3/5/22

Phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh – Lương tâm nhàu úa, danh dự tàn phai

 


Không phải là người ta không biết, mà trái lại, biết rất rõ nhưng cố tình làm ngơ, “đội mũ phớt lờ”, tự cho mình là “khách quan”, “trung thực” khi phán xét, phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Mưu đồ sâu xa và thâm độc của họ là phủ nhận, xuyên tạc nền tảng tư tưởng, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một trong những mục tiêu chủ yếu, họ tập trung chống phá là xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng tư tưởng của Người không phải là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, truyền bá chủ nghĩa này vào Việt Nam. Họ coi Hồ Chí Minh là người dân tộc chủ nghĩa, đã “dùng con thuyền Nho giáo để chở và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam”. Đây là một sai lầm lớn của Người. Hơn thế, họ còn cho rằng, Hồ Chí Minh “đã tiếp thu mù quáng một học thuyết ngoại lai”, không cần và hoàn toàn không phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

 Hùa theo luận điệu sai trái, bịa đặt ấy còn có quan điểm xuyên tạc trắng trọn khi cho rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh không tương thích, thậm chí hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa Mác – Lênin. Tuy các tiếp cận có khác nhau, song các quan điểm bịa đặt nêu trên đều có chung sự thống nhất là phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, phản đối Đảng ta đưa tư tưởng Hồ Chí Minh thành một nội dung đặc biệt quan trọng – một cấu phần không thể tách rời nền tảng tư tưởng của Đảng. Đó là thủ đoạn rất thâm sâu, hết sức tinh vi và xảo quyệt nhằm bịa đặt, vu khống trắng trợn để phủ nhận nền tảng tư tưởng và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam.

Sự bịa đặt và xuyên tạc trên là cái cớ xuyên tạc, hạ thấp tư tưởng của Người, cho rằng “Hồ Chí Minh không có tư tưởng gì cao siêu”, đã “lưu vong nhiều năm ở ngoài”, “đã lượm lặt, tiếp nhận mù quáng chủ nghĩa Mác – Lênin đã lỗi thời, lạc hậu”, bởi chính người dân và đất nước sở tại, nơi sản sinh ra học thuyết ấy đã không dùng chủ nghĩa Mác – Lênin, đã đưa vào “bảo tàng lịch sử” nhưng Hồ Chí Minh lại “lựa chọn”, đưa về Việt Nam, làm cho dân tộc “không thể ngẩng cao đầu”, “ngày càng tụt hậu” xa hơn, v.v..

Nực cười thay còn có quan điểm đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng lại đối lập tư tưởng của Người với chủ nghĩa Mác – Lênin của một số “người có ăn học”. Đây là sự ngụy biện trắng trợn để xuyên tạc, bác bỏ sự thống nhất biện chứng giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ đó, khuyến nghị, yêu cầu Đảng ta nâng tầm tư tưởng Hồ Chí Minh thành chủ nghĩa Hồ Chí Minh, coi đó là nền tảng tư tưởng của Đảng ta mà không cần có chủ nghĩa Mác – Lênin, cần “thay máu cho hệ tư tưởng”.

Có lẽ những người đưa ra các luận điệu xuyên tạc nêu trên đều rõ rằng sau hơn 9 năm rời Việt Nam từ bến Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, năm 1920, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, lần đầu tiên đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lênin, đăng trên báo “Nhân Đạo”, tháng 7-1920. Luận cương đã giải đáp cho Người những vấn đề mà bấy lâu Người hằng ấp ủ tìm kiếm. Ngồi một mình trong phòng, Người đã reo lên như đang nói trước đồng bào: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”[1].

Nhờ tìm ra chiếc “cẩm nang thần kỳ” để cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tộc, Người đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”[2]. Có thể khẳng định rằng đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là bước ngoặc quyế định trong nhận thức của Người về con đường cứu nước, cứu dân và giải phóng dân tộc. Nếu không có sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng này, không bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lênin thì người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành cũng sẽ giống như các bậc tiền bối khác như Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh “yêu nước chỉ để trong tim”, “chẳng giúp được nhiều cho dân, cho nước”.

Nghiên cứu thực tiễn cách mạng thế giới và học thuyết của V. I. Lênin, Người khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa Lênin”[3]. Sau này, Người còn chỉ rõ: Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không chỉ là “cái cẩm nang thần kỳ”, không chỉ là kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Nhìn lại thắng lợi của cách mạng Việt Nam kể từ khi Đảng ta ra đời cho đến nay, hơn 92 năm Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, thì những lời chỉ dẫn của Người cho cách mạng Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn. Điều đó nói lên rằng con người – bất kể là ai, nếu có lương tâm, danh dự và trí tuệ thì không thể “làm ngơ”, nhắm mắt nói bừa, phủ nhận sự thật đầy tính thuyết phục ấy. Cái điều tinh túy và vô cùng sâu sắc khi Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là tìm thấy ở đó mục tiêu, phương thức, con đường, lực lượng đấu tranh để giải phóng dân tộc, xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công, đem lại độc lập, tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc cho đồng bào của mình. Người cảm nhận sâu sắc mối quan hệ chặt chẽ giữa giải phóng giai cấp vô sản với sự nghiệp đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng khoa học, cách mạng của Người gắn chặt với chủ nghĩa Mác – Lênin về các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, tạo nên phong cách, bản chất, nội dung, giá trị và ý nghĩa tư tưởng của Người. Vỉ vậy, chúng ta nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lênin trong tư tưởng của Người và bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lênin trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh – hai nội dung này hòa quyện, quấn quýt vào nhau trong một vấn đề thống nhất biện chứng, không thể tách rời nhau. Điều đó chứng tỏ rằng trọn vẹn cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người luôn để trong trái tim chủ nghĩa Mác – Lênin, tuyệt đối trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam với mưu cầu: giành bằng được hòa bình, độc lập, tự do, cơm no, ấm no và hạnh phúc cho nhân dân.

Ai đó cố tình đối lập chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh, cố tình tìm ra và tuyệt đối hóa sự khác biệt giữa tư tưởng của Người với chủ nghĩa Mác – Lênin chúng tỏ rằng họ rất lo sợ, hãi hùng trước sức sống mạnh mẽ của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đã cố tình “đánh bùn sang ao”, chơi trò “tráo khái niệm”. Bội nhọ, hạ thấp giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; việc làm sai trái ấy là đáng hổ thẹn với lương tâm, danh dự của một con người vốn là “con Rồng cháu Tiên” có chung cuội nguồn gốc dễ Việt Nam, song lại đi làm những điều sai trái, thất đức để hại dân, hại nước, phản bội Tổ quốc, thật đáng hổ thẹn và ô nhục thay!

Ai cũng biết rằng Hồ Chí Minh là người đi tiên phong trong chống chủ nghĩa thực dân. Người đã đưa ra luận điểm rất quan trọng là nhân dân các nước thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng mình và luận giải rõ ràng về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Từ đó, Người khẳng định phải từ giải phóng dân tộc mới đi đến giải phóng giai cấp, nếu dân tộc chưa được giải phóng thì giai cấp cũng không thể giải phóng được. Đồng thời, Người đưa ra vấn đề xây dựng khối liên minh công – nông – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng để tạo ra sức mạnh tổng hợp của cách mạng.

Một trong những phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin là Người đã bổ sung nhiều nội dung mới, phát triển lý luận xây dựng Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, đó là việc tìm ra quy luật hình thành Đảng Cộng sản bằng việc kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đảng vừa đại diện cho lợi ích giai cấp, vừa đại diện cho lợi ích dân tộc. Cùng với đó, sự phát triển học thuyết Mác – Lênin về chiến tranh – quân đội – quân sự – quốc phòng để xây dựng lý luận về chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và cách đánh du kích… để đánh thắng những tên đế quốc hùng mạnh là Pháp và Mỹ.

Cần kể thêm rằng những cống hiến xuất sắc của Người về xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân và các lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, bồi dưỡng thế hệ trẻ, v.v..Rõ ràng, tư tưởng của Người là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc cho hôm nay và mai sau. Sự thật ấy là chân lý, ai cũng phải thừa nhận, không thể nào bác bỏ được. Vì lẽ đó, mọi sự xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp tư tưởng Hồ Chí Minh là sự phi lý, không thể chấp nhận, không có giá trị.

Để đập tan các quan điểm sai trái, thù địch nêu trên và củng cố niềm tin vững chắc vào tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần tiếp tục: (1) Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, gương mẫu, tiêu biểu. Đây là là vấn đề then chốt nhất để củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; (2) Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong tình hình mới, đưa vào giáo trình, tài liệu dạy học lý luận chính trị những nội dung mới về nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh; (3) Tiếp tục nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vững mạnh, đủ sức bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân; (4) Kiên kết đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang; trước mắt tập trung chống lại những quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới một cách hiệu quả; (5) Triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội năm 2022; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân./.

 

0 nhận xét: