9/2/23

GÓC THẮC MẮC

             Tôi cũng là dân nông nghiệp, cũng học hành cơ bản, chưa đến tầm Tiến sĩ như ai nhưng tôi cơ bản hiểu về nghề nông (đất nước nông nghiệp) của không chỉ Việt Nam nước tôi mà còn cả các nước khác trong đó có các nước Châu Á trong đó có Nhật Bản.

Vậy nên, khi đọc cái bài viết của cái anh gì Tiến sĩ đang lên đúng dịp nước tôi đang trong lúc có hội Tịch điền thì tôi hiểu ý anh ta ẩn chứa để mượn xa nói gần, mượn xưa nói nay có ý mỉa mai, phê phán. Trong khi mỗi nước văn hóa một khác khó có thể so sánh tương đồng hay bảo cái gì hơn cái gì vì mỗi nhà, mỗi loài có đặc điểm riêng khác nhau.

Và khi đọc cái bài của anh thì tôi phát hiện ra vài điều, anh bảo Nhật Hoàng xuống đồng trang phục thường dân nhưng thú thực tôi thấy rất ít nông dân Nhật mặc thường thường (sơ mi, sơ vin đóng thùng, tóc rẽ lịch sự) như thế. Rồi thì cấy xong đến khi lúa chín ngay, tức là bỏ qua cái đoạn chăm sóc cây lúa. Ô kìa! Chẳng có nhẽ lúa gieo xong tự lớn mà không cần chăm bón. Quê tôi còn phải trừ sâu, thăm đồng, diệt cỏ dại và đuổi chuột chim nữa cơ, chưa kể thời tiết bão bùng, nắng hạn,.... Chắc có lẽ bên Bổn không có sâu, chuột, chim hay cỏ dại chăng. Rồi anh kết luận “vẫn chỉ có vậy” làm tôi nghiêng đầu chưa rõ đầu cua tai nheo. Bởi không nói cho rõ thì các cháu học sinh lại tưởng cây lúa chỉ cấy xong để thế nó tự lớn đến lúc trĩu bông mà gặt về.

Anh Tiến sĩ gì gì làm người ta mất mặt quá hay thi thoảng anh thích nói vẩn vơ để thử trí người đời chăng?

 

0 nhận xét: