chuyện học hành thi cử
nữa, cần học theo giáo dục khai phóng của các nước bên Tây đi.
Mình công nhận, điểm số không hoàn toàn phản ánh đúng và đủ năng lực học sinh,
không quyết định tương lai của một con người. Nhưng chúng ta phải cần có điểm số,
vì nó phản ánh phần nào năng lực, sự thể hiện cũng như sự cố gắng của các em học
sinh/sinh viên trong quá trình học tập. Dựa vào điểm số, từ đó chúng ta có thể
dễ dàng phân loai nhóm học sinh, từ đó xã hội có sự lựa chọn/đánh giá chính
xác.
Cổ nhân có câu “Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân” (có thể hiểu là người phân
theo nhóm, vật họp theo loài). Vậy nên, điểm số cũng là 1 phương thức để chúng
ta phân loại học sinh theo từng nhóm đấy các bạn.
Để đánh giá năng lực và trí tuệ của một con người, chúng ta không nên chỉ căn cứ
vào điểm số, thế nhưng điểm số là yếu tố then chốt nhất để phân loại năng lực học
tập, ít nhất là về mặt biểu hiện.
Nói Việt Nam dính áp lực học hành thi cử, nên chưa thể so được với các nước Tây
- Mỹ với giáo dục khai phóng ư? Vậy mình nói nhé, so về áp lực học hành thi cử
thì Việt Nam vẫn chưa là cái đinh gì so với Trung Quốc - nhưng giờ nếu xét về
kinh tế và phát triển toàn diện, hầu hết các nước phương Tây kia giờ phải ngẩng
đầu lên mới thấy Trung Quốc.
Hãy nhìn vào thực tế, các trường Đại học TOP đầu tuyển sinh thì họ sẽ ưu tiên lấy
những bạn có điểm thi cao hơn hoặc có những giải quốc tế và dĩ nhiên những thí
sinh có điểm số thấp hơn sẽ phải lựa chọn các trường ít tên tuổi hơn. Và kéo
theo đó, các công ty, doanh nghiệp lớn tuyển dụng cũng sẽ ưu tiên tuyển dụng
sinh viên ở các trường Đại học tên tuổi, và thường sinh viên ở các trường này
sau này ra đời cũng sẽ có mức thu nhập tốt hơn.
Bỏ học rồi thành công thì không phải là không có, nhưng chưa thấy ông nào xui
con mình bỏ học cả, dù giàu hay nghèo đều cố gắng cho con điều kiện học tập tốt
nhất. Vì họ biết muốn làm gì cũng phải học, học ở trường, học ở bạn bè, học ở đời.
Và học tốt ở trường sẽ cho ta hành trang tốt hơn khi vào đời. Cái nguy bây giờ
là bệnh thành tích, là tư tưởng dân túy trong giáo dục. Chính những phụ huynh
trưởng thành từ giáo dục nghiêm khắc lại muốn con mình được giáo viên nuông chiều,
rồi lại quay ra than thở “giới trẻ bây giờ.....”. Chúng ta đang trao cho học
sinh cái mà phụ huynh/các em “muốn” chứ không phải là thứ các em “cần”. Vậy nên
mới có cảnh trò không ra trò, thầy không dám làm thầy
| 28.12.23
0 nhận xét: