31/1/22

Vẫn là trò “vơ đũa cả nắm”

Vẫn là trò “vơ đũa cả nắm”

 


Một trong những nội dung mà các thế lực thù địch tập trung chống phá Việt Nam thời gian qua là xuyên tạc chủ trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta. Cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta càng đạt nhiều kết quả thì các thế lực thù địch càng hằn học và điên cuồng chống phá.


Cùng với việc phủ nhận những kết quả mà chúng ta đã đạt được trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các thế lực thù địch, phản động cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam hô hào chống tham nhũng chỉ là “giả tạo” vì tham nhũng, tiêu cực chỉ có ở cán bộ, đảng viên, đánh tham nhũng như thế chẳng khác nào “gậy ông lại đập lưng ông”…

Luận điệu trên là hết sức sai và thực chất vẫn là trò “vơ đũa cả nắm” nhằm xuyên tạc, phủ nhận ý chí, quyết tâm, tinh thần kiên quyết, không ngừng, không nghỉ trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Cần phải khẳng định rằng Đảng và Nhà nước ta xác định quyết tâm chính trị rất cao trong cuộc đấu tranh này. Nhận thức rõ tính nguy hại của tham nhũng, tiêu cực và tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên, Đảng ta xác định đó là “giặc nội xâm”, là một trong 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng ta, chế độ ta và phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ nó ra khỏi đời sống xã hội. Đặc biệt những năm gần đây, trong Văn kiện các kỳ Đại hội và nhiều chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng ta đã xác định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái… vừa là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, vừa là giải pháp rất quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trong cuộc đấu tranh này, Đảng ta xác định vừa phải chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, vừa phải xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, theo tinh thần “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”… Con số hơn 25.000 cán bộ, đảng viên vi phạm bị xử lý kỷ luật và pháp luật, trong đó có hàng trăm cán bộ, đảng viên diện Trung ương quản lý đã phần nào thể hiện rõ tinh thần ấy…

Để xem xét một đảng, một nhà nước có “giả tạo” trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hay không người ta phải nhìn vào quyết tâm chính trị và hành động cụ thể của họ. Quyết tâm chính trị và hành động của Đảng và Nhà nước ta là rất rõ ràng. Thực tiễn sinh động đã và đang diễn ra bác bỏ hoàn toàn mọi luận điệu xuyên tạc cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta.

Đảng và Nhà nước ta thực hiện vai trò cầm quyền, thể hiện quyền lực thông qua bộ máy gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân đảm nhiệm các trọng trách khác nhau. Cần khẳng định rằng, đại đa số cán bộ, đảng viên của Đảng ta vẫn vững vàng bản lĩnh, hoàn tành tốt các nhiệm vụ được giao, được nhân dân tin tưởng.

Chúng ta không phủ nhận trong bộ máy chính quyền có một số cán bộ, đảng viên đã từng đứng trên bục giao giảng, nói về đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực rất hay nhưng chính họ chẳng những không gương mẫu mà còn không giữ được mình, vướng vào chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật nhà nước. Nhưng đó chỉ là những “con sâu bỏ rầu nồi canh” không thể từ một số cán bộ, đảng viên mà “vơ đũa cả nắm” đánh đồng tất cả cán bộ, đảng viên ta đều tham nhũng, tiêu cực.

Cần khẳng định lại một lần nữa rằng những luận điệu như đã nêu chỉ là nằm trong những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm, tinh vi của các thế lực thù địch, phản động nhằm lợi dụng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực để xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nhưng những giọng điệu xuyên tạc, bịa đặt lạc lõng ấy không thể phủ nhận được quyết tâm chính trị và những thành quả trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta, không làm suy giảm được lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp cách mạng nói chung và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng. Quyết tâm chính trị của Đảng chính là lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đồng lòng, quyết chí trong cuộc chiến này.

Chúng ta càng đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì các thế lực thù địch, phản động cũng gia tăng sự chống phá với những thủ đoạn tinh vi hơn. Cuộc đấu tranh này còn cam go, phức tạp và lâu dài. Nhưng dù khó khăn đến đâu cũng không một thế lực nào có thể làm nhụt ý chí, quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Cùng với đẩy mạnh cuộc đấu tranh, không ngừng, không nghỉ, cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phải tiếp tục đề cao cảnh giác, nhận diện rõ ràng về những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động để từ đó chủ động đấu tranh kiên quyết với những luận điệu sai trái./.

 

Phanh phui những vụ án “không có vùng cấm”: Chìa khóa mở cửa lòng tin

Phanh phui những vụ án “không có vùng cấm”: Chìa khóa mở cửa lòng tin

 


Dồn dập các vụ đại án tiếp tục được phanh phui, nhiều Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh, tướng lĩnh…bị xử lý, bị khởi tố, truy tố, lĩnh án…

Ngày 16/1/2012, Nghị quyết Trung ương (T.Ư) 4, nhìn thẳng vào sự thật: Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả một số cán bộ cao cấp suy thoái, biến chất.


Lúc đó, nhiều đảng viên khi quán triệt Nghị quyết đã băn khoăn: Bộ phận ấy nằm ở đâu, là ai? Đến tháng 12/2020, tại Hội nghị toàn quốc về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020, “bộ phận không nhỏ” hiện ra: Hơn 131.000 đảng viên bị xử lý; trong đó, có hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, có 27 Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên Bộ Chính trị, hơn 30 tướng lĩnh…

Đã xử lý hình sự 1 Ủy viên Bộ Chính trị, 4 Bộ trưởng, 7 tướng lĩnh với mức án cao nhất là Chung thân. Kết quả đó gắn với sự kiện ngày 1/2/2013, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (nay là phòng chống tham nhũng, tiêu cực) được thành lập với quyết tâm cũng gây băn khoăn không kém: “không có vùng cấm”.

Một năm sau Hội nghị, dồn dập các vụ đại án tiếp tục được phanh phui, nhiều Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, tướng lĩnh… bị xử lý, bị khởi tố, truy tố, lĩnh án. Giống như “bộ phận không nhỏ”, “không có vùng cấm” đã có sức thuyết phục. Đã rõ hơn một thực tế, tham nhũng và tiêu cực nguy hại ghê gớm và vẫn đang song hành. Vẫn xa hoa, lãng phí, quyền thế, nhũng nhiễu và tha hóa người khác trong các biệt thự, trang trại, sân golf, xe hơi đắt tiền, và thậm chí…cả trong nhà tù.

Vẫn “ăn của dân không từ một thứ gì”, kể cả ăn trên sự khốn cùng của người dân trong cơn đại dịch. Vụ Việt Á bất ngờ hiện ra, choáng váng và phẫn nộ. Choáng vì một doanh nghiệp tư nhân đã dùng 800 tỷ đồng “bôi trơn” cả một hệ thống của ngành y tế, nghiền nát y đạo.

Phẫn nộ vì sau nó lại có một nhóm người tạo thành “liên minh ma quỷ” khiến cho toàn dân phải ngửa mặt lên trời cho kít Việt Á “ngoáy mũi” và trục lợi 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đỉnh của đỉnh vẫn chưa hẳn đã là Việt Á.

Dịch bệnh tràn khắp thế giới khiến hàng triệu công dân Việt Nam bị kẹt lại tại nước ngoài trong hoàn cảnh không việc làm, không thu nhập, không bảo hiểm y tế. Vậy là “trọn ổ” 4 quan chức lãnh đạo Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao thò tay nhận hối lộ, cho phép các công ty tổ chức 800 chuyến bay để chở 200.000 công dân mắc kẹt từ 60 quốc gia về nước với giá đương nhiên là phải “lấp tràn” số tiền đã hối lộ.

Chưa biết khoản hối lộ là bao nhiêu, còn chờ kết quả điều tra. Nhưng cứ từ thông tin trên báo chí, có thể thấy con số “móc túi” người hoạn nạn gấp nhiều lần Việt Á. Bộ Công an quyết định khởi tố, bắt tạm giam 4 “mặt nạ quan chức” leo cao, chui sâu vào Bộ Ngoại giao khi thời điểm giao thừa đếm ngược chỉ còn 4 ngày.

Bộ Ngoại giao ngay trong ngày thứ Bảy đã phải tỏ rõ quan điểm: Đây là hành vi trục lợi cá nhân, vi phạm đến đâu xử lý đến đó, không có vùng cấm, không bao che, bất kể là ai. Nếu vụ Việt Á, tham nhũng “liên minh” móc túi người dân khốn khổ vì dịch bệnh trong nước, thì vụ “4 mặt nạ quan chức”, tham nhũng vươn vòi bạch tuộc qua biên giới nhắm đến hàng trăm ngàn người dân hoạn nạn nơi “đất khách quê người”.

Hai vụ án cuối năm là “giọt nước tràn ly” và đang phát đi thông điệp: Không chỉ đạo đức công vụ mà cả đạo lý cũng đã bị thủng đáy. Một khi nền tảng đạo lý không còn, pháp lý trở nên vô nghĩa. Diễn biến hai vụ án đang tiếp tục thể hiện quyết tâm truy đến cùng và “không có vùng cấm” của Cơ quan Điều tra, Bộ Công an. “Không có vùng cấm” đang trở thành mối quan tâm sâu sắc của người dân và là “chìa khóa” mở ra cánh cửa lòng tin của Nhân dân./.

 

Năm mới, câu chuyện mới về thủ đoạn chống phá Đảng, hại nước, hại dân


Thêm một tuổi Xuân, thêm một tuổi Đảng, nhất định năm 2022 nhân dân ta sẽ giành được những thành tựu to lớn hơn năm 2021.

Đúng vậy! 92 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, nhân dân ta đã kiên trì phấn đấu, giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thêm tuổi mới với tinh thần mới, khí thế mới, không có khó khăn nào, thế lực nào có thể ngăn đường, cản bước Đảng ta lãnh đạo toàn dân và toàn quân ta tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tiến lên giành những thành tựu mới, góp phần xây dựng quốc gia hùng cường, thịnh vượng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng, sau khi “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách nhưng Đảng ta vãn vững tay chèo lái con thuyền cách mạng, đã khởi xướng và lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước thành công, giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đảng đã đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, đời sống vật chất, tình thần của nhân dân ta không ngừng được cải thiện; quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường; uy tín, vị thế của nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế; chưa bao giờ nước ta có được cơ ngơi, tiền đồ, uy tín và vị thế quốc tế to lớn như ngày nay.

Thế nhưng, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đã không chấp nhận sự thật ấy. Chúng cố tình chống đối, gây nhiều khó khăn, trở ngại cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chúng không muốn nhân dân ta có cuộc sống hào bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, chúng ra sức xuyên tạc, bóp méo sự thật, cản trở nhân dân ta xây dựng cuộc sống mới, kể cả lợi dụng việc vui Xuân đón Tết Nhâm Dần của nhân dân ta để chống đối Đảng, Nhà nước và chế độ. Chúng run sợ và lo lắng rằng, chừng nào ở nước ta còn có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thì chừng ấy “món nợ từ sự thâm thù chế độ của chúng chưa được trả hết”, giấc mộng lái nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa của chúng không thể thực hiện. Để nuôi hy vọng thực hiện mưu đồ phản trắc, phục thù, chúng đã thay đổi phưng thức chống phá Đảng ta, chuyển từ biện pháp quân sự, dùng bạo lực sang sử dụng biện pháp mới: phi quân sự, chủ yếu sử dụng âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, “dùng người Việt trị người Việt“ với âm mưu, thủ đoạn ngầm, mềm, sâu, tinh vi, thâm độc và xảo quyệt để chống phá Đảng ta, chiến thắng chủ nghĩa xã hội không cần chiến tranh, tiến hành cuộc hiến không có khói súng; chỉ cần “đánh chiếm lòng người, dùng đồng đô la” là thành công… Muốn vậy, bằng mọi cách chúng phải xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng.

Hiện nay, cùng với công cuộc đổi mới của nhân dân ta, các thế lực thù địch tiến hành sử dụng“diễn biến hòa bình”, với các biện pháp “mềm dẻo”, “linh hoạt” là chủ yếu để vừa đẩy nhanh quá trình mở cửa, mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế đa tầng nấc ở Việt Nam nhằm lôi kéo, thu phục, mua chuộc các đối tác; vừa dùng biện pháp răn đe quân sự, gây sức ép từ bên ngoài để tác động, “chuyển hóa” bên trong Đảng ta, làm cho đối tác Việt Nam phải phụ thuộc, tiến tới thay chế độ chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng bằng cách gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ theo kịch bản của chúng. Vì vậy, chúng triệt để lợi dụng chủ trương mở cửa, hợp tác, đầu tư, hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh… để thực hiện “chiếc lược ngoại giao thân thiện” nhằm tạo ra các cơ hội để xâm nhập sâu hơn vào Việt Nam, thúc đẩy nhanh hơn quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Trong thế cờ biến hóa đó, biện pháp thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ Đảng ta là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định “triệt tiêu tận gốc các giá trị làm nên chế độ cộng sản, bản chất Đảng Cộng sản Việt Nam”; “đánh gục và hạ bệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”; triệt tiêu mọi mầm mống của chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.

Các thế lực thù địch, phản động đang xúc tiến chiêu trò tạo ra các mâu thuẫn, áp lực ngay trong nội bộ Đảng cùng với những “cái hích từ bên ngoài”, kết hợp chặt chẽ với “lộ trình thực hiện dân chủ” trong nhân dân, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập trong bộ máy Đảng, Nhà nước ở Việt Nam thông qua nhiều khâu, các bước nhằm mục đích làm cho thành phần kinh tế nhà nước mất vai trò chủ đạo; chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Thúc đẩy nhanh hơn quá trình hình thành “xã hội dân sự”, tạo điều kiện thuận lợi cho các “tổ chức chính trị đối lập” xuất hiện và hoạt động công khai, làm cho Đảng ta bị phân hóa, rối loạn, không thể kiểm soát được tình hình. Từ đó, gây sức ép buộc Đảng ta phải chấp nhận “dân chủ” hóa xã hội theo hình mẫu phương Tây hoặc tan vỡ chế độ chính trị – xã hội như Đông Âu.

Gần đây, lợi dụng chúng ta đẩy mạnh phòng, chống Covid-19, cần vaccine và phát triển kinh tế – xã hội, chúng tìm mọi cách gây áp lực đối với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tiến tới lật đổ Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Chúng coi đây là khâu “đột phá” có ý nghĩa “then chốt” để lũng đoạn Đảng và chế độ ta. Qua đó, tăng cường cài cắm, móc nối, xâm nhập, “chuyển hóa ngầm” bằng các thủ đoạn tình báo, gián điệp để kích hoạt “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nảy nở trong nội bộ Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp ở Việt Nam.

Chúng xác định lực lượng bên ngoài là tác nhân kích thích quan trọng; lực lượng “ngầm” bên trong nội bộ Đảng, Nhà nước Việt Nam đóng vai trò quyết định sự “chuyển hóa” nội bộ ta. Qua đó, từng bước hình thành các phe Đảng miền Bắc, miền Nam, miền Trung để đối lập với Đảng Cộng sản Trung ương ở Hà Nội để phân chia lợi ích, dàn xếp số lượng ghế trong Quốc hội và Chính phủ. Chúng ráo riết thúc đẩy tham nhũng và lợi dụng việc chống tham nhũng, tiêu cực và những sơ hở của Đảng ta để kích động, chia rẽ, tạo sự nghi ngờ trong các tầng lớp nhân dân; gây mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, Nhà nước; vu khống, nói xấu, bôi nhọ danh dự uy tín, vị thế các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Quân đội, Công an; làm cho Đảng ta bị “mọt rỗng từ bên trong” đến mức tự sụp đổ, buộc Đảng phải rút lui khỏi chính trường, nhường chỗ cho lực lượng “cấp tiến” điều hành đất nước.

Cùng với đó, các thế lực thù địch ráo diết đẩy mạnh các hoạt động “ngầm” chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam bằng cách thông qua tổ chức phi chính phủ (NGO) để tránh sự chú ý của các cơ quan chức năng Việt Nam. Đáng kể là hoạt động “trá hình” của Quỹ Dân chủ quốc gia (NED), Viện Dân chủ quốc gia (NDI), Viện Cộng hòa quốc tế (IRI), v.v.. Các tổ chức này đã chủ động liên hệ và đề nghị gặp gỡ một số tổ chức, cán bộ cao cấp của Việt Nam với hy vọng tìm cơ hội hợp tác, thực hiện ý đồ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, kích hoạt các biện pháp thúc đẩy đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt Nam.

Chúng đẩy nhanh quá trình “dân chủ hóa” để hỗ trợ cho chiến lược thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Bằng con đường này, chúng hy vọng sẽ “pha loãng” nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kích động tư tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập theo hình mẫu tư sản phương Tây với ý đồ “góp gió thành bão”, tạo sóng ngầm, tiến tới tạo “giông bão trên cả nước” thành cao trào chống phá Đảng ta.

Một trong những biện pháp vô cùng nham hiểm là chúng ganh đua tranh cướp, giành giật lớp trẻ, lôi kéo, mua chuộc họ đứng về phía lực lượng chống Đảng. Vì vậy, chúng đẩy mạnh “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngành giáo dục Việt Nam, coi đó là “chiêu bài” phá ngầm để làm suy yếu Đảng trong tương lai. Chúng xác định giáo dục và đào tạo là con đường ngắn nhất để thực hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” xã hội Việt Nam. Đó là cái cớ để chúng kêu gọi phải thay đổi nền giáo dục Việt Nam bằng con đường mới sáng sủa “Tây học”, du học phương Tây. Cái đích sâu xa của hoạt động này là nhằm tạo ra một lớp cán bộ Việt Nam trẻ tuổi, “thân” phương Tây, là nguồn kế cận, kế tiếp của Đảng, Nhà nước Việt Nam sau này để thực hiện âm mưu “không đánh mà thắng”.

Chắc rằng từ sau Tết Nhâm Dần,các thế lực thù địch, phản động sẽ tiến hành nhiều biện pháp mới tinh vi, thâm độc và xảo quyệt, nhất là trong lĩnh vực chính trị tư tưởng để đẩy mạnh xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận về đường lối đổi mới, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta.

Chúng đã và sẽ tiếp tục tấn công chống phá Đảng bằng cách đánh đổ thần tượng Hồ Chí Minh, bôi nhọ thân thế, cuộc đời, sự nghiệp, trước tác của Người cùng các lãnh tụ của Ðảng. Thông qua việc cắt ghép, lắp ráp, tạo dựng chứng cứ giả, chúng cố tình xuyên tạc “bôi đen” đời tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số lãnh tụ của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Quân đội, Công an nhằm gây sự nghi ngờ, tạo dư luận xấu trong xã hội Việt Nam. Chúng sẽ đẩy mạnh xuyên tạc, chống phá Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Kết luận số 21-KL/TW về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25-10-2021 về những điều đảng viên không được làm để đối lập, quy kết Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII của Đảng là sai lầm, là mâu thuẫn trong Đảng, v.v.. Vì vậy, chúng ta cần nhìn rõ và vạch trần bộ mặt thật của chúng, không bị mắc mưu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, Nhà nước và trong nhân dân là trách nhiệm, bổn phận của mỗi cán bộ, đảng viên hiện nay.

Nhìn lại quá khứ hào hùng của Đảng, suy xét những diễn biến hiện nay, nhất là trong bối cảnh Đảng ta chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập và cả nước đón Tết Nhâm Dần, hơn ai hết, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng cần thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tập trung vào một số nội dung cụ thể:

Một là, nhận diện đúng bản chất, âm mưu, thủ đoạn và tội ác của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, phản động. Từ đó, tăng cường đoàn kết, thống nhất hơn nữa trong Đảng trên cơ sở giữ vững nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một trong những giải pháp cơ bản để góp phần đánh bại âm mưu, thủ đoạn, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; không mắc mưu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Hai là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là vấn có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh tình hình mới, cần tăng cường các biện pháp nắm bắt tình hình địch, ta, nhất là ở cơ sở, địa phương, nhất là những địa phương có “điểm nóng”; kịp thời phát hiện các hoạt động chống phá của bọn phản động, sự móc nối của chúng với các phần tử cơ hội chính trị, bất mãn với chế độ ta ở trong và ngoài nước; có biện pháp bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ lúc chưa lâm nguy; không để bị động, bất ngờ.

Ba là, quản lý tốt internét, mạng xã hội và một số hãng thông tin, truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam như RFI, RFA, VOA, BBC, kênh Youtube, Facebooks…, để có biện pháp phân loại quản lý, đấu tranh, ngăn chặn, làm thất bại mọi ý đồ xâm nhập, móc nối, gây “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng lớp trẻ và đội ngũ chuyên gia thực hiện nhiệm vụ chuyên môn bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Bốn là, tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc cho phù hợp với tình hình mới, thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch các hoạt động của các tổ chức đảng, chính quyền các cấp theo quy chế, quy định hiện hành của Nhà nước; kiên quyết khắc phục các khuyết điểm, hạn chế; không tạo sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Những năm tháng khó khăn nhất trong sự nghiệp đấu tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược, thống nhất Tổ quốc và thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vượt qua và đã giành những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử thì ngày nay, không có khó khăn, thế lực phản động nào có thể cản bước, ngăn đường chúng ta đi tới. Đầu năm Nhâm Dần, với tinh thần đất nước vào Xuân, ra quân quyết thắng, vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhất định chúng ta sẽ hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra; phấn đấu để nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, hướng đến chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng quang vinh (3/2/1930-3/2/2030)./.

 


XIN ĐỂ YÊN CHO NGƯỜI TA HOÀN LƯƠNG


Mới đây, giang hồ Hải bánh đã được tại ngoại sau 22 năm ngục tù, một bài học theo tôi thấy là đã thích đáng cho những gì mà anh ta làm. Quá khứ “hào hùng” tốt nhất chúng ta không nên nhắc lại mà hãy chờ đợi cách mà người “đàn anh” thế hệ trước hoàn lương.

Ngay từ khi Hải bánh mới ra tù, rất nhiều báo đã đăng nhiều bài viết đưa tin về việc này. Đến đây chúng ta mới thấy nền báo chí nước nhà đang còn rất nhiều vấn đề nhức nhối, đặc biệt là trong kiểm duyệt nội dung.

Đưa thông tin về một người ra tù đã không ổn rồi, đây còn đăng một cách rầm rộ, chẳng khác nào chiến dịch quảng bá cho Hải bánh. Những nội dung như vậy ảnh hưởng không nhỏ tới một bộ phận người dân đặc biệt là người dùng mạng xã hội.

Những người như Hải bánh càng được quảng bá và biết đến nhiều thì hệ lụy để lại là rất lớn, đặc biệt là giới trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những con người như thế này. Nếu anh ta ra tù mà có chí hoàn lương làm gương thì tốt chứ anh này mà lại quay về vết xe cũ thì tác động không nhỏ tới hành vi của một bộ phận người dân.

Mong sao Hải bánh khi ra tù hãy cố gắng hoàn lương, làm những điều mà trước đây chưa từng làm, chứ đừng có như một số giang hồ “mõm” lên mạng nói đạo lí nhưng hành động thì là trái ngược hoàn toàn.

Chúng ta cũng không nên quá khắt khe với anh ta và không nên bới móc quá khứ cũng như soi mói đời sống riêng tư của Hải bánh, hãy để thời gian trả lời tất cả.

 


NHỮNG CÀNH ĐÀO "Ế"

 


Năm nào cũng vậy nhu cầu mua bán đào, quất vào những ngày tết là tất yếu, bên cạnh đó thì hình ảnh đập hay chặt đi những cành đào, chậu quất vào những ngày 28 29 âm lịch cũng không quá xa lạ. Một phần là vì thương lái bị ép giá và không muốn bán giá thấp, một phần cũng là do ế khách.

Những hành động này năm nào cũng được các báo đăng tải lên và nhận được rất nhiều ý kiến cả trái chiều lẫn đồng tình. Nhiều người thì ủng hộ cho việc họ đập hết những cành đào không bán được để không ai có thể “mót” về, một bộ phận khác thì lại cho rằng hành động này là thái quá và không cần thiết.

Nhiều chia sẻ trên mạng xã hội cho rằng những người ép giá đối với thương lái là vô lương tâm, dịch bệnh khó khăn rồi mà còn làm vậy nhưng nhiều người cũng đã chia sẻ rằng thương lái làm vậy bởi bán buôn đã có lãi rồi và việc mang những cái cây ế về thì mất công mà để lại thì lại tạo điều kiện cho nhiều người ra hôi của.

Biết rằng một năm dịch bệnh khó khăn thế nhưng kinh doanh có lỗ có lãi là điều tất yếu, nếu như không có lãi thì coi như đó là một bài học kinh nghiệm. Tuy vậy có nhiều người đúng thật là có tư tưởng lợi dụng cứ chờ đến ngày 29 tết mới ra lựa đào lựa quất thì cũng không nên.

Việc chặt hay không thì cũng do người bán quyết định, chặt xong thì cũng nên quét dọn hoặc mang về làm củi chứ để nguyên đấy thì lại gây mất mĩ quan mà lại tạo thêm việc cho các anh chị lao công.

Quan điểm của các bạn về vấn đề này như thế nào?

<Nguyễn Anh>

 

KHÔNG NÓI CÒN ĐỠ TỦI THÂN!

 


Trong một hành động mang tính thủ tục đối với thành viên của mình, tổ chức Việt Tân đối với thành viên Châu Văn Khảm của mình nhân dịp Tết đến xuân về, đó là việc chúng bày trò nhằm tiếp cận với bà Bộ trưởng ngoại giao Úc Marise Payne để Chính phủ Úc gây áp lực thả Châu Văn Khảm ra.

Cũng cần nói lại rằng, Châu Văn Khảm là thành viên của tổ chức kh.ủng bố Việt Tân được cử về Việt Nam nhằm tiến hành các hoạt động kh.ủng bố, lật đổ chính quyền. Năm 2019, Châu Văn Khảm đã bị xét xử 12 năm tù về tội “kh.ủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” theo Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015.

Do Châu Văn Khảm là công dân Úc nên không ít lần tổ chức Việt Tân định dùng chiêu bài này nhằm “giải cứu” cho thành viên của mình. Trong lần giở trò này, Việt Tân dù biết nỗ lực của mình sẽ không đem lại kết quả gì bởi nếu có kết quả thì Châu Văn Khảm đã chẳng phải lĩnh án đến tận 12 năm bởi chính phía Chính phủ Úc cũng không thể phủ nhận các hoạt động kh.ủng bố mà Châu Văn Khảm định tiến hành ở Việt Nam. Nên thực chất hành động trên lại diễn cho số thành viên cuồng tín của Việt Tân xem mà thôi, để chúng có thêm tý niềm tin rằng nếu về Việt Nam hoạt động thì chúng cũng sẽ không bị bỏ rơi. Thế nên Việt Tân bày trò tọa kháng trước tòa nhà Quốc hội để gặp bà bộ trưởng ngoại giao trong vòng 1 tuần sau đó sẽ có biện pháp quyết liệt hơn.

Chưa biết áp lực của buổi tọa kháng đến đâu nhưng nhìn bức ảnh với pano, biểu ngữ còn nhiều hơn cả người tham gia buổi tọa khảng biết tình cảm Việt Tân dành cho thành viên của mình như thế nào rồi đấy. Tính cả ông chụp ảnh, tính cả 2 cháu bé mới được 7 người thì áp lực tọa kháng tới đâu mà đòi gặp được bộ trường ngoại giao nhỉ. Châu Văn Khảm chắc sẽ xúc động lắm khi nhìn thấy nỗ lực của cái tổ chức mà ông ta đã dành cả tuổi già ngồi thụ án vì chúng. Nên có khi giám thị trại giam nên cho Châu Văn Khảm nhìn thấy bức ảnh trên, nỗ lực trên để Khảm thôi hi vọng vào cái tổ chức Việt Tân của mình, để nhận ra lỗi lầm không phải từ sự trừng trị của pháp luật Việt Nam mà từ sự “yêu thương” từ tổ chức, từ chiến hữu của mình.

 

LƯU GIỮ TẾT CỔ TRUYỀN LÀ LƯU GIỮ VĂN HOÁ DÂN TỘC

 


Tết cổ truyền là một cái gì đó thật đặc biệt. Đặc biệt với những người xa quê tất bận trở về cội nguồn, còn là nơi lưu giữ những kỉ niệm, truyền thống văn hoá tốt đẹp của người dân Việt. Đây chính là thời khắc giao mùa giữa năm cũ và năm mới, bắt đầu cho một sự khởi đầu mới, với một hi vọng về mọi sự may mắn, tốt lành. Dư luận đã bàn nhiều về ý kiến bỏ Tết Âm lịch, ăn Tết cổ truyền theo lịch Dương như những người Phương Tây. Có nghĩa rằng, Việt Nam vẫn sẽ ăn Tết cổ truyền, vẫn giữ nguyên các phong tục ăn Tết truyền thống nhưng sẽ theo lịch Dương. Vào ngày đầu Âm lịch sẽ không đón Tết nữa, thay vào đó sẽ là ngày 1/1 Dương lịch. Đây cũng là ý kiến của Giáo sư - Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân có tên "Tết hội nhập".

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc cho biết “Phương Tây họ nghỉ Tết cũng rất dài, người Trung Quốc nghỉ Tết 1 tháng, người Nhật có nhiều đợt nghỉ dài mỗi năm, người Thái Lan cũng có đợt nghỉ dài. Không nên học theo phương Tây, người Việt cần nghỉ để tái tạo sức lao động, sum vầy cùng gia đình”. Điều này hoàn toàn là chính xác. Chúng ta cần phải xét rằng ăn Tết như thế nào là phù hợp với cuộc sống đương đại và vì nhu cầu phát triển.

Đó là một ngày mùa xuân với hoa đào, hoa mai nở rộ xua đi mùa đông ảm đạm lạnh giá. Đó là những ngày đứa con tất bật nơi phương xa trở về với gia đình, ngồi bên nhau cùng trò chuyện. Đó là ngày anh em bạn bè đến nhà nhau chơi, bắt tay chúc mừng một năm mới bình an hạnh phúc. Đó cũng là ngày mà ngày xưa bạn đã háo hức được cha mẹ may cho một tấm áo mới…

Tết đến xuân về, Tết ta mãi mãi là tết của chúng ta, vì vậy chúng ta hãy cùng chọn cho mình một thời điểm thật hợp lý để cùng gia đình hân hoan đón tết. Việc bỏ Tết ta sẽ gây ra nạn đứt gãy về văn hóa.

 

LẠI CHUYỆN XUYÊN TẠC LIÊN QUAN ĐẾN CÁI CHẾT CỦA MỘT LINH MỤC


Ngày 29/1 vừa qua, Linh Mục Trần Ngọc Thanh, thuộc Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam và đang làm công tác mục vụ tại Giáo Phận Kon Tum, vừa bị một người chém chết trong lúc đang giải tội. Sau khi vụ việc xảy ra, lực lượng công an địa phương đã vào cuộc, bắt giữ nghi phạm tên Nguyễn Văn Kiên, qua xác minh, là đối tượng có biểu hiện không bình thường về tâm thần.

Về bản chất, đây là một vụ án hình sự thông thường và thực tế, lực lượng chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, làm rõ vụ việc, đồng thời hỗ trợ nhà thờ trong lo việc hậu sự cho linh mục. Tuy nhiên, ngay sau cái chết của linh mục Trần Ngọc Thanh, nhiều đối tượng phản động đã nhanh chóng chĩa mũi nhọn chỉ trích sang chính quyền, cho rằng "chính quyền đã đứng sau vụ việc này".

Điển hình như luật sư dân chủ Lê Quốc Quân dù chưa biết đầu đuôi vụ việc này như thế nào đã khẳng định như đinh đóng cột rằng: “Cái chết đau đớn của linh mục là đầy nghi vấn và gây ra sự phẫn uất lớn trong lòng các xứ đạo nói riêng và dân chúng tại khu vực Kon Tum nói chung. Có người cho là có động cơ đê hèn và ‘bàn tay lông lá’ phía sau, nhưng cũng có nguồn tin cho rằng kẻ chém cha là người tâm thần.”. Không lập lờ như Quân, trên trang Việt Tân thì khẳng định kẻ sát hại linh mục Thanh có mối liên hệ với công an xã trong khu vực. "Theo một người thân cận của Cha kể lại hắn ta là một người bình thường, không bị điên, càng không ngáo đá, nói nó ngáo đá đó là tin tức bịa đặt, sai sự thật. Từ lúc hắn ta chia tay vợ, thì thường lui tới chơi với những công an viên xã".

Có thể thấy, việc đưa những thông tin lập lờ như trên rõ ràng là nhằm bôi nhọ chính quyền nói chung và linh mục nói riêng liên quan trực tiếp tới vụ việc. Nực cười ở chỗ, dù liên tục đưa ra các luận điệu bôi nhọ như trên, nhưng các đài báo, trang mạng phản động chưa hề đưa ra bất cứ một chứng cứ nào chứng minh vấn đề trên. Thậm chí, ngay cả thủ phạm trực tiếp thực hiện vụ việc trên đều không có bất cứ thông tin nào, ngoài cái tên (chưa chắc đã chính xác), không địa chỉ, không độ tuổi… mà chỉ gài vào đó một chi tiết vô thưởng, vô phạt nhắm vào lực lượng công an.

Đồng thời, chúng cũng chẳng thể đưa ra một động cơ, mục đích nào hợp logic liên quan đến động cơ mà chính quyền phải làm một việc man rợ như vậy. Thử hỏi, suốt thời gian qua, rất nhiều linh mục tỏ rõ bộ mặt chống phá chế độ, cấu kết với các tổ chức phản động gây rối an ninh ở trong nước như Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam còn chưa bị đối xử như vậy, tại sao lại phải sát hại một linh mục chưa có nhiều điều tiếng như linh mục Lê Ngọc Thanh?

Rõ ràng là chiêu gắp lửa bỏ tay người thường thấy của đám phản động bên ngoài.

 


MỘT NĂM "DÂN CHỦ" BUỒN!

 


Nghề nào cũng có thời, có nghề bền thì được vài chục năm thịnh, có nghề ngắn chỉ được vài năm ngóng cảnh "lên voi", rồi sau đó là liên tục "xuống chó". Và nghề "dân chủ" là một nghề mạt vận với thời kỳ "thịnh" chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhớ năm nào, khi nghề này được coi là "hot", dễ kiếm ăn thì anh em dân chủ được báo đài phản động ca ngợi, trọng vọng, liên tục "mời" ra nước ngoài tập huấn bất bạo động, rồi kết bái ăn thề. Thậm chí, còn được ngài "bàn tay ấm" Tổng thống Mỹ Obama khi đến Việt Nam cũng sắp xếp thời gian gặp gỡ, tôn vinh.

Ấy vậy mà vài năm gần đây, đặc biệt từ thời Donald Trump lên nắm quyền, anh em dân chủ bị bỏ rơi, không khác gì đống rác vứt giữa đường, không ai đếm xỉa. Và năm 2021 Tân Sửu vừa qua, nỗi buồn bị bỏ rơi, phó mặc cho thời cuộc bị nhân lên nhiều lần. Chưa bao giờ, giới dân chủ lại bị bắt giữ, khởi tố nhiều như năm vừa qua. Số nhà “dân chủ” có chút ít danh tiếng trước đây lần lượt xộ khám, bóc những cuốn lịch dài cả gang tay như như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Thuý Hạnh, mẹ con Cấn Thị Thêu… Tất cả cũng đều vì các hành vi tuyên truyền chống Nhà nước cả, không cần phải lảng tránh sang một tội danh nào khác.

Chưa kể, số may mắn hơn, được sang nước ngoài theo cơ chế "tị nạn chính trị" cũng chẳng thể khá khẩm hơn. Đó là những trường hợp như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, sang Mỹ chỉ vài tháng mà quay ra lại hành nghề dân chủ, chê bai nước Mỹ không như tưởng tượng, nói xấu cả Tổng thống Mỹ. Thê thảm hơn, Nga "Phủ lý" tức dân chủ Nguyễn Thị Nga khi sang Mỹ còn than thở rằng đang bị chết dần chết mòn, khi không có giấy tờ, không nhà cửa, không bảo hiểm. Có tý sức lao động hơn, anh dân chủ Bạch Hồng Quyền trốn sang Canada hết phải đi trồng cần thuê lại phải đi làm công nhân xây dựng để mưu sinh.

Một phong trào "dân chủ" từng một thời rầm rộ trong những năm 2014 với sự kiện HD981, phát triển năm 2015, 2016 với các cuộc biểu tình liên quan đến sự cố môi trường biển miền Trung đã bị thoái trào ngay sau đó và đứng trước nguy cơ tan rã trong năm 2021.

Có vẻ, nghề "dân chủ" và "dân oan" đã dần mất đất sống, không còn là nghề "ngồi mát ăn bát vàng", :"không làm mà vẫn muốn có ăn" như anh chị dân chủ hòng mơ ước nữa rồi!

 

30/1/22

Nghiêng mình tri ân những ‘người vận chuyển bệnh nhân COVID-19’

 

Sáng 30-1 (nhằm 28 Tết), Thành ủy TP.HCM họp mặt các cá nhân, đơn vị tiêu biểu tham gia vận chuyển cấp cứu người bệnh COVID-19. Tại buổi gặp mặt, câu chuyện cứu người được “những người vận chuyển” kể lại khiến nhiều người lắng đọng.


“Cứ nghe tiếng chuông là chạy…”

Những ngày dịch bệnh khốc liệt nhất với anh Trần Đạo Tuyên – nhân viên lái xe của Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM – là những hồi ức theo anh cả cuộc đời. Từ trong đáy mắt, anh hồi tưởng về ngày phải cấp cứu xuyên suốt 17 tiếng/ngày, “cơm cũng không kịp ăn, cứ nghe tiếng chuông là chạy”

Ra tuyến đầu, ba mẹ khuyên anh Tuyên nghỉ việc vì sợ anh phơi nhiễm, nhưng anh quyết tâm “cứ khi thôi, dính dịch thì chữa, không chữa được thì thôi”. Với sự nhất quyết đó, ba mẹ anh chỉ biết ôm mặt khóc mà khuyên con bảo trọng.

Cái “thì thôi” với anh Tuyên khi ra tuyến đầu nó nhẹ nhàng như thế nhưng khi thấy người khác tử vong vì COVID-19, anh lại đầy trăn trở.

Anh kể có lần bệnh nhân gọi cấp cứu, anh cùng đồng đội đến nơi, bệnh nhân nguy kịch nằm trên lầu, người nhà đều bị nhiễm. Các anh phải cố gắng luồn lách qua cầu thang chật hẹp để kịp thời cấp cứu, nhưng rồi “khi chỉ vừa đưa lên băng ca thì… người ta mất”.

“Lúc đó tôi không biết làm gì ngoài việc an ủi người nhà nạn nhân. Thấy người chết trước mắt mà mình không làm gì được” – anh Tuyên tâm sự đó là những kỷ niệm buồn nhất cuộc đời mình.

Tham gia chống dịch rồi anh Tuyên bị phơi nhiễm, lúc đó anh giấu cả gia đình âm thầm chữa bệnh vì sợ ba mẹ, vợ con lo lắng. 13 ngày chữa trị, anh khỏe hẳn rồi lại bắt tay với công việc của “người vận chuyển bệnh nhân COVID-19”.

Anh cho biết thời điểm đó, lực lượng cấp cứu rất mỏng, nhân viên lái xe hầu như không ngủ đủ giấc mà phải chạy cấp cứu liên tục. Mệt mỏi, áp lực nhưng anh hạnh phúc lắm. “Những ngày đó cảm xúc lẫn lộn, tôi cứu được nhiều người, chuyển họ đến bệnh viện kịp lúc, tôi vui lắm”, anh Tuyên tâm sự.

Vì mong muốn giành giật từng giây từng phút cho bệnh nhân giữa lằn ranh sinh tử, anh Phan Thành Minh Nhựt – 46 tuổi, tài xế cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM – đã va chạm xe ben và vĩnh viễn ra đi.

Rơi nước mắt tại buổi họp mặt, chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền – vợ anh Nhựt – nghẹn ngào không nói nên lời. “Anh nói với tôi anh đi tình nguyện, tôi khuyên anh ở nhà nhưng anh đam mê quá nên tôi ủng hộ và động viên anh”, chị Tuyền kể.

Nhưng rồi điều không may lại đến, anh gặp tai nạn qua đời, nghe tin chồng gặp nạn chị Tuyền ngã nhào. Hỏi chị có hối hận khi ủng hộ chồng đi chống dịch, chị bảo không nhưng chị buồn lắm. Hai vợ chồng chị có 4 người con, hai bé 7 tuổi và 5 tuổi lại vô tư, cứ hỏi mẹ “sao ba đi lâu thế chưa về”.

Trước đây, anh Nhựt là trụ cột chính trong gia đình, chị Tuyền chỉ ở nhà nội trợ và chăm con. Nhưng khi anh mất, tương lai của gia đình chị bỗng trở nên mù mịt.

“Tôi lo lắng học phí, tiền ăn của các con không biết sau này như thế nào”, chị Tuyền nói và cho biết qua Tết sẽ tìm kiếm công việc để lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn.

Lắng nghe câu chuyện mà những người tham gia vận chuyển cấp cứu người bệnh COVID-19 kể lại, ông Nguyễn Văn Nên – bí thư Thành ủy TP.HCM – xúc động đề nghị tất cả mọi người dành những giây phút lắng đọng nhất để tri ân lực lượng vận chuyển bệnh nhân và tưởng nhớ những người đã mất.

Trong thời điểm dịch bệnh bùng phát, lực lượng tham gia vận chuyển bệnh nhân đã làm nhiều việc phi thường để cứu người. Nhiều mô hình vận chuyển cấp cứu đã liên tiếp ra đời để kịp thời hỗ trợ người dân.

“Chúng ta nghe kể về những kỷ niệm của người vận chuyển. Kỷ niệm sâu sắc nhất của họ là chở được nhiều người, nghe thoáng qua thì tưởng bình thường nhưng mỗi lần chở là mỗi lần cứu người. Chở được nhiều người đồng nghĩa cứu được nhiều người” – Bí thư Nguyễn Văn Nên nhìn nhận.

Người đứng đầu Thành ủy TP.HCM cho rằng trong dịch, với đạo đức nghề nghiệp, với lương tâm và bổn phận làm người, các chiến sĩ lái xe đã không hề do dự, né tránh để ra tuyến đầu.

“Có người làm thay cả chức năng bác sĩ, tư vấn tâm lý hoặc làm thân nhân để chăm sóc sẻ chia hỗ trợ người bệnh lúc bệnh nhân cô đơn, hoang mang nhất” – ông Nên nói.

Có nhiều người không may bị phơi nhiễm, sau khi điều trị đã tiếp tục trở lại ngồi sau tay lái, cùng lực lượng đi mọi nẻo đường để cấp cứu người dân. Đó là những người bình thường nhưng có suy nghĩ và hành động phi thường.

Tại buổi họp mặt, ông Nên cũng đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát danh sách lực lượng tình nguyện để có hình thức tri ân phù hợp trong thời gian tới, không để sót ai.

“Khi chúng ta đã tìm lại những giây phút bình yên, khi tiếng còi xe cấp cứu không còn là nỗi ám ảnh thì chúng ta càng phải nhớ những người đã giúp ta vượt qua những ngày tháng cam go.

Với tất cả sự ngưỡng mộ và tri ân sâu sắc, tôi xin nghiêng mình trước những cống hiến, hy sinh thầm lặng của các chiến sĩ lái xe cứu người vượt qua đại dịch” – người đứng đầu Thành ủy TP nói và cho biết Đảng bộ và nhân dân TP.HCM trân trọng tri ân tất cả các chiến sĩ lái xe kiên cường quả cảm.

Phát biểu tại buổi họp mặt, bác sĩ Nguyễn Duy Long – giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM – cho biết từ tháng 6 đến tháng 10-2021, trung bình mỗi ngày trung tâm nhận được 4.000 cuộc gọi cấp cứu, gấp 30 lần ngày thường. Các cuộc gọi đều trong tâm trạng hoang mang, hoảng loạn, thậm chí tuyệt vọng của người dân, đôi khi nhân viên muốn gục ngã.

Đến khi dịch bệnh đỉnh điểm, lực lượng cấp cứu ngoại viện gần như không ngủ nhưng vẫn không đáp ứng kịp, sự thiếu hụt nhân lực đã làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch. Ngành y tế đã phân công một số bác sĩ, điều dưỡng chi viện cho lực lượng 115 nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu về nhân lực lẫn phương tiện.

Trung tâm cấp cứu 115 đã đăng tuyển tình nguyện viện, rất nhiều tình nguyện viên trên khắp cả nước đã đăng ký ra tuyến đầu. Bên cạnh đó là sự chung tay của các công ty vận tải của TP.HCM và các tỉnh thành bạn. Từ đó, nhiều mô hình cấp cứu ra đời.

Bác sĩ Long cho rằng những bác tài là những con thoi không mỏi đưa người đến bệnh viện. Đã có những giọt nước mắt xen lẫn những giọt mồ hôi rơi trên áo, ướt đẫm những bộ đồ bảo hộ. Họ đã thức trắng thâu đêm, ghì chặt vô lăng, giữ chặt người bệnh thoát khỏi bàn tay tử thần.

“Có lẽ những khoảnh khắc sinh tử đã giúp cho ý chí con người mạnh mẽ hơn, họ đã vượt qua mọi khó khăn và thách thức, đã cùng nhau đưa người dân TP.HCM đứng dậy sau những đợt bạo bệnh” – bác sĩ Long xúc động.

 

Thật xấu hổ nếu không nói được tổ tiên mình là ai

 


– Nhà báo Phan Đăng: Thưa ông Lý Xương Căn,  ông sinh ra ở Hàn Quốc, lớn lên ở Hàn Quốc, trưởng thành ở Hàn Quốc. Vậy khoảnh khắc nào, ông chợt có ý thức là ở trong mình có một phần Việt Nam?

– Ông Lý Xương Căn: Có một cột mốc rất quan trọng với chúng tôi, đó là năm 1953, khi Hiệp định đình chiến giữa hai miền Triều Tiên được ký kết. Sau thời điểm này, anh trai của bố tôi di chuyển từ miền Bắc vào miền Nam sinh sống và bác thường kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện lịch sử của dòng họ Lý tại Hàn Quốc. Bác tôi tìm hiểu về lịch sử dòng họ rất kỹ lưỡng và tâm huyết. Bác cũng chính là người đã chăm sóc phần mộ của Hoàng thúc Lý Long Tường.

Khi nghe bác kể chuyện về dòng tộc, biết mình là hậu duệ của một vị vua ở Việt Nam thì dù còn nhỏ nhưng tôi cũng thấy rất đặc biệt. Đến năm 1967, khi một tờ báo Hàn Quốc đưa tin về việc hậu duệ của Vua Lý Thái Tổ và của Hoàng thúc Lý Long Tường đang sống tại Hàn Quốc thì chúng tôi hiểu đây là một câu chuyện lớn. Và, từ lúc đó, trong tôi bắt đầu nhen nhóm ý định trở về. Thật ra, người bác mà tôi vừa kể luôn rất muốn được đến Việt Nam thăm quê cha đất tổ nhưng lúc đó Việt Nam đang chiến tranh, quê của Vua Lý Thái Tổ lại ở tỉnh Bắc Ninh thuộc miền Bắc Việt Nam, mà Hàn Quốc lúc đó chỉ có quan hệ với miền Nam Việt Nam nên một người Hàn Quốc như bác tôi không thể về được. Tuy nhiên, bác tôi luôn theo dõi sát sao mọi sự kiện, xem báo hằng ngày để biết thông tin về chiến tranh ở Việt Nam. Mãi đến năm 1975, khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, bác tôi hiểu là cơ hội trở về có thể đã mở ra với mình. Nhưng, thật buồn là đúng năm đó bác mất nên ý định của bác không bao giờ thành hiện thực.

– Lịch sử luôn có những câu chuyện và những cơ duyên của nó. Thật ra thì nếu còn sống, năm 1975, bác ông cũng chưa thể về Việt Nam ngay được, vì phải 17 năm sau, Việt Nam – Hàn Quốc mới thiết lập quan hệ ngoại giao.

– Đúng rồi! Năm 1992, Việt Nam – Hàn Quốc mới thiết lập quan hệ. Tôi nhớ mãi ngày đó, chính xác là ngày 22/12/1992. Nhưng, trước đó, từ năm 1991, báo chí Hàn Quốc đã đưa tin hai nước đang chuẩn bị thiết lập quan hệ ngoại giao rồi. Vì vậy, từ 1991 đến 1992, tôi đã có ý định bỏ hết sự nghiệp ở Hàn Quốc để chuẩn bị về Việt Nam.

– Lúc đó ông đang làm nghề gì?

– Tôi là kỹ sư. Từ khi ý nguyện của bác tôi bị bỏ ngỏ trong gần 20 năm, tôi chính là người đã lưu giữ gia phả và những tài liệu mà bác thu thập được về dòng tộc. Khi thấy có cơ hội về Việt Nam, tôi liền tìm gặp đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Hàn Quốc là ông Nguyễn Phú Bình. Thật may là ngài đại sứ nói được tiếng Hàn nên tôi đã nói chuyện được rất nhiều. Tôi mang tất cả gia phả, ghi chép và tài liệu của gia đình đến cho đại sứ xem. Đại sứ rất ngạc nhiên vì tôi lưu giữ được nhiều tài liệu trong nhiều năm như vậy. Đại sứ là người có kiến thức rất sâu về lịch sử. Cho nên, sau khi nghe câu chuyện của tôi, đại sứ rất xúc động và điều mà tôi nhớ mãi đến giờ là khi ấy chúng tôi đã ôm chầm lấy nhau.

– Ở Hàn Quốc, khi ông nói với bạn bè rằng mình là hậu duệ của Hoàng thúc Lý Long Tường, phản ứng của những người bạn ông như thế nào?

– (Cười…). Người Hàn Quốc rất coi trọng gốc rễ. Họ thường rất tự hào khi kể cho nhau nghe mình là con của ai, cháu của ai… Chính từ văn hóa đó mà tôi thường tự hào khi kể với bạn bè rằng mình mang dòng máu của vua Việt Nam, là hậu duệ của Hoàng thúc Lý Long Tường. Tôi xin nhấn mạnh, ở Hàn Quốc, nếu không biết, không thể nói được tổ tiên mình là ai thì người ta sẽ cảm thấy rất xấu hổ. Có câu chuyện vui vui của trẻ con, đó là chính vì nói mình là con cháu của vua Việt Nam nên tôi được phong là người dẫn đầu nhóm trẻ trong xóm. Mặc dù khi ấy chỉ là một đứa bé nhưng tôi luôn thích thú, tự hào về dòng dõi của mình. Và, cũng chính vì dòng dõi ấy mà khi tranh luận với những đứa trẻ khác, tôi luôn muốn giành chiến thắng (cười lớn…).

– Ông có thể chia sẻ ở các gia đình Hàn Quốc, người ta dạy trẻ em về nguồn cội như thế nào được không?

– Ở Hàn Quốc, các gia đình đều có gia phả về dòng họ của mình. Mỗi năm, người Hàn Quốc đều tổ chức một buổi họp gia đình để người lớn dạy cho con cháu về gốc gác, nguồn cội, được ghi lại trong gia phả.

– Tôi đã từng nghe một nhà văn chia sẻ kỷ niệm về một lần đi thăm Hàn Quốc. Ông nói rằng, đừng thấy những thanh niên Hàn Quốc đeo khuyên tai, nhuộm tóc xanh đỏ, ăn mặc thời trang mà nghĩ họ xa rời nguồn cội. Theo ông, phía sau vẻ bề ngoài ấy luôn là một nội lực truyền thống vô cùng mạnh mẽ. Nhưng, dẫu sao đấy cũng chỉ là nhận xét của một người đi ngang qua Hàn Quốc. Là người thấm nhuần văn hóa Hàn Quốc và những vấn đề đương đại của thanh niên Hàn Quốc, một cách khách quan nhất, ông thấy gì về điều này?

– Phải thừa nhận là ở Hàn Quốc, tính truyền thống và tính dân tộc rất mạnh. Hàn Quốc cũng trải qua chiến tranh và chứng kiến nhiều người hy sinh vì nền độc lập dân tộc như Việt Nam. Những người ở thế hệ tôi đã nếm trải nhiều chuyện của những năm tháng khổ cực đó nên tính truyền thống của thế hệ này là điều rõ thấy. Nhưng, cũng như ở Việt Nam, nhiều người Hàn Quốc hiện nay cảm thấy có chút lo lắng với lớp thanh niên đương đại. Tôi thì nghĩ, cả ở Việt Nam cũng như Hàn Quốc, người trẻ hôm nay cần phải được giáo dục nhiều hơn về tính truyền thống. Tôi lấy ví dụ ở Hàn Quốc ngày xưa, tính truyền thống cao đến mức khi thầy cô giáo di chuyển, lũ học sinh chúng tôi còn không dám giẫm lên cái bóng của thầy cô giáo, còn hiện nay quan hệ thầy – trò xuất hiện nhiều thay đổi. Nói tóm lại, nền kinh tế phát triển phải song song với nâng cao văn hóa. Còn nếu kinh tế phát triển mà văn hóa đi xuống thì không được.

 

Tổn thất và mất mát là thứ chẳng ai muốn

 


Đúng là chúng ta đã tổn thất, đã mất mát quá nhiều sau 2 năm đối mặt với Covid-19 nhưng chúng ta không có lựa chọn nào khác.

“Chúng ta đã có thêm một năm nữa sống trong sợ hãi – nỗi sợ mang tên Covid. Sau rất nhiều biện pháp chống dịch, cuối cùng, Chính phủ đã quyết định mở cửa. Nếu biết vậy, thà cứ chấp nhận sống chung với Covid ngay từ đầu để khỏi phải mất quá nhiều thời gian và công sức”.

Một người nổi tiếng đã viết trên mạng xã hội như vậy ở vào thời điểm kết thúc năm 2021 dương lịch. Nhưng rồi sau đó, anh đã lặng lẽ xóa đi status của mình bởi không nhiều người ủng hộ. Có thể, anh cũng tự thấy rằng, viết như vậy là phi thực tế.

Tôi thì thấy buồn cho anh. Nào phải anh đang sống ở một đất nước khác, nào phải anh nhìn những khổ đau, mất mát của đồng bào mình với lăng kính của kẻ ngoài cuộc? Tất cả những những trải nghiệm của đợt dịch thứ tư hiển hiện trước mắt anh, nó khốc liệt hơn tất cả những gì chúng ta nghĩ và nếu cứ để mặc cho biến chúng Delta hoành hành, cướp đi sinh mạng của bạn bè anh, của họ hàng anh, của những người ruột thịt trong gia đình anh, thì khi đó, anh có tự tin viết ra những dòng lạnh lùng như vậy không?

Nó không chỉ lạnh lùng mà còn vô tình nữa. Hàng ngàn, hàng vạn con người tuổi thanh xuân phơi phới, cả những y bác sĩ đã nghỉ hưu, sẵn sàng đánh đổi thời gian, công sức, thậm chí cả tính mạng của mình để đi vào tâm dịch. Họ hành động vì cái gì nếu không phải là tình yêu thương đồng loại, là tiếng gọi từ trái tim, là mệnh lệnh “miền Nam tha thiết gọi, cả nước ta lên đường”…

Tổn thất và mất mát là thứ chẳng ai mong muốn! Ngay cả những quốc gia từng coi Covid là bệnh cúm mùa thì giờ đây cũng không dám mạnh miệng, lớn tiếng. Cũng phong tỏa, cũng giãn cách, cũng ngưng trệ rất nhiều hoạt động của đời sống xã hội, thậm chí hạn chế cả những quyền tự do cá nhân mà họ từng tôn thờ… Sao họ phải làm thế. Sao họ không để mặc cho dịch bệnh lan tràn một lần đi để đạt được miễn dịch cộng đồng? Thủ tướng Anh chỉ vì lộ ảnh tiệc tùng giữa lúc quốc gia này đang thực hiện giãn cách mà phải đối diện với nguy cơ mất chức huống chi ngồi ở vị trí lãnh đạo, anh không làm gì, không hành động gì khi cái chết đang gõ cửa “nhà anh”.

Kết thúc năm 2021, đất nước chúng ta có hơn 1,7 triệu ca mắc Covid-19, hơn 31.000 người tử vong. Nền kinh tế bị “ngấm đòn Covid-19” với mức tăng trưởng GDP chỉ đạt 2,58%, mức tăng thấp nhất trong một thập kỷ qua.

Đúng là chúng ta đã tổn thất, đã mất mát quá nhiều sau 2 năm đối mặt với Covid-19 nhưng chúng ta không có lựa chọn nào khác.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương trong một cuộc tọa đàm vào tháng 1 năm nay đã nói: Chúng ta không thể mở cửa sớm hơn và cũng không thể muộn hơn vì phụ thuộc vào mức độ bao phủ vaccine và khả năng đáp ứng của ngành y tế. Thời điểm chúng ta có quyết định “ sống chung” với dịch bệnh là khi chúng ta có đủ nguồn vaccine, có đủ điều kiện về dịch tễ để tự tin bước vào giai đoạn bình thường mới, vừa sản xuất, vừa chống dịch, vừa bảo đảm sức khỏe của người dân.

Chúng ta cũng không thể chậm trễ hơn bởi nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, bởi sức ép từ các nhà đầu tư nước ngoài, bởi tình trạng ngăn sông cấm chợ đã xuất hiện ở một số địa phương, bởi những khó khăn của người dân đã tích tụ, dồn nén…

Mở cửa, con đường duy nhất để giúp khôi phục nền kinh tế của Việt Nam. Nhưng mở cửa phải đi kèm với an toàn, phải đặt tính mạng của người dân lên trên hết. Không một quốc gia nào khi chưa phủ 60% vaccine trở lên, lại mạo hiểm mở cửa nền kinh tế. Và chiến lược “ngoại giao vaccine” ra đời, nhanh chóng trở thành chiến lược để Việt Nam đạt tốc độ bao phủ vaccine thuộc diện nhanh nhất thế giới. Nhanh đến mức mà một nhà báo Singapore dự báo phải 10 năm Việt Nam mới hoàn thành. 230 triệu liều vaccine đã được ký hợp đồng mua, cam kết viện trợ và tài trợ. Tất cả người Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine và tỷ lệ tiêm đủ liều cơ bản đạt 93,4%. 

Nhưng, chấp nhận sống chung với Covid-19 trong trạng thái bình thường mới không phải là quyết định dễ dàng bởi không giãn cách, không phong tỏa, không hạn chế đi lại cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro khi các ca lây nhiễm tăng cao ở các thành phố lớn. Trách nhiệm đặt lên vai chính quyền các địa phương chính là việc quản lý sự thay đổi đó. Nhưng chúng ta có cơ sở để mở cửa nền kinh tế, đó là kinh nghiệm tham khảo từ hơn 40 nước trên thế giới, là những thông tin được chắt lọc từ nhiều hội thảo, hội nghị của các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia, thậm chí lấy ý kiến của doanh nghiệp để có những quyết sách sát thực tế…

 “Đã hy sinh để thực hiện giãn cách, phong tỏa thì dứt khoát phải kiểm soát được tình hình”- Quyết tâm đó của người đứng đầu Chính phủ đã trở thành động lực để chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách để có thể đưa cuộc sống trở lại trạng thái “bình thường mới”, không còn những hàng rào răng mắc, những thành phố vắng lặng, ngủ yên, không còn những kiểm soát gắt gao giữa địa phương này với địa phương khác. Đối diện với những thử thách “chưa từng có”, chúng ta đã tìm ra những cán bộ quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, nhưng đồng thời cũng đào thải những kẻ thoái hóa biến chất, “đục nước béo cò”, vơ vét trên sự khổ đau, mất mát của nhân dân. 

Năm 2021 khép lại, dẫu “bóng ma” Covid -19 vẫn bao phủ khắp thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ nhưng chúng ta đã nhìn thấy ánh sáng, đã có thấy những tia hy vọng khi kinh tế bật tăng trở lại sau khi nới lỏng giãn cách. Các chuyến bay quốc tế đã và đang được nối lại, sự dịch chuyển của con người và hàng hóa đã dễ dàng hơn trước rất nhiều.

Những ngày giáp Tết Nhâm dần, câu chuyện về một người đảng viên lão thành mang 100 triệu đồng tích góp từ những đồng lương hưu ít ỏi đi ủng hộ Quỹ phòng chống Covid ở Nghệ An đã làm ấm lòng dư luận. Ngay cả khi cuộc sống đã trở lại trạng thái “bình thường mới”, ngay cả khi thời điểm khó khăn nhất tạm thời ở lại phía sau nhưng người đảng viên này vẫn thấy trách nhiệm của mình với đất nước bởi như ông nói: “Tôi là một người dân bình thường, được tiêm 3 mũi vaccine miễn phí, tôi muốn đóng góp để đồng bào tôi, ai cũng có được may mắn đó”./.

 

 

TIN BUỒN HAY TIN VUI

 

           

Ngày 27/1, cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an khởi tố vụ án nhận hối lộ để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao. Theo đó, cơ quan An ninh điều tra cũng tiến hành khởi tố với 4 cán bộ Cục lãnh sự trong đó có nữ Cục trưởng Cục này.

Đây có thể coi là tin chấn động, tin buồn ngày cuối năm âm lịch, khiến không khỏi nhiều người dân Việt rất buồn lòng vì họ vốn rất tự hào về tinh thần tương thân tương ái, về một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước nay lại bị một số con người làm sai lệch đi bản chất tốt đẹp của hoạt động bảo hộ, giải cứu công dân trong mùa dịch. Nhưng ngẫm đi ngẫm lại thì đây lại là một tin vui hay nói chính xác hơn là tin vui trong nỗi buồn của chúng ta.

Cần phải khẳng định, không thể vì một vụ án, vì một sai phạm của một vài con người mà phủ nhận tính đúng đắn cũng như ý nghĩa thực tiễn của công tác bảo hộ, cứu trợ công dân của Việt Nam trong mùa dịch này được. Đảng, Nhà nước đã có những khen thưởng cho những người góp công sức trong hoạt động này, nhân dân tin tưởng, tự hào về hoạt động này. Nhưng một vài con sâu trong Cục lãnh sự trong lúc thực thi nhiệm vụ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, đã mờ mắt trước những cám dỗ của đồng tiền để rồi phản bội lại lý tưởng, sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, lòng tin của nhân dân.

Tin vui ở đây chính là chúng ta không sợ vụ việc bị điều tra làm rõ sẽ làm mất uy tín, sự lãnh đạo của Đảng, không sợ việc các thế lực thù địch lợi dụng nó để chống phá mà ở đây, một lần nữa cho thấy quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta. Một công cuộc lâu dài, không ngơi nghỉ, không có vùng cấm. Sự việc đã có thể lẳng lặng trôi qua khi chúng tác đang ngày càng thích ứng an toàn với dịch, các chuyến bay quốc tế đang trở lại hoạt động bình thường trong năm 2022. Tuy nhiên, nếu chỉ để yên lòng dư luận, chỉ xử lý nội bộ thì cả một chủ trương lớn của nhà nước đã bị một vài con người bóp méo, khiến không ít kiều bào, người Việt làm ăn xa xứ mất lòng tin vào chính quyền Nhà nước. Do đó, chúng ta đau lòng khi mất một vài cán bộ nhưng đổi lại là chúng ta đã loại bỏ số cán bộ biến chất, sâu mọt khỏi bộ máy, cũng cố sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và niềm tin của nhân dân.

Đúng như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trước đây: “Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

 

KHỔ THÂN ÔNG TÂN ĐẠI SỨ MỸ!


Ngày 27/1 vừa qua, Tân Đại sứ Mỹ Marc Knapper và gia đình đã đến Việt Nam, bắt đầu nhiệm kỳ Đại sứ của mình ở Việt Nam, 2 tuần sau khi ông tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Washington (Mỹ). Khi còn đang "chân ướt, chân ráo" đến Việt Nam, ông Đại sứ đã phải đối mặt với đám dân chủ ở trong và ngoài nước, hòng lợi dụng ông vào hoạt động chống phá Việt Nam của chúng.

Cụ thể, chỉ 1 ngày sau khi Tân Đại sứ Mỹ đến Việt Nam, ngày 28/1, 07 Dân biểu Mỹ đã nhanh chóng gửi một bức thư đến tân Đại sứ Mỹ Marc Knapper, kêu gọi ông gây sức ép lên chính quyền Việt Nam về vấn đề nhân quyền, đồng thời bày tỏ quan ngại đặc biệt đối với hơn 20 trường hợp "tù nhân lương tâm" đang bị cầm tù. Nhóm dân biểu này dẫn đầu bởi Dân biểu Alan Lowenthal đã đưa ra bức tranh đậm chất xuyên tạc, tăm tối về nhân quyền ở Việt Nam như “Chính phủ Cộng sản Việt Nam tiếp tục từ chối các quyền căn bản và nhân quyền cơ bản đối với công dân của mình, đi ngược lại các giá trị được nêu trong Hiến pháp Việt Nam, và Tuyên ngôn về Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các quyền chính trị và dân sự mà Việt Nam hứa sẽ tuân thủ", đồng thời kêu gào cho những kẻ chống phá nhà nước dưới danh nghĩa bất đồng chính kiến "Các công dân, những người bất đồng chính kiến, các nhà báo độc lập, những người đã thực thi các quyền chính trị và dân sư cơ bản như tự do biểu đạt, hội họp, tôn giáo, tụ tập hoà bình đều phải đối mặt với các sách nhiễu, bạo lực, bắt bớ, và bị bỏ tù bởi một chính quyền độc tài”.

Thực tế, những luận điệu trên không phải là mới, và nó đã trở nên cũ rích từ năm nay qua năm khác, tuy nhiên, với góc nhìn tiêu cực, những kẻ đội lốt "bảo vệ dân chủ nhân quyền" vẫn không từ bỏ giọng điệu chống phá như vậy. Tôi chắc rằng, đối với một người đã có thời gian dài làm việc ở khu vực Đông Nam Á, có nhiều thời gian nghiên cứu về tình hình Việt Nam, ông Tân Đại sứ Mỹ Marc Knapper hoàn toàn hiểu rõ về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam và bộ mặt thật của những kẻ mang danh "bất đồng chính kiến" ở Việt Nam. Thực tế, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng quyền con người ở Việt Nam và thực tế, ở Việt Nam không hề có chuyện đàn áp người bất đồng chính kiến hay vấn đề "tù nhân lương tâm" mà các đối tượng rêu rao.

Thời gian tới, những việc bịa chuyện, đơm đặt theo kiểu "tâm thư" như trên là thường xuyên xảy ra. Mong rằng ông có cái nhìn khách quan, toàn diện và ủng hộ các chính sách đối nội, đối ngoại của chính phủ Việt Nam.

 


--- MẸ CHỈ CÓ MỘT THÔI ----


Đứa nể vợ , đứa sợ chồng
Mặc cho mẹ sống mà không đoái hoài .
Sinh con đầy đủ gái trai
Trẻ thì cơ cực cứ nai lưng làm.
Giờ con khôn lớn giàu sang
Vậy mà mẹ chẳng an nhàn tấm thân.
Tuổi cao sức khỏe yếu dần
Nói năng lú lẫn tay chân vụng về .
Cháu con chúng nó cứ chê
Đẩy như quả bóng không hề muốn nuôi
Tuổi già ở một mình thôi
Cơm niêu nước lọ ,một nồi một mâm.
Thỉnh thoảng con cháu hỏi thăm
Đôi khi cũng biếu được dăm ba đồng .
Ốm đau chăm sóc kể công
So bì tỵ nạnh chỉ mong rạch ròi...!
Mẹ chỉ có một trên đời
Sống không phụng dưỡng chết rồi khóc chi.
Giỗ to thử hỏi ích gì
Nhắc ai còn mẹ khắc ghi tạc lòng

29/1/22

Đón Tết có trách nhiệm

 


Tết Nhâm Dần 2022 đã cận kề, cũng là Tết Nguyên đán thứ ba người dân cả nước phải đối mặt với dịch bệnh COVID-19.

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với 63 tỉnh, thành phố bàn các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Nhâm Dần ngày 27/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, với nhu cầu đi lại trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2022, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả biến chủng Omicron, thậm chí có thể có những biến thể mới ngoài Omicron, bởi vậy đòi hỏi chúng ta phải có giải pháp xử lý kịp thời, không để bị động, để nhân dân được ăn Tết an toàn, vui tươi, lành mạnh.

Năm qua, đất nước ta đã trải qua nhiều khó khăn, biến động do ảnh hưởng của dịch COVID-19 kéo dài. Vào thời điểm này, bình quân mỗi ngày tổng số ca nhiễm của cả nước liên tục ở mức trên 15.000 ca; hàng loạt tỉnh thành ghi nhận ca nhiễm mới ở mức 3 con số, Hà Nội ghi nhận hàng nghìn ca mắc mỗi ngày. Nhưng với phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, mỗi gia đình, đơn vị, địa phương đều đang thích ứng với nhịp sống bình thường mới, đón mùa xuân Nhâm Dần với tâm thế tin tưởng ở những điều tốt đẹp hơn trong năm mới.

Dịp Tết đến xuân về, ai cũng mong được sum họp, đoàn tụ bên người thân. Thế nhưng, trong bối cảnh dịch bệnh, Tết cũng là thời điểm rất dễ xảy ra những sự cố về sức khỏe không thể lường trước. Chính vì vậy, Tết an toàn chính là trọng tâm khuyến cáo của Bộ Y tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp hiện này. Trong thông điệp, Bộ Y tế không nêu các điều kiện về việc xét nghiệm, cách ly đối với người về quê đón Tết, mà đề nghị các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, quyết định theo thẩm quyền việc tạm dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, hoạt động vui chơi, lễ hội lớn, nghi lễ tôn giáo có tập trung đông người tại các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch; đồng thời tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh theo hướng an toàn. Việc sinh hoạt, đi lại, giao thương của người dân trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch tuyệt đối tuân thủ đúng và đầy đủ quy định 5K của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19.

Nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt một số địa phương có số ca mắc COVID-19 ở mức cao, đã khuyến cáo hạn chế tập trung đông người, sử dụng rượu bia quá đà trong những ngày nghỉ Tết, đặc biệt là khi tham gia giao thông.

Sự thận trọng của các địa phương cũng là dễ hiểu, khi dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến khó lường. Không ai muốn dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở Việt Nam, nhất là nhu cầu đi lại của người dân tăng cao cả trước và sau Tết. Những thành quả có được trong đấu tranh phòng, chống dịch bệnh thời gian qua, có một phần rất lớn từ chính mỗi người dân, khi tự nguyện, tự giác và tích cực tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh.

Vẫn biết nhu cầu vui Tết, chơi Tết, ăn Tết của người dân là rất cao, nhưng vì một cái Tết an toàn, nhiều người đã hy sinh niềm vui riêng để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 với những ca nhiễm mang chủng virus mới được phát hiện ở nước ta vào dịp cận kề Tết Nhâm Dần, khiến không ít người dân tại các địa phương có dịch lao đao. Sát cánh bên họ, chính quyền địa phương các cấp, nhiều cơ quan, ban, ngành đã nhanh chóng vào cuộc. Điều này cho thấy sự sâu sát, thấu hiểu của chính quyền các cấp với những khó khăn của nhân dân, kịp thời có các biện pháp can thiệp, nhằm giảm những thiệt hại do tác động tiêu cực của dịch bệnh. Với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều địa phương đã ban hành các chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân các địa bàn bị ảnh hưởng dịch COVID-19; đồng thời kêu gọi các cơ quan, đơn vị và các đoàn thể chính trị xã hội chia sẻ và tích cực giúp đỡ nông dân trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản.

Gần đây nhất, cùng với việc phối hợp với cơ quan hữu quan của Trung Quốc nỗ lực giải tỏa hàng nông sản ách tắc tại một số cửa khẩu, Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố và các chuỗi siêu thị lớn trên cả nước thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trước những diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19, theo đó bảo đảm đủ nguồn cung và bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng phục vụ Tết, nhất là tại địa bàn xảy ra dịch bệnh; đồng thời xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá các nông sản của các địa phương đang gặp khó khăn do dịch bệnh trong tiêu thụ sản phẩm. Đáng chú ý, chương trình cộng đồng “Tết chung một nhà” đã được phát động tại nhiều địa phương nhằm hỗ trợ những người lao động, vốn là lực lượng lao động cốt lõi của xã hội, hiện đang gặp khó khăn, chủ yếu là do bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa hoặc đình chỉ nhiều khu công nghiệp, nhà máy và công ty trong đợt đại dịch COVID-19 vừa qua. Chương trình góp phần làm lan tỏa tới cộng đồng xã hội lòng biết ơn, tri ân về sự cống hiến và hy sinh thầm lặng của đội ngũ tuyến đầu chống dịch, những công nhân lao động, lực lượng lao động nòng cốt của xã hội trong dịp Tết Nguyên đán 2022”.

Năm mới 2022, chưa thể lường hết những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, người dân cả nước tiếp tục phải đương đầu với những thử thách đầy cam go. Nhưng với sự quyết tâm của Chính phủ, sự vào cuộc nhanh chóng, hiệu quả của các cơ quan chức năng và sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân cả nước, một cái Tết đầm ấm, lạc quan, xua tan bệnh dịch, thực hiện thành công chủ trương lớn của Chính phủ: Vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả với dịch bệnh, vừa đẩy mạnh phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.

 

TẬN CÙNG CỦA SỰ KHỐN NẠN!


Trên đời có nhiều thứ khốn nạn, nhưng lợi dụng lúc người khác khó khăn, yếu đuối nhất để trục lợi là thứ khốn nạn nhất, thường được gọi là tận cùng của sự khốn nạn. Vụ việc cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án "Nhận hối lộ" để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa Công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho thấy rõ bộ mặt của những kẻ lợi dụng sự khó khăn, "đường cùng" của đồng bào mình để vơ vét, trục lợi cho bản thân.

Theo Báo Lao động, trong thời gian dịch bệnh vừa qua, một “combo” từ Mỹ về Việt Nam có giá 150 triệu đồng, thậm chí... 240 triệu. Nó gấp rất nhiều lần chi phí để bay về nước thời điểm bình thường trước dịch. Thực tế, chi phí các chuyến bay từ Mỹ và từ Canada về Việt Nam tháng 3 và 4.2020 chỉ là 1.600 USD (tức là chưa đến 40 triệu đồng) cho 1 vé máy bay ở thời điểm bình thường. Từ 40 triệu đồng tới “ít nhất” 80 triệu để được “giải cứu” là gấp đôi. So với 150 triệu gấp gần 4 lần. Và nếu so với chi phí 240 triệu để được về quê hương thì nó gấp đến 6 lần. Quả thực là quá khủng khiếp.

Chủ trương "giải cứu" công dân từ các vùng dịch đang diễn biến phức tạp là một chủ trương hết sức đúng đắn và nhân văn. Đó là mong muốn, là cử chỉ cao đẹp mà Đảng, Chính phủ giúp đỡ đồng bào mình trong cơn hoạn nạn. Nhưng lại có những kẻ lợi dụng sự nhân văn đó để biến thành cơ hội trục lợi của cá nhân, mà nó không phải là một hay hai quan chức, mà là cả một nhóm từ quan chức đến doanh nghiệp cấu kết với nhau. So với Việt Á, sự khốn nạn ở đây không hề kém cạnh.

Ngày xưa, ông cha ta đã xây dựng nhân vật Thạch Sùng trong câu chuyện "Sự tích Thạch Sùng" để vạch mặt những kẻ thừa nước đục thả câu, lợi dụng sự khó khăn của đồng bào để làm giàu bất chính. Và đến tận ngày hôm nay, những con Thạch Sùng này vẫn còn tồn tại và "ăn của dân không từ thứ gì". Mong rằng công cuộc đốt lò của cụ Tổng bí thư sẽ thiêu sạch hết những kẻ táng tận lương tâm như vậy.

 


28/1/22

Những hoạt động vi phạm pháp luật của tổ chức “Tin lành Đấng Chist”

Những hoạt động vi phạm pháp luật của tổ chức “Tin lành Đấng Chist”



“Tin lành Đấng Christ” là tổ chức phản động đội lốt tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Do đó, mọi hoạt động liên quan đến tổ chức này đều là hành vi vi phạm pháp luật. Nhà nước Việt Nam luôn bảo đảm quyền tự do tin tưởng của người dân. Mọi hoạt động lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xâm phạm an ninh quốc gia đều sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Tổ chức “Tin lành Đấng Christ – UMCC” (United Montagnard Church of Christ)” do Y Hin Niê (dân tộc Êđê, gốc ở tỉnh Đăk Lăk thành lập vào năm 2001. Y Hin Niê nguyên là “Đại tá, Bộ trưởng Bộ ngoại giao” FULRO III, xuất cảnh định cư ở Mỹ từ năm 1992). 

Khi thành lập tổ chức này, ý đồ của đối tượng cầm đầu là quy tụ các chức sắc, tín đồ người dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Nguyên ở Mỹ và Việt Nam để tập hợp lực lượng, đấu tranh “đòi” tự do tôn giáo, dân chủ nhân quyền, tiến tới thành lập “Tôn giáo riêng”, “Nhà nước riêng” của người DTTS Tây Nguyên. 

Để thực hiện ý đồ và mục đích này, UMCC chủ trương câu kết, móc nối, “lợi dụng các tổ chức phản động người Việt lưu vong để trục lợi cá nhân, đào tạo trực tuyến, chỉ đạo số cầm đầu trong nước hoạt động đấu tranh bất bạo động; củng cố, phát triển lực lượng, thu thập thông tin, tài liệu về dân chủ, nhân quyền gửi ra nước ngoài để vu cáo Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế; tranh thủ sự ủng hộ của một số nước và các thế lực thù địch chống Việt Nam. Cùng với đó, thông qua mạng xã hội, các diễn đàn quốc tế…, vu cáo Việt Nam phân biệt đối xử, đàn áp người DTTS. Ở bên ngoài, UMCC đã phát triển được hàng trăm tín đồ. Ở bên trong, chúng đã phát triển ở một số tỉnh thành trong cả nước để hoạt động.


Ngay sau khi thành lập, UMCC ráo riết chỉ đạo số tay chân trong nước tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam; “cổ vũ, kích động” các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và pháp luật của các nước Việt Nam, Thái Lan… nhằm thu lợi bất chính. 

Do mâu thuẫn về quyền lợi, vào tháng 9/2019, A Ga (SN 1977, gốc Kon Tum, hiện ở Mỹ), đối tượng đang bị cơ quan điều tra Công an tỉnh Gia Lai truy nã về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” chủ trương tách khỏi UMCC thành lập một tổ chức riêng để tiếp tục hoạt động. Tháng 9/2020, A Ga chính thức thay đổi logo và tên gọi của ECCV thành “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên, gọi tắt là CHPC, tự nhận mình làm người đại diện, đồng thời chỉ định nhân sự “Ban đại diện” tạm thời trong nước gồm 5 thành viên, do A Đảo (trú ở Sa Thầy, thì Kon Tum) làm “Giáo hội trưởng”. Lúc này, tổ chức “Tin lành Đấng Christ” bị phân thành hai nhóm nhỏ, hoạt động riêng biệt, nhưng âm mưu, ý đồ, phương thức, thủ đoạn tương tự nhau. 

Bề ngoài, CHPC tổ chức sinh hoạt tôn giáo bình thường với các hoạt động hát thánh ca, chia sẻ kinh thánh và cầu nguyện. Tuy nhiên bên trong, CHPC chính là một tổ chức phản động đội lốt tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của CHPC không có gì mới, tương tự như “Tin lành Đêga” trước đây và tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành đấng Christ” ở Mỹ hiện nay. 

 Đó là tập hợp tín đồ là người DTTS ở trong nước liên kết với các nhóm Tin lành khác và số đối tượng phản động người Việt lưu vong lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá Việt Nam, đòi thành lập “nhà nước riêng, tôn giáo riêng” cho người DTTS. Để phát triển tổ chức phản động của mình, A Ga đã cộng tác, liên kết với các tổ chức phản động nước ngoài khác như “Ủy ban Cứu trợ người vượt biển” (BPSOS) của Nguyễn Đình Thắng ở Mỹ, “nhóm “Người Thượng đứng lên vì công lý” (MSFJ) của Y Quynh Bdăp ở Thái Lan để tạo dựng, phát triển cơ sở bên trong.

Thông qua các ứng dụng trên mạng xã hội.., A Ga đã kết nối với các đối tượng bên trong để tuyên truyền, củng cố niềm tin, lôi kéo mọi người tham gia CHPC, mở rộng tín đồ, tập hợp lực lượng, từng bước công khai hóa hoạt động. Bên cạnh đó, A Ga và các đối tượng phản động lưu vong khác tích cực móc nối, lôi kéo, hướng dẫn các tín đồ theo đạo tin lành thuần túy trong nước tham gia các buổi tập huấn trực tuyến về nhân quyền mà thực chất chính là các buổi đào tạo cách thức viết “báo cáo vi phạm” về nhân quyền, tự do tôn giáo; đào tạo kỹ năng hoạt động xã hội dân sự”; hướng dẫn phương pháp thu thập, cung cấp các thông tin sai lệch về tình hình trong nước để xuyên tạc, vu cáo trên mạng xã hội và các diễn đàn quốc tế; hướng dẫn cách thức đối phó với cơ quan Công an khi bị phát hiện. Với thủ đoạn này, từ tháng 9/2020 đến nay, CHPC đã phát triển được một số tín đồ tại các tỉnh: Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Phú Yên.

Qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an đã phát hiện được toàn bộ hoạt động của tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” cũng như hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng tham gia trong nước.  

Thế nhưng, với bản chất ngoan cố, số cốt cán của UMCC trước đây chưa chịu từ bỏ hoạt động vẫn lén lút móc nối, lôi kéo, phát triển lực lượng, ý đồ thành lập một tổ chức mới, trên nền tảng của tổ chức UMCC trước đó, tuy nhiên đều bị lực lượng chức năng phát hiện, đấu tranh, phá rã.

Vạch trần bản chất của đối tượng cầm đầu

Trong tổ chức “Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên”, phải kể đến A Đảo (SN 1981, trú tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum). Đối tượng này có những hoạt động chống phá quyết liệt. 

Cụ thể, vào khoảng tháng 7/2014, theo sự chỉ đạo của số cầm đầu UMCC bên ngoài, A Đảo cùng Y Nuen Ayun ra Hà Nội gặp ông David Showronski và bà Rose Miconell (nhân viên Đại sứ quán Úc tại Hà Nội) và Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Văn Đài để cung cấp tài liệu giấy mời, giấy triệu tập làm việc, giấy chứng nhận mãn hạn tù… của các đối tượng tại Tây Nguyên; xuyên tạc chính sách tôn giáo, xuyên tạc, vu cáo chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, đàn áp, sách nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) ở địa bàn Tây Nguyên. 

Tại cuộc gặp này, Nguyễn Bắc Truyền trả số tiền 5 triệu đồng và Nguyễn Văn Đài trả số tiền 4 triệu đồng cho A Đảo, Y Nuen Ayun tiền thù lao.

Từ tháng 2 – 12/2015, số cầm đầu UMCC ở bên ngoài tiếp tục giới thiệu, chỉ đạo số tay chân trong nước như A Đảo, A Hlum, A Hmưk, A Trung, A Xã, A Viei, Y Huy, A Đoàn, A Hluih, A Chang, Y Bét tham gia đào tạo, huấn luyện trực tuyến về Nhân quyền, tự do tôn giáo quốc tế, hướng dẫn cách thức đối phó với chính quyền Việt Nam… Tuy nhiên, việc chỉ đạo số trong nước tham gia các khóa đào tạo này của UMCC chỉ với mục đích nhận được số tiền hỗ trợ khoảng 500.000 đồng/tuần/1 đối tượng tham gia. 

Trong khóa học này A Đảo quen biết Huỳnh Thục Vy, sau đó A Đảo, Y Bét, A Trung tiếp tục lợi dụng Huỳnh Thục Vy. Từ đó, đối tượng đã gặp gỡ và tiếp xúc với một số người nước ngoài nhằm mục đích xin tiền, phục vụ việc tieu xài xá nhân. 

Từ ngày 25/7/2016 đến ngày 11/8/2016, với mục đích trục lợi và theo chỉ đạo của số cầm đầu, cốt cán UMCC bên ngoài, A Đảo cùng Y Bét xuất cảnh sang Đông Timor dự Hội nghị tự do tôn giáo khu vực Đông Nam Á. Tại hội nghị này, A Đảo được các đối tượng trả 500 USD thù lao. Ngoài ra, từ tháng 3/2016 đến tháng 8/2016, A Ga (cốt cán UMCC đang cư trú bất hợp pháp tại Thái Lan) chỉ đạo A Đảo, Nay Them tổ chức 3 đợt đưa 10 người DTTS xuất cảnh và định cư trái phép ở Thái Lan. Khi đối tượng này đang tổ chức đưa, dẫn người thì bị lực lượng Công an đã phát hiện, bắt quả tang vào ngày 18/8/2016. Quá trình bắt giữ, lực lượng chức năng đã thu giữ 160 USD, 49.735.000VNĐ liên quan hoạt động phạm tội của A Đảo. Căn cứ vào các hành vi phạm tội trên, Cơ quan ANĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với A Đảo về hành vi tổ chức người khác trốn ra nước ngoài theo điều 275, BLHS năm 1999. Đồng thời, đã ra lệnh truy nã quốc tế đối với A Ga về tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài. 

Sau khi A Đảo bị xử lý, một số người dân trước đó đã bị khống chế theo UMCC tại các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Phước tỏ ra bất mãn, không tin tưởng vào UMCC. Một số trường hợp đã viết đơn tự nguyện xin chuyển sinh hoạt theo Hệ phái Tin lành đã được cấp quy chế pháp nhân và được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện để chuyên sinh hoạt tại các hệ phái Tin lành như: Bắp tít Liên hiệp; Bắp tít Nam Phương…, bộ khung tổ chức trong nước tự tan rã. 

Tháng 9/2020, ngay sau khi A Đảo ra tù, số cầm đầu bên ngoài tiếp tục sử dụng A Đảo thành con bài cho âm mưu của chúng, một mặt chúng vận động, kêu gọi, quyên góp tiền để gửi cho A Đảo, mặt khác chúng chỉ đạo A Đảo móc nối, lôi kéo, gây dựng số tay chân bên trong, một trong những người tham gia CHPC tích cực nhất trên địa bàn Đắk Lắk đó là Y Krếc Bya (hay còn gọi là Ama Guôn, sinh năm 1978, trú tại buôn Knia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn). Y Krếc là đối tượng FULRO, bị xử phạt 8 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết”. Năm 2013, sau khi ra tù được một năm, Y Krếc lại tiếp tục tham gia hoạt động cơ sở ngầm FULRO và bị cơ quan Công an đấu tranh xử lý, đưa ra kiểm điểm trước dân. Với vai trò là “Quản nhiệm điểm sinh hoạt buôn Knia 2”, sau khi được liên lạc, lôi kéo, Y Krếc đã đồng ý tham gia CHPC và được A Ga giao cho làm Thủ quỹ của Ban điều hành tạm thời.

Từ tháng 3/2020 cho đến khi bị phát hiện, Y Krếc đã tích cực lôi kéo 15 người, hầu hết là các tín đồ Tin lành sinh hoạt trong điểm nhóm tại gia của mình tham gia CHPC. Ngoài ra còn có một số đối tượng khác, như: Y Nuen Ayun (Ama Đawit, sinh năm 1967; trú buôn Puăn B, xã Ea Phê, huyện Krông Pắc); Y Chới Bkrông (Ama H’Nal, sinh năm 1972; trú buôn Ko Mleo, xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột); YYuăn Byă (Ama H’Wôn, sinh năm 1966; trú tại buôn Knia 3, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn) là những đối tượng tích cực tham gia phát triển CHPC trên địa bàn Đắk Lắk.

Quá trình làm việc với cơ quan Công an, những người này khai nhận, được sự chỉ đạo từ A Ga và các đối tượng cầm đầu bên ngoài, họ đã tiếp tục đi tuyên truyền, vận động, lôi kéo những người thân trong gia đình, các tín đồ sinh hoạt đạo thuần túy nhẹ dạ cả tin khác trong buồn cùng tham gia. Thủ đoạn lôi kéo mọi người của các đối tượng vẫn là những luận điệu cũ rích, đó là tham gia CHPC để về lâu dài sẽ thành lập “tôn giáo riêng, nhà nước riêng” cho người Tây Nguyên, và nếu sau này “Nhà nước Đê ga” thành công thì những người tham gia sẽ được chia đất đai, nhà cửa, tài sản, phong chức tước. 

Bản thân Y Krếc đã tập hợp, gửi các “bản tường trình”, “báo cáo” xuyên tạc về tình hình tôn giáo, nhân quyền cho phản động bên ngoài để tập hộ, báo cáo cho phản động lưu vong, phản ánh sai lệnh cho các tổ chức quốc tế, gây sức ép, làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. 

Đối tượng Y Nuen với vai trò “Giáo hội phó” CHPC đã lôi kéo một số người tham gia; thu thập, gửi một số “bản tường trình” vu cáo chính quyền, vu cáo lực lượng Công an vi phạm tự do tôn giáo, nhân quyền. Đối với Y Chới Bkrông, sau khi được tuyên truyền, lôi kéo tham gia CHPC, từ tháng 11/2020 đến nay, Y Chới đã tham gia nhiều buổi tập huấn nhân quyền trực tuyến do Y Quynh Bdap và Nguyễn Đình Thắng giảng dạy, đồng thời đã viết một số báo cáo với nội dung vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo gửi cho A Ga. Để “nuôi dưỡng” cho hoạt động trong nước, các đối tượng phản động bên ngoài đã nhiều lần gửi tiền cho số cầm đầu, cốt cán trong nước để củng cố niềm tin hoạt động chống phá. Tuy nhiên, A Đảo, Y Krếc, Y Nuen đã trục lợi cá nhân, “ăn chặn” và thậm chí mâu thuẫn nhau về việc “chia tiền”.

Từ những âm mưu, ý đồ hoạt động và những chứng cứ thu được đã thể hiện “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” chính là một tổ chức phản động đội lột tôn giáo để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.  Do đó, mọi hoạt động liên quan đến tổ chức này đều là hành vi vi phạm pháp luật. Mặc dù sau khi bị phát hiện, các đối tượng tham gia CHPC trên địa bàn Đắk Lắk đều đã thừa nhận, cam kết từ bỏ, tuy nhiên, tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của từng người mà cơ quan chức năng sẽ có biện pháp xử lý phù hợp, đúng quy định của pháp luật. 

Thực tế, thời gian qua tại Tây Nguyên, đa số các chức sắc, tín đồ các tôn giáo được tạo điều kiện sinh hoạt tôn giáo thuần túy, chấp hành tốt các quy định của pháp luật. Riêng đối với đạo Tin lành, ngoài 5 tổ chức đã được Nhà nước công nhận (gồm: Hội thánh Tin lành Việt Nam (Miền Nam), Hội thánh Tin lành Cơ đốc Phục lâm, Hội thánh Tin lành Trưởng lão, Hội thánh Truyền giáo Cơ đốc và Hội thánh Tin Lành Liên hữu Cơ đốc), vẫn còn hàng chục tổ chức, hệ phái Tin lành chưa được công nhận tư cách pháp nhân, chưa được đăng ký hoạt động (nh Tin lành Truyền giảng phúc âm, Tin lành Liên hữu Bắp tít, Tin lành Phúc âm đời đời…) với tổng số hàng chục ngàn tín đồ. Các tổ chức, hệ phái này vẫn được tạo điều kiện để hoạt động ổn định. Tuy nhiên, thời gian qua, các thế lực thù địch bên ngoài, nhất là số FULRO lưu vong tiếp tục rêu rao ở Việt Nam “không có tự do tôn giáo”, chỉ có “tôn giáo quốc doanh”, không cho các tổ chức Tin lành chưa được đăng ký hoạt động. 

Một lần nữa chúng ta cần khẳng định rằng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, nhưng bên cạnh đó cũng nghiêm cấm việc lợi dụng tôn giáo để xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Mỗi tín đồ tôn giáo bên cạnh việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân của mình trên cơ sở chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Qua đây, mỗi chức sắc, tín đồ và người dân hãy đề cao cảnh giác, không tin, không nghe các đối tượng lôi kéo tham gia vào các hoạt động tôn giáo đề chống Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật, đồng thời tích cực tố giác, phối hợp với chính quyền và lực lượng Công an các cấp ngăn chặn, góp phần loại bỏ cái gọi là “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” ra khỏi cộng đồng

Xuân Mai