Cùng với chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đang ngày càng ăn sâu, bám rễ vào đời sống
tinh thần, tư tưởng của nhân dân Việt Nam, trở thành “kim chỉ nam” cho sự nghiệp
đổi mới và phát triển đất nước. Trong khi đó, các thế lực thù địch, phản động,
cơ hội chính trị trong và ngoài nước lại dùng chiêu bài “hạ bệ thần tượng” để
xuyên tạc, phủ nhận giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh. Luận điệu xuyên tạc được
họ đưa ra trong thời gian gần đây là “thực chất Hồ Chí Minh là người dân tộc chủ
nghĩa”.
Theo Từ điển Chủ
nghĩa cộng sản khoa học, “Chủ nghĩa dân tộc là tâm lý, hệ tư tưởng, thế giới
quan và chính sách thích những dân tộc này hơn những dân tộc khác, tán dương
dân tộc mình, gây căm thù dân tộc và thù hằn chủng tộc”(1). Theo đó, chủ nghĩa
dân tộc được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như chủ nghĩa sô-vanh nước
lớn có tâm lý coi thường các dân tộc khác, tự cho mình quyền “khai hóa văn
minh” cho các dân tộc nhỏ hơn hay chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, có khuynh hướng khép
kín, không muốn mở rộng quan hệ với các dân tộc khác. Cả hai khung hướng này của
chủ nghĩa dân tộc đều xa lạ với bản chất của giai cấp vô sản – giai cấp đại diện
cho chủ nghĩa quốc tế vô sản. Do đó, về bản chất, chủ nghĩa dân tộc là thù địch
với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, với thế giới quan mácxít và mâu thuẫn
với quá trình khách quan của sự phát triển. Đó là sự xích lại gần nhau của các
dân tộc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Là lãnh tụ của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, V.I.Lênin luôn phê phán những người cộng
sản có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. V.I.Lênin chỉ rõ: “Cuộc đấu tranh chống những
thành kiến dân tộc chủ nghĩa càng có ý nghĩa trọng đại khi vấn đề chuyển nền
chuyên chính vô sản từ phạm vi quốc gia (tức là mới tồn tại ở trong một nước và
không có khả năng quyết định được chính trị thế giới) thành chuyên chính vô sản
trên quy mô quốc tế (tức là chuyên chính vô sản ít nhất cũng ở một số nước tiên
tiến và có khả năng tác động quyết định đến toàn bộ chính trị thế giới), ngày càng
trở nên bức thiết”(2). Quan điểm của V.I.Lênin đã cho thấy, những người theo chủ
nghĩa cộng sản chân chính không thể có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.
Thế nhưng gần
đây, các thế lực thù địch lại rêu rao rằng “thực chất Hồ Chí Minh chỉ là người
dân tộc chủ nghĩa”. Họ cho rằng “chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi”; từ đó, quy chụp Hồ Chí Minh “là một người theo
chủ nghĩa cộng hòa và chủ nghĩa hòa bình hơn là một người theo chủ nghĩa cộng sản”(3).
Thậm chí, có những kẻ cơ hội chính trị còn cố tình quy chụp rằng trong bộ 15 tập
Hồ Chí Minh có 17 lần nhắc đến cụm từ “chủ nghĩa dân tộc” nên cáo buộc rằng “Hồ
Chí Minh đích thị là người theo chủ nghĩa dân tộc”(4)!
Từ sự cáo buộc
đó, một số phần tử phản động, cơ hội chính trị còn lên tiếng đối lập chủ nghĩa
Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ cho rằng “bây giờ chủ nghĩa Mác –
Lênin đã lỗi thời, không còn phù hợp với sự phát triển của lịch sử, chỉ có tư
tưởng Hồ Chí Minh là đáng giá, là phù hợp với dân tộc Việt Nam hay “Chủ nghĩa
Mác – Lênin là chủ nghĩa chia rẽ và cực đoan, thiên về đấu tranh giai cấp, đối
lập với tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng đề cao đoàn kết và thống nhất; Hồ Chí
Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc chứ không theo chủ nghĩa cộng sản, chỉ nhấn
mạnh đến đoàn kết chứ không nhấn mạnh đến đấu tranh”(5). Vì vậy, chỉ cần dựa
vào tư tưởng Hồ Chí Minh và đề cao thành “chủ nghĩa Hồ Chí Minh” để thay thế chủ
nghĩa Mác – Lênin!”(6). Thực chất của luận điệu này là nhằm chia rẽ chủ nghĩa
Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh, phá vỡ phá vỡ từng bộ phận cấu thành
trong nền tảng tư tưởng của Đảng, gây ra sự xáo trộn trong ý thức hệ của nhân
dân.
CHỦ NGHĨA
DÂN TỘC CHÂN CHÍNH TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chủ nghĩa dân tộc
trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa dân tộc chân chính, mang bản
chất của giai cấp vô sản. Từ năm 1924 , trong Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và
Nam Kỳ, tại mục D “Chủ nghĩa dân tộc”, Nguyễn Ái Quốc lần đầu tiên đề cập và khẳng
định vai trò của chủ nghĩa dân tộc chân chính: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn
của đất nước. Chính nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho
những người cu li biết phản đối; nó làm cho những người “nhà quê” phản đối ngầm
trước thuế tạp dịch và thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy
các nhà buôn An Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc; nó đã thúc
giục thanh niên bãi khóa, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm
vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917…”(7). Đây là chủ nghĩa dân tộc chân
chính vì nó khơi dậy lòng yêu nước, trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc và trở
thành động lực để các tầng lớp nhân nhân đứng lên đấu tranh chống lại những áp
bức, bất công. Đây cũng chính là động lực to lớn để chàng thanh niên yêu nước
Nguyễn Ái Quốc lên tiếng đấu tranh ở nhiều diễn đàn quốc tế khác nhau nhằm đòi
quyền lợi chính đáng cho dân tộc Việt Nam.
Trong bài viết
“Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin” đăng trên Báo Nhân dân (ngày
22/4/1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định một sự thật không thể
xuyên tạc được, đó là: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ
nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một,
trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác-Lênin, vừa làm công tác thực tế,
dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải
phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách
nô lệ. Ở nước ta và ở Trung Quốc cũng vậy, có câu chuyện đời xưa về cái “cẩm
nang” đầy phép lạ thần tình. Khi người ta gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm
nang ra, thì thấy ngay cách giải quyết. Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những
người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ,
không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta
đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”(8).
Lập luận trên của Hồ Chí Minh vừa cho thấy hành trình Người đến với chủ nghĩa
Lênin, vừa khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa, phát triển chủ nghĩa
Mác – Lênin. Do đó, luận điệu cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với chủ
nghĩa Mác – Lênin là hoàn toàn sai lầm, quy chụp.
Không chỉ vậy,
bản thân Hồ Chí Minh cũng là người luôn đấu tranh chống lại những biểu hiện của
chủ nghĩa dân tộc. Tại Hội nghị đại biểu các Đảng cộng sản và công nhân các nước
xã hội chủ nghĩa họp ở Mát-xcơ-va họp từ ngày 14 đến 16/11/957, không ai khác
và hơn ai hết, Hồ Chí Minh là người kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc
tư sản. Vì vậy, Người đã tán thành bản Tuyên bố chung của Hội nghị và nhấn mạnh
thêm: “Bản Tuyên bố nhắc nhở chúng ta cần phải tăng cường giáo dục theo tinh thần
chủ nghĩa Mác – Lênin và đấu tranh chống những khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa
như chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa sôvanh, chủ nghĩa giáo điều và chủ
nghĩa xét lại, đặc biệt là chủ nghĩa xét lại”(9). Do đó, những kẻ cơ hội cố
tình bóp méo, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với
chủ nghĩa Mác – Lênin là nhằm “hạ bệ thần tượng”, chia rẽ phá vỡ từng bộ phận cấu
thành trong nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay.
Khi cho rằng “Hồ
Chí Minh thực chất là người dân tộc chủ nghĩa” là một cách diễn đạt thiếu chính
xác, không đầy đủ. Cách diễn đạt này dù vô tình hay hữu ý đã bỏ qua tính giai cấp,
làm mờ đi lập trường, quan điểm giai cấp của Hồ Chí Minh trong nhận thức và giải
quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam. Với cách diễn đạt ấy đã tước bỏ tính đảng và lập
trường cách mạng chân chính trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực chất là để phủ nhận
tư tưởng của Người. Đúng như V.I.Lênin đã từng cảnh báo: “Chừng nào người ta
chưa phân biệt được lợi ích của các giai cấp này hay giai cấp khác, ẩn đằng sau
bất kỳ những câu nói, những lời tuyên bố và những lời hứa hẹn nào có tính chất
đạo đức, tôn giáo, chính trị và xã hội, thì trước sau bao giờ người ta cũng vẫn
là kẻ ngốc nghếch bị người khác lừa bịp và tự lừa bịp mình về chính trị”(10).
Do đó, chúng ta cần phải tỉnh táo trước những luận điệu cố tình bóp méo, xuyên
tạc tư tưởng Hồ Chí Minh hay tinh vi hơn là lấy danh nghĩa đề cao tư tưởng Hồ
Chí Minh, hạ thấp chủ nghĩa Mác – Lênin để đối lập, tách dời từng mảng trong nền
tảng tư tưởng của Đảng.
Hồ Chí Minh
không phải là người theo chủ nghĩa dân tộc – thứ chủ nghĩa dân tộc sô-vanh nước
lớn, bành trướng hay chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, vị kỷ như các thế lực thù địch
thường rêu rao, quy chụp. Có chăng, Hồ Chí Minh chính là người theo chủ nghĩa
dân tộc vô sản, không chỉ suốt đời đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc
mình mà còn vì sự nghiệp cách mạng chung của các dân tộc bị áp bức, lệ thuộc
trên thế giới. |
BỔ SUNG,
PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
Trên hành trình
tìm đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã kế thừa triệt để tinh thần biện chứng
của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đó là vận dụng sáng tạo, bổ sung và làm phong phú
thêm học thuyết Mác – Lênin “bằng dân tộc học phương Đông”. Từ trong bản chất của
sự phát triển, tất cả các học thuyết chính trị nói chung mà học thuyết Mác –
Lênin nói riêng đều rất cần đến sự bổ sung, phát triển cho phù hợp với thực tiễn
ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Chính bản thân Hồ Chí Minh là người đã chứng
kiến sự vận động không ngừng của cách mạng thế giới những năm đầu thế kỷ XX nên
Người đã bổ sung vấn đề dân tộc thuộc địa – điều mà V.I.Lênin, đặc biệt là
C.Mác và Ph.Ăngghen chưa thể hoặc chưa có điều kiện đề cập một cách sâu sắc.
Khi nghiên cứu
chủ nghĩa Mác, Hồ Chí Minh nhận thấy: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên
một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu
Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại”(11). Và “Dù sao thì cũng không thể
cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những
tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được”(12), “xem xét lại chủ nghĩa Mác về
cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”(13). Việc bổ
sung vấn đề dân tộc của chủ nghĩa Mác bằng dân tộc học phương Đông – nơi mà có
nhiều nước bị lệ thuộc và trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây đã
làm cho vấn đề dân tộc trở nên phong phú hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn. Đó là
biểu hiện rõ ràng của tinh thần dân tộc vô sản, đấu tranh vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc của các nước thuộc địa và lệ thuộc.
Tháng 7/1920,
sau gần 10 năm bôn ba tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã
bắt gặp bản “Sơ thảo Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của
V.I.Lênin. Những tư tưởng về dân tộc, thuộc địa của V.I.Lênin như một ngọn đuốc
soi đường cho Nguyễn Ái Quốc trên hành trình tìm kiếm con đường giải phóng dân
tộc Việt Nam. Từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và hướng
sự nghiệp giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Điều đó giúp cho
Nguyễn Ái Quốc ngày càng mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình tại các diễn đàn
quan trọng để lên tiếng ủng hộ phong trào cách mạng ở các dân tộc thuộc địa.
Khi vận dụng nội
dung Luận cương của V.I.Lênin vào thực tiễn cách mạng ở thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc
nhận thấy: “Cuộc đấu tranh cách mạng của công nhân các nước tư bản trực tiếp
giúp cho các dân tộc bị áp bức tự giải phóng mình, vì cuộc đấu tranh đó đánh thẳng
vào trái tim của bọn áp bức;… Trong khi đó, cuộc đấu tranh cách mạng của các
dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa lại trực tiếp giúp đỡ giai cấp vô sản các nước
tư bản trong cuộc đấu tranh chống các giai cấp thống trị để tự giải phóng khỏi
ách nô lệ của chủ nghĩa tư bản. Sự nhất trí của cuộc đấu tranh chống đế quốc bảo
đảm thắng lợi cho các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa và cho giai cấp vô sản
ở các nước tư bản”(14). Đó là cơ sở để cách mạng vô sản ở các dân tộc thuộc địa
có tính độc lập, chủ động không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, nó
có thể nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, góp phần thúc đẩy
cách mạng chính quốc tiến lên. Đánh giá về sự bổ sung, vận dụng sáng tạo của Hồ
Chí Minh đối với quan điểm của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc, đồng chí Phạm Văn Đồng
đã khẳng định: “Luận điểm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh mới mẻ đến kỳ lạ,…
Nó nằm trong dòng sáng tạo cách mạng của những con người mà cống hiến lý luận
và sự nghiệp đấu tranh vạch đường cho thời đại”(15).
Hơn ai hết và
trước hết, Hồ Chí Minh chính là người cộng sản chân chính. Chính Người cũng
đã góp phần bổ sung, phát triển, làm phong phú hơn quan điểm về dân tộc của
chủ nghĩa Mác – Lênin bằng những nội hàm mới. Do đó, cùng với chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nền tảng tư tưởng của Đảng ta. |
Ngoài ra, Nguyễn
Ái Quốc đã nhận thấy rằng, cách mạng vô sản và độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội là con đường phát triển của dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ, con đường
này chẳng những giải phóng hoàn toàn dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ của chủ
nghĩa đế quốc, mà còn giải phóng nhân dân Việt Nam khỏi mọi sự áp bức bóc lột,
đi đến ấm no, hạnh phúc thực sự. Sự lựa chọn này vừa đáp ứng yêu cầu phát triển
của dân tộc Việt Nam, vừa phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của nhân loại
và thời đại mới – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội đã
được mở ra, bắt đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Với quan điểm độc lập
dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, “Hồ Chí Minh là người tiên phong trong việc củng
cố và bổ sung chủ nghĩa Mác – Lênin”(16)./
0 nhận xét: