31/12/22

Tổ chức cho người xuất cảnh trái phép sang Campuchia, một đối tượng bị khởi tố

             Chiều nay 30/12, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh An Giang đã tống đạt các Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với bị can Nguyễn Văn Hận, 33 tuổi, trú tại thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang về hành vi “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”. Các Quyết định và Lệnh trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phê chuẩn. 

Được biết, Hận là đối tượng từng có 1 tiền án cùng về tôi “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”, ngày 2/9/2022, Hận chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương.

Theo kết quả điều tra, khoảng 9 giờ ngày 15/12/2022, Nguyễn Văn Hận được một người đàn ông tên Xe (không rõ lai lịch, sống ở Campuchia) gọi điện câu móc đưa Phạm Văn Nam, 35 tuổi, trú tại tỉnh Lâm Đồng, sang Campuchia với số tiền công là 300.000 đồng, Hận đồng ý.

Sau đó, Hận đã điện thoại cho Nam thì biết Nam đến thành phố Châu Đốc, nên Hận thuê xe taxi đón và chở Nam về nhà trọ “Thanh Phương” thuộc thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Đến khoảng 18 giờ cùng ngày, Hận điều khiển xe mô tô đến nhà trọ chở hành lý của Nam, đồng thời hướng dẫn Nam đi bộ xuống bến sông nhà Hận.

Tới điểm hẹn, Hận sử dụng vỏ lãi chở Nam cùng hành lý giao cho một người đàn ông chờ sẵn bên phía bờ sông Campuchia. Khi qua bên kia biên giới, Nam bị các đối tượng bên Campuchia bắt cóc tống tiền đòi tiền chuộc, lợi dụng sở hở, Nam bỏ trốn rồi bơi qua sông Bình Di về Việt Nam. Ngày 17/12, Nam đến Công an xã Quốc Thái, huyện An Phú trình báo và khai nhận, trước đó được Hận đưa xuất cảnh trái phép sang Campuchia./.

 

Đình chỉ 2 cán bộ vụ trường đại học treo áp phích in cờ Trung Quốc

            Tấm áp phích đặt trước cơ sở 2 của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội in hình quốc kỳ Trung Quốc.

Mới đây, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dựng áp phích với nội dung “Chào mừng 78 năm thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, 33 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, 50 năm chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” nhưng in hình quốc kỳ của Trung Quốc.


Trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho hay, sáng nay đã nắm được thông tin.

Tấm áp phích được xác định đặt tại cơ sở 2 của trường ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

“Sáng nay, có một số sinh viên gửi thông tin đến tôi. Chúng tôi đã cho hạ tấm áp phích xuống”, ông Hóa nói.

Đại diện truyền thông của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thông tin, trường xác định được 2 người đã tự ý thực hiện.

“Một người ở khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh, một người ở Phòng Quản trị B đã tự ý thực hiện, không được sự đồng ý của Ban giám hiệu. Chúng tôi đã yêu cầu 2 người này viết bản kiểm điểm, giải trình về sự việc. Xác định tính chất nghiêm trọng của vụ việc, nhà trường đã họp kỷ luật 2 cán bộ trên và trước mắt tạm đình chỉ công tác để xem xét mức độ kỷ luật”, vị này nói.

Thời gian đình chỉ công tác với 2 người là 30 ngày, từ 13h hôm nay đến 13h ngày 20/1/2023.

Hiện nay, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có 3 cơ sở: Cơ sở 1 tại Vĩnh Tuy – Hà Nội; Cơ sở 2 tại Từ Sơn – Bắc Ninh; Cơ sở 3 tại Lương Sơn – Hòa Bình.

Theo Vietnamnet.vn

 

Khởi tố 37 đối tượng, khám xét Phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam

            Khoảng 8h sáng 28/12, tại Hà Nội, Công an TP Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp Công an TP Hà Nội và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an thực hiện Lệnh khám xét khẩn cấp Phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Gần 8h, chiếc xe mang BKS 80B chở cán bộ Công an tiến vào trụ sở Cục Đăng kiểm Việt Nam ở địa chỉ số 18 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Phòng làm việc của Phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam nằm trên tầng 6 toà nhà.

Sau khi cơ quan Công an đọc Lệnh khám xét, một số nhân viên giữ tài liệu đang vắng mặt được triệu tập đến để tiến hành kiểm tra. Các nhân viên được yêu cầu ngồi ổn định trong phòng để Cơ quan điều tra phân loại, tiến hành khám xét theo trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật.

Bên cạnh nhiều chồng hồ sơ, giấy tờ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Kiểm định xe cơ giới; các quyết định về nhân sự; các quyết định thành lập tổ kiểm tra hoạt động đăng kiểm…, lực lượng kỹ thuật nghiệp vụ của Bộ Công an cũng đã phối hợp kiểm tra các máy tính chung của phòng có chứa dữ liệu hình ảnh về các trạm đăng kiểm, các máy tính cá nhân có dữ liệu điện tử để phục vụ công tác điều tra.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, thời gian gần đây, Công an TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo xác lập 5 chuyên án để đấu tranh làm rõ các hành vi sai phạm, tiêu cực trong quá trình cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho hơn 70.000 phương tiện tại 12 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre.

Đến nay, Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 37 đối tượng để điều tra về các hành vi “Môi giới hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Giả mạo trong công tác”; đồng thời tiếp tục mở rộng khám xét tại Phòng Kiểm định xe cơ giới – Cục Đăng kiểm Việt Nam và triệu tập các đối tượng có liên quan để củng cố chứng cứ; mở rộng truy xét, làm rõ toàn bộ hành vi sai phạm.

Trước đó, chiều 20/12, Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo thông tin về kết quả điều tra ban đầu vụ án “Môi giới hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Giả mạo trong công tác” tại các Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre.

Theo đó, qua quá trình tuần tra, kiểm soát giao thông, Công an TP Hồ Chí Minh phát hiện nhiều phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn kỹ thuật (xe tải, xe ben cơi nới thành, thùng; mâm không đúng kích thước; lốp mòn; biển số mờ, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải…) nhưng vẫn được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới.

Kết hợp thông tin từ các nguồn đơn thư, phản ảnh của người dân, kết quả phối hợp trao đổi thông tin của một số Cục nghiệp vụ Bộ Công an và các biện pháp nghiệp vụ, Công an TP Hồ Chí Minh phát hiện các dấu hiệu sai phạm, tiêu cực trong quá trình cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại một số Trung tâm đăng kiểm.

Qua xác lập các chuyên án để tập trung lực lượng, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, triệt phá các đường dây tội phạm cũng như xác định rõ vai trò, phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng, Công an TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo triển khai kế hoạch phá án, tổ chức bắt giữ các đối tượng trong chuyên án, khám xét khẩn cấp tại 9 Trung tâm Đăng kiểm, gồm:

5 Trung tâm do Trần Lập Nghĩa làm Giám đốc (cụ thể Trung tâm Đăng kiểm 62-03D (tỉnh Long An); 71-02D (tỉnh Bến Tre); 83-02D (tỉnh Sóc Trăng); 66-02D (tỉnh Đồng Tháp); 63-03D (tỉnh Tiền Giang); Trung tâm Đăng kiểm 50-15D (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) do Nguyễn Trọng Vĩnh làm Giám đốc; Trung tâm đăng kiểm 50-07V (quận Bình Tân) do Ngô Ngọc Sơn làm Giám đốc; Trung tâm đăng kiểm 50-10D (huyện Củ Chi) do Nguyễn Thanh Tâm là Giám đốc; Trung tâm đăng kiểm 50-17D (huyện Nhà Bè) do Hồ Hữu Tài làm Giám đốc; thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng liên quan đến hành vi phạm tội.

Để có tiền chia cho các nhân viên hàng tuần và làm quỹ hoạt động của Trung tâm, Giám đốc các Trung tâm đăng kiểm nêu trên đã chỉ đạo nhân viên Trung tâm (gồm Phó Giám đốc, đăng kiểm viên, thực tập viên, nhân viên văn phòng…) trong quá trình kiểm định chất lượng và đo tiêu chuẩn khí thái bảo vệ môi trường đã cố ý bỏ qua lỗi vi phạm (thông qua thủ đoạn: Bỏ qua các lỗi vi phạm trong công đoạn kiểm tra thủ công, cho thuê các phụ tùng thay thế các phụ tùng không đảm bảo tiêu chuẩn, sử dụng phần mềm can thiệp vào hệ thống đăng kiểm để thay đổi thông số kiểm định khí thải…) của hơn 70.000 phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của các chủ phương tiện, đối tượng “cò mồi” đưa đến kiểm định nhằm thu lợi bất chính với số tiền ước tính hơn 10 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tại các trung tâm đăng kiểm do Trần Lập Nghĩa làm giám đốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh phát hiện nhóm hành vi “giả mạo trong công tác” với thủ đoạn lập danh sách Đăng kiểm viên nhưng không làm việc tại trung tâm để hợp thức hóa quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 139 ngày 8/10/2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới và chỉ đạo nhân viên cấp dưới giả mạo chữ ký của các Đăng kiểm viên để ký vào các hồ sơ kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ, qua đó đã cấp khoảng 52.291 Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho các xe ô tô đến đăng kiểm trái với quy định thu lợi ước tính trên 10 tỷ đồng.

Hành vi của các đối tượng trong các vụ án trên là đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc giám sát số lượng, chất lượng phương tiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, trực tiếp xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước; xâm phạm đến trật tự quản lý công cộng; gây thiệt hại cho tài sản của người dân, gây dư luận xấu; nguy cơ gây mất an toàn cho người điều khiển phương tiện và người dân tham gia giao thông trên cả nước, cần phải xử lý nghiêm minh để răn đe phòng ngừa chung.

Đây là chiến công đặc biệt xuất sắc của Công an TP Hồ Chí Minh trong đợt cao điểm đấu tranh, tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm ANTT Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Với những thành tích xuất sắc trong đấu tranh chuyên án trên, Công an TP Hồ Chí Minh vinh dự được lãnh đạo Bộ Công an gửi Thư khen.

Theo Báo CAND

 

Công an vào cuộc vụ Đại học Tôn Đức Thắng dùng banner ngày truyền thống có hình lính Mỹ

         Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cho biết đang kiểm tra việc Trường đại học Tôn Đức Thắng sử dụng banner cuộc thi tìm hiểu Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12 có sử dụng hình ảnh lính Mỹ.

Ngày 21-12, mạng xã hội lan truyền hình ảnh một banner “Tìm hiểu truyền thống ngày 22-12” của Trường đại học Tôn Đức Thắng, cơ sở Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng). Trong banner này có logo của Trường đại học Tôn Đức Thắng. Ở phần hình ảnh có sử dụng một hình đồ họa dạng silhouette (cắt bóng) của một người lính và hai đứa trẻ. Nhiều người đã truy ra được ảnh gốc của bức ảnh này: Một lính Mỹ cùng hai đứa trẻ. Bức ảnh này khá phổ biến trên mạng.

Sở Thông tin – Truyền thông tỉnh Lâm Đồng cho biết Công an TP Bảo Lộc đã vào cuộc làm rõ vụ việc và sẽ có thông tin tiếp theo. Theo cơ quan này, đó là banner một cuộc thi nội bộ của trường được tổ chức từ ngày 20 đến 23-12. Hiện banner này đã được thay thế với phần thiết kế có sử dụng hình ảnh phù hợp.

Tuổi Trẻ đang liên hệ với Trường đại học Tôn Đức Thắng cơ sở Bảo Lộc để tiếp tục thông tin vụ việc.

 

30/12/22

LÁ RỤNG VỀ CỘI

         Đã có nhiều người bỏ đất nước khi khó khăn, quay lại xuyên tạc nhằm mong có một chỗ đứng chân nếu như chế độ có thay đổi vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Vũ Thư Hiên là một con người như vậy. Được Đảng, Nhà nước tạo điều kiện cho ăn học, công tác nhưng năm 1993, Vũ Thư Hiên đã ra nước ngoài, sau đó xin tỵ nạn ở Pháp. Trong thời gian ở nước ngoài, Vũ Thư Hiên đã viết cuốn hồi ký “Đêm giữa ban ngày” và xuất bản cuốn sách này vào năm 1997 tại Mỹ. “Đêm giữa ban ngày” là cuốn sách xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh, đời tư cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng, Nhà nước ta.

Trong suốt thời gian ở nước ngoài, Vũ Thư Hiên cũng thường xuyên phỏng vấn các báo đài phản động, các buổi nói chuyện mang đậm tính chất xuyên tạc cũng như được ông Thư Hiên coi là nguồn sống. Có thể thấy, Vũ Thư Hiên cũng là trường hợp tương tự như Bùi Tín, một kẻ phản quốc cầu vinh một cách điển hình. Nhưng Bùi Tín hay Vũ Thư Hiên không những không thấy chế độ ở Việt Nam thay đổi mà lại thấy Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập với thế giới. Càng về già, họ càng như một vỏ chanh đã bị vắt và tâm lý người già lại muốn tìm về quê hương.

Nhưng Vũ Thư Hiên may mắn hơn Bùi Tín khi Đảng, Nhà nước ta đã nhân đạo để Vũ Thư Hiên trở về nước. Năm nay 90 tuổi, khi gần đất xa trời thì Vũ Thư Hiên chắc chắn muốn lá rụng về cội và muốn về lại quê hương. Nhin những nét cười khi Vũ Thư Hiên được về nước đã thấy được sự hạnh phúc của ông và không biết, khi nhìn lại những năm tháng xuyên tạc chống Đảng, Nhà nước, Vũ Thư Hiên có cảm thấy hối hận khi tự mình ra xa khỏi đất nước, dân tộc hay không. Ông Vũ Thư Hiên hay Bùi Tín chính là những tấm gương điển hình cho ai có ý định xuyên tạc, phản bội lại đất nước, dân tộc mình. Đừng vì lời dỗ ngọt mà trở thành công cụ chống phá đất nước mình của các thế lực thù địch để rồi nhiều kẻ hiện thì vào trại, nhiều kẻ tỵ nạn nước ngoài và nhận ra sự thực phũ phàng về những xứ thiên đường tại đây.

Chúc mừng

ông Vũ Thư Hiên cuối đời, lá rụng về cội thành công.

 

VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ CHIẾU CÀ MAU

     Câu chuyện thay đổi họa tiết trên trang phục “Chiếu Cà Mau” của thí thí sinh đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ thế giới 2022 (Miss Universe) tại Mỹ đang thu hút khá nhiều sự quan tâm của dư luận. Được biết, nguyên nhân dẫn đến thay đổi họa tiết trên trang phục là do thí sinh không nắm chắc được truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc, cụ thể:

Trang phục dự thi của thí sinh có tên “Chiếu Cà Mau” được lấy cảm hứng từ nét đẹp văn hóa và con người làng nghề thủ công ở Cà Mau. Điều gây tranh cãi là họa tiết trên trang phục có in hoa văn chữ “Thọ”, trong khi “cộng đồng mạng” nhầm là chữ “Lộc” và nhầm đó là chữ Hán, không thuần Việt. Thật đáng buồn từ bao giờ chữ Nôm (do thế hệ trước sáng tạo” lại biến thành chữ “lạ” và là không thuần Việt vậy? Điều này đã vô tình tạo áp lực dư luận, dẫn đến thí sinh phải sửa hoạ tiết bằng hình ảnh hoa sen “thuần Việt”.

Theo quan điểm của tôi, sự việc đáng buồn trên xuất phát từ 2 phía. Chúng ta trách thí sinh 1 phần thì phải nhắc đến “cộng đồng mạng” 4 phần. Nếu thí sinh nắm vững được văn hóa, lịch sử của dân tộc, của con người làng nghề thủ công thì sẽ đưa ra những phản biện để bảo vệ quan điểm cá nhân và tôi tin bạn thí sinh này sẽ thành công.

Chiếc chiếu quen thuộc, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của người bình dân bao nhiêu năm nay (mà số năm chắc chắn hơn tuổi đời của các cư dân mạng) bỗng chốc trở thành thứ “không phù hợp” với văn hóa Việt Nam chỉ bởi nó có thứ chữ “lạ”, bất chấp những nhà sử học nổi tiếng như Dương Trung Quốc, Lê Văn Lan đã bảo chứng.

Không biết từ giờ cư dân mạng có thấy cấn mông khi ngồi lên những chiếc chiếu có chữ “lạ” mỗi khi về quê giỗ chạp tổ tiên không, nhưng cách đây mấy hôm thôi, chính cộng đồng này đã rất gay gắt khi những cuốn sách viết bằng thứ chữ đó ở viện nghiên cứu Hán Nôm bị thất lạc. Nhiều comment còn thống thiết: “chúng ta đang đánh mất văn hóa”.

Bỗng chợt tôi nhớ đến câu nói “Văn hóa còn thì dân tộc còn. Văn hóa mất thì dân tộc mất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc khiến không khỏi giật mình thon thót nghĩ về tương lai của nước nhà sẽ ra sao. Mong rằng chúng ta hãy cũng cố gắng để duy trì và bảo tồn văn hóa dân tộc./.

 

CÁI LÝ VÔ LÝ CỦA VIỆT TÂN

Sự kiện Vinfast xuất khẩu 999 xe ô tô điện sang thị trường Mỹ là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển của nền công nghiệp ô tô nước nhà. Bởi chúng ta đều biết, thị trường ô tô Mỹ là một thị trường rất phát triển nhưng để thâm nhập được thị trường này là một điều rất khó khăn. Việt xuất khẩu ô tô điện sang Mỹ, phục vụ các đơn hàng đầu tiên đã chứng minh năng lực, trình độ sản xuất ô tô của Vinfast và vì thế, đây là niềm tự hào của người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, ở đời thì vẫn tồn tại những thói ghen ăn tức ở nhất là một số con người luôn ghen tị, luôn muốn kéo thụt lùi sự phát triển của đất nước lại. Ngày hình ảnh con tàu Vinfast chuẩn bị chở ô tô điện được chia sẻ trên mạng thì những kẻ đó cho rằng đó là hình ảnh photoshop, Việt Tân thì ra sức “hoan hỉ” báo tin. Cho đến khi những chiếc xe ô tô điện đã cập cảng California (Mỹ) thì Việt Tân vẫn không chịu tin đó là sự thật, một sự thật là ô tô Việt lại có thể chạy lên đường phố Mỹ.

Cái lý Vinfast xuất sang Mỹ trong lô đầu tiên tận 999 cái chỉ để chạy ở khu vực cảng chắc chỉ có Việt Tân mới nghĩ ra. Bởi để cấp phép bán xe ở Mỹ thôi thì Vinfast như bao công ty ô tô khác tại thị trường Mỹ phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn ngặt nghèo và Chính phủ Mỹ cũng không dại đến mức chỉ cấp phép trưng bày, cấp phép chạy vòng quanh cảnh cho 1 hãng ô tô nào đó mà họ lại không chạy ra đường. Bởi nếu có công dân Mỹ mua xe mà không được chạy ra đường thì đó là sự thiệt hại kinh tế của công dân Mỹ đó mà gián tiếp là sự hoang phí với nền kinh tế Mỹ. Còn dĩ nhiên, từ mua xe đến khi xe chạy được ngoài đường thì ở đâu cũng vậy, từ Mỹ cho tới Việt Nam, người tiêu dùng phải đi đăng ký, đăng kiểm, hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước thì chiếc xe đó mới được chạy. Phần thủ tục này là do người tiêu dùng chứ không phải là nhà sản xuất.

Có thể thấy, không biết Việt Tân có quá coi thường trình độ hiểu biết của người dân Việt hay không hay chính trình độ của Việt Tân ngày càng thấp kém mà lại có thể đưa ra những cái lý xuyên tạc đến vô lý như vậy được. Nếu với cái lý như vậy thì chúng ta hoàn toàn có thể ăn no ngủ kỹ được rồi.

 


THẦN Y MẠNG

            Trên nền tảng youtube mỗi khi click vào một nội dung nào đó, chúng ta đã không còn quá xa lạ với những đoạn quảng cáo khám chữa bệnh trái phép với tên gọi là “thần y” chữa bách bệnh. Những video quảng cáo thực phẩm chức năng, khám chữa bệnh đã trở thành chủ đề “nóng” được rất nhiều diễn đàn quan tâm và chia sẻ và mới đây nhất là Lễ ra mắt cẩm nang phòng chống tin giả trên không gian mạng tại Việt Nam ngày 27/12/2021. Nội dung trong những video đó phần đa chính là các tin giả, tin sai sự thật xuất hiện trong thời gian dài, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng con người nhưng lại thu hút rất nhiều người nhẹ dạ cả tin.

“Nhà tôi ba đời chữa sỏi thận”, “Tôi cam kết chữa khỏi 100%”,… những câu nói đó xuất hiện liên tục, khiến chúng ta nhiều lúc phải khó chịu bởi nó xen ngang vào nội dung chúng ta đang xem. Chúng xuất hiện, lặp đi lặp lại nhiều lần, và “lời nói dối nhiều lần sẽ thành chân lý”, nhiều người cả tin vào những đoạn quảng cáo đó, tâm lí mang bệnh tật trong người, mua thử về dùng và thật sự, tác hại đã xảy ra. Hoặc là không thay đổi được bệnh tình, hoặc là bị trở nặng hơn có khi còn đe doạ đến tính mạng. Đây chỉ là một trong số vô vàn những hậu quả của đoạn quảng cáo thuốc thần thánh trên Youtube.

Điều đó đặt ra câu hỏi tại sao những đoạn quảng cáo được coi là độc hại đó lại có thể xuất hiện dễ dàng trên Youtube vậy, tại sao người xem lại bị cuốn hút đến thế và trách nhiệm thuộc về cơ quan chức năng nào? Để giảm thiểu những rủi ro từ những đoạn quảnh cáo “thần y mạng” độc hại đó, trách nhiệm lớn nhất là thuộc về Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc kiểm tra, xác minh những đoạn video quảng cáo đó, cần có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với Bộ Y tế trong việc thẩm định, xác minh các loại thuốc, nhà thuốc và làm viênc trực tiếp với những “thầy Lang” đó. Hiệu quả sẽ được nâng cao hơn nếu mỗi người trong chúng ta tuyên truyền với mọi người xung quanh về hiểm hoạ khôn lường của những video độc hại đó, từ đó nâng cao nhận thức của người dân và hạn chế tình trạng cả tin, mua về “thử”.

 

"RFA" ĐANG CỐ TÌNH TỎ RA KHÔNG HIỂU

Mới đây, sau khi Tòa án nhân dân tỉnh An Giang quyết định tuyên phạt 5 năm tù đối với Nguyễn Như Phương, một đối tượng có hoạt động tuyên truyền chống phá nhà nước, thì ngay lập tức trên trang “Đài Á Châu Tự Do” (RFA) đã đăng một bài viết có nội dung “Đăng ghi âm của Đinh Văn Nơi, một nhà hoạt động bị lãnh án 5 năm tù”. Bài viết này của RFA đã cố tình “rêu rao” thông tin sai lệch, nhằm hướng dư luận sang một chiều hướng khác.

Tuy được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam nhưng N.N.Phương lại không cố gắng để đóng góp xây dựng đất nước. Mà Phương đã sớm bị tiêm nhiễm vào đầu những tư tưởng “bất mãn”, để rồi thường xuyên lên mạng xã hội đăng tải hàng loạt thông tin, tài liệu, hình ảnh,…có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của các cá nhân, tổ chức, thậm chí còn kích động gây chia rẽ làm mất đoàn kết nội bộ.

Ngoài ra Nguyễn Như Phương còn liên lạc, trao đổi và móc nối với nhiều đối tượng phản động khác điển hình trong số đó là Phạm Đoan Trang, Hoàng Dũng, Nguyễn Lân Thắng,… Phương cũng tích cực tham gia các hoạt động chống phá khác thông qua những hội nhóm trên facebook như “Văn phòng Công lý và hòa bình”, “NO U Sài Gòn”,…Những việc làm đó của Nguyễn Như Phương đã khiến hắn phải nhận mức án 5 năm tù.

Tội trạng của Nguyễn Như Phương đã rõ như “ban ngày”, ai cũng biết duy chỉ có đám “rân chủ” RFA là đang cố tình không hiểu. Phải chăng RFA đang tỏ ra xót thay khi một “quân cờ” nữa đã bị tiêu diệt. Chắc hẳn RFA đã quên mất một điều rằng: “Dù là bất kỳ ai nếu có những hoạt động nhằm chống phá lại Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam thì đều bị trừng trị và xử lý nghiêm”.

 

Đơn vị đăng kiểm tuyệt đối không được tự ý đóng cửa, dừng phục vụ

         Các đơn vị đăng kiểm tuyệt đối không được tự ý đóng cửa, dừng phục vụ nhu cầu kiểm định xe cơ giới. Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) sẽ thực hiện kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Ngày 28/12/2022, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới nâng cao vai trò trách nhiệm trong công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ATKT&BVMT) phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi đi kiểm định.

Văn bản nêu rõ, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu kiểm định xe cơ giới trong dịp gần Tết và trong bối cảnh một số Trung tâm Đăng kiểm bị tạm dừng hoạt động, Cục ĐKVN đã có văn bản số 5239/ĐKVN-VAR ngày 26/12/2022 chỉ đạo các Trung tâm đăng kiểm nâng cao vai trò trách nhiệm, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu kiểm định phương tiện của nhân dân, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng và của người dân vẫn tồn tại tình trạng ùn ứ, xếp hàng dài tại các đơn vị đăng kiểm.

Để từng bước khắc phục tình trạng nêu trên Cục ĐKVN hướng dẫn các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới thực hiện nghiêm các nội dung sau:

Các đơn vị đăng kiểm tuyệt đối không được tự ý đóng cửa, dừng phục vụ nhu cầu kiểm định xe cơ giới. Cục ĐKVN sẽ thực hiện kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đối với phương tiện có các hạng mục kiểm tra được đánh giá thuộc khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng, không ảnh hưởng tới an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (MINOR DEFECTS – MiD), các đơn vị đăng kiểm cấp Giấy Chứng nhận ATKT&BVMT theo đúng quy định tại Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT. Để các đơn vị đăng kiểm thực hiện đánh giá một cách thống nhất theo hướng nhanh chóng, thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, Cục ĐKVN làm rõ một số nội dung nêu trong phụ lục đính kèm.

Các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới thực hiện niêm yết công khai các nội dung nêu trên dưới dạng bảng thông báo nền bảng trắng hoặc xanh, chữ màu xanh hoặc trắng (hoặc bảng điện tử), vị trí treo dễ thấy, dễ đọc tại nơi chờ làm thủ tục kiểm định; thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông để người dân và doanh nghiệp nắm được.

Phòng Kiểm định xe cơ giới bổ sung hướng dẫn trên Cổng thông tin điện tử của Cục ĐKVN, trong đó khuyến cáo rõ chủ xe cần chủ động đăng ký lịch kiểm định; chủ động kiểm tra, bảo dưỡng xe trước khi đưa xe đi kiểm định để hạn chế nội dung không đạt, phải kiểm định nhiều lần gây quá tải, ách tắc tại các đơn vị đăng kiểm.

Cục ĐKVN yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị kịp thời báo cáo Cục ĐKVN (qua Phòng Kiểm định xe cơ giới) để kịp thời có biện pháp xử lý.

 

Báo chí quốc tế: Việt Nam là quốc gia kiểu mẫu phục hồi hậu Covid-19

            Năm 2022, bất chấp những khó khăn của làn sóng Covid 19 những tháng đầu năm, xung đột Nga – Ukraine khiến giá năng lượng leo thang, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 8,02%, cao hơn so với mục tiêu mà Chính phủ và các định chế tài chính quốc tế đưa ra.

Với chỉ số tăng trưởng này, báo chí quốc tế đã gọi Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng kiểu mẫu hậu đại dịch. Hãng Nikkei Asia đã xếp hạng Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có chiến lược quản lý dịch bệnh tốt nhất thế giới và Việt Nam cũng là quốc gia có vị trí tốt nhất để tiếp nhận các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chuyển dịch.

Tờ Channelnewsasia của Singapore có bài bình luận nhan đề “Việt Nam phục hồi kiểu mẫu hậu Covid 19” của giáo sư Edmund Maleski, giám đốc Trung tâm phát triển quốc tế Duke, thuộc trường đại học Duke, Hoa Kỳ. Theo giáo sư Maleski, Việt Nam đang là nền kinh tế hoạt động tốt nhất ở khu vực Châu Á. Việt Nam đang trở thành hình mẫu kinh tế cho các nền kinh tế mới nổi hậu đại dịch. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong năm 2022 đã tăng 15% với hơn 1570 dự án mới, trị giá 9,9 tỷ USD, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 5,7% lên tới 58,3 tỷ USD.

Giáo sư Maleski cũng nhận định, Việt Nam đã nỗ lực giảm thiểu các đợt bùng phát của dịch Covid 19 nhờ các chiến lược phòng ngừa và tiêm chủng vaccine, đồng thời vẫn duy trì các hoạt động kinh tế. Đồng thời, Việt nam đã tận dụng lợi thế của tình hình địa chính trị quốc tế, trong đó có chiến lược Zero Covid của Trung Quốc và kế hoạch tăng thuế của Hoa Kỳ, để thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư, vốn là những động lực giúp nền kinh tế tăng trưởng. Hãng Nikkei Asia đã xếp hạng Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia trên thế giới có chiến lược quản lý dịch bệnh tốt nhất, Việt Nam cũng là quốc gia có vị trí tốt nhất để tiếp nhận các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chuyển dịch.

Bài báo đánh giá, nếu so với năm 2019, Việt Nam đã có nhiều cải thiện về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực nhờ những tư duy cải cách trong hoạt động lãnh đạo. Kế hoạch chống tham nhũng đạt hiệu quả và các thủ tục hành chính đã hợp lý hơn thông qua Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước và Kế hoạch chuyển đổi số quốc gia.

Theo khảo sát Chỉ số cạnh tranh năng lực cấp tỉnh 2021, tỷ lệ mà các doanh nghiệp phải trả các khoản phí không chính thức trong giao dịch kinh doanh đã giảm từ 66% trong năm 2016 xuống 41% trong năm 2021. Giáo sư Malesky cho rằng, mặc dù còn nhiều việc phải làm, nhưng Việt nam đang viết lên một câu chuyện thành công trong phát triển thời kỳ hậu Covid 19, liên tục cải cách và nỗ lực tìm kiếm các yếu tố cơ bản để thu hút nguồn đầu tư nước ngoài.

Tờ Firstpost cũng có bài nhận định, Việt Nam đang là một nền kinh tế có tốc độ đáng kinh ngạc bất chấp dịch bệnh và xung đột. Theo bài báo, với tốc độ tăng trưởng 8,02%, Việt nam đang cho thấy một năng lực điều hành tốt và biết tận dụng yếu tố thay đổi của tình hình thế giới. Tăng trưởng nhờ các yếu tố xuất khẩu và nguồn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bài báo cũng cảnh báo về tính thiếu ổn định của sự tăng trưởng này, nhất là khi nền kinh tế Việt Nam xuất hiện nhiều rủi ro trong những tháng cuối năm từ thị trường trái phiếu và bất động sản.

Hãng tin Reuters cho rằng, với tốc độ tăng trưởng 8,02%, Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tốc độ tăng trưởng này là nhờ xuất khẩu và doanh số bán lẻ nội địa. Tuy nhiên, hãng tin này cũng nhận định, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những rủi ro suy thoái của nền kinh tế toàn cầu năm 2023.

Reuters trích dẫn chuyên gia kinh tế cho rằng, suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2023 sẽ tác động mạnh đến nhu cầu xuất khẩu và đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Áp lực lạm phát tăng nhanh vào cuối năm có thể làm giảm nhu cầu nhập khẩu và từ đó tác động đến sản lượng sản xuất trong năm tới. Do đó, Việt nam sẽ điều chỉnh  giảm tăng trưởng trong năm 2023 và cần có những giải pháp để kìm hãm lạm phát./

 

Cựu Bí thư Đồng Nai bị khai trừ Đảng

         Ông Trần Đình Thành, nguyên Ủy viên Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai, bị khai trừ Đảng.

Quyết định được Ban Chấp hành Trung ương đưa ra tại hội nghị bất thường chiều 30/12.

Trước đó đầu tháng 12, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét kỷ luật các ông Trần Đình Thành; Đinh Quốc Thái, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Phan Huy Anh Vũ, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai; Bồ Ngọc Thu, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương cảnh cáo ông Trần Văn Vĩnh, nguyên Phó bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.

Ngày 19/10, ông Trần Đình Thành và ông Đinh Quốc Thái bị khởi tố, tạm giam với cáo buộc nhận hối lộ trong vụ án liên quan đấu thầu của Công ty AIC.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Đồng Nai đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định trong thực hiện một số dự án và công tác cổ phần hóa. Một số cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, bị xử lý hình sự.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại và nguy cơ thất thoát rất lớn ngân sách nhà nước, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.

Nói lời sau cùng tại tòa trưa nay, ông Trần Đình Thành xin lỗi Đảng bộ, nhân dân tỉnh Đồng Nai và gia đình, bạn bè vì sai phạm tại vụ án AIC ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Nhà nước, trở thành tấm gương xấu, trong khi bản thân là lãnh đạo cao cấp. “Bị cáo đã đem đến vết nhơ cho Đảng bộ tỉnh, trở thành bí thư tỉnh ủy đầu tiên trong lịch sử 80 năm của Đảng bộ Đồng Nai vướng lao lý. Vô cùng đau xót”, ông nói.

Ông Thành và Thái mỗi người bị cáo buộc nhận hối lộ 14,5 tỷ đồng; ông Vũ nhận 14,8 tỷ đồng của AIC. Riêng ông Vũ bị truy tố thêm tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ba bị cáo bị VKS đề nghị 9-21 năm tù.

 

Vượt biên lao động trái phép tại Campuchia - Hậu quả “tiền mất, tật mang” dành cho những người nhẹ dạ cả tin.

            Thời gian qua, tình trạng công dân nghe theo sự rủ rê, lôi kéo của các đối tượng môi giới xuất cảnh sang Campuchia làm việc trong các sòng bài, cơ sở đánh bạc trực tuyến, game online và trở thành nạn nhân bị cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản, để lại hậu quả khôn lường cho bản thân và gia đình.

Điển hình là vụ việc công dân Đỗ Đình Đông, SN 1995, trú tại số 33/1 Chu Văn An, phường Trường Thi, TP Thanh Hoá đã phải nộp số tiền 220.000.000 đồng (hai trăm hai mươi triệu đồng) để được thả về đoàn tụ với gia đình.

Tháng 6/2022, Đông đi vào TP Hồ Chí Minh để học nghề đầu bếp. Tháng 7/2022, nghe theo lời dụ dỗ của các đối tượng xuất cảnh sang Campuchia lao động “việc nhẹ lương cao”, Đông đã bị đưa đến làm việc tại công ty đánh bạc trực tuyến chuyên lừa đảo qua mạng Internet ở tỉnh Xiahnuc, Campuchia. Tại đây, Đông phải làm việc từ 8h đến 22h hàng ngày, thường xuyên bị đánh đập, đặc biệt còn bị doạ sẽ bị ném từ trên tầng cao xuống đất nếu không đạt chỉ tiêu hoặc có ý định bỏ trốn. Để được thả tự do, phía công ty yêu cầu Đông nộp số tiền 220.000.000 đồng (hai trăm hai mươi triệu đồng). Tháng 12/2022, sau khi gia đình Đông nộp số tiền trên cho công ty thì Đông được thả tự do để trở về Việt Nam.

Nhu cầu tìm kiếm việc làm là nhu cầu chính đáng của mỗi người, tuy nhiên người dân cần hết sức cảnh giác trước luận điệu rủ rê, lôi kéo xuất cảnh lao động trái phép tại nước ngoài với công việc “việc nhẹ lương cao” để rồi phải gánh chịu những hệ quả xấu ảnh hưởng đến bản thân và gia đình. Do vậy người dân hãy là người hiểu biết pháp luật, không xuất nhập cảnh trái phép, tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm để góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn.

 

29/12/22

"BẦN TĂNG CHƯA TỪNG NGÁN CON B-52 NÀO"

            Người trong ảnh là trung tá Đinh Hữu Thuần, nguyên Đại đội trưởng Đại đội Rada 45, trung đoàn 291 đang kể lại chiến công của mình trong 12 ngày đêm chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.

Đây là đơn vị đầu tiên đã phát hiện được B-52 đánh vào Hà Nội vào ngày 18/12/1972, tạo ra "35 phút vàng ngọc", để thông báo kịp thời cho các đơn vị hỏa lực phòng không ở miền Bắc chủ động đón đánh địch. Nhờ phát hiện quý giá đó, toàn bộ các đơn vị hỏa lực của phòng không, không quân Việt Nam đã kịp thời vào vào vị trí chiến đấu. 19 giờ 44 phút, quả tên lửa đầu tiên của Tiểu đoàn 78, Trung đoàn 257 đã bay vút lên nhằm tốp B-52 có ký hiệu 556 lao tới…; 20 giờ 13 phút, Tiểu đoàn 59, Trung đoàn Tên lửa 261 phóng hai quả đạn vào tốp B-52 có ký hiệu 671 đang bay từ Tam Đảo vào đánh Đông Anh, bắn rơi tại chỗ một chiếc B-52 ở Phủ Lỗ, huyện Đông Anh (đây là chiếc B-52 bị bắn rơi tại chỗ đầu tiên trên bầu trời Hà Nội trong chiến dịch phòng không cuối tháng 12/1972).

Với thành tích của mình, sau chiến dịch Điện Biên phủ trên không, Đại đội 45 đã được thưởng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Riêng Đại đội trưởng Đinh Hữu Thuần và Đài trưởng Nghiêm Đình Tích được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Hai và hạng Ba.

Chiến tranh kết thúc, đất nước trở lại hòa bình, người chiến sĩ Đinh Hữu Thuần năm nào đã cởi bỏ áo trận, khoác lên mình chiếc áo cà sa.

Đất nước Việt Nam là vậy, lúc hòa bình, họ là những người bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, họ sẵn sàng mặc trên mình chiếc áo lính để bảo vệ quê hương. Tự hào lắm thay.

 

Tình trạng lừa đảo công dân Việt Nam xuất cảnh sang Campuchia

 

Tình trạng lừa đảo công dân Việt Nam xuất cảnh sang Campuchia và các nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khi những con người mang dòng máu Việt có dấu hiệu cấu kết, thu lợi bất chính từ những gia đình có con em bị lừa bán vào các khu vực sòng bạc, casino tại Campuchia và các nước.

Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên Đán, vẫn luôn là thời điểm nóng mà các đối tượng xấu lợi dụng, dụ dỗ một bộ phận công dân Việt Nam nhẹ dạ, cả tin vào những lời giới thiệu việc nhẹ lương cao. Đây là thủ đoạn không mới, nhưng có sức tác động không nhỏ đến tâm lý của nhiều người dân.

Để phòng ngừa với các thủ đoạn lừa đảo, buôn bán người vào các khu vực lao động trái pháp luật, sòng bạc, casino tại nước ngoài, đề nghị mọi người hãy nâng cao ý thức cảnh giá với các thủ đoạn lừa đảo qua mạng internet, các phương tiện liên lạc trực tuyến (Zalo, Facebook, Wechat..); tỉnh táo, sáng suốt khi lựa chọn cơ hội tìm kiếm việc làm tạo thu nhập được chào mời trong dịp Tết, đặc biệt là những công việc nghe chừng dễ dàng, nhận lương cao hàng nghìn đô; cảnh báo sớm đến người thân những vị việc liên quan đến tình hình buôn bán người Việt Nam qua biên giới Campuchia và các nước để làm việc trong các trại lao động, sòng bạc, casino; trình báo với cơ quan chức năng, cơ quan công an các cấp (xã, huyện, tỉnh) nơi cư trú khi phát hiện đối tượng có dấu hiệu lừa đảo, dụ dỗ đưa người xuất cảnh trái phép lao hoặc lao động trái pháp luật tại nước ngoài.

 

28/12/22

NHẾCH NHÁC VÀ CẨU THẢ

            Ngay khi trận đấu giữa Việt Nam và Malaysia diễn ra trên sân Mỹ Đình tối ngày 27/12 đang diễn ra, trên các diễn đàn mạng, cư dân mạng đã liên tục chia sẻ hình ảnh những chiếc ghế trên khu vực khán đài sân Mỹ Đình bám đầy bụi, khiến cho các cổ động viên phải đứng trên ghế, hay ai lịch sự hơn, cố gắng phủi bụi hay kê túi nilong lên để có thể ngồi xem trận bóng.

Thật nhếch nhác vô cùng. Một sân vận động tầm cỡ quốc gia, đại diện hình ảnh cho nền bóng đá của đất nước gần 100 triệu dân mà lại có những cảnh như vậy. Và người ta bất bình hơn, khi biết rằng, để tổ chức trận đấu này trên sân Mỹ Đình, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã phải chi 800 triệu cho Ban quản lý khu liên hiệp thể thao Mỹ Đình, gồm tổng thể các chi phí từ điện nước tới dọn dẹp vệ sinh. Và người ta đặt câu hỏi: liệu 800 triệu đó đã đi đâu khi người hâm mộ phải trải qua một trận đấu không dám "đặt mông" lên ghế trên khán đài.

Bật chốt khung thành có thể xem lại sự cố khách quan và thông cảm được; cỏ mặt sân xấu có thể coi như là do thời tiết, cũng có thể thông cảm được. Nhưng những hàng ghế phủ bụi thế này thì không thể nào chấp nhận được. Đó là sự cẩu thả của những người vô trách nhiệm.

Đội tuyển quốc gia đã chiến thắng, nhưng rõ ràng, Ban Tổ chức đã có 1 trận thua thảm hại - thua trong con mắt người hâm mộ.

 

THÁI BÁ TÂN - KẺ TRỞ CỜ!

         Đây là bài thơ được đăng trên trang cá nhân của một kẻ mang danh "thầy giáo" Thái Bá Tân. Những luận điệu đậm chất xuyên tạc, chống phá từ một người đã từng đã Đảng viên, nhận được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, để rồi khi về lại lại phủi bỏ tất cả, đi vào con đường chống phá chế độ.

Nhiều người không xa lạ với cái tên Thái Bá Tân, nhất là sinh viên Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội trước đây. Giống như Mạc Văn Trang, Nguyễn Đình Cống,… Thái Bá Tân là người đã được Nhà nước lo ăn học, cử sang nước ngoài du học để sau này xây dựng đất nước sau chiến tranh. Thái Bá Tân từng được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ và cử đi học tại Đại học Ngoại ngữ Matscova (1967-1974), sau đó, làm phiên dịch tiếng Anh và Nga ở Bộ Thủy sản. Thái Bá Tân đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như dạy tiếng Anh và Văn học Anh tại Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội 1975-1978, biên tập sách tại Nhà xuất bản Lao Động, Hội nhà văn.

Tuy nhiên, khi đã "công thành, danh toại", hưởng đủ lợi lộc, Thái Bá Tân lại quay sang chống phá Đảng, Nhà nước. Theo dõi trang cá nhân của ông ta, nhiều người không khỏi bức xúc với những bài thơ xuyên tạc, ca ngợi chế độ ngụy quân, ngụy quyền, xuyên tạc về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ủng hộ đám chống đối như Lê Đình Kình, Nguyễn Đình Thục, Cấn Thị Thêu.

Thật xấu mặt cho một kẻ mang danh "thầy giáo" như Thái Bá Tân!

<Thanh Huyền>

 

27/12/22

TRẺ EM NHƯ BÚP TRÊN CÀNH

         Trong bối cảnh một số trường đại học có tiếng trên địa bàn cả nước thay nhau “ nhầm ” nội dung cho ngày 22/12. Thì ở cấp bậc nhỏ nhất trong nền giáo dục thì các cô giáo đã giáo dục cho các em nhỏ về lòng yêu nước theo một cách rất chân thực và thú vị.

Lấy ý tưởng từ các cuộc hành quân của các chú bộ đội thì các trường đã cho các cháu tập hành quân với balo xanh nho nhỏ. Khi nghe thấy tiếng bom đạn, mưa súng thì nhanh chóng nấp vào lề coi như là né tranh đợt oanh tạc của địch. Các em sẽ dừng chân tại nghĩa trang Liệt sỹ, nơi các em sẽ được các cô kể những câu chuyện bổ ích, hào hùng, lý thú về lịch sử dân tộc.

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Thật vậy, giáo dục cho các em bé ngay từ nhỏ về lòng yêu nước luôn là nền móng vững chắc, là hành trang tinh thần cho các em sau này dù đi đâu về đâu thì tinh thần dân tộc mãi mãi bất diệt. Các em là con Lạc, cháu Hồng, chảy trong mình huyết quản của những người Việt Nam là thế hệ tiếp bước cha anh, những người không tên không tuổi đã làm nên những chiến thắng lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, khiến cả thế giới phải rung chuyển.

Một cách giáo dục cực kỳ nhân văn mà bậc cha mẹ nào khi nhìn thấy cũng có thể mỉm cười và hạnh phúc. Khi thấy con của mình khoác lên màu xanh áo lính, biết yêu thương những chú bộ đội, những chú bộ đội cụ Hồ.

Hy vọng các trường khác cũng có thể học hỏi và triển khai mô hình trên. Đây sẽ là một hoạt động ngoại khoá bổ ích và tạo cho các em không gian mở để học hỏi thêm nhiều điều.

 

Ngẫm chuyện con chim sẻ trong tay kẻ giảo hoạt

          Đã từ rất lâu, người ta nói về nhân quyền với tư cách một khái niệm có tính phổ quát toàn cầu và điều này đã được giải nghĩa, quy định trong nhiều văn bản luật pháp quốc tế cũng như quy định trong luật pháp của các quốc gia. Thế nhưng, nhân quyền vẫn bị hiểu sai lệch, bị bóp méo trong tư duy, quan điểm của không ít tổ chức, cá nhân và khi khái niệm đó bị “xô lệch” thì họ luôn tìm cớ để bôi vẽ lên đó những sắc màu xám xịt theo động cơ, ý đồ riêng.

Trong loạt bài viết này, chúng tôi muốn nói đến trò xảo trá, ngụy biện của những kẻ giảo hoạt vốn luôn lợi dụng lá bài nhân quyền để chống phá Việt Nam và sự cảnh tỉnh với những ai đang bị biến thành con rối trong tay kẻ xấu.

Có câu chuyện ngụ ngôn nói về kẻ giảo hoạt. Ý rằng, có một người tính cách rất gian manh, giảo hoạt đánh cược người khác rằng anh ta sẽ chứng minh được tượng thần Delphi là tượng giả. Đến ngày hẹn, kẻ giảo hoạt cầm con chim sẻ trong tay và giấu nó vào ống tay áo ở áo khoác ngoài. Gã ta bước vào, hỏi thần rằng thứ gã ta cầm trong tay còn sống hay đã chết. Dụng ý của gã là nếu thần nói đã chết, gã sẽ lập tức mang con chim sẻ đang sống ra, còn thần nói còn sống thì gã sẽ bóp chết chim sẻ rồi đưa ra. Nhưng vị thần đã kịp nhận ra quỷ kế của anh chàng đê tiện nên nói ngay: “Vật trong tay anh sống hay chết không phải phụ thuộc chính nó mà là ở cái ý đồ độc địa của anh”!

Ngẫm chuyện ấy, thật thâm thúy. Khi kẻ nào có dụng ý xấu thì chuyện tốt của người khác cũng bị kẻ đó biến thành xấu cả, bất chấp thực tế có tốt đẹp như thế nào. Tồn tại khách quan không có ý nghĩa chứng minh trước động cơ, ý đồ của kẻ đó vốn chỉ nhằm bôi đen, miệt thị, đả phá. Rõ là, cái tâm xấu thì thế giới quan cũng theo đó mà nhuốm đen, vậy thì việc phải cải sửa không phải bắt đầu từ thay đổi hiện thực khách quan mà phải thay đổi cái tâm đen của những cá nhân, tổ chức như vậy.

Đã từ rất lâu, người ta nói về nhân quyền với tư cách một khái niệm có tính phổ quát toàn cầu và điều này đã được giải nghĩa và quy định trong nhiều văn bản luật pháp quốc tế, thông lệ quốc tế cũng như quy định trong luật pháp của các quốc gia. Thế nhưng, nhân quyền vẫn bị hiểu sai lệch, bị bóp méo trong tư duy, quan điểm của không ít tổ chức, cá nhân và khi khái niệm đó bị “xô lệch” thì họ luôn tìm cớ để bôi vẽ lên đó những sắc màu xám xịt theo động cơ, ý đồ riêng. Nhân quyền tự lâu trở thành lá bài hết sức lợi hại mà những người dùng nó để lên án, phê phán một quốc gia khác có thể xoay chuyển “tình hình nhân quyền” theo ý của mình, là một cái cớ để đánh lừa dư luận quốc tế, qua đó vẽ ra viễn cảnh nghiêm trọng để tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

Bởi lẽ đó, như thường lệ, một số nhận định, đánh giá sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn luôn tái diễn, trong đó có những vấn đề mà họ gọi là “tù nhân lương tâm”, “đàn áp nhân quyền”, “bịt miệng nhà dân chủ”, “không có tự do ngôn luận”… Những dẫn chứng đưa ra vẫn xoay quanh điệp khúc cũ, trong đó điển hình là những đối tượng phạm pháp bị cơ quan chức năng truy cứu, xử phạt theo Bộ luật Hình sự vẫn được “mặc áo nhân quyền”…

Với màu sắc tư duy, đánh giá như vậy, sẽ không có gì phải bàn khi cái nền cũ vẫn bám rễ có tính định kiến. Nhưng dư luận thế giới đặt câu hỏi: Việt Nam hiện vị thế, vai trò đã khác khi từng là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016, nay lại tiếp tục được bầu vào thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 – 2025, được đông đảo các nước tín nhiệm, vì sao các báo cáo, phúc trình vẫn tảng lờ, tiếp tục có những đánh giá lạc lõng?

Chính các quốc gia, tổ chức có vị thế trên thế giới đã thừa nhận và khẳng định sự tín nhiệm khi ủng hộ Việt Nam qua lá phiếu cũng như các ủng hộ tại phiên bảo vệ báo cáo quốc gia theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ. Cần lưu ý rằng, trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, đối xử bình đẳng, khách quan, minh bạch, xây dựng, không đối đầu, không chọn lọc và chính trị hóa, UPR được đánh giá là cơ chế tiến bộ và tích cực. Tất cả các nước dù được coi là mạnh nhất, dù lớn tiếng nhất về nhân quyền thì vẫn phải chịu sự xem xét đánh giá, góp ý của những nước nhỏ. Điều đó cho phép những nhận định, đánh giá khách quan về quyền con người.

Khi hiện thực đã được thừa nhận và ủng hộ qua lá phiếu cũng như những đánh giá khách quan, không chỉ một khu vực mà có tính phổ quát toàn cầu thì hiện thực đó là thành tựu không chỉ có vai trò, vị trí với Việt Nam mà còn là thành tựu của tiến trình phấn đấu vì các mục tiêu nhân quyền của thế giới. Là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, tiếng nói của Việt Nam không chỉ đại diện cho vị thế của nước mình mà có sức lan tỏa, ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau. Vì thế những đánh giá về nhân quyền đối với thành viên của Hội đồng càng phải đảm bảo tính chuẩn xác, khách quan chứ không thể lặp lại điệp khúc cũ mòn như lâu nay.

“Việt Nam là một đối tác quan trọng của Liên Hợp quốc, đã có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc. Mối quan hệ tốt đẹp này cần được tăng cường hơn nữa trong thời gian tới để thúc đẩy hòa bình, sự phát triển bền vững và quyền con người trên thế giới” – đó là đánh giá mới nhất về Việt Nam của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Còn ông Jean Pierre Archambault, nguyên Tổng thư ký Hội Hữu nghị Pháp – Việt thì khẳng định, bảo đảm tốt quyền con người là một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam, những kết quả đạt được trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam là không thể phủ nhận.

Minh chứng cho sự tín nhiệm khi Việt Nam là được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tín cử là đại diện cho khối tham gia ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Bởi theo bà Caitlin Wiesen, nguyên Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, trong nhiều thành tựu, tiến bộ mà bà ấn tượng về Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực chính là công cuộc xóa đói giảm nghèo cho người dân. Tình trạng nghèo cùng cực tại Việt Nam đã giảm từ tỷ lệ cao nhất khoảng 40% ở những năm 1990 xuống dưới 5% vào năm 2020. Đó chính là sự thay đổi phi thường. Trong 2 năm đại dịch vừa qua, bà Caitlin Wiesen cũng đánh giá rất cao những thành tựu mà chính phủ Việt Nam đạt được trong việc đảm bảo sự an toàn cho người dân, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Bà Caitlin Wiesen ghi nhận: “Chính phủ Việt Nam đã nhận được đánh giá cao của người dân và cộng đồng quốc tế vì đã chủ động dự báo được tình hình đại dịch, nhanh nhạy và thích ứng linh hoạt, hiệu quả trong việc kiểm soát được dịch bệnh COVID-19. Vai trò lãnh đạo mạnh mẽ, các biện pháp nhanh chóng và minh bạch với ưu tiên hàng đầu là an toàn của người dân được coi là những yếu tố then chốt củng cố niềm tin và sự ủng hộ của người dân với chính phủ và các nhà lãnh đạo”.

Còn với ông Hervé Conan – Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển Pháp cho rằng, ông rất ấn tượng về những thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Theo ông, hình ảnh của người phụ nữ hiện nay hoàn toàn khác với hình ảnh cách đây 30 năm, vốn luôn gắn liền với công việc bếp núc và chăm lo nhà cửa. Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Việt Nam cũng cho thấy vai trò rất tích cực trong thúc đẩy bình đẳng giới trên thế giới khi là một trong những nước đầu tiên thông qua Công ước về cấm mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ cách đây hơn 40 năm và sau đó là Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh năm 1995. Trong khi đó, các thành viên Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hợp quốc (CRC) cũng hoan nghênh những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực đảm bảo các quyền trẻ em.

Nhiều chính trị gia và học giả quốc tế đã rất ấn tượng về những thành công mà Việt Nam đạt được sau hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt là tấm gương thành công về phát triển kinh tế xã hội, quyền con người và hoàn thành trước hạn nhiều Mục tiêu phát triển Thiên nhiên kỷ (MDG). Theo Liên hợp quốc, chỉ số phát triển con người (HDI) ở Việt Nam liên tục tăng theo các năm và hiện lọt vào nhóm phát triển con người cao, xếp thứ 115/191 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về khía cạnh quyền tự do Internet, ngôn luận, báo chí, sử dụng mạng xã hội, Việt Nam đang đứng top đầu thế giới.

Như We Are Social & Hootsuite đã thống kê về chỉ số tiếp cận Internet, Việt Nam có tới 150 triệu kết nối mobile, khoảng 70 triệu người dùng internet. Hạ tầng 3G/4G đã phủ sóng 99,8% dân cư và internet cáp quang đã tới 98% số phường, xã. Tự do báo chí được thể hiện cụ thể với việc cả nước có khoảng 800 cơ quan báo chí, hơn 100 báo có hoạt động báo điện tử, hơn 600 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập. Với việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc lần thứ hai, Giáo sư James Borton, nghiên cứu viên cao cấp, Viện Chính sách đối ngoại, Đại học Johns Hopkins cho biết, điều này không chỉ làm sâu sắc thêm sự hội nhập vào hệ thống quốc tế mà còn đem đến cơ hội thúc đẩy hơn nữa quyền con người trong khu vực…

Chính khách, lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận với hiện thực khách quan như vậy, thế mà những tổ chức, cá nhân chống phá Việt Nam vẫn tảng lờ, kiểu không nghe, không biết, không thấy. Những kẻ giảo hoạt này đã dùng thủ đoạn gì để rêu rao và hành động trái khoáy, phớt lờ sự thật như vậy?

 

NHỮNG KẺ DỊ HỢM!

NHỮNG KẺ DỊ HỢM!

 


Hình ảnh dưới đây là hoạt động tụ tập, sinh hoạt của nhóm "Hội yêu đồ lính Thủ Đô", diễn ra vài ngày trước ở khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội). Nhìn những ảnh dưới đây, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra bóng dáng của những mẫu trang phục quân đội và cảnh sát Đức Quốc xã, từ kiểu quần bó ống, áo choàng dài, cách đeo cà-vạt, mũ kepi hay mũ cano đến cái màu của trang phục.

Đây không phải lần đầu tiên Hội yêu đồ lính mặc trên mình bộ quân phục gây tranh cãi. Trước đây, rất nhiều anh chị trong nhóm này còn khoác trên mình bộ quân phục Mỹ và của ngụy quân, ngụy quyền trước đây. Và tất nhiên, để thể hiện lòng "yêu đồ lính", quảng bá cho nhóm mình, các anh chị đã liên tục chụp ảnh, đăng video lên tiktok để "giưỡng võ giêu oai".

Nhưng oai đâu chẳng thấy, chỉ thấy nhận được sự phản ứng, chỉ trích của dư luận. Bởi vì nhìn những quân phục này, người ta hồi tưởng về những tội ác của phát xít - những kẻ mà lịch sử và dư luận thế giới đều chối bỏ vì những tội ác kinh hoàng mà chúng gây ra. Yêu đồ lính, thích mặc đồ lính, phải biết tuyển chọn, không phải mặc lại đồ của những người là kẻ thù của dân tộc mình hay là những tên đồ tể trong quá khứ.

Mặc gì, làm gì là quyền của mỗi người, nhưng phải phù hợp với pháp luật, văn hóa của dân tộc. Đừng lợi dụng sự tự do của bản thân để gây khó chịu trong mắt người khác.

 


26/12/22

LÀM CHỦ TAY LÁI, LÀM CHỦ HÀNH VI

         Trong những ngày qua, để đảm bảo an toàn trật tự xã hội trước dịp Tết nguyên đán 2023, Công an TP Hà Nội đã tăng cường các chốt kiểm soát giao thông trong đó đẩy mạnh công tác kiểm tra nồng độ cồn. Đây là hoạt động tuần tra, kiểm soát thường kỳ của Công an thành phố nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các trường hợp người tham gia giao thông có sử dụng rượu bia, phòng tránh các trường hợp tai nạn giao thông đáng tiếc.

Nhưng cũng như mọi năm, người say không chuẩn, đã có nhiều trường hợp cản trở hoạt động của tổ công tác, xúc phạm đến lực lượng chức năng. Điển hình như Tối 19/12, tổ công tác Y9/141 tại khu vực Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) phát hiện 1 đàn ông điểu khiển xe máy có biểu hiện nghi vấn, tiến hành kiểm tra nông độ cồn của tài xế sau đó lên tới 1,235 mg/L khí thở. Tuy nhiên, sau khi cảnh sát thông báo vi phạm và mức xử phạt thì tài xế bắt đầu có những lời lẽ không đúng mực, thái độ hung hăng không ký vào biên bản và thậm chí dọa “lột lon”, cho nghỉ việc tất cả cán bộ của tổ công tác Y9. Tối 20/12, tổ công tác của Đội CSGT số 3, Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) lập chốt kiểm tra nồng độ cồn trên đường Láng (Láng Thượng, Đống Đa). Tại đây, tổ công tác cũng đã yêu cầu tài xế ô tô Mercedes kiểm tra nồng độ cồn và phát hiện vi phạm. Tuy nhiên, trong khi tổ công tác đang tiến hành xử lý vi phạm thì người vợ tài xế liên tục có các hành vi cản trở cũng như xúc phạm đoàn công tác. Sau khi xử lý vi phạm của tài xế, ngày hôm sau công an TP Hà Nội đã làm việc và xử lý với người vợ.

Đây là những trường hợp điển hình chống đối khi cảnh sát giao thông tiến hành xử lý vi phạm nồng độ cồn. Càng gần tết, khi các buổi liên hoan tổng kết càng nhiều thì các trường hợp sử dụng rượu bia sẽ càng ngày càng tăng lên. Do đó, mong rằng, khi không tránh được cuộc nhậu thì mọi người hãy nhớ không tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Đồng thời, khi làm việc với các lực lượng chức năng cũng có những ứng xử phù hợp. Vì một Tết nguyên đán an toàn, lành mạnh.

<Trung Quân>

 

25/12/22

DU LỊCH VIỆT ANM DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CÁC NAHF "RÂN CHỦ"

DU LỊCH VIỆT ANM DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CÁC NAHF "RÂN CHỦ"

Đại dịch COVID-19 đã tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành kinh tế trên phạm vi toàn cầu, trong đó có ngành du lịch. Trước bối cảnh đó, du lịch Việt Nam cũng không ngoại lệ, cũng không tránh khỏi sự tác động nghiêm trọng của COVID-19.

Tuy nhiên với sự cố gắng, quyết tâm của Đảng, Nhà nước cùng tất cả các cấp, các ngành, thì ngành du lịch của Việt Nam đã phục hồi nhanh chóng. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Việt Nam luôn được đánh giá là những điểm đến du lịch có tăng trưởng cao trên thế giới. Thế vậy mà trên các trang của Việt Tân, RFA,… lại đưa ra những bài viết có nội dung so sánh nói về sự không hiệu quả của du lịch Việt Nam. Cụ thể trên trang RFA có bài viết “Du lịch Việt Nam thua Campuchia và Lào về hiệu quả”, hay trong nhóm “ Hội những người cầm bút can đảm” Đỗ Ngà cũng có bài viết “Có những loại rác không thể dọn” nói về sự hiệu quả của du lịch Việt Nam.


Với việc thích ứng linh hoạt với dịch bệnh COVID-19 trong bối cảnh mới, Việt Nam đã cho mở cửa hoàn toàn du lịch từ 3/2022, đây là một việc làm vô cùng quan trọng để góp phần đưa du lịch vực dậy. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 413 nghìn lượt, khách nội địa đạt hơn 60,8 triệu lượt, tăng 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 1,3 lần so với cùng kỳ của năm 2019 thời điểm trước khi đại dịch xảy ra. Sự phục hồi của ngành du lịch là rất đáng khích lệ, mang lại nhiều tín hiệu tích cực về sự phát triển của đất nước. Ngành du lịch đã có những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước, qua đó cũng góp phần nâng tầm hình ảnh của Việt Nam.

Hiệu quả của ngành du lịch đem lại cho Việt Nam thì ai cũng thấy, song chỉ có các thế lực thù địch, các kẻ chống phá là không thấy. Đám này chỉ suốt ngày tìm cách kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, mong muốn đất nước ta sụp đổ để có thể thoải mái sống the kiểu “rân chủ”. Thời gian qua, đất nước ta ngày càng đi lên, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trong khu vực và trên thế giới, điều mà lũ “rân chủ” kia không hề mong muốn.

 

CUỘC SỐNG MÀU HỒNG XỨ CANADA

            Cứ tưởng được sang “trời tây” là cuộc sống màu hồng, là không làm mà không có ăn, được hít hà thoải mái cái không khí tự do, dân chủ nhưng thực tế nó không giống như tưởng tưởng chút nào, không làm thì chỉ có ăn…

Mới đây, zận chủ Bạch Hồng Quyền tiếp tục đăng tải bài viết thể hiện cuộc sống “màu hồng” với cảnh tha phương cảnh màn trời, chiếu đất ngồi ăn trong giá lạnh ở Canada. Đây không phải lần đầu tiên Bạch Hồng Quyền than thở về cuộc sống khó khăn, vất vả của mình, trước đó vào nắm 2020, Quyền đã từng tâm sự rằng Bạch Hồng Quyền “ra khỏi nhà đi làm lúc 8h sáng, 8h tối vẫn lọ mọ cố cho xong vì đêm nay em tuyết đến thăm. Bụng thì đói, trời lạnh teo hết cả. Nhiều người nghĩ qua xứ người sung sướng, làm được lắm tiền nhiều của. Cứ thử qua đi rồi biết mặt nhau ngay”. Nhìn cuộc sống của Bạch Hồng Quyền có thể thấy rằng Quyền đã bị lừa, bị bỏ rơi khi không còn giá trị lợi dụng.

Trước đó Bạch Hồng Quyền nghe những lời dụ dỗ, hứa hẹn tham gia vào con đường chống chính quyền, phá hoại an ninh trật tự và trở thành một cánh tay nối dài của tổ chức khủng bố Việt Tân, thành viên cốt cán của tổ chức “Phong trào con đường Việt Nam” được thành lập với mục đích chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam...

Sau những chuỗi hoạt động chống phá, Bạch Hồng Quyền đã trốn sang Thái Lan để tránh bị xử lý bằng pháp luật và xin tị nạn chính trị tại đây nhưng bất thành. Sau một thời gian trốn chui trốn lủi tại Thái Lan, Bạch Hồng Quyền đã được tổ chức “VOICE” đưa sang định cư tại Canada vào ngày 2/5/2019 bằng một cuộc đổi chác với giá 30.000USD. Lẽ ra với nhiều người thì sẽ không mất một xu nào, trong khi đó dù có nhiều đóng góp cho phong trào đấu tranh zân chủ Việt Nam, nhưng Quyền lại phải tốn khoản tiền không hề nhỏ chút nào. Thế mới biết được “tình đồng chí đồng đội” của các anh chị zận chủ bên kia trời Tây nó như thế nào.

Sang đó, Bạch Hồng Quyền tưởng được đổi đời, cuộc sống sang trang mới nhưng thực tế, Quyền phải tự tay lao động, cày sâu cuốc bẫm để nuôi sống vợ con. Những lời than thở của Bạch Hồng Quyền đã nói lên tất cả về cuộc sống ở “trởi Tây” và bản chất của những lời hứa hẹn như thế nào.

Tôi nghĩ việc Bạch Hồng Quyền có cuộc sống hiện tại là chính do Quyền lựa chọn mà thôi và đó là cái giá phải trả dành cho những kẻ phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân. Đó cũng là bài học cho những kẻ đã và đang tin vào những lời đường mật hão huyền của bọn p.h.ả.n đ.ộ.n.g, chống đối về viễn tưởng của một bầu trời Tây đầy hoa lệ, hào nhoáng theo đúng cái quy cách “dân chủ”.

 

Phòng, chống tham nhũng: Để không còn ‘trên nóng, dưới lạnh’

            Không những là “cánh tay nối dài” của Ban Chỉ đạo Trung ương, việc lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tại 63 tỉnh, thành được kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh.” Giữa năm 2022, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở các địa phương trên cả nước lần lượt được thành lập, chịu trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát cuộc chiến chống “giặc nội xâm” trên địa bàn.

Không những là “cánh tay nối dài” của Ban Chỉ đạo Trung ương, việc lập Ban Chỉ đạo tại 63 tỉnh, thành được kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh,” hạn chế tệ “quốc nạn” ở cơ sở.

Đặc biệt, Ban chỉ đạo cấp tỉnh sẽ giúp cho công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực liền mạch, chặt chẽ, thống nhất theo hệ thống từ Trung ương đến địa phương.

Tạo sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương

Xuất phát từ những yêu cầu đặt ra đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới, tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, toàn bộ 63 tỉnh ủy, thành ủy đã đồng lòng, nhất trí thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Động thái này từ các địa phương trên cả nước chính là thể hiện quyết tâm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương đối với công cuộc chống “giặc nội xâm” của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta theo tinh thần “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt.”

Cụ thể hóa chỉ đạo của Trung ương, giữa tháng 5/2022, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, thành phố.

Ban Chỉ đạo gồm 15 thành viên, do Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố làm Trưởng ban Chỉ đạo; Ban Nội chính Thành ủy là Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.

Lần lượt sau đó, 62 tỉnh, thành phố đều đã thành lập Ban Chỉ đạo tại địa phương và đi vào hoạt động.

Sự cộng hưởng đầy quyết tâm của các địa phương với Trung ương nhằm đẩy lùi nạn “nội xâm” trên phạm vi cả nước đã được nhân dân rất trông đợi, tin tưởng sẽ hạn chế tệ nhũng nhiễu, tiêu cực, nhất là “tham nhũng vặt” tại cơ sở, vốn gây ra nhiều nhức nhối và hệ lụy.

Động thái đó cũng giải tỏa những thắc mắc của dư luận rằng, cứ có việc nào Ban Chỉ đạo Trung ương vào cuộc thì mới có tiến triển, còn rất nhiều vụ “chìm xuồng,” nhất là khi công tác này đã triển khai xuống đến cấp tỉnh và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã quy định rất rõ ràng. Nếu phát hiện ở địa phương có những vụ việc mà Ban chỉ đạo địa phương không phát hiện được, không xử lý được thì rõ ràng là trách nhiệm chưa hoàn thành.

Nhìn nhận sự vào cuộc của các địa phương, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở một số tỉnh, thành phố thời gian qua chưa có sự chuyển biến rõ nét.

Việc tự phát hiện các vụ việc tham nhũng, tiêu cực là rất ít, chủ yếu do cơ quan Trung ương phát hiện, yêu cầu xử lý. Một số cấp ủy, tổ chức Đảng chưa quan tâm đúng mức việc lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác này tại địa phương, cơ chế chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác này ở địa phương chưa được tập trung.

“Hiện Ban Chỉ đạo cấp Trung ương đã làm quyết liệt trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nên địa phương có thêm Ban Chỉ đạo sẽ khắc phục tình trạng trên nóng, dưới lạnh,” đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt

Sau gần nửa năm kể từ khi “cánh tay nối dài” của Ban Chỉ đạo Trung ương được thành lập, thực tế cho thấy nhiều địa phương đã phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực.

Số liệu từ Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho thấy, công cuộc chống “giặc nội xâm” ở địa phương, cơ sở được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả tích cực; số vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý có chiều hướng tăng cao so với các năm trước.

Trong 10 tháng của năm 2022, các địa phương đã khởi tố mới 382 vụ án tham nhũng, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù mới được hình thành và đi vào hoạt động, nhưng các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã tích cực, chủ động đưa gần 400 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực vào theo dõi, chỉ đạo để tập trung chỉ đạo xử lý. Nhiều địa phương đã khởi tố cả Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở, như: Lào Cai, Phú Yên, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Quảng Ninh…

Các địa phương đã phát hiện, xử lý nhiều vụ án tham nhũng như: Nghệ An (29 vụ), Hà Nội (28 vụ), Bắc Ninh (19 vụ), Thành phố Hồ Chí Minh (15 vụ), Thái Nguyên (14 vụ), Sơn La (11 vụ), Tuyên Quang (14 vụ), Bắc Giang (13 vụ), Quảng Ninh (11 vụ), Nam Định (11 vụ), Thanh Hóa (11 vụ), Bình Định (11 vụ)…

Bị cáo Trần Đình Thành (sinh năm 1955, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai) khai báo tại phiên Xét xử sơ thẩm Công ty AIC và các đơn vị có liên quan trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Kết quả đáng khích lệ từ các địa phương phản ánh chân thực, khách quan cuộc chiến không khoan nhượng với “giặc nội xâm” đã có bước phát triển mới, đi vào chiều sâu, ngày càng quyết liệt, hiệu quả, tạo bước đột phá mới.

Nhìn vào những hành động, kết quả từ Ban Chỉ đạo Trung ương có thể thấy thời gian qua, các cơ quan tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 2.474 vụ với 4.646 bị can, truy tố 2.157 vụ với 4.564 bị can, xét xử sơ thẩm 2.198 vụ với 4.620 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ, trong đó về tham nhũng đã khởi tố mới 414 vụ án, 939 bị can.

Riêng Ban Chỉ đạo Trung ương đã tập trung chỉ đạo xử lý 108 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Nhất là đã khởi tố mới, điều tra nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội rất quan tâm xảy ra trong những lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động khép kín, xảy ra cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, như: vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao); các vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Công ty AIC; vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát…

Thời gian qua, đã xử lý nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, được cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đồng tỉnh, ủng hộ, đánh giá cao, trong đó đã khởi tố, điều tra 15 cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.

Công tác thu hồi tài sản tham nhũng tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Từ đầu năm đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản có giá trị trên 160 nghìn tỉ đồng và nhiều tài sản có giá trị khác. Các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 16.000 tỷ đồng, tăng 7.000 tỷ đồng so với năm trước.

Quyết liệt, nghiêm minh trong xử lý cán bộ vi phạm ở các địa phương

Trước những thành tựu trong công cuộc chống “giặc nội xâm” cũng như các kết quả bước đầu từ thành lập Ban Chỉ đạo tại 63 địa phương, thông tin tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mới đây cho thấy, chống “giặc nội xâm” là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, lâu dài.

Cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các hành vi tham nhũng, tiêu cực sẽ ngày càng tinh vi, phức tạp, khó lường hơn. Không chỉ diễn ra trong nước mà tệ tham nhũng vượt ra cả phạm vi quốc tế, không chỉ xảy ra trong khu vực nhà nước mà cả ở khu vực ngoài nhà nước, không chỉ một vài cá nhân vi phạm mà đã có nhiều tập thể vi phạm, hình thành các “nhóm lợi ích.”

Hành vi vi phạm đó không chỉ làm mất tiền, tài sản của Nhà nước, mà còn mất nhiều cán bộ, làm mất niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Để chống tệ tham nhũng, tiêu cực và công tác này tiếp tục bước phát triển mới, đi vào chiều sâu, ngày càng quyết liệt, hiệu quả, mới đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: Phải tiếp tục đẩy mạnh, kiên quyết, kiên trì, không dừng, không nghỉ, quyết tâm cao hơn, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, khẩn trương hơn nữa trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo Tổng Bí thư, cần tập trung chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương tăng cường phối hợp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; phấn đấu đến hết năm 2022 kết thúc điều tra, điều tra bổ sung 11 vụ án, truy tố 9 vụ án, xét xử sơ thẩm 11 vụ án, xét xử phúc thẩm 3 vụ án và kết thúc xác minh, xử lý 21 vụ việc theo đúng Kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý nghiêm sai phạm liên quan đến vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á; vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao; vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; vụ án xảy ra tại Công ty AIC…

Đặc biệt, để Ban Chỉ đạo cấp tỉnh hoạt động thông suốt, hiệu quả, tạo bước đột phá mới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ thời gian tới đây, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng ở địa phương tăng cường phối hợp, thực hiện nghiêm cơ chế chỉ đạo của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; chỉ đạo xử lý dứt điểm những vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực đã đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo; kiên quyết khắc phục tệ “tham nhũng vặt”; xử lý nghiêm minh, đồng bộ giữa kỷ luật đảng với xử lý kỷ luật hành chính và xử lý hình sự đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực theo đúng nguyên tắc “Tích cực, khẩn trương, rõ đến đâu xử lý đến đó, không phân biệt người có hành vi tham nhũng là ai, đã có dấu hiệu tội phạm phải khởi tố điều tra và đã kết luận có tội thì phải truy tố, xét xử”./.

 

        Đài tưởng niệm Khâm Thiên là nơi tưởng niệm đồng bào ở phố Khâm Thiên đã bị máy bay B52 của đế quốc Mỹ ném bom rải thảm vào tối ngày 26/12/1972. Đợt ném bom rải thảm này đã khiến 577 người dân vô tội chết và bị thương, phá hủy hoàn toàn 534 ngôi nhà, làm hư hỏng 1200 ngôi nhà khác. Trong đó 3 căn hộ liền nhau số nhà 47, 49, 51 bị bom Mỹ đánh trúng và san bằng.

Cũng trong đợt ném bom cao điểm của đế quốc Mỹ trong 12 ngày đêm năm 1972, nhiều người trong đợt giải cứu phố Khâm Thiên đã kể lại cho nhau nghe về hình ảnh hai mẹ con ở ngôi nhà số 47 Khâm Thiên bị sức ép của bom B52 cướp đi sinh mạng. Người mẹ ấy chết nhưng vẫn giữ nguyên tư thế đứng ôm chặt, che chở cho con. Và người con bé bỏng, tuy không còn sống nhưng tấm thân còn mềm, cánh tay vẫn bám chặt vào mẹ như muốn bấu víu vào cuộc sống mỏng manh.

Tuy không có mặt tại hiện trường cuộc giải cứu nhưng khi nghe kể về hình ảnh đau thương ấy, cảm xúc thương xót dâng trào và họa sỹ Nguyễn Tự, lúc đó công tác tại Công ty Mỹ thuật thuộc Sở Văn hóa Hà Nội đã nảy ra ý định làm một điều gì đó để tố cáo tội ác này của giặc Mỹ. Ông quyết định làm bức tượng bằng đất, lấy nguyên mẫu hình ảnh của một phụ nữ người Hà Nội đã bị chết đứng ngay chân cầu thang nhà số 47 đổ nát. “Đó là hình ảnh có giá trị tố cáo tội ác của giặc Mỹ và thể hiện tình thần bất khuất của người dân Việt trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc”, họa sỹ Nguyễn Tự chia sẻ.

Ngay sau trận đánh của Mỹ vào Khâm Thiên, liên tục trong hai ngày một đêm, họa sĩ Nguyễn Tự đã cho ra đời bức tượng điêu khắc ấy. Ông kể, bức tượng ra đời hoàn toàn không phải do đơn đặt hàng, cũng không phải được làm vì trách nhiệm được giao phó mà do cảm xúc. Cảnh tượng máy bay Mỹ rải bom B52 vào khu dân cư Khâm Thiên một cách tàn ác và những cái chết oan uổng của hơn 200 người dân Khâm Thiên đã thôi thúc ông cho ra đời bức tượng này. Trong tâm trạng xúc động, người họa sĩ đã thực hiện công việc chắp nối, cụ thể hóa, khái quát những hình ảnh ấy để trở thành một hình tượng nghệ thuật.

Bức tượng được họa sỹ Nguyễn Tự khắc họa chân dung, dáng vóc của một người phụ nữ Hà Nội. Tay chị ôm đứa con đã chết. Chị đau khổ vì mất mát, nhưng không khóc lóc, bước chân nhấc lên cao đạp lên bom Mỹ. Đó là hình ảnh người phụ nữ với tinh thần mạnh hơn cái chết, hơn cả sự hủy diệt của bom đạn.

Đầu năm 1973, ngay tại vị trí ba ngôi nhà số 47, 49, 51 bị san bằng, để ghi nhận chiến công của quân dân phố Khâm Thiên, ghi dấu tội ác của giặc Mỹ ném bom hủy diệt giết hại dân thường, UBND thành phố Hà Nội đã cho dựng tấm bia: “Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ” bằng vật liệu gỗ và cót ép sơn màu trắng. Một thời gian sau, ý tưởng xây dựng tượng đài sao cho xứng đáng với tinh thần của nhân dân Khâm Thiên nói riêng và nhân dân Hà Nội nói chung trong đợt chiến đấu với vũ khí hủy diệt B52 của giặc Mỹ năm 1972 được phát động. Như một cơ duyên, tác phẩm điêu khắc của họa sĩ Nguyễn Tự được chọn. Bức tượng với sự thuyết phục và mang ý nghĩa tố cáo đã nói lên tinh thần của dân tộc ta trong thời chiến.

Đến năm 1997, tượng đài được đúc bằng đồng theo nguyên mẫu tượng xi măng, đặt lên vị trí tượng cũ và đổi tên là: “Đài tưởng niệm Khâm Thiên”. Tượng xi măng được cất giữ nguyên vẹn vào phòng lưu niệm ngay trên nền của 3 ngôi nhà cùng trưng bày với các ảnh về Khâm Thiên. Đài tưởng niệm bằng đồng hiện nay vẫn đặt trước cột bia căm thù đã thay thế chỗ đặt bức tượng xi măng. Bốn góc chung quanh có trồng 4 cây đại và 2 cây ngâu.

Cuộc sống của người dân Khâm Thiên hôm nay đã khác xưa rất nhiều. Những khu phố sầm uất, những dãy nhà cao tầng và cuộc sống sung túc đã xóa đi cảnh hoang tàn ngày nào. Trong sự náo nhiệt của cuộc sống hiện đại, ở góc phố Khâm Thiên vẫn còn đó một tượng đài, nơi ghi lại những tội ác mà kẻ thù đã gây nên với người dân vô tội. Tượng đài toát lên một thông điệp: Dù B52 là thứ vũ khí có sức hủy diệt kinh khủng như thế nào cũng không thể so sánh được với tinh thần, ý chí kiên cường của người dân Việt Nam nói chung, người dân Hà Nội nói riêng. Những năm qua, hàng ngày, người dân phường Khâm Thiên vẫn chăm sóc, quét dọn cho khu tưởng niệm sạch sẽ, vẫn thắp hương để tưởng nhớ những vong linh đã ngã xuống như một cử chỉ đền ơn đáp nghĩa. Bà Phạm Thị Bưởi - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Phụ nữ phường Khâm Thiên cho biết: Ban Chấp hành hội phụ nữ phường coi việc chăm sóc Tượng đài là trách nhiệm và tình cảm của mình. Chiều chiều, bà cùng với chị em trong phường vẫn phân công nhau chăm sóc, giữ cho khu vực Đài tưởng niệm ấm áp tình người...

- Ad - (Ying)

Trích nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

 

24/12/22

Nghệ sĩ vi phạm về phát ngôn hay quảng cáo sai phạm sẽ bị cấm biểu diễn

            Những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật gồm ca sĩ, nghệ sĩ… tới đây, nếu vi phạm về phát ngôn hay quảng cáo sai phạm sẽ bị cấm sóng, cấm biểu diễn, cấm mạng xã hội.

Thông tin được đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho hay tại Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động thông tin điện tử năm 2022, định hướng nhiệm vụ năm 2023 do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử tổ chức ngày 22/12.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Thông tin điện tử (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử), năm 2022, Bộ TT&TT đã đề xuất với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng quy trình xử lý người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật (ca sĩ, nghệ sĩ…) vi phạm pháp luật sẽ bị cấm sóng, cấm biểu diễn, cấm mạng…

“Thông qua kinh nghiệm quốc tế tại Hàn Quốc và Trung Quốc, Bộ TT&TT tích cực phối hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch sẽ triển khai trong thời gian tới. Năm 2023, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục rà quét, xử lý các vi phạm trên mạng internet, trong đó tăng cường phối hợp với các bộ, ngành để xử lý hoạt động nghệ thuật của các nghệ sĩ trên môi trường mạng”, bà Huyền cho hay.

Thông tin thêm về vấn đề này, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, hiện nay chế tài xử phạt các vi phạm hành chính của nghệ sĩ trên môi trường mạng theo các mức từ 5-10 triệu đồng hoặc từ 10-15 triệu đồng.

Mức xử phạt này chưa đủ sức răn đe với những người nổi tiếng, nhất là những nghệ sĩ có tác động ảnh hưởng lớn. Nếu tăng tiền xử phạt lên cũng không đủ sức răn đe.

“Bộ TT&TT đang phối với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch để xử lý vấn đề này. Chúng tôi dự kiến khi ban hành sẽ chính thức công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm về phát ngôn hay quảng cáo sai phạm, ngoài xử phạt hành chính sẽ có các giải pháp khác, ví dụ như khóa kênh, cắt nguồn tiền quảng cáo và tới đây nữa sẽ là cắt sóng, cấm biểu diễn”, ông Lê Quang Tự Do nhấn mạnh.

Theo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, trong năm 2022, nhằm ngăn chặn gỡ bỏ thông tin xấu, độc, tin sai sự thật, tin giả trên mạng internet, Trung tâm xử lý tin giả và Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã tăng cường năng lực rà quét 300 tin/ngày.

Bên cạnh đó tiếp tục nâng cao tỷ lệ chặn gỡ bỏ thông tin xấu, độc, tin giả, sai sự thật trên các nền tảng xuyên biên giới (Facebook, Youtube, Tiktok) đạt tỷ lệ trên 92%.

Để xử lý tình trạng quảng cáo tràn lan vi phạm pháp luật trên các trang tin điện tử, trang mạng xã hội, Bộ TT&TT đã lập các đoàn kiểm tra đột xuất các doanh nghiệp quảng cáo xuyên biên giới và đã xử phạt 15 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền 210 triệu đồng; đàm phán với Goolge gỡ bỏ hơn 2.000 quảng cáo vi phạm liên quan đến thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe… trong 6 tháng cuối năm./.

Vân Anh/VOV.VN

 

Hồi hương tranh vua Hàm Nghi vẽ khi bị lưu đày

            Thừa Thiên Huế đón nhận bức tranh vua Hàm Nghi vẽ lúc bị lưu đày ở Algérie – do hậu duệ của vua sống tại Pháp hiến tặng.

Ngày 24/12, ông Hoàng Việt Trung – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế – cho biết một tuần trước đơn vị đã tiếp nhận bức tranh vua Hàm Nghi vẽ lúc bị lưu đày. Tranh hiện cất giữ tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế. “Bức tranh được Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp – Đinh Toàn Thắng – thay mặt trung tâm tiếp nhận từ hậu duệ của vua Hàm Nghi sống tại Pháp hiến tặng”, ông Trung nói.

Bức tranh cao khoảng 30 cm, dài khoảng 45 cm, vẽ phong cảnh vùng quê ở châu Âu với sông, núi. Tác phẩm đã được một bảo tàng nổi tiếng ở Pháp kiểm chứng. Theo ông Hoàng Việt Trung, trung tâm dự kiến trưng bày tranh tại triển lãm Vua Hàm Nghi, cuộc đời và nghệ thuật ở Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế vào ngày 10/1/2023. Tại sự kiện, bà Amandine Dabat – hậu duệ của vua Hàm Nghi – từ Pháp trở về, sẽ có buổi nói chuyện về cuộc sống của vua ở xứ người.

Trung tâm Bảo tồn cũng dự định thực hiện một không gian trưng bày các kỷ vật vua Hàm Nghi. Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam nhiều năm qua cũng mong muốn đưa hài cốt của vua về Việt Nam.

Vua Hàm Nghi có tài năng, tình yêu với nghệ thuật. Khi ở Algerie, vua học vẽ ở xưởng của họa sĩ Maurius Reynaud. Sau này qua Pháp, ông học điêu khắc với nghệ sĩ Rodin. Vua theo đuổi trường phái chủ nghĩa hiện thực. Nhiều tác phẩm nổi tiếng của ông như Không đề (1889), Algerie (1900), Phong cảnh (1903), Cây ô liu cổ (1905), Chiều tà (1915)… Năm 2010, bức Chiều tà của vua được bán trong phiên của nhà đấu giá Millon với giá 8.800 euro (221 triệu đồng). Người mua là bác sĩ Gérard Chapuis – người Pháp gốc Việt hiện sống tại Marseille, Pháp.

Vua Hàm Nghi (1871-1943) húy là Nguyễn Phúc Minh, tự hiệu Ưng Lịch, lên ngôi năm 1884, khi mới 13 tuổi. Ông là hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn. Năm 1885, sau khi kinh đô Huế thất thủ, vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết rời khỏi kinh thành Huế và phát chiếu Cần Vương chống thực dân Pháp. Năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt và bị Pháp đưa đi lưu đày ở Alger (thủ đô xứ Algérie). Vua qua đời vào năm 1943 vì bệnh ung thư dạ dày.