Một trong những
âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch, phản động chống phá cách mạng
Việt Nam là xuyên tạc, đối lập giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa
Mác-Lênin.
Mục đích của
chúng nhằm phá hoại, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh từ gốc rễ, qua đó tiến công
trực diện vào một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong nền tảng tư tưởng
của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 đã xác định “Đảng
lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho hành động”(1). Quan điểm này tiếp tục được khẳng định tại Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và
phát triển năm 2011) và được bổ sung tại Đại hội XII của Đảng: “Tư tưởng của
Người, cùng với Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn
và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của
Đảng và nhân dân ta”(2). Việc khẳng định này cho thấy tầm quan trọng của Chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung và đối với nền tảng
tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng.
Thời gian qua,
các thế lực thù địch, phản động, bất mãn chính trị ra sức chống phá nền tảng tư
tưởng của Đảng, trong đó chúng tìm mọi cách để đối lập giữa tư tưởng Hồ Chí
Minh với Chủ nghĩa Mác-Lênin. Chúng quy kết Chủ tịch Hồ Chí Minh không tuân thủ
đúng lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng vô sản: “Tư tưởng Hồ Chí Minh
chỉ là tư tưởng dân tộc, không theo Chủ nghĩa Mác-Lênin”; “Con đường Bác Hồ đã
lựa chọn là con đường dân tộc, không phải chủ nghĩa xã hội” (!). Chúng còn cố ý
minh họa bằng những những sự kiện lịch sử, như: Thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam thay vì thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, giải quyết vấn đề dân tộc trước
vấn đề giai cấp… nhằm củng cố những luận điệu xuyên tạc này.
Luận điệu xuyên
tạc trên là vô căn cứ. Bởi lẽ, lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ: “Cuộc đấu
tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không
phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh
dân tộc”, vì thế, “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền,
phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc(3). Cho
nên, mấu chốt của cách mạng vô sản vẫn là giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp tư
sản và giai cấp vô sản, dù cho quốc gia đó đã trải qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa hay chưa trải qua giai đoạn này. Ở các nước thuộc địa, nhiệm vụ
trước mắt và quan trọng bậc nhất là thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc
giành lấy độc lập, quyền tự quyết dân tộc để làm cơ sở hiện thực làm cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Do vậy, cách mạng vô sản suy cho cùng cũng là vì quyền và lợi
ích quốc gia, dân tộc; việc giải quyết vấn đề giai cấp không đứng trên lập trường
lợi ích quốc gia, dân tộc sẽ không thể giải quyết triệt để các vấn đề đặt ra của
cuộc cách mạng, đôi khi còn dẫn đến thất bại.
Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nhận thức, tiếp thu sâu sắc Chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng vô sản.
Người đã tích cực chuẩn bị tư tưởng chính trị, tổ chức, cán bộ cho sự ra đời Đảng
Cộng sản Việt Nam năm 1930 và cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng
Việt Nam giành lấy độc lập cho Tổ quốc, tự do cho dân tộc và đưa cách mạng Việt
Nam tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải
phóng giai cấp, giải phóng con người trên thế giới. Thắng lợi đó là do Chủ tịch
Hồ Chí Minh lựa chọn giải quyết vấn đề dân tộc trước, sau đó giải quyết vấn đề
giai cấp trên lập trường giai cấp vô sản, điều này đã thể hiện rõ nguyên tắc
tôn trọng thực tiễn khách quan và bảo đảm tính lịch sử cụ thể của Chủ
nghĩa Mác-Lênin. Việc lựa chọn này không phải là sự ngẫu nhiên, “ăn may”
mà là sự tìm tòi, phân tích thực tiễn cách mạng thấu đáo. Điều đó xuất phát từ
tài năng, trí tuệ, sự nhạy bén chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn vượt
trội của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khi phân tích
thực tiễn cách mạng Việt Nam, Người chỉ rõ, Việt Nam xuất phát từ một nước
phương Đông truyền thống, nền nông nghiệp lạc hậu, hơn 90% là nông dân, sự phân
hóa giai cấp chưa sâu sắc, khi thực dân Pháp xâm lược thì nhiệm vụ nổi lên hàng
đầu của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, giành lấy độc lập dân tộc, tự
do cho người dân, nên Người đã phê phán thẳng thắn quan điểm phiến diện, giáo
điều, rập khuôn máy móc của một số người về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề
dân tộc và giai cấp ở Việt Nam: “Nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình
cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà không xét hoàn cảnh nước mình như thế
nào để làm cho đúng” (4).
Thực tiễn cách
mạng Việt Nam đã chứng minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi Chủ nghĩa Mác-Lênin
là “cái cẩm nang” thần kỳ, “kim chỉ nam” cho cách mạng Việt Nam. Người đã khẳng
định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất,
chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”(5). Người đã vận dụng lập
trường, quan điểm và phương pháp cách mạng vô sản của Chủ nghĩa Mác-Lênin để
nghiên cứu thực tiễn, tìm ra quy luật vận động và phát triển cách mạng Việt Nam
bằng con đường cách mạng vô sản, qua đó khắc phục được khủng hoảng về con đường
cứu nước, cứu dân tộc.
Những thành quả
to lớn của cách mạng Việt Nam đạt được đã cho thấy những điều Người khẳng định
là hoàn toàn đúng đắn, “Đảng ta nhờ kết hợp được Chủ nghĩa Mác-Lênin với tình
hình thực tế của nước ta, cho nên đã thu được nhiều thắng lợi trong công
tác”(6), và sự thật là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã giành lại
độc lập dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và đưa nước ta bước
vào giai đoạn độc lập, tư do và phát triển.
Thực tế đó cho
thấy, con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đường,
dẫn lối là phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đó là: Người đã đề ra nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên trước giải phóng giai cấp nhưng không đối lập giữa nhiệm vụ
giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc mà kết hợp chặt chẽ giữa giải phóng
dân tộc với giải phóng giai cấp để tiến tới giải phóng con người; Người chủ
trương thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thay vì thành lập Đảng Cộng sản Đông
Dương vì nhiệm vụ cách mạng của mỗi nước Đông Dương khác nhau, điều kiện kinh tế,
xã hội, văn hóa, dân tộc, con người mỗi nước có sự khác nhau.
Tư tưởng Hồ
Chí Minh góp phần làm phong phú kho tàng lý luận Mác-Lê nin
Một trong những
âm mưu, thủ đoạn thâm độc khác mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính
trị còn lèo lái dư luận rằng “Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ phù hợp với phương Tây
còn tư tưởng Hồ Chí Minh mới phù hợp với Việt Nam”; “bây giờ Chủ nghĩa
Mác-Lênin đã lỗi thời, không còn phù hợp với sự phát triển của lịch sử, chỉ có
tư tưởng Hồ Chí Minh là đáng giá, là phù hợp với dân tộc Việt Nam. Vì vậy, chỉ
cần dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh và đề cao thành “chủ nghĩa Hồ Chí Minh” để
thay thế Chủ nghĩa Mác-Lênin”(!).
Việc đề cao tư
tưởng Hồ Chí Minh, hạ thấp Chủ nghĩa Mác-Lênin vô hình trung đã phủ định
nguồn gốc hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó phủ định tư tưởng
Hồ Chí Minh. Tại Đại hội lần thứ IX năm 2001 và Đại hội lần thứ XI của Đảng
năm 2011, tư tưởng Hồ Chí Minh được khẳng định là “một hệ thống quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận
dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước
ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại” (7).
Sự khẳng định
đó đã chứng minh tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh giữa Chủ nghĩa Mác-Lênin với
thực tiễn cách mạng Việt Nam và phẩm chất, nhân cách của Người, cùng với truyền
thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại. Không có Chủ nghĩa Mác-Lênin
thì không có tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là Chủ
nghĩa Mác-Lênin mà là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa này vào giải quyết các vấn
đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam trên lập trường của cách mạng vô sản. Cho
nên “không thể nhân danh đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh mà hạ thấp, phủ nhận Chủ
nghĩa Mác-Lênin”(8).
Đối lập giữa tư
tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Mác-Lênin là hoàn toàn sai trái, vô căn cứ,
xuyên tạc lịch sử và logic vận động cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh và
Chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng vô sản thống nhất với nhau về mục tiêu, lý tưởng,
đó là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Bản thân
các nhà kinh điển mác-xít không đưa ra một khuôn mẫu cứng nhắc cho việc tiến
hành cuộc cách mạng vô sản mà chỉ nêu ra những nguyên lý cơ bản, nên việc vận dụng
những nguyên lý đó như thế nào, thành công đến đâu phụ thuộc vào tài năng của
lãnh tụ phong trào cách mạng.
Chính Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã vận dụng thành công những nguyên lý đó để thực hiện thắng lợi
các mục tiêu cách mạng Việt Nam, giải phóng dân tộc và đưa cách mạng Việt Nam
tiếp tục tiến theo con đường chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp
đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng con người trên thế giới, qua đó khẳng
định và củng cố tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân văn của Chủ nghĩa
Mác-Lênin.
0 nhận xét: