Như thường lệ mọi năm, tổ chức phi lợi nhuận với tên gọi Quỹ Nhân quyền (Human
Rights Foundation - HRF) có trụ sở tại New York, Mỹ đã công bố báo cáo cho rằng
Việt Nam nằm trong số quốc gia đàn áp báo chí nhất ở châu Á. Những cáo buộc
trên nhằm mục đích tuyên truyền, vu cáo Việt Nam “đàn áp tự do ngôn luận, tự do
báo chí” vi phạm tự do, dân chủ và nhân quyền.
Những báo cáo kiểu này qua hàng năm không mới với chúng ta nữa, bởi nó không phản
ánh từ thực tế mà bị những ý đồ chính trị xấu xa mà xuyên tạc, bóp méo về các
quyền tự do tại Việt Nam. Những luận điệu xuyên tạc, những góc nhìn quy chụp,
những từ ngữ nặng nề vu cáo Việt Nam nằm trong số quốc gia đàn áp báo chí nhất
Châu Á là không thể chấp nhận được. Những dẫn chứng về những người gọi là “nhà
báo” bị chúng ta bắt, xử lý thực chất chẳng phải nhà báo cũng chẳng hoạt động
cho bất kỳ cơ quan báo chí nào cả. Đó là những kẻ tự nhận hoặc được phong với
cái mác nhà báo rồi để đi hoạt động chống chính quyền mà thôi.
Trên thực tế, các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam luôn được tôn
trọng nhưng tự do ở đây không phải là một sự tự do vô nguyên tắc, mà là tự do
có giới hạn khi nó không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước,
tổ chức và các cá nhân khác. Tại Việt Nam, quyền tự do thông tin của người dân
luôn được bảo đảm. Theo thống kê, đầu năm 2023, nước ta có 77,93 triệu người sử
dụng Internet, chiếm khoảng 79,1% tổng dân số, tăng thêm 5,3 triệu người so với
năm 2022. Số lượng người đang dùng mạng xã hội là khoảng 70 triệu người. Trong
đó, 5 ứng dụng mạng xã hội phổ biến là Facebook (91,6%), Zalo (90,1%), TikTok
(77,5%), Facebook Messenger (77%) và Instagram (55,4%). Thông qua mạng xã hội,
mỗi người dùng đều dễ dàng đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin liên quan đến
mọi mặt của đời sống xã hội.
Trong khi đó, đến hết năm 2022, nước ta có 869 cơ quan báo chí được cấp phép với
hơn 41.000 người hoạt động trên lĩnh vực báo chí với 19.356 người được cấp thể
nhà báo. Như vậy, rõ ràng báo chí và những người làm báo tại Việt Nam luôn được
tạo điều kiện hoạt động.
Vậy nên, báo cáo của HRF cũng như bao báo cáo của các tổ chức như Tổ chức phóng
viên không biên giới (RSF), Tổ chức Bảo vệ ký giả (CPJ), Ngôi nhà tự do
(Freedom House)… đều sai sự thật, cùng giọng văn và không đáng quan tâm
0 nhận xét: