Có lẽ trong mỗi người khi nhắc đến bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt
sẽ chẳng ngần ngại mà đọc 4 câu thơ sau:
“Sông núi nước nam, Vua nam ở
Rành rành ghi rõ tại thiên thư
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được ví như Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của
dân tộc ta vang lên sang sảng trên trận tuyến sông Như Nguyệt, khiến quân xâm
lược Tống hồn xiêu phách tán. Bài thơ khẳng định chủ quyền lãnh thổ, ca ngợi
lòng tự hào dân tộc và sức mạnh to lớn của đất nước.
Thế nhưng trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 (Bản dịch của Ngô Linh Ngọc, bộ
Chân trời Sáng tạo) xuất hiện lỗi sai vô cùng lớn khi dịch từ “nước Nam” thành
“Đại Nam”, trong khi đất nước ta dưới thời Nhà Lý có tên là Đại Việt. Tên nước
là Đại Nam được bắt đầu dùng từ thời Nhà Nguyễn. Những nhầm lầm như vậy thì bảo
sao học sinh có nhận thức mơ hồ, nhầm lần về lịch sử và rồi nhiều bạn nhẫm lẫn
Quang Trung - Nguyễn Huệ là 2 anh em. Đây là một sai lầm nghiêm trọng không thể
nào chấp nhận được.
Bản thân mình thấy rằng bản dịch ở sách giáo khoa thời cũ đọc rất hay, rõ ràng
dễ hiểu mà không cần phải đọc qua bản dịch nghĩa. Còn bản dịch này thì dùng quá
nhiều từ Hán Việt, thậm chí đọc dịch thơ xong phải dịch nghĩa lại lần nữa. Vậy
sao phải thay bản dịch mới làm gì khi cái mới không tốt, không ưu việt bằng cái
cũ?
Có lẽ cơ quan quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tiến hành rà soát lại những
nội dung trong sách giáo khoa đang được sử dụng tại các trường học, đừng để những
“hạt sạn” làm ảnh hưởng đến nhận thức, tư duy của học sinh, đặc biệt là khi quyền
lựa chọn sách giáo khoa sẽ được giao về cho các nhà trường, giáo viên và có sự
tham gia của phụ huynh học sinh.
| 6.1.24
0 nhận xét: