Các tác phẩm văn học nghệ thuật “nhuốm màu” chính trị, “cài cắm” những tư tưởng phản động sẽ làm “vẩn đục” đời sống tinh thần của xã hội. Văn học nghệ thuật là một trong những lĩnh vực được các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá đất nước.
Văn học nghệ
thuật là những nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của con người,
văn học nghệ thuật có thể len lỏi vào trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người. Nếu
như đó là những thông điệp tốt đẹp sẽ truyền cảm hứng, làm cho cuộc sống tốt
hơn nhưng nếu các tác phẩm văn học nghệ thuật “nhuốm màu” chính trị, “cài cắm”
những tư tưởng phản động sẽ làm “vẩn đục” đời sống tinh thần của xã hội. Và
cũng vì thế, văn học nghệ thuật trở thành một trong những lĩnh vực được các thế
lực thù địch lợi dụng để chống phá đất nước.
Kêu gọi
thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập”
Theo thống kê của
Bộ Công an, hiện nay, ở nước ngoài có khoảng 50 đài phát thanh và truyền hình
có chương trình Việt ngữ, hơn 430 tờ báo, tạp chí và trên 40 nhà xuất bản thường
xuyên có nội dung tuyên truyền chống phá Việt Nam. Hằng năm, có gần 3 nghìn tài
liệu chiến tranh tâm lý được đưa vào Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau.
Thời gian gần đây, một số văn nghệ sĩ, trí thức bị lợi dụng, lôi kéo đã chạy trốn
ra nước ngoài có những hành động phản bội Tổ quốc, viết nhiều ấn phẩm, sách báo
bôi nhọ, nói xấu chế độ. Bên cạnh đó, có một số nhà văn, nhà thơ do bản lĩnh
không vững vàng, dẫn đến tự diễn biến, tự chuyển hóa, sáng tác những tác phẩm
văn học nghệ thuật mang nặng quan điểm bức xúc cá nhân.
Tiến sĩ nghiên
cứu văn học Nguyễn Toàn Thắng cho rằng, xuất phát từ đặc điểm của trí thức văn
nghệ sĩ mà cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn học
nghệ thuật đang diễn ra rất gay gắt và phức tạp.
“Trí thức văn
nghệ sỹ có một điểm mạnh đó là sức tưởng tượng, nhưng chính đây là điểm yếu của
trí thức văn nghệ sỹ. Họ dễ dao động, đời sống tinh thần dễ bị xáo trộn. Đặc
tính này khiến họ dễ bị lợi dụng, bị lôi kéo. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này
vô cùng nan giải”.
Gần đây, một số
văn nghệ sĩ, trí thức còn kêu gọi, hô hào ủng hộ vận động, thành lập cái gọi là
“Văn đoàn độc lập”. Với danh nghĩa là để chấn hưng nền văn học nước nhà, tổ chức
này muốn thực hiện ý đồ chính trị rất rõ ràng là nhằm chống phá chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam, hình thành nên một tổ chức bất hợp pháp đối lập với các tổ
chức của Nhà nước nhằm tập hợp những văn nghệ sĩ có tư tưởng cực đoan, bất mãn,
chống đối chế độ.
Vì thế, đấu
tranh trên lĩnh vực văn học nghệ thuật không chỉ đơn thuần là nhận diện ra đúng
sai mà vấn đề cốt lõi nhất là phải định hướng để quần chúng thấy rõ đúng, sai.
Đây là quan điểm của Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng
Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương.
“Phải nhận diện
cho chúng và đánh cho trúng. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng không giống
đấu tranh quân sự, mà cuộc đấu tranh này, đích cuối cùng là thuyết phục, lôi
kéo quần chúng về phía mình”- ông Dũng cho hay.
Cố tình lợi
dụng văn học, nghệ thuật để chống phá: Cần phải xử lý
Thời gian vừa
qua, khi mạng xã hội bùng nổ và trở nên phổ biến thì không ít văn nghệ sĩ đã sử
dụng các tài khoản zalo, facebook để bình luận các vấn đề của đất nước bằng
ngôn ngữ văn chương với góc nhìn một chiều, phiến diện, cực đoan. Trên trang
facebook, một số văn nghệ sĩ, trí thức cũng đã đăng tải những trạng thái, những
bài thơ, đoạn trích văn xuôi để bày tỏ cảm xúc, quan điểm cá nhân trước một số
vụ việc ở trong nước theo chiều hướng phê phán, lên án chính quyền. Những bài
thơ, đoạn văn được viết với ngôn từ hoa mỹ, nhưng lại được “cài cắm”, móc nỗi
những quan điểm phản động. Vì thế, để nhận diện được những quan điểm, tư tưởng
sai trái trong các tác phẩm văn học nghệ thuật chúng ta cần phải có một hệ quy
chiếu như một quy chuẩn để nhìn nhận và đánh giá.
Phó Giáo sư, Tiến
sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam cho rằng:
“Phê phán, đấu tranh với những cái sai trái, thù địch thì mình phải có một cái
chuẩn. Chuẩn ở đây là quan điểm Mác – Lê nin được vận dụng một cách sáng tạo,
chuẩn ở đây là đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng thể hiện trong các văn kiện
chính thức của Đảng”.
Ranh giới giữa
trắng đen, phải trái trong lĩnh vực văn học nghệ thuật rất khó phân định, mà
đôi khi công chúng cũng chưa hẳn đã nhận ra đó là thù địch, phản động. Vì vậy,
theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Tín, nguyên Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, khi phát
hiện thấy có những quan điểm, tư tưởng lệch lạc được lồng ghép trong các tác phẩm
văn học nghệ thuật thì cơ quan chức năng, quản lý nhà nước cần có sự chủ động để
trao đổi, gặp gỡ với tác giả để tìm ra tiếng nói chung, định hướng nhận thức,
không nên quy kết và cô lập họ.
“Có nhiều tác
giả mà thời học sinh, chúng tôi rất quý, thậm chí thuộc từng câu, từng chữ của
những tác phẩm đó, của những bài thơ đó. Nhưng bây giờ thì họ lại quay ra có những
ý kiến này nọ. Nếu liệt người ta vào nhóm nào đó thì có khi lại thành chuyện.
Vì vậy đòi hỏi một phương pháp hết sức mềm dẻo. Quan điểm là lôi kéo người ta về
phía mình, không đẩy người ta ra xa.
Phó Giáo sư,Tiến
sĩ Hoàng Minh Lường, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho rằng, những sai
trái, lệch lạc trong việc sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật thì có thể gặp
gỡ, trao đổi để định hướng nhưng với những đối tượng cố tình lợi dụng văn học
nghệ thuật để xuyên tạc lãnh tụ, bôi nhọ hình ảnh đất nước, nói xấu chế độ, xúc
phạm, phí báng tiền nhân thì cần phải có chế tài xử lý nghiêm khắc.
Nguyên nhân dẫn
đến những biểu hiện lệch lạc, sai trái trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trong
thời gian qua không chỉ xuất phát từ nhận thức sai lầm và sự cố chấp của một số
văn nghệ sĩ bất mãn với chế độ mà còn do sự móc nối, lôi kéo của các thế lực
thù địch trong và ngoài nước đối với một số văn nghệ sĩ. Vì vậy, để văn hóa thực
sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, cần nhận diện và đấu tranh chống lại
những biểu hiện sai trái, lệch lạc trên lĩnh vực văn hóa nói chung và văn học,
nghệ thuật nói riêng. Đó là cách làm cho văn học, nghệ thuật ngày càng ăn sâu,
bám rễ vào đời sống tinh thần của nhân dân và trở thành sức mạnh nội sinh, sức
mạnh mềm trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước./.
0 nhận xét: