Quốc An
Thúc đẩy và
bảo vệ quyền phụ nữ luôn là nội dung quan trọng được Nhà nước Việt Nam thường
xuyên quan tâm và luôn hướng tới. Thế nhưng cũng như vấn đề bảo đảm quyền con
người, bảo đảm quyền phụ nữ luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc chống
phá Việt Nam. Đặc biệt, năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức đại hội
toàn quốc nên vào dịp trước, trong và sau đại hội, họ càng gia tăng bóp méo,
xuyên tạc quan điểm, chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với bảo đảm
quyền phụ nữ.
Những luận
điệu sai trái
Thông qua vài
trang báo mạng ở hải ngoại và mạng xã hội, họ phủ nhận những thành tựu mà Việt
Nam đạt được trong bảo đảm quyền phụ nữ. Từ một số vụ việc bạo lực gia đình có
tính đơn lẻ họ quy chụp cho rằng phụ nữ Việt Nam ngày càng bị phân biệt đối xử,
không có tiếng nói, không có địa vị trong gia đình và ngoài xã hội. Họ tỏ ra
hoài nghi và nói rằng phụ nữ Việt Nam vẫn còn “thiếu đại diện và tách biệt khỏi
các cấp cao nhất của văn hóa chính trị và xã hội”. Họ suy diễn rằng, do không
được đối xử bình đẳng nên Hội LHPN Việt Nam phải không ngừng đấu tranh đòi
“bình đẳng giới”(BĐG). Từ một số trường hợp phụ nữ vi phạm pháp luật bị khởi tố
và đưa ra xét xử về tội “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”… họ
vu cáo Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận, “đàn áp” các “nhà dân chủ”, “nhà
hoạt động nhân quyền” là phụ nữ.v.v…
Những luận điệu
ấy không nhằm mục đích gì khác là bóp méo, xuyên tạc chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước Việt Nam; phủ nhận những thành tựu mà Việt Nam đạt được trên
lĩnh vực bảo đảm quyền con người nói chung và quyền phụ nữ nói riêng; chia rẽ
khối đại đoàn kết dân tộc, làm giảm sút niềm tin của nhân dân cũng như phụ nữ
Việt Nam vào Đảng, Nhà nước và chế độ… Nhưng họ đã nhầm, dù bằng bất cứ âm mưu,
thủ đoạn gì, tinh vi, xảo quyệt đến đâu đi chăng nữa cũng không thể đánh lừa được
dư luận tiến bộ và nhân dân Việt Nam.
Bức tranh
sinh động bảo đảm quyền phụ nữ ở Việt Nam
Thực tiễn đã chứng
minh bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền phụ nữ, xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối
xử với phụ nữ luôn là mục tiêu mà Việt Nam hướng tới. Công tác Vì sự tiến bộ của
phụ nữ và BĐG thường xuyên được Đảng, Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo
điều kiện thuận lợi để phụ nữ ngày càng phát triển.
Quyền bình đẳng
của phụ nữ Việt Nam luôn được bảo đảm thông qua các quy định cụ thể trong Hiến
pháp và pháp luật, nhất là Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cùng nhiều chủ
trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, như: Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày
27/4/2007 của Bộ Chính trị (khóaX) về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh
CNH-HĐH”; Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về “Tiếp tục đẩy
mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới”. Đặc biệt, trên cơ sở kế thừa, phát
huy những kết quả, bài học kinh nghiệm từ Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn
2011-2020, tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về thực hiện mục
tiêu BĐG, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, ngày
03/3/2021, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn
2021-2030. Các văn bản pháp lý đã cụ thể hoá quyền BĐG của phụ nữ ở Việt Nam, mở
ra nhiều cơ hội để phụ nữ tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động trên mọi
lĩnh vực.
Ủy ban Quốc gia
vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đã được thành lập, do một Phó Thủ tướng phụ
trách. Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam là Ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội.
Hệ thống tổ chức của Hội LHPN Việt Nam được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương tới
cơ sở và hoạt động rất thiết thực, hiệu quả. Tại Việt Nam, phụ nữ chiếm 50,2% tổng
dân số của cả nước. Ngoài việc có đầy đủ các quyền con người, quyền công dân,
trong đó có quyền lao động và quyền được bảo vệ, bảo đảm cuộc sống; khi tham
gia quan hệ lao động thì lao động nữ còn được bảo đảm những quyền đặc thù
riêng. Điều đó được bảo đảm cả trên phương diện luật pháp và trong thực tế. Phụ
nữ được bảo đảm quyền làm việc và bình đẳng về cơ hội việc làm với nam giới.
Chính sách đổi mới của Việt Nam đã tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia ngày càng
tích cực vào các hoạt động kinh tế – văn hóa – xã hội của đất nước. Nữ giới chiếm
hơn 50% tổng số lao động của cả nước, trong một số ngành còn chiếm tỷ lệ cao
hơn. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ trước đại dịch Covid-19 thấp hơn so với
nam giới. Trong đại dịch, Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách bảo đảm an
sinh xã hội, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ.
Lao động nữ được
quan tâm nhiều hơn trong thời kỳ thai sản và tuổi nghỉ hưu. Việt Nam là một
trong những nước dành nhiều ưu tiên cho phụ nữ trong lĩnh vực nghỉ thai sản với
thời gian nghỉ sinh con tương đối cao (6 tháng), vượt mức thời gian quy định tối
thiểu 12 tuần trong Công ước bảo vệ thai sản của Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO). Điều này thể hiện rõ sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam đối với sức khỏe
của phụ nữ.
Vai trò của người
phụ nữ Việt Nam trong đời sống chính trị ngày càng tăng và đã có mặt ở tất cả
các vị trí lãnh đạo. Ngày càng có nhiều phụ nữ đảm nhiệm các vị trí quan trọng
trong hệ thống các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các
tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề
nghiệp. Trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư hiện nay có 2 thành viên là nữ. Trong
Ban Chấp hành Trung ương hiện có 18 Ủy viên chính thức và 01 Ủy viên dự khuyết
là nữ. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV chiếm 30,26%, tăng đáng kể so với các
nhiệm kỳ trước. Nhiều nhiệm kỳ, Việt Nam có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội,
Phó Chủ tịch nước là nữ. Trong Chính phủ hiện nay có 2 nữ Bộ trưởng…
Bình đẳng về
giáo dục giữa nam giới và nữ giới ngày càng được bảo đảm. Tỷ lệ nữ giới được
giáo dục ở mọi cấp tăng cao. Đến năm 2021, tỷ lệ biết chữ của phụ nữ trong độ
tuổi 15 đến 60 đạt hơn 97%; tỷ lệ nữ là người dân tộc thiểu số biết chữ trong độ
tuổi 15 đến 60 đạt 92,6%. Tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo
nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 17,5%. Đội ngũ nữ trí thức ngày càng đông đảo,
tỷ lệ nữ có học vị thạc sĩ đạt 44,2%, có học vị tiến sĩ đạt gần 30%; có 753 người
được phong chức danh giáo sư, phó giáo sư. Đội ngũ cán bộ nữ có trình độ học vấn
cao ngày càng phát triển mạnh ở Việt Nam.
Công tác chăm
sóc sức khỏe phụ nữ ngày càng được quan tâm. Tỷ lệ xã, phường có y sỹ sản nhi
hoặc nữ hộ sinh đạt trên 95%. Tương ứng số lần khám thai trung bình của 1 phụ nữ
có thai tăng cao. Hầu hết phụ nữ có thai được tiêm phòng theo quy định. Tỷ lệ sản
phụ được cán bộ y tế chăm sóc hiện đạt hơn 98%. Tuổi thọ trung bình của phụ nữ
Việt Nam là 76,3 tuổi, cao hơn 5,3 tuổi so với nam giới…
Bảo đảm quyền
phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
Những kết quả
cơ bản nêu trên đã khẳng định, Việt Nam luôn bảo đảm tốt quyền con người nói
chung và quyền phụ nữ nói riêng. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thường xuyên quan
tâm và có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm
thúc đẩy, bảo vệ quyền phụ nữ. Những thành quả ấy đã chứng minh phát huy vai
trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực là một
trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới. Tất cả những gì diễn ra càng chứng tỏ những luận điệu mà các thế lực
thù địch rêu rao về bảo đảm quyền phụ nữ ở Việt Nam là hoàn toàn sai trái, bịa
đặt.
Để bảo đảm tốt
hơn quyền phụ nữ, xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, phát huy mạnh mẽ vị
trí, vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Phát huy truyền
thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng
lớp phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế…”.
Nhằm quán triệt,
thực hiện tốt nội dung nêu trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công tác
phụ nữ, cùng với nỗ lực vươn lên của các cấp Hội LHPN Việt Nam, đòi hỏi cần có
sự chung tay của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị tập trung tiến
hành đồng bộ, chặt chẽ, linh hoạt các giải pháp. Đặc biệt, công tác tuyên truyền,
giáo dục, vận động các tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị – xã hội, nhất
là phụ nữ cần được đẩy mạnh. Qua tuyên truyền làm cho nhân dân, nhất là phụ nữ
nắm chắc và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước, phát huy tốt vai trò, vị thế, năng lực, sức
sáng tạo của phụ nữ Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Đi cùng với đó cần quan tâm
chăm lo bảo vệ phẩm giá, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.
Sự nghiệp đổi mới
đang đặt ra những yêu cầu mới. Để đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ
cách mạng, các cấp, các ngành cần phải tập trung hướng mạnh các chủ trương, giải
pháp vào xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới với các tiêu chí cơ
bản phát triển toàn diện cả về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực,
sức sáng tạo, ý thức và trách nhiệm công dân.
Quá trình thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cần phát huy mạnh mẽ vai trò của báo chí, truyền
thông nhằm cổ vũ, động viên, tạo sức lan tỏa cho các phong trào của phụ nữ, khẳng
định những thành quả đạt được. Cùng với đó, chúng ta cần nâng cao tinh thần cảnh
giác, nhận diện đúng những âm mưu, thủ đoạn núp bóng bảo vệ quyền phụ nữ để
xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước ta của các thế lực thù địch, thù địch. Đây
là yếu tố rất quan trọng để chúng ta tích cực, chủ động đấu tranh làm thất bại
mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch./.
0 nhận xét: