27/5/20

VỀ CÁCH MẠNG MÀU

Thời gian vừa qua, đài báo nhắc rất nhiều đến Cách mạng màu. Vậy Cách mạng màu là gì? Sự ảnh hưởng của nó ra sao?

Theo nhà báo Đỗ Đức Hoàng: "Cách mạng màu (hay còn được biết đến với tên gọi như “cách mạng cam”, nhung, hạt dẻ, hoa hồng, hoa tulip...) là những cuộc lật đổ chế độ hiện tại bằng phương thức bất bạo động. Có sự kết hợp giữa những kẻ chủ mưu bên trong với các thế lực thù địch bên ngoài. Những kẻ chủ mưu giương cao ngọn cờ dân chủ, lôi kéo người dân tham gia vào các cuộc biểu tình, tuần hành khiến cho các hoạt động của đời sống xã hội bị tê liệt. Chính phủ mất dần kiểm soát xã hội.

Tại Việt Nam, trong nhiều năm vừa qua đã xuất hiện các vụ việc cho thấy rằng các thế lực thù địch luôn không ngừng sử dụng chiến lược "Diễn biến hòa bình" nhằm xóa bỏ chế độ XHCN. Bọn chúng lợi dụng lòng yêu nước, lợi dụng mạng xã hội và internet cùng sự hiểu biết kém để xúi giục nhân dân biểu tình. Tiêu biểu đã diễn ra những cuộc cách mạng sau:

    Cuộc “Cách mạng hoa sen”: Vụ Biển đảo Việt Nam - Trung Quốc (2014): Lấy danh nghĩa “Hướng về biển, đảo quê hương” kích động bài xích quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, kêu gọi nhân dân xuống đường biểu tình, hòng gây bạo loạn như vụ phản đối giàn khoan HD-981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

    “Cách mạng cá” 2016: vụ Formosa và cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, bọn chúng cũng đã kích động kêu gọi biểu tình.

    2018: Vụ biểu tình, tụ tập đông người tại 23 tỉnh, thành phố liên quan đến Luật An ninh mạng và Dự thảo Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; kêu gọi “xuống đường tổng biểu tình”.

    Ngoài ra, còn xuất hiện phong trào phản đối các dự án kinh tế-xã hội như du lịch (làm cáp treo ở chùa Hương, bảo vệ Sơn Trà, Tam Đảo,...), hay tranh chấp đất đai, điển hình là vụ Đồng Tâm, Tiên Lãng.

(có thể mình thống kê còn thiếu, mọi người xin hãy bổ sung dưới post này nhé!)

Tuy nhiên, chuyện gì cũng có nguyên do của nó. Không tự nhiên các thế lực thù địch có thể xúi giục người dân biểu tình, chống đối nhà nước. Dưới đây là 4 điều kiện để các cuộc Cách mạng màu diễn ra và thành công:

    Lãnh đạo đương nhiệm của chế độ phải rất mất lòng dân, và phải đối mặt với “hội chứng vịt què”. Theo Hale, Hội chứng vịt què là thuật ngữ nói đến việc giới tinh hoa bỏ đảng, liên quan đến kỳ vọng của họ về tương lai.

    Các lực lượng chống chế độ được tiếp sức bởi phương tiện truyền thông đại chúng và sức ảnh hưởng từ nước ngoài.

    Cách mạng không phải là cuộc đối đầu ý thức hệ, mà phải là cuộc đối đầu giành lấy hội nhập, tự do, dân chủ và sự phát triển kinh tế của đất nước, và nhu cầu cho những điều trên phải thực sự mạnh mẽ.

    Các lực lượng chống chế độ cũng cần được thúc đẩy bởi sự bất bình với chính phủ tham nhũng cầm quyền vốn được chống lưng bởi một chính quyền nước ngoài mà người dân không hề mong muốn.

Như vậy các cuộc Cách mạng màu tại Việt Nam không thành công vì thiếu đi một số điều kiện trên, tiêu biểu Nhà nước mình đâu được chống lưng bởi chính quyền nước ngoài nào. Tuy vậy, chúng ta vẫn cần phải cảnh giác với âm mưu xâm lấn của các thế lực thù địch và cố gắng hoàn thiện hơn. Đối với chính quyền, cần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, giải quyết các vướng mắc, khuyết điểm, không để kẽ hở cho các thế lực thù địch chống phá. Với người dân, cần nêu cao tinh thần cảnh giác; đấu tranh vì dân chủ, dân sinh là đúng nhưng cần hiểu rõ luật pháp và dựa vào luật pháp; không nên chủ quan, thiếu suy nghĩ để vô tình tiếp tay cho các đối tượng chống phá nhà nước.

Cuối cùng, tối nay chương trình “Nhận diện Cách mạng màu” sẽ diễn ra vào lúc 20h10 trên VTV1. Nếu các bạn quan tâm có thể đón xem để hiểu rõ hơn.

25/5/20

ĐÁNH ĐUỔI PHÁP, MỸ LÀ ĐÁNH ĐUỔI NỀN VĂN MINH HAY LÀ TƯ DUY NÔ LỆ

Trước khi trả lời câu hỏi này, xin nói một chút về khoảng thời gian cả ngàn năm Bắc thuộc, chắc chắn vào thời điểm ấy, Trung Quốc là quốc gia hùng mạnh và là nền văn minh bậc nhất thế giới. Vậy tại sao các thế hệ người Việt vẫn luôn giương cao cờ khởi nghĩa, liên tục đòi độc lập, tách ra khỏi Trung Quốc chứ không chấp nhận trở thành một phần của “Trung Hoa vĩ đại”? Liệu các thế hệ sinh sống sau thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc ấy có nói về những thế hệ trước kiểu như: “Đánh đuổi Trung Quốc là đánh đuổi nền văn minh” hay không?

Câu trả lời chắc chắn là không rồi.

Nhưng hiện nay, dần dà, nhiều người Việt bắt đầu có xu thế biện minh, bênh vực cho Pháp, Mỹ. Rằng những việc mà người Pháp, người Mỹ làm chỉ là nhằm mục đích “khai hóa nền văn minh” và nếu không có người Pháp, người Mỹ thì Việt Nam vẫn chỉ là một quốc gia phong kiến lạc hậu, cổ hủ.

Thực ra thì vế thứ 2 ở trên, nghe qua có vẻ đúng nhỉ? Thực chất, người Pháp là “chất xúc tác” gián tiếp khiến cho chế độ phong kiến Việt Nam đi vào đổ vỡ. Nhưng, người Pháp đến Việt Nam không phải là để “giúp đỡ”, mà đơn giản chỉ muốn Việt Nam trở thành thuộc địa Pháp, việc chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ là hệ quả của một chế độ thối nát, yếu kém về quân sự và kinh tế và mất quyền lãnh đạo đất nước.

Nhiều người, nhìn vào đường tàu Bắc Nam vẫn còn tồn tại và được sử dụng đến tận ngày nay, hay những công trình thời kỳ đó và đến giờ vẫn “đẹp”, những khu vực quy hoạch “đầy mảng xanh” trong nhũng tấm ảnh phục chế, và ngộ nhận, đó là “văn minh” và những gì tinh túy của người Pháp đem lại cho Việt Nam. Thực chất, cái đường tàu Bắc Nam ấy, là một con đường đau khổ, được Pháp xây dựng để khai thác khoáng sản khắp Việt Nam, di chuyển lực lượng để đàn áp các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp cả nước. Dân Thanh Hóa có câu: “Ăn rau má, phá đường tàu” là ngụ ý cho việc người dân xứ Thanh phản đối quân Pháp bằng cách phá đường tàu. Khi một vị quan được Pháp triệu đến tra hỏi, vị quan này nói rằng: “Do dân chúng con khổ quá, mà chẳng có cái gì ăn nên đi ăn rau má, đường ray kia đẹp quá nên rau má mọc bên. Chẳng biết là của trên nên chúng con mới có chuyện phá” - Mình mượn lời từ bài hát “Tự hào quê hương Thanh Hóa” để nói rõ hơn về tích này.

Rồi những công trình đẹp mà Pháp để lại vẫn còn đến tận bây giờ, đó phải chăng là biểu hiện của “sự tự do văn minh”? Như Nhà thờ lớn chẳng hạn, cũng được xây dựng nhờ việc Pháp phá nát chùa Báo Thiên - vốn là một trong những ngôi chùa cổ kính, đồ sộ, mang bản sắc lịch sử của toàn bộ các thời kỳ phong kiến Việt Nam. Trong chùa Báo Thiên từng có tháp Báo Thiên vốn là một trong “An Nam tứ đại khí” - những bảo vật của Việt Nam được cho rằng chứa “linh khí” của người Việt, người Pháp đã đốt chùa, xây dựng Nhà hát Lớn - muốn áp đặt một công trình của một tôn giáo không phải là tôn giáo truyền thống của người Việt ở một khu đất linh thiêng của Thăng Long cũ.

Rồi nhắc về chùa Một Cột, một trong những biểu tượng của Hà Nội, cũng đã bị những đội quân người Việt đánh thuê cho Pháp đặt mìn cho nổ trước khi chúng cút chạy khỏi Hà Nội. Những kẻ đặt mìn hạ gục công trình ngàn năm tuổi này là những tên lính vốn là linh mục theo Pháp từ lâu. Hoặc như cầu Long Biên, vốn cũng là một công cụ khai thác thuộc địa của Pháp, nhưng cầu Long Biên lại trở thành một “chứng nhân lịch sử” cho công cuộc kiến thiết, bảo vệ Tổ Quốc.

Những gì người Pháp đã xây dựng, không có nghĩa là để giúp người Việt và càng không có nghĩa lý gì trong việc “khai hóa văn minh”. Có thể ví dụ bằng một câu chuyện thế này:

Bây giờ, anh Nguyễn Văn A có một miếng đất, trên miếng đất đó có nhà thờ Tổ, một thằng chết tiệt nào đó đến đó đến chiếm đất, sau đó đập bỏ nhà thờ Tổ, đào mả ông cha, dựng lên một căn nhà hai tầng, sau đó ép anh Nguyễn Văn A vào làm tạp vụ. Anh Nguyễn Văn A tỏ ra biết ơn thằng chết tiệt đó, và nghĩ rằng, chính thằng chết tiệt đó đã giúp đỡ mình phá đi những điều cũ kỹ, lạc hậu và mang “văn minh” đến?

Những di sản của những thế hệ cha ông đi trước, như chùa Báo Thiên, chùa Một Cột đã bị phá hủy. Pháp sẵn sàng đặt một phiên bản tượng Nữ Thần Tự Do thay cho Tháp Rùa, đó là văn minh à? Hay là thứ văn minh ngoại lai, dị hợm đạp đổ lên những giá trị truyền thống dân tộc. Mà còn hàng ngàn bảo vật Việt Nam, được Pháp cướp trắng và đem trưng bày tại các bảo tàng tại Pháp hiện tại. Nhưng với lũ mất gốc, sẽ nói là nhờ Pháp mà những bảo vật đó được biết đến nhiều hơn.

Nhắc đến Mỹ và cuộc chiến tại Việt Nam, một nền "văn minh" mà nhiều người thèm muốn, đó kiểu như là một hình mẫu Hàn Quốc mà một MC chuyên kể chuyện ma luôn ảo tưởng.

Nhìn về Hàn Quốc, mà quên rằng, có rất nhiều đồng minh khác, từng theo Mỹ, như anh bạn hàng xóm Philippines và Thái Lan, có giàu có không? Có được như Hàn Quốc không? Hay như Iraq, Iran, Palestin, từng thân Mỹ lắm, nhưng rồi lại trở thành những kẻ thù. Mà còn cả Đài Loan nữa, cũng từng có quan hệ với Mỹ, rồi đùng cái, Mỹ đẩy Đài Loan ra cho Trung Quốc thế chân trong "Liên Hợp Quốc".

Là một quốc gia nhỏ bé, Việt Nam cũng muốn hợp tác và phát triển, và đáp lại lời mời mong muốn trở thành bạn bè từ chủ tịch Hồ Chí Minh, các quốc gia văn minh đó, như Pháp và Mỹ, đã làm gì? Xua quân đến đốt phá, đem chất độc màu da cam đến, dùng bom Napalm, ném bom rải thảm miền Bắc, rồi chia cách Việt Nam. Đó là cách hành xử của những quốc gia "văn minh" à?

Có hàng trăm quốc gia đã biến mất trên tiến trình lịch sử thế giới, thậm chí có nhiều quốc gia hùng mạnh, đế quốc, có thể kể đến như Đế chế Khơ Me, La Mã Thần Thánh, Ba Tư... Thật may vì bằng những gì thế hệ cũ đã làm được, Việt Nam đã độc lập, toàn vẹn và tồn tại đến bây giờ, nhưng, vẫn có những ngoại lệ, mong muốn trở thành nô lệ cho các quốc gia khác.

Hiện nay, vẫn còn hơn chục quốc gia châu Phi phải nộp "thuế thuộc địa" cho Pháp và bằng ấy quốc gia đó, có được hưởng sự văn minh của người Pháp không? Hay vẫn là "lục địa đen" - ở đây không phải là lục địa của người da đen, mà là lục địa có một lịch sử đen tối, bị nô lệ và đến giờ vẫn phải chịu áp bức. Rồi như Philippines, từng bỏ phiếu mong muốn trở thành một bang của Hoa Kỳ và thế nào?

Tư duy nô lệ hình thành ra những con người nô lệ với suy nghĩ nô lệ và hành động nô lệ. Thay vì độc lập, tự chủ, tự do, thì luôn mong ngóng được ban phát "văn minh, văn hóa"? Không làm, mà muốn có ăn?

Làm chủ cuộc đời không thích, lại thích sống kiếp sống mặc bay phó mặc cho kẻ khác. Rồi hàng triệu người Việt đã hi sinh đánh đuổi các nền văn minh đó, đem lại độc lập, tự do, chấm dứt chiến tranh, giờ trở thành những cái chết cái chết vô nghĩa hay sao?

Bảo khai hóa văn minh, mà lại đốt chùa, phá làng xóm, chia cắt lãnh thổ, coi người dân là nô lệ, đem bom đạn, lính đánh thuế đến, hãm hiếp, tra tấn, tàn sát? Vậy là mà khai hóa văn minh à?

#tifosi

Công an TP HCM khởi tố, bắt giam Nguyễn Tường Thùy tội chống phá Nhà nước Việt Nam

Ngày 24/5/2020 Công an TP Hồ Chí Minh tiến hành khởi tố bị can , bắt giam Nguyễn Tường Thụy, SN: 1950, quê quán: Nam Định,  nơi cư trú: P507 Nhà A2, Trung cu 54 Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội về tội "Làm, tàng trữ,  tán phát hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" tại điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Các quyết định, lệnh khám xét nhà ông Thụy tại Hà Nội đã được Viện kiểm soát nhân dân TP Hồ Chí Minh phê chuẩn. Cơ quan An ninh điều tra TP Hồ Chí Minh đã thực hiện lệnh bắt để tạm giam và khám xét nơi ở.
Trước đó, ngày 21/11/2019 Công an TP Hồ Chí Minh đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét Phạm chí Dũng (54 tuổi, quê quán: Đồng Tháp, Nơi thường trú: quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) để điều tra về tội " làm, tàng trữ, tán phát hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" .
Được biết, Phạm Chí Dũng là tối tượng có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật và rất nguy hiểm; tác động xấu đến sự ổn định của xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự Thành phố.
Mở rộng điều tra, vụ án của Phạm Chí Dũng, Ngày 18/05/20202 Cơ quan An ninh TP Hồ Chính ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để  tạm giam, lệnh khám xét nhà ở của Nguyễn Tường Thụy.
Quá trình bắt, khám xét được tiến hành theo đúng quy định của Pháp luật, quá trinh khám xét nhà ở của Nguyễn Tường Thụy thu được nhiều tài liệu, vật chứng quan trọng phục vụ công tác điều tra.
# MT

23/5/20

THỦ TƯỚNG: THÀNH LẬP TỔ CÔNG TÁC ĐẶC BIỆT ĐÓN “ĐẠI BÀNG” ĐẾN VIỆT NAM

Chiều 22/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình, triển vọng và các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ứng phó với các thách thức toàn cầu do Covid-19 gây ra.

Qua tiếp xúc, tìm hiểu thì các nhà đầu tư đều bày tỏ tin tưởng, coi Việt Nam là điểm đến an toàn, vì vậy Việt Nam có cơ hội, có nhiều lợi thế đón làn sóng đầu tư hậu Covid-19. Để đón đầu làn sóng này, thu hút các “đại bàng” đến làm tổ, cần có các giải pháp thích hợp.

Theo một số chuyên gia kinh tế, có 4 lĩnh vực mà các tập đoàn có xu hướng dịch chuyển vào là công nghệ thông tin và công nghệ cao, thiết bị điện tử, thương mại điện tử và logistics, hàng tiêu dùng và bán lẻ.

Về triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài, các địa phương phản ánh, thời gian qua, nhiều nhà đầu tư, tập đoàn đến tiếp cận, tìm hiểu về cơ hội đầu tư hay mở rộng các dự án đầu tư. Các địa phương đề cập nhiều đến vấn đề chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng sạch cho nhà đầu tư để có thể bàn giao ngay khi có yêu cầu, đặc biệt là các khu công nghiệp.

Một số ý kiến nhất trí cho rằng, cần thành lập tổ công tác về xúc tiến đầu tư để tiếp cận với các tập đoàn đang có chính sách chuyển dịch dòng đầu tư; hỗ trợ nhà đầu tư tiềm năng, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư hiện hữu.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tập đoàn quốc tế đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa địa điểm đầu tư và tái định vị cơ sở sản xuất. Thực tế, các nhà đầu tư lớn đã liên tiếp đầu tư mở rộng và triển khai các dự án mới tại Việt Nam.

“Chúng ta có nhiều cơ hội đón đầu dòng vốn đầu tư tái định vị sản xuất của các công ty đa quốc gia, là điểm đến tiềm năng trong chính sách đa dạng hóa nguồn cung ứng. Chúng ta cần lựa chọn các dự án dịch chuyển thuộc các ngành có công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo, có giá trị gia tăng cao, năng lượng sạch...” - đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ: “ếu như Việt Nam không đầu tư phát triển, kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, thì không bao giờ thành công. Chúng ta chống dịch Covid-19 bước đầu thành công nhưng phải lo phát triển đất nước thì mới đạt thắng lợi kép”.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng cần các biện pháp, cách làm thiết thực, cụ thể để tranh thủ luồng đầu tư dịch chuyển vào Việt Nam, trọng tâm là các tập đoàn đa quốc gia lớn, công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi cung ứng; phải có tinh thần tiến công, chủ động hơn.

Theo Thủ tướng, trong thu hút phát triển ở đất nước còn nghèo, “nhân vô thập toàn”, không thể có một hạ tầng hoàn thiện, một cơ chế hoàn thiện, vì vậy “chúng ta biết tạo nên một sức mạnh từ lợi thế của Việt Nam” và phải làm nhanh hơn, tốt hơn. Nếu cứ bình bình, cách làm cũ, trì trệ, không đổi mới thì khó thành công. Vì vậy, Thủ tướng nêu rõ, cần có tư duy mới. Các ngành, các địa phương phải đón bắt, đón đầu dòng đầu tư mới này.

“Chúng ta phải nghĩ xem nhà đầu tư cần gì để bàn bạc, hợp tác, đáp ứng đúng điều họ cần để phát triển thành công, mang lại lợi ích cho cả 2 phía” - Thủ tướng nói và cho rằng các nước đang cạnh tranh quyết liệt, Việt Nam phải có các ưu đãi mang tính cạnh tranh, thu hút đầu tư có chọn lọc, hướng vào các tập đoàn đa quốc gia lớn, công nghệ cao, hiện đại, thân thiện môi trường.

Với những yêu cầu nói trên Thủ tướng yêu cầu phải xây dựng ngay đề án để Thủ tướng có sự chỉ đạo chung trên tinh thần là nhanh và mạnh hơn, rõ hơn. Đặc biệt, đề án phải giải quyết các điểm nghẽn của nhà đầu tư như vấn đề mặt bằng, nguồn nhân lực.

Thủ tướng đồng ý thành lập tổ công tác đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, cùng lãnh đạo một số cơ quan. Địa phương nào có dự án thì bổ sung vào thành phần của địa phương đó để giải quyết nhanh các thủ tục, nhu cầu mà nhà đầu tư đặt ra.

“Thu hút đầu tư nước ngoài công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn là hướng đi cần thiết, nhưng bên cạnh đó, tiếp tục tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, nhất là tư nhân, đầu tư làm ăn tại Việt Nam” -  Thủ tướng cho biết thêm.

Via Châu Như Quỳnh

22/5/20

Thanh Hóa vùng đất hào hùng


Tổng bí thư Lê Duẩn từng nói: "Nếu chiến tranh đến từ phương Bắc, thì các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa sẽ trở thành cơ sở cho toàn bộ đất nước. Các tỉnh này tốt nhất, là các căn cứ mạnh nhất, tốt nhất và hiệu quả nhất".

Thanh Hóa có thể nói là chốt chặn trong trường hợp miền Bắc bị tấn công. Nếu các lá chắn thép phía Bắc bị chọc thủng, Thanh - Nghệ - Tĩnh sẽ trở thành thủ đô kháng chiến, nơi phòng thủ vững chắc và bàn đạp phản công.

Ngược lại, nếu xảy ra biến ở phía Nam, đối phương cũng phải vượt qua yết hầu này nếu muốn tiến đến Hà Nội. Không phải tự nhiên mà khu vực Bắc Trung Bộ được bố trí nhiều đơn vị thiện chiến nhất, đóng quân ở các vị trí hiểm trợ có tính chiến lược, không chỉ mang tính phòng thủ mà có thể triển khai tấn công phủ đầu khi có yêu cầu.

Ấy là địa thế, tiếp đến xét về con người.

Từ trước đến nay, binh lính thiện chiến nhất đa phần là dân Thanh - Nghệ - Tĩnh. Bắc Trung Bộ nổi tiếng là đất dụng binh, mộ lính thì chỉ kén dân xứ này vì thiên bẩm đánh trận, lỳ đòn và tính kỷ luật cao. Ngày xưa Quang Trung đánh quân Thanh cũng phải mộ đủ lính ở vùng này rồi mới tiến ra miền Bắc.

Nhân dân ở đây tính tình cương trực, mạnh mẽ, không sợ khổ. Đó là chưa kể tới lòng yêu nước và tinh thần tương trợ lẫn nhau rất mạnh.

Còn vụ "ăn rau má phá đường tàu" có lần chúng tôi cũng nói rồi. Câu nói xuất phát từ việc quân và dân Thanh Hóa giả vờ kiếm rau má rồi phá đường tàu của Pháp. Khi bị bắt, họ bảo quân Pháp rằng đói quá nên phải tìm rau má trên đường sắt.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, riêng Thanh Hóa đã huy động hàng trăm nghìn dân công, gần 30 triệu ngày công, hơn một vạn phương tiện vận chuyển lương thực, vũ khí, thuốc men, đạn dược.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biểu dương chiến công của quân dân Thanh Hóa bằng câu nói: "Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó".

Thế cho nên chúng tôi mới nói rằng các quý vị phải hiểu rõ lịch sử hào hùng của Thanh Hóa nói riêng và Thanh - Nghệ - Tĩnh nói chung để mà cảm thấy tự hào. Đừng cứ nghe "Thanh Hóa" là sửng cồ lên rồi lại hùng hổ chửi bới, chính kiểu đó mới gây ấn tượng xấu về vùng đất đặc biệt này.
Vụ án Hồ Duy Hải: “Nhiễu thông tin”, “Truyền thông bẩn” đã làm ảnh hưởng đến chính trị và cả nền tư pháp

Vụ án Hồ Duy Hải: “Nhiễu thông tin”, “Truyền thông bẩn” đã làm ảnh hưởng đến chính trị và cả nền tư pháp


Phán quyết của HĐTP đưa ra tại phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải vừa qua được đồng đảo người dân đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, còn một số ý kiến đã có những bình luận thiếu thiện chí, không đúng với bản chất vụ việc, gây hoang mang dư luận.
Xung quanh vấn đề này, PV Báo điện tử Công lý đã có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Tư liệu giáo khoa, Học viện chính trị CAND- người đã nghiên cứu rất sâu vụ án ngay từ những ngày đầu xảy ra.

Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin Khoa học và Tư liệu giáo khoa, Học viện chính trị CAND
PV: Được biết ông là người nghiên cứu hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải từ khi xảy ra vụ án để đưa vào công trình nghiên cứu khoa học của mình, ông đánh giá như thế nào về vụ án này?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm: Đây là một trong những vụ trọng án có nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn trong khi truy xét, tức là có nạn nhân chết và thủ phạm ngay ban đầu không xác định được, không rõ đối tượng và động cơ, mục đích.
Vụ án Hồ Duy Hải diễn ra dịp gần Tết, trên địa bàn từ trước tới nay tương đối ổn định, an ninh khá tốt, nên gây hoang mang dư luận và phải 3 tháng sau mới tìm ra thủ phạm. Nếu như vụ án xảy ở những địa bàn đông dân như Hà Nội, thì việc phát hiện sẽ dễ hơn do mạng lưới trinh sát dày đặc. Ở Hà Nội chưa có vụ trọng án nào quá 21 ngày mà chưa tìm ra được thủ phạm.
Từ năm 2008 đến nay, tôi được tiếp cận hồ sơ, tài liệu về vụ án với góc độ báo cáo thực tế để nghiên cứu khoa học. Theo đánh giá của tôi, Điều tra viên tỉnh Long An bằng cách tổng hợp các bằng chứng, nhân chứng, lời khai nhận tội của bị cáo… để lập luận logic khoa học tìm ra thủ phạm là hợp lý.
Đây cũng là vấn đề mấu chốt và rất quan trọng, vì trong điều tra không chỉ có chứng cứ mà phải là tổng hợp rất nhiều nguồn có liên quan như: dấu vết trên hiện trường, vật chứng với các lời khai của thủ phạm với các nhân chứng và dữ liệu khác nữa mới có thể có được bức tranh hoàn chỉnh về hành vi phạm tội.
Với vụ án này, hành vi cướp của sau khi giết người của Hồ Duy Hải đã được làm rõ hoàn toàn. Mặc dù cướp của là hành vi có tính cơ hội của Hồ Duy Hải không có chuẩn bị trước nhưng khi khớp hai vấn đề lại với nhau thì đều hướng về một con người cụ thể. Qua nghiên cứu và đánh giá của tôi thì động cơ gây án của thủ phạm hình thành rất nhanh, chỉ trong một vài phút trước khi xảy ra hành vi tội phạm, chứ không phải giết người có dự mưu, toan tính lâu dài như các vụ trọng án khác.
PV: Ông có theo dõi diễn biến phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải vừa qua không và ông đánh giá thế nào về phiên tòa?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm: Tôi theo dõi vụ án từ cấp sơ thẩm, phúc thẩm và và cả phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải mới đây. Qua báo chí, tôi thấy rằng thông tin, hình ảnh được cập nhật rất đầy đủ và chi tiết. Các bài báo thông tin đều đặt trong bối cảnh những vấn đề mà liên ngành tư pháp Trung ương đang cần phải giải quyết vụ án một cách khách quan nhất.
Vụ án cũng có những sai sót trong quá trình điều tra mà kháng nghị VKSNDTC nêu, đó là những vi phạm thủ tục tố tụng, tuy nhiên, những sai sót này không làm thay đổi bản chất của vụ án, nên việc hủy bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm để điều tra lại là không cần thiết.
Đặc biệt, trong đó có những dữ kiện mà HĐTP TANDTC lấy làm căn cứ để đưa ra phán quyết của mình. Những nội dung kháng nghị của VKSNDTC đã được các thành viên HĐTP làm rõ, từ việc Hải có mặt ở hiện trường hay không, Hải có thực hiện hành vi gây án hay không, đến những mâu thuẫn thể hiện trong hồ sơ, những vi phạm của cơ quan tố tụng cũng như tính có căn cứ, thẩm quyền kháng nghị của Viện KSNDTC.
Cùng với đó là báo cáo giải trình của các cơ quan như: Bộ Công an, liên ngành Tư pháp Trung ương, Tổ thẩm định độc lập và tất cả những dữ liệu khác nữa,…là những căn cứ để HĐTP đưa ra phán quyết chính xác.
Có người hỏi tôi rằng: Tại sao HĐTP không biểu quyết tất cả các căn cứ đó, mà chỉ biểu quyết 4 vấn đề nêu ra? Theo tôi: Đây mới là chính là phiên giám đốc thẩm, nếu không đã biến thành phiên tòa sơ thẩm hoặc tái thẩm rồi. Giám đốc thẩm chỉ đánh giá lại tất cả những dữ liệu chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ án.
BLTTHS 2015 quy định, phiên giám đốc thẩm tuyên án bằng cách biểu quyết (công khai), căn cứ trên hồ sơ, bút lục…; Phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, HĐXX nghị án kín và tuyên án. Vậy nên phán quyết của HĐTP là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, tôi cũng thấy rất lạ về kháng nghị và quan điểm của VKSNDTC. Sự thay đổi từ đồng thuận đến không đồng thuận, đã dẫn đến những nghi ngờ không có căn cứ từ dư luận và người dân vốn không có điều kiện tiếp cận hồ sơ, sự thật vụ án một cách toàn diện.
PV: Qua điều tra đã chứng minh Hồ Duy Hải phạm tội, bị cáo cũng đã khai nhận rõ hành vi phạm tội; qua các phiên tòa, các đoàn giám sát, Hải cũng thừa nhận hành vi của mình, chỉ xin được giảm nhẹ hình phạt, xin ân giảm án tử hình, nhưng sau đó gia đình bị cáo liên tục kêu oan. Theo ông nguyên nhân việc này do đâu?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm: Các bà mẹ Việt Nam ai ở vào hoàn cảnh đó cũng làm như vậy cả. Thế nhưng, chính vì tâm lý đó, người mẹ đã bị một số kẻ lợi dụng và sau đó là rất nhiều người khác, ở các tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau lợi dụng. Theo đó, dư luận bị nhiễu thông tin, điều này có hệ quả đặc biệt nghiệm trọng.
Khi vụ việc được hệ thống thông tin xào xáo, cắt xén thêm “gia vị”… sẽ thành những vấn đề mà dư luận cho là “hót”, thì chúng tôi gọi là “nhiễu thông tin”. Tức là thông tin chính xác, phản ánh đúng sự việc đang bị che mờ đi bởi những “hỏa mù” này, từ đó thông tin cho là vụ án bị làm sai lệch hồ sơ hoặc oan sai được đẩy lên đến đình điểm, khiến cơ quan tố tụng lúng túng còn người dân thì nghi ngờ.
Trước kia cũng đã xảy ra tình trạng tương tự, nhiều vụ án bị dư luận đẩy lên làm sai lệch, nhiễu thông tin, khiến cho việc xử lý điều tra của cơ quan tố tụng gặp khó khăn, điển hình là vụ án PMU18. Hiện nay, vụ án Hồ Duy Hải cũng đang ở tình trạng như vậy, làm cho những người tham gia vụ án cũng bị ảnh hưởng không nhỏ từ việc nhiễu thông tin.
Cũng chính từ sự nhiễu thông tin này mà dẫn đến sự việc chưa có tiền lệ trong lịch sử Tư pháp Việt Nam, đó là vụ án đã qua hai cấp xét xử, có quyết định không kháng nghị của VKSNDTC, TANDTC; Chủ tịch Trương Tấn Sang đã bác đơn xin ân giảm của tử tù và sau đó lại có một công văn truyền đạt là hoãn thi hành án tử hình và VKSNDTC lại kháng nghị bản án. Đây thực sự là việc chưa từng có tiền lệ trong nền tư pháp nước ta từ 1945 đến nay.
Còn về khía cạnh chính trị, một điều rất quan trọng, nhưng rất ít báo chí đề cập đến, đó là từ sự nhiễu thông tin này mà mỗi khi đất nước có sự kiện pháp lý như vụ án oan Bùi Minh Hải, Nguyễn Thanh Chấn… lại gây nên một làn sóng bị thổi phồng, bịa đặt, xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu chế độ của các thế lực phản động trong và ngoài nước… được đẩy lên để gắn vào một sự thật khác. Vụ án Hồ Duy Hải là một điển hình làm cho người dân tin đó là sự thật và hoài nghi vào chế độ, vào cơ quan thực thi pháp luật.
Thực tế, vụ án Hồ Duy Hải và một số vụ án khác đã bị các thế lực cơ hội chính trị lợi dụng và chúng tôi cũng biết rất rõ ai đứng đằng sau những “thông tin bẩn” để lôi kéo người ít hiểu biết về pháp luật và những vấn đề chuyên sâu của vụ án, nhằm tạo “sức ép” lên cơ quan điều tra, cơ quan tố tụng, thậm chí với cả lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Trước đây những thành phần này tập trung vào vụ Đồng Tâm, nhưng sau đó, do dịch bệnh COVID-19 nên tạm thời lắng xuống, và giờ chúng lại bám vào vụ án Hồ Duy Hải, coi như một miếng mồi mới, để tiếp tục trào lưu kích động dư luận, xuyên tạc bịa đặt, chống phá Nhà nước.
PV:Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này được không và chúng ta phải làm gì để  ngăn chặn điều đó?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm: Tôi thấy rằng tình trạng “trong nghiêm ngoài phá” như hiện nay chắc chắn đang có sự lợi dụng của các thế lực thù địch bên ngoài. Thậm chí, có cả ĐBQH và 2 nhà báo tự do bị lợi dụng để cung cấp thông tin ra ngoài một cách phiến diện.
Điển hình nhất là trường hợp Tr.C.H.D- người đã đã theo vụ này ngay từ đầu khi vụ việc xảy ra. Trên mạng xã hội, người này viết rất nhiều các tiêu cực, anh ta coi mình là nhà báo tự do và tung tin bịa đặt theo hướng có lợi cho bị cáo bằng cách cắt xén thông tin, cắt câu chia chữ, thay đổi bối cảnh của thông tin đó; Thậm chí, có những ĐBQH không phải chuyên ngành luật, không nắm rõ về hồ sơ vụ án mà vẫn lên tiếng đánh giá, chưa kể những nhận định đưa ra sai hoàn toàn so với thực tế, điều này rất nguy hiểm.
Để ngăn chặn tình trạng “nhiễu thông tin’ và  “truyền thông bẩn” như hiện nay, các cơ quan tố tụng Trung ương cần báo cáo sự việc với cấp trên mà trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị về vụ án và cả vấn đề truyền thông hiện nay.


Người làm thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại

Người làm thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại


Báo Sri Lanka: “Người (Hồ Chủ tịch) đã làm nên lịch sử hiện đại, là một trong những nhân vật cao quý nhất, đáng kính nhất của thời đại chúng ta”
“Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật đã làm thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại, làm nên lịch sử hiện đại và là nhân vật vĩ đại nhất châu Á trong thế kỷ XX”. Nhận định ấy của TIME – một trong những tờ báo nổi tiếng, uy tín nhất nước Mỹ – cũng là nhận định của báo chí và dư luận thế giới về vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam.

“Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật đã làm thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại, làm nên lịch sử hiện đại và là nhân vật vĩ đại nhất châu Á trong thế kỷ XX”. Nhận định của TIME 
1. “Một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử nhân loại thế kỷ XX gắn liền với một quốc gia không lớn lắm ở Đông Nam Á – đó là Việt Nam. Mảnh đất thuộc địa của Pháp này là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới giành được độc lập từ chế độ thực dân, sau đó lại chiến thắng trong cuộc xung đột với Mỹ, khiến cho quốc gia tư bản hùng mạnh này lần đầu tiên trong lịch sử của mình được nếm mùi thất bại.
“Tất cả những sự kiện ấy đều gắn liền trước hết với tên tuổi của vị Chủ tịch đầu tiên của Việt Nam độc lập là Hồ Chí Minh. Những quan điểm chính trị của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống Nho giáo với lý luận của Lê-nin, được nhân lên bởi tình yêu sâu sắc với văn hoá dân tộc. Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị và nhà lãnh đạo xuất sắc của phong trào du kích, mà còn là một nhà báo chính luận tuyệt vời. Sự hiểu biết xuất sắc về bản sắc dân tộc đã giúp ông “gõ cửa” được tới những người thường dân kém hiểu biết nhất và đưa được họ vào cuộc đấu tranh giành độc lập”.
Đó là những dòng mở đầu cho cuốn sách “Hồ Chí Minh”, tập thứ 84 trong bộ sách tiểu sử danh nhân thế giới có tiêu đề “100 người làm thay đổi lịch sử” viết bằng tiếng Nga, do Nhà xuất bản “De Agostini” xuất bản tại Moscow năm 2009.
2. “Cộng sản hay không, ông Hồ Chí Minh cũng sẽ đi vào lịch sử như là một người Việt Nam yêu nước vĩ đại, là một trong những khuôn mặt phi thường của thế giới trong thế kỷ này. Không vị kỷ, can đảm, hiến thân cho nền độc lập của Việt Nam bằng mọi giá, ông ta đã vật nước Pháp phải khuỵu đầu gối và chiến đấu chống Hoa Kỳ, một thế lực mạnh nhất thế giới, đưa đến một thế bí quân sự.
Sự cương quyết về một mục đích đã làm thay đổi dòng lịch sử, làm phân rẽ dư luận quần chúng ở Hoa Kỳ, bắt buộc một Tổng thống Mỹ phải rút lui không tái cử cho nhiệm kỳ hai, khiến cho hàng triệu giới trẻ trên khắp thế giới kính ngưỡng ông ủng hộ cách mạng và xuống đường biểu tình ủng hộ ông, hô: “Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh!”.
Khi những trang sách về cuộc đời của ông được cân nhắc và hòa bình sau cùng tái lập trên đất nước Việt Nam, ông Hồ Chí Minh sẽ vĩnh viễn được các nông dân từng yêu kính và đứng sau lưng ông coi như là một người Việt Nam vĩ đại nhất trong của lịch sử của họ – người “Bác” kính ngưỡng của dân tộc ông”.
Đó là nhận định của sử gia người Mỹ Jules Archer trong cuốn “Ho Chi Minh: Legend of Hanoi”.
3. Trước và sau Chủ tịch Hồ Chí Minh, rất ít vĩ nhân được đón nhận những nhận định mang tính chất chung nhất xung quanh câu chuyện “làm nên lịch sử hiện đại” như thế. Dòng chảy lịch sử thế giới trước thời đại Hồ Chí Minh chịu sự thống trị của những kẻ mạnh, thấy rõ sự lấn lướt của các cường quốc.
Nhưng đến tháng 9/1945, khi sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sự xuất hiện của một nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, cả thế giới đã phải ngỡ ngàng và nhận ra, lịch sử đã sang trang, rằng một dân tộc, dù nhỏ bé, dù nghèo nhưng nếu biết đấu tranh, biết lượng sức mình, biết dựa vào sức mạnh chủ quan của dân tộc, tận dụng được tối đa điều kiện quốc tế thuận lợi hoàn toàn có thể tạo dựng cho mình một nền độc lập tự do riêng. Các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới, vì thế, hoàn toàn có thể đứng lên giành lại độc lập, tự do, chủ quyền cho mình.
Việt Nam với chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo tối cao, một lần nữa lại tác động đến dòng chảy của lịch sử thế giới, như nhận định của tờ South China Morning Post, báo hiệu ngày tàn của các nước thực dân châu Âu tại châu Á, bởi sau đó, vào năm 1957, thực dân Anh đã phải rút khỏi Malaysia; hay như đánh giá của PGS.TS Musiychuk Victoria (Viện Nghiên cứu phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Ukraine) mở ra con đường để giành độc lập cho cả Đông Dương và các nước thuộc địa ở châu Phi, lan tỏa, khích lệ các dân tộc bị áp bức khác phải quyết tâm hơn để đấu tranh chống chế độ đế quốc.
Và với chiến thắng 30/4 cách đây 45 năm, lại một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam tạo nên một dư chấn lớn tới nền chính trị toàn cầu. “Tại sao nhóm người giỏi nhất và thông minh nhất ấy lại mắc sai lầm về Việt Nam?” – câu hỏi ấy một thời gian dài đã không chỉ là nỗi dằn vặt của riêng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara.
Tới tận năm 2010, nghĩa là 35 năm sau sự kiện 30/4/1975, hãng thông tấn AFP của Pháp vẫn giữ nguyên đánh giá: “Không còn nghi ngờ gì nữa, sự kiện trên sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến khu vực và thế giới trong tương lai gần”, còn trước đó, tờ Asahi Shimbun của Nhật số ra ngày 1/5/2000 có bài xã luận khẳng định: “Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với thắng lợi của lực lượng giải phóng, điều đó có thể khẳng định, thời mà các nước lớn dùng sức mạnh để bóp nghẹt chủ nghĩa dân tộc đã chấm dứt”.
Nhìn lại những sự kiện nổi bật nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam đã làm nên trong thế kỷ XX, để thấy nhận định của tờ Tiến lên của Sri Lanka: “Người (Hồ Chủ tịch) đã làm nên lịch sử hiện đại, là một trong những nhân vật cao quý nhất, đáng kính nhất của thời đại chúng ta. Sự lãnh đạo lâu dài và vẻ vang của Người trong cuộc đấu tranh giành tự do ở Việt Nam có ảnh hưởng không chỉ đối với Việt Nam mà còn ảnh hưởng với quá trình phát triển các sự kiện toàn thế giới”. Hay cảm nhận của sử gia người Mỹ Jules Archer và nhiều tờ báo, sử gia khác về lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam trong việc “góp phần làm thay đổi dòng chảy lịch sử nhân loại” là hoàn toàn có cơ sở vững chắc của nó./.


19/5/20

NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

Người đầu tiên kết hợp văn hóa Đông - Tây và tinh hoa chủ nghĩa Mác.
Hồ Chí Minh từng nói:
“Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.
Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả.
Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng.
Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách thích hợp điều kiện nước ta.
Khổng Từ, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ sống trên đời nay, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết.
Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”(1)
Suốt cuộc đời bôn ba năm châu bốn bể, từ “Ái Quốc” đến “Chí Minh” Người vẫn luôn giữ trọn được những giá trị truyền thống của dân tộc: (đi xa mà vẫn luôn giữ trọn tình cảm quê hương, gia tộc, vẫn không quên giọng quê xứ Nghệ, trở về Kim Liên sau hơn nửa thế kỷ vẫn nhận ra người bạn cùng câu cá thuở ấu thơ…). Lối sống hài hòa, trọng tình cảm, (kính già, yêu trẻ, tôn trọng phụ nữ, chung thủy bạn bè, chan hòa với thiên nhiên, thơ ca…)
Hồ Chí Minh mang dấu ấn của cả Nho-Phật-Đạo.
Xuất thân từ một gia đình Nho giáo, Nguyễn Ái Quốc đã học hỏi được nhiều ở Nho gia, trong hàng nghìn bài nói, bài viết của mình Người có hàng nghìn câu trích dẫn hoặc vận dụng cách nói của Khổng Tử. Tinh thần từ bi của Phật giáo; lối sống coi nhẹ hình thức của Lão giáo cũng thể hiện rất rõ trong con người Hồ Chí Minh. Năm 1946 Người từng nói: “Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc, để câu cá, trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính lứu gì tới danh lợi”. Sau này cuộc sống của một vị chủ tịch nước trong ngôi nhà sàn nhỏ bên vườn cây, ao cá chính là tư tưởng rất Lão Trang của Người. Tích hợp truyền thống phương Đông Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh luôn bộc lộ tư duy tổng hợp, hoài bão tìm kiếm sự thống nhất của vũ trụ. Đường lối đại đoàn kết; cách sống cần, kiệm, liêm, chính; chủ trương “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; mục tiêu Độc lâp-Tự do-Hạnh phúc…
Lăn lộn trời Tây, Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp tư duy tổng hợp dựa trên cảm tính của truyền thống văn hóa phương Đông với phương pháp phân tích lý tính của văn hóa Phương Tây tạo nên phong cách tỉ mỉ, trình bày chặt chẽ đầy sức thuyết phục trong hàng loạt bài phóng sự, tiểu phẩm, truyện kí…của Người.
Chính nhờ sức tích hợp tri thức Đông-Tây, khả năng dung hợp nhuần nhuyễn mà Hồ Chí Minh đã có được một tầm nhìn rộng lớn, giải quyết nhiều vấn đề vượt trước thời đại. Sau khi nước nhà giành được độc lập 1945 ngày 4/10/1945 người phát động phong trào “Bình dân học vụ” nhằm chống nạn mù chữ (trong khi UNESCO năm 1996 mới đặt ra vấn đề xóa nạn mù chữ). Từ năm 1960 Người đã phát động “Tết trồng cây” và phong trào gây rừng để bảo vệ môi sinh (trong khi mãi sau này UNESCO mới đề ra chương trình này). Trên tinh thần dung hợp truyền thống trong Sách lược vắn tắt công bố năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã đề ra đường lối đoàn kết rộng rãi toàn dân và xác định “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, tri thức, trung nông…để kéo họ về phía vô sản giai cấp”, lúc đó không phải ai cũng hiểu được tư tưởng của Người. Sau này với chính phủ liên hiệp do người thành lập năm 1946 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ đã một mình vượt qua hiểm nguy trước cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”.
Thực chất Người đã đi một chặng đường dài từ “Ai Quốc” đến “Chí Minh”, từ yêu nước trở thành một người cộng sản sáng suốt. Chính vì vậy mà quốc tế rồi mà vẫn rất dân tộc, văn minh rồi mà vẫn rất truyền thống, lí trí đó nhưng rất tình cảm, viết truyện kí nhưng không bỏ thơ ca, hành động kiên quyết nhưng vẫn mang tâm hồn vô cùng lãng mạn…Chính vì vậy mà nhà báo Nga O. Mandelstamm gặp Nguyễn Ái Quốc khi mới 33 tuổi đã nhận xét: “Nguyễn Ái Quốc thấm đượm chất văn hóa-không phải thứ văn hóa châu Âu, có lẽ đây là nền văn hóa của tương lai”.
Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc, cũng không phải ngẫu nhiên mà Đại hội đồng UNESCO họp năm 1990 quyết định công nhận Người là Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới. Nghị quyết UNESCO ghi rõ: “Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh truyền thống văn hóa hàng nghìn năm của nhân dân Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc mình”.
                                                    19/5/2020

Kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày này 130 năm trước, dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ chủ tịch - Người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.

"Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi ..."

Ngày nay chúng ta thường được nghe đến cụm từ "toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta" nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời thì luôn nói rằng "Toàn dân, toàn Đảng và toàn quân ta" nhân dân mới là gốc rễ, dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Tư tưởng lấy dân làm gốc, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân được khẳng định tiêu biểu nhất ở Người.
        Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người là vĩ lãnh tụ vĩ đại muôn vàn kính yêu của cả dân tộc Việt Nam ta, là đúc kết của tinh hóa dân tộc với những tinh hoa văn hóa nhân loại, là biểu tượng kiêu hãnh nhất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người trong thời đại mới.

Người không con mà có triệu con
Nhân dân ta gọi Người là Bác
Cả đời Người là của nước non

Thời gian mãi mãi trôi đi, Hồ Chủ tịch đã về cõi tiên bên Marx, Lênin - thế giới giới người hiền. Nhưng đứng đây hôm nay, chúng con - những người hậu duệ vinh quang nhất của Người, xin hứa:
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Vinh quang đời đời thuộc về dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng !
Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm !
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm !
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta !

HỒ CHÍ MINH: BẬC THẦY TÌNH BÁO BẨM SINH!


Bài này mình gửi tặng các bạn đang học, làm Công an. Nhất là các bạn học, làm An ninh - Tình báo! Đặc biệt hôm nay là ngày kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam.

Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ tinh thần của Dân tộc Việt Nam, mà còn là bậc thầy đào tạo và tạo nên hệ thống An ninh - Tình Báo của Việt Nam từ thời sơ khai trước năm 1945. Có lẽ nhiều bạn học An ninh - Tình Báo sẽ không đồng ý với tôi về quan điểm này bởi trong sách vở hay những lời giảng thì có lẽ nguyên mẫu là được lấy từ Liên xô hoặc các quốc gia khác sau đó được tổng hợp tạo thành hệ thống chương trình giảng dạy như ngày nay. Điều đó cũng không sai nhưng hãy nhớ kỹ những bài học những chương trình đó chỉ xuất hiện sau năm 1945, vậy trước đó thì mạng lưới An ninh - Tình báo của Cách mạng Cộng sản tại Việt Nam do ai xây dựng, đào tạo và dẫn dắt ?!

Với sở học khiêm tốn (chưa từng Học sinh giỏi) và trình độ (Cử nhân) tôi chỉ muốn truyền đạt những gì mình hiểu biết chứ không phải dạy đời ai, cho nên ai có lòng tự tôn, tự ái cao thì đọc đến đây thôi đừng đọc tiếp nữa!

Còn nếu bỏ qua được mấy cái kia để đọc tiếp thì đừng nóng mặt nhé!

Giờ thì các bạn cần thử tư duy 01 chút, liệu có ai từng tư duy đặt ra câu hỏi tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có thể tiên liệu được năm 1945 sẽ là năm làm Cách mạng thành công khi năm 1943, lúc Bác viết câu kết bài “Diễn ca lịch sử nước ta”: “Bốn nhăm sự nghiệp hoàn thành” (1945) ? Hay liệu tại sao năm 1946, Người sang Pháp và đưa về hàng loạt nhà khoa học tài ba như Trần Đại Nghĩa về nước mà trước đó còn chả mấy ai biết không ? Hoặc có ai từng đặt ra câu hỏi vì sao 30 năm bôn ba nước ngoài, Hồ Chí Minh lại có thể vượt mặt biết bao cạm bẫy, sự truy lùng của Mật Thám (Pháp, Đức, Anh, QDĐ TQ) không ?! Hay vì sao Hồ Chí Minh lại biết được người đến ám sát mình (Tạ Đình Đề) là ai, và khiến người đó hoàn toàn thuần phục trung thành đi theo!

Tôi xin phép lấy Putin làm 01 ví dụ, đến ngày nay các cơ quan đặc biệt (tình báo đấy) của Đức, Mỹ và cả EU vẫn không thể xác định được những ai đã từng làm việc cho Putin hồi ông ấy ở Đông Đức cũng chẳng ai có thể kết luận cuối cùng rằng Putin thực chất đã làm những gì ở Đông Đức trong hơn 10 năm! Tất nhiên Putin chỉ là thế hệ sau này so với Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng Mật thám Pháp chưa từng và chưa bao giờ bóc tách thành công 01 cơ sơ hay 01 người nào đó làm việc cho cụ Hồ, cũng chưa từng có thể xác định được "hệ thống tổ chức" mà Hồ Chí Minh xây dựng, cho dù từ năm 1930 - 1941 (gần 12 năm) khi mà Người không còn lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, lúc này người bị Stalin triệu hồi về Moscow, Nga thì dù với sự khủng bố khủng khiếp của Pháp trong 2 lần phong trào (1930 - 1931, 1936 - 1939) về cơ bản bộ máy Cách mạng vẫn hoạt động và bảo toàn gần như nguyên vẹn các vị trí chủ chốt mà Người đã xây dựng. Và nếu ai chú ý thì từ năm 1941 khi Hồ Chủ tịch về nước lãnh đạo trực tiếp thì Cách mạng liên tục biến đổi và hoàn thiện, thành công liên tục đến 2/9/1945!

Nguyên nhân vì sao thì nói dài dòng tôi cũng chỉ tóm gọn rằng: "Hồ Chí Minh là 01 thiên tài Tình báo bẩm sinh, 01 nhà lý luận và thực tiễn nghiệp vụ An ninh - Tình Báo!"

Nếu ai có thể tư duy theo lối này sẽ vượt qua được lối mòn tư duy và giải thích được cho nhiều người hiểu được vì sao Bác Hồ lại có nhiều "cái tên, bút danh, ngày tháng năm sinh"! Bởi lẽ như tôi đã nói ở bài dưới (bài ảnh thiếu úy) rằng làm An ninh thì trước tiên phải biết tạo ra hàng vạn "NHÂN BẢN" !

Đó cũng là lý do vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chỉ dạy lực lượng Công an rất nhiều, người còn thường xuyên chỉ dạy các vấn đề nghiệp vụ, kỹ năng mềm cho ngành này ngay trên chính các tờ lệnh mà người ký gửi và gửi trả cả bản thảo đã chỉnh sửa (có bút phê chỉ rõ) về lại cho lực lượng này!

Nếu để kể chi tiết và bố cục đầy đủ về hoạt động của Người thì facebook không đủ tài nguyên để tôi viết và đăng đâu! Cho nên tôi chỉ viết 01 phân đoạn ngắn như sau, nói về thời trai trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ yếu là quay quanh vấn đề "ngày sinh tháng đẻ, năm ra đời và Nhân bản" của Bác Hồ để mọi người thấy rõ Bác Hồ đã tạo nên 01 cái "bóng trắng" đánh lừa kẻ địch như nào.

Xin phép vào bài:

Căn cứ theo lá thư Nguyễn Tất Thành tại Marseille ngày 15/9/1911 gửi tổng thống Pháp để xin vào học trường thuộc địa tại Paris lấy từ cuốn "Ho Chi Minh: A Life" của William J.Duiker thì phía dưới lá thư ký: Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh, năm 1892 con trai ông Nguyễn Sinh Huy (tiến sĩ văn chương) sinh viên tiếng Pháp và Trung Quốc.

Theo Jacques Dalloz trong cuốn " Les Vietnamiens dans la Franc-Maçonnerie coloniale " (Người Việt trong hội tam điểm thuộc địa) thì trong đơn xin vào Hội Tam Điểm (Franc-Maçonnerie) vào đầu năm 1922, Hồ Chí Minh, lúc đó có tên là Nguyễn Ái Quốc, ghi trong phiếu cá nhân rằng ông sinh ngày 15/2/1895.

Trong tờ khai của Người tại Đại sứ quán Liên Xô ở Berlin, vào tháng 6 năm 1923, thì ngày sinh là 15/2/1895 (trùng với ngày khai ở trên).

Hộ chiếu Tổng lãnh sự quán Trung Hoa tại Singapore cấp ngày 28/4/1930 cho Tống Văn Sơ ghi năm sinh là 1899.

Còn theo sử gia Daniel Hémery, dựa theo các nguồn của kho lưu trữ của Chính phủ Pháp có một tờ khai tại Sở Cảnh sát Paris năm 1902, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại khai là sinh ngày 15/01/1894. Cũng theo ông sử gia này thì có một nguồn tin khác nữa là khai sinh của Hồ Chí Minh được những người làm chứng ở Kim Liên xác nhận đã được cơ quan Mật thám xác lập năm 1931 (tức khoảng 40 năm sau) thì chỉ ra ngày sinh của Nguyễn Sinh Cung vào tháng 03 năm Thành Thái thứ 6, tức khoảng tháng 04 năm 1894.

Trong cuốn truyện "những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch" dưới bút danh Trần Dân Tiên thì Bác Hồ đã nêu ra một triết lý:

"Một nhà họa sĩ vẽ giỏi không bao giờ vẽ nguyên cả một con rồng, mà vẽ con rồng khi ẩn, khi hiện giữa những đám mây".

Có lẽ Bác đã vận dụng nguyên lý này để chỉ đạo các hành động và tư tưởng của mình nên đã chủ động tạo ra rất nhiều đám mây xung quanh bản thân mình cả trong điều kiện phải lẩn tránh sự theo dõi chú ý của kẻ thù cũng như xây dựng hình ảnh vị lãnh tụ trong dân chúng (đây được gọi là Nghệ thuật Chính trị như Putin bây giờ đang làm ấy), Bác đi làm cách mạng, Bác khai nhiều năm sinh, nhiều tiền bối cách mạng khi đi hoạt động cũng khai bớt hoặc thêm tuổi như thế, cốt yếu là để bảo vệ bản thân, tránh bị địch phát hiện.

Nói thêm 01 chút thì việc Chủ tịch Hồ Chí Minh "tự viết" về bản thân dưới các bút danh khác mà không phải là các tác giả khác viết thì nghĩ đơn giản là nếu để người khác viết thì một là viết thừa, hai là viết thiếu và ba là viết mà không hiểu gì dù chữ nghĩa trên mây, nên tự bản thân Bác viết là tốt nhất, cái gì cần và nên nói Bác là người rõ nhất, cũng đỡ mất công phải xem bản thảo chỉnh đi chỉnh lại, vừa tốn kém giấy mực, vừa mất thời gian của mọi người, thời kháng chiến mọi thứ phải luôn được tiết kiệm, giản dị là chủ trương của Bác.

Những cuốn truyện Bác tự viết về bản thân dưới nhiều bút danh khác nhau với hình ảnh người theo Chủ nghĩa dân tộc, Chủ nghĩa Cộng sản, người đại diện của giai cấp cần lao với phong thái "bình dị cận nhân" dưới các bút danh khác nhau đều cho thấy nó có thể xếp cùng loại với truyền thống "vẽ rồng" tạo ra hình ảnh nhân bản ẩn-hiện không thể phát hiện được. Chính nhờ thế Chủ tịch Hồ Chí Minh dù trong "nhân bản" Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Tống Văn Sơ, Hồ Chí Minh... đều có thể vi vu tự tại đi khắp nơi trên thế giới, qua mặt hàng trăm điệp viên được Phòng 2 Mật thám Pháp tung ra với sự kết hợp với Mật thám Quốc Dân Đảng (TQ), Mật thám Anh, Mật thám Đức... cho dù có bị bắt cũng không thể đủ cơ sở kết luận rằng Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Sinh Cung, Tống Văn Sơ và Nguyễn Ái Quốc hay Hồ Chí Minh chính là những người kia bởi lẽ thông tin nhân thân trong từng bộ hồ sơ mà các mật danh được gắn với con dấu "tử hình ngay khi chứng thực" đều đưa tất cả mọi kết luận vào ngõ cụt, đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa vì sao Mật thám Pháp khi bắt được Tống Văn Sơ ở HongKong cũng không thể xử bắn được mà phải đưa về Sài Gòn để chứng thực rồi mới xử bắn (thực tế thì Mật thám không dám sự bắn rồi báo công ngay bởi nếu sai thì... toi luôn sự nghiệp)!

Vậy cho nên đến tận bây giờ xung quanh Bác Hồ vẫn là những đám mây huyền ảo về cuộc đời, để lại hàng vạn câu hỏi bí ẩn đằng sau những gì Bác đã làm trong cuộc đời mà những ai nếu dùng lối mòn về tư duy "sùng bái cá nhân" hay chỉ phân tích "mặt nổi" của cả tảng băng đều không bao giờ nhìn thấy được phần còn lại.

Qua sự sai khác giữa các thông tin trong các hồ sơ mà Bác tự khai cho thấy từ khi còn rất sớm (năm 13 tuổi) thì Bác đã có ý thức "bảo mật thông tin" của một "điệp viên bẩm sinh" khá rõ rệt.

Bài viết chỉ gói gọn trong 01 thí dụ để mọi người có thêm góc nhìn chứ nếu viết nhiều ra thì sẽ rất dài và cũng là những chuyện mọi người đã được nghe, được đọc nhưng chỉ chú ý đến phần nổi hay cái tốt trong câu chuyện chứ không để ý đến phần mảng tinh hoa trong đó.

Tái bút:

Có những người cực kỳ căm ghét Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là quyền của từng người (nhưng nó khác với xuyên tạc, bôi nhọ nhé) và rõ ràng cũng có hàng tá người ghét hay thậm chí là căm thù Chủ tịch Hồ Chí Minh, họ căm thù bởi lẽ họ không thích những điều người làm bởi điều đó căn bản đầu tiên là đụng chạm đến quyền lợi cá nhân của họ nhưng họ lại chẳng hiểu rằng quyền lợi cá nhân đó của họ lại đụng chạm đến quyền lợi của căn bản của số đông Nhân dân. Và họ căm ghét Người bởi 01 lý do rất thú vị khác là "họ luôn ghen tỵ với thành công của Người"!

Trong Đắc Nhân Tâm có câu nói thế này: "Lúc nào cũng có những kẻ coi thành công của người khác còn khó chịu hơn sự bất tài của chính mình."

Người không phải là ngọn nến để trên bàn thờ, Người là ngọn đuốc chỉ lối cho chúng ta!

18/5/20

Nói sao cho hết tâm tư

Muốn công bằng ư, dễ thôi:
Các anh cứ kiến nghị Đảng, Nhà nước, QH, Bộ QP, Bộ CA yêu cầu cán bộ chiến sỹ ngày chỉ được phép làm việc 8 tiếng, ngoài 8 tiếng thì phải trả thêm tiền làm việc ngoài giờ, ngoài 8 tiếng hành chính nếu tội phạm, thiên tai, địch họa mà có xảy ra thì đúng giờ hành chính mới làm việc nhé.

Các ngày lễ trọng của dân tộc, của đất nước CBCS đều phải nghỉ, anh nào đi làm phải trả lương gấp đôi theo luật lao động. Đang theo dấu vết tội phạm hoặc theo dõi đối tượng nhìn đồng hồ hết giờ về đéo theo nữa, mai đến giờ hành chính làm tiếp... thấy có tai nạn hay gì thì cũng kệ bỏ qua nhé, đừng có lao vào cứu người, cứu tài sản làm gì.

Tàu Hải quân các anh cũng chỉ làm ngày 8 tiếng thôi nha, đi tuần tra cả tháng trời ngoài biển bọn mồm vuông nó ứ chịu trả lương cho đâu. Còn Bộ đội còn lại nói chung thì cứ đúng 8 tiếng rồi về nhà nhé, không cần phải đi xa, không cần trực chiến, không cần cắm trại trực 100%, cũng chả cần hành quân hay đi dân vận làm nhà, làm đường, xây trường miễn phí cho dân đâu, mấy cái đó cứ để đám đòi "công bằng" đi làm đi.

Éo hiểu bọn lều báo, bọn mồm nhọn đội lốt cử tri, bọn dân chủ ngáo, bọn nhân quyền ngáo và bọn ngáo quyền lực này chúng nó không có việc gì làm ngoài đi săm soi chính những người bảo vệ chúng nó ah ?

Bọn bay đánh vào các chiến sỹ có nghĩ tới sự hy sinh của họ không, sự hy sinh tính mạng vì sự bình an của xã hội thì có cái giá nào để so sánh hả bọn kền kền úng não?!

15/5/20

Công an Hà Nội “sờ gáy” hàng loạt tài khoản giả mạo đăng tin câu view

Công an Hà Nội “sờ gáy” hàng loạt tài khoản giả mạo đăng tin câu view


Theo Công an thành phố Hà Nội, các trang facebook này còn cố tình ghi trích dẫn nguồn thông tin từ Công an thành phố Hà Nội với mục đích câu like, câu view.
Công an thành phố Hà Nội cho biết, đã phát hiện một số trang Facebook giả mạo lực lượng Công an nhân dân đăng tải những nội dung không chính xác, thậm chí chia sẻ những thông tin giả, sai sự thật gây hoang mang dư luận. Nhiều người đã bình luận và chia sẻ mà không hề biết rằng họ đang tiếp tay cho các đối tượng tung tin giả.
Gần đây, hai trang fanpage “Yêu Cảnh Sát Giao Thông” và “Công An Nhân Dân” có đăng tải các bài viết “Cảnh báo: Thủ đoạn bắt cóc phụ nữ mới vô cùng nguy hiểm” và bài viết “Thủ đoạn bắt cóc trẻ em ở quận Ba Đình”.
Công an Thành phố khẳng định những nội dung thông tin như bài viết trên là không chính xác, sai sự thật, gây hoang mang dư luận và không do Công an Hà Nội đăng tải. Qua rà soát địa bàn, Công an Hà Nội chưa phát hiện trường hợp nào như bài viết đã đưa. Hiện các cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ chủ nhân của các trang facebook trên để xử lý nghiêm.
Công an Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác, chọn lọc thông tin, không nên chia sẻ những thông tin chưa được xác thực, thiếu cơ sở. Người dân nên tiếp nhận thông tin thông qua các trang chính thống, có uy tín để tránh hậu quả đáng tiếc do sự thiếu hiểu biết, bị các đối tượng xấu lợi dụng. Nếu phát hiện trường hợp tung tin đồn thất thiệt, sai sự thật, người dân cần thông báo cho cơ quan Công an để có biện pháp xử lý kịp thời.

Lập trang web giả danh công an, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
Không chỉ lập Facebook giả mạo lực lượng công an, thời gian gần đây, Công an thành phố Hà Nội còn nhận được trình báo của người dân do thiếu cảnh giác đã bị các đối tượng giả danh CATP Hà Nội để chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, các đối tượng sử dụng tài khoản Zalo có tên liên quan đến lực lượng Công an như “Vì Dân Phục vụ” nhắn tin và gửi kèm đường dẫn link Congan.113hanoi.com (trang web giả danh Trang Thông tin điện tử của CATP Hà Nội) tới tài khoản Zalo của nạn nhân; thông báo cho nạn nhân có liên quan đến vụ án đang điều tra như buôn bán ma túy, rửa tiền xuyên quốc gia và yêu cầu nạn nhân truy cập vào trang web giả; khi đăng nhập số chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân sẽ hiện thị hình ảnh Lệnh bắt tạm giam “giả’ có tên nạn nhân. Sau đó, các đối tượng đe dọa rồi yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào các tài khoản chỉ định để phục vụ điều tra và chiếm đoạt số tiền. Với thủ đoạn như trên, đã có nạn nhân bị chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.
Ngoài ra, các đối tượng sử dụng thiết bị, phần mềm chuyển số giả mạo các số máy công khai (số máy trực ban, số máy tiếp dân) của lực lượng Công an tự xưng là cán bộ điều tra của CATP Hà Nội đang điều tra các vụ án có liên quan đến nạn nhân. Khi người dân kiểm tra số điện thoại thấy đúng nên tưởng thật. Quá trình gọi điện, các đối tượng còn giả tạo âm thanh, giọng nói, tiếng còi hú, tiếng bộ đàm, tiếng hỏi cung… hoặc yêu cầu nạn nhân giữ máy trong thời gian dài để để uy hiếp tinh thần nạn nhân. Các đối tượng còn yêu cầu nạn nhân không được kể chuyện cho người khác, nếu làm lộ “bí mật điều tra” sẽ bị bắt ngay. Sau đó các đối tượng yêu cầu chuyển tiền đến tài khoản chỉ định để phục vụ điều tra và rút tiền ra chiếm đoạt.
Trang web giả Trang thông tin điện tử Công an thành phố Hà Nội.
Qua điều tra, các đơn vị chức năng CATP đã xác định trang web Congan.113hanoi.com có thông tin đăng ký tên miền và địa chỉ IP máy chủ đặt tại nước ngoài; các số điện thoại sử dụng để gọi điện cho nạn nhân là số điện thoại giả danh không phải là số điện thoại chính thức, công khai của CATP.
CATP Hà Nội khẳng định chỉ sử dụng duy nhất Cổng Thông tin điện tử Công an thành phố Hà Nội với tên miền chính thức là congan.hanoi.gov.vn, mọi tên miền khác nhân danh Công an thành phố Hà Nội đều là giả mạo.
CATP đề nghị người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo trên. Tuyệt đối không truy cập các trang tin không chính thống, không làm theo các yêu cầu từ số điện thoại lạ; không cung cấp thông tin nhân thân, tài khoản ngân hàng, tài khoản thư điện tử, mạng xã hội của mình cho bất kỳ ai qua điện thoại, mạng xã hội và các kênh trực tuyến khác nếu chưa xác minh chính xác thông tin người nhận, kể cả cá nhân tự nhận là đại diện của cơ quan Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát.
Thời gian tới, Công an thành phố Hà Nội sẽ tăng cường xác minh, điều tra, xử lý các đối tượng có hành vi giả mạo hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn, trợ giúp.
Via VTV


90% bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam đã được chữa khỏi

90% bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam đã được chữa khỏi



Trong ngày hôm nay, 14-5, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ có thêm 8 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh để nâng tổng số ca điều trị khỏi tại Việt Nam lên 260/ 288 trường hợp.
Nhiều bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã khỏi bệnh
Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trong 8 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh vào hôm nay, đáng chú ý có một người là bác sĩ khoa Cấp cứu của chính Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Đây là trường hợp BN141, 29 tuổi, nữ, ở Đông Anh (Hà Nội), điều trị từ ngày 21-3.
Cùng đó, có một bệnh nhân tái dương tính và từng có thời điểm là 1 trong 5 ca Covid-19 diễn biến nặng nhất, phải thở máy xâm nhập. Đây là trường hợp BN50, nam, 50 tuổi, ở phối Núi Trúc (Ba Đình, Hà Nội), nhập viện ngày 13-3, được công bố khỏi bệnh lần 1 ngày 14-4 nhưng sau đó tái mắc.
6 bệnh nhân còn lại được công bố khỏi bệnh ngày 14-5 gồm: BN134, 20 tuổi, nam, địa chỉ Thạch Thất (Hà Nội), vào viện ngày 25-3; BN185, 38 tuổi, nam, ở Hoài Đức (Hà Nội), vào viện ngày 29-3; BN193, 21 tuổi, nữ, ở Hải Hậu (Nam Định), vào viện ngày 30-3; BN196, 34 tuổi, nữ, ở Thường Tín (Hà Nội), vào viện ngày 30-3; BN244, 44 tuổi, nữ, ở Bố Trạch (Quảng Bình), vào viện ngày 6-4 và BN263, 45 tuổi, nữ, ở Mê Linh (Hà Nội), vào viện ngày 13-4.
Các bệnh nhân đều đã có ít nhất 2 lần liên tiếp xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh và sẽ tiếp tục được cách ly, theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.
Như vậy đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 260 trường hợp khỏi bệnh trên tổng số 288 ca mắc Covid-19, chiếm 90% tổng số bệnh nhân.


14/5/20

Bắt tạm giam Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam


Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam vi phạm quy định về xây dựng tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cho biết, đang tiến hành điều tra vụ án hình sự vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi và các đơn vị liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 43/C03-P13 ngày 27/6/2019.
Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Lê Quang Hào, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở công trình dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, về tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 298 – Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bị can Lê Quang Hào. Ảnh: Bộ Công an
Hành vi sai phạm của Lê Quang Hào là đã tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (đoạn 65km) không đúng trình tự, quy định của pháp luật, không đúng tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế dự án được phê duyệt, dẫn đến đưa công trình không đảm bảo chất lượng vào khai thác sử dụng, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Ngày 11/5/2020, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn Quyết định và Lệnh tố tụng nêu trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã tống đạt, triển khai thực hiện đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang tiếp tục khẩn trương điều tra mở rộng vụ án, củng cố tài liệu chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của các bị can đã khởi tố, hành vi của các đối tượng liên quan, xác minh tài sản để thu hồi, kê biên triệt để theo đúng quy định của pháp luật./.


Lợi dụng vụ án Hồ Duy Hải để xuyên tạc


Trong vụ án Hồ Duy Hải, phán quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao chỉ rõ những sai sót chuyên môn của cơ quan tiến hành tố tụng địa phương, nhưng sai sót đó không làm thay đổi bản chất vụ án. Do đó, không thể suy diễn, thổi phồng vụ án rồi đưa ra yêu cầu “tam quyền phân lập” để chống oan, sai…
Hội đồng giám đốc thẩm trong vụ của Hồ Duy Hải
Vụ án Hồ Duy Hải diễn ra cách đây 12 năm và kéo dài đến nay, thu hút sự quan tâm đặc biệt của công luận trong và ngoài nước. Để xem xét toàn diện bản chất vụ án và quá trình tố tụng, từ ngày 6-8/5/2020, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao mở phiên giám đốc thẩm. Tuy nhiên, nhiều đối tượng lợi dụng sự kiện này để xuyên tạc vụ án, bản chất của nền tư pháp XHCN, diễn biến tình hình theo chiều hướng “chính trị hóa” vụ án này.
Tung hỏa mù, suy diễn một chiều
Cụ thể, ngày 8/5/2020, Đài BBC đưa bài viết của đối tượng Nguyễn Văn Đài (đối tượng cầm đầu của tổ chức “Hội anh em dân chủ” vốn đã 2 lần bị kết án tù về tội “Tuyên truyền chống nhà nước” và bị trục xuất sang Đức). Nội dung phát biểu xuyên tạc về vụ án Hồ Duy Hải và cho rằng “Tòa Việt Nam chỉ có tam quyền phân lập mới hết được án oan sai. Với chế độ Cộng sản, họ chỉ coi luật sư là vật trang trí cho đủ phiên tòa, để họ tránh sự chỉ trích từ quốc tế, cũng như từ người dân, vai trò của luật sư ít quan trọng… Sau khi xem hồ sơ, cùng với tất cả chứng cứ mà các luật sư của Hồ Duy Hải đã biện luận trước tòa trước đây, tôi cho rằng đây là một vụ án oan sai”.
Trước đó, ngày 8/5/2020, cũng trên BBC đưa bài phân tích với tiêu đề “không loại trừ cạnh tranh chính trị trong vụ án Hồ Duy Hải”,đồng thời suy diễn cho rằng “ngành tư pháp Việt Nam không vận hành và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Từ đó dẫn đến sự mất niềm tin của người dân vào sự công minh và khách quan của Tòa án, Viện kiểm sát, Công an. Thật nguy hiểm khi sự vi phạm pháp luật của không ít cán bộ công chức tư pháp lại nhân danh pháp luật, dẫn đến những hậu quả, oan sai và ảnh hưởng đến uy tín của ngành tư pháp”.
Ngay sau khi Hội đồng thẩm phán TAND tối cao bác kháng nghị của VKSND tối cao, trên báo Tiếng Dân đã đăng tải nhiều bài phân tích theo chiều hướng tiêu cực một cách có chủ đích, suy diễn vô căn cứ kết quả phiên tòa. Họ luận điệu rằng: Công lý và số phận của Hồ Duy Hải có phải là đã ưu tiên quan trọng nhất? “Y án” không đơn giản chỉ để cứu uy tín chính trị của Chánh án Nguyễn Hòa Bình. Bằng phán quyết này, thành tích “phá án” của cơ quan điều tra 12 năm trước được bảo vệ; nền tư pháp không phải ghi thêm một án oan. Rồi “trong lịch sử tố tụng của Việt Nam, hung thủ các vụ án mạng nghiêm trọng gần như đều nhanh chóng bị bắt. Tiền thưởng, huân chương, sao gạch nhanh chóng được ban phát…”.
Không thể phủ nhận tính chất đặc biệt nghiêm trọng và mức độ phức tạp của vụ án, trong đó có sai sót của cơ quan tố tụng địa phương đã được chỉ ra trong kháng nghị và tại phiên tòa. Tuy nhiên, lợi dụng vào diễn biến xét xử giám đốc thẩm vụ án, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế, mạng Internet, các trang phản động hải ngoại và mạng xã hội lợi dụng để tung các bài viết, phân tích theo hướng suy diễn, xuyên tạc. Từ đó miệt thị chế độ, nền tư pháp, cơ quan tố tụng; khoét sâu nỗi đau gia đình bị can, quy kết, suy diễn, chính trị hóa vụ án; kích động, gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin của nhân dân.
Và luận điệu đòi “tam quyền phân lập”
“Tam quyền phân lập” từ lý thuyết đến thực tiễn mô hình, thể chế nhà nước được hình thành, phát triển trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế. Lý thuyết này được các nhà tư tưởng, chính trị, triết học như John Locke (1632-1704) người Anh, Montesquieu (1689-1755) và Jean-Jacques Rouseau (1712-1778) người Pháp sáng lập và phát triển. Theo đó, “tam quyền phân lập” là quyền lực nhà nước cần được chia thành 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Các quyền này có tính độc lập, song có mối quan hệ kiềm chế, đối trọng, kiểm soát lẫn nhau. Sự phân quyền này theo cả chiều dọc và chiều ngang trong hệ thống quyền lực nhà nước tư bản. Không thể phủ nhận, so với thời bấy giờ và xã hội phong kiến, mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến thì “tam quyền phân lập” là một bước tiến của lịch sử tư tưởng nhân loại về mô hình nhà nước, kiến trúc thượng tầng.
Và thực tế, trên thế giới hiện nay, hầu hết các nước tư bản đều vận dụng thuyết “tam quyền phân lập” trong xây dựng, tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước với các thể chế khác nhau, như cộng hòa tổng thống, cộng hòa nghị viện, quân chủ lập hiến…
Mô hình tổ chức nhà nước của Mỹ là một điển hình của thể chế “tam quyền phân lập”, được coi là văn minh, dân chủ tư sản. Tuy nhiên, liệu “tam quyền phân lập” có hết được án oan sai không? Câu trả lời không. Hãng thông tấn Reuters dẫn công bố báo cáo của Tổ chức theo dõi có tên National Registry of Exonerations cho biết, kỷ lục năm 2015 ở Mỹ có 149 trường hợp được công bố giải oan, với những người được hủy án đã ở tù trung bình khoảng 14 năm.
Cũng trên Reuters, Giáo sư Samuel Gross tại Đại học University of Michigan, người đứng đầu tổ chức trên cho hay: “Hiện đang có sự công nhận rằng đây là vấn đề xảy ra thường xuyên, chứ không phải lâu lâu một lần và không tiên đoán được, những trường hợp được giải oan chỉ như giọt nước trong chiếc xô đầy”.
Trong số những người được giải oan có 58 người bị kết tội sát nhân, kể cả 5 người bị án tử hình. Có chừng 3/4 những trường hợp hủy án sát nhân do gồm cả việc giới hữu trách có hành vi sai trái. Một số đông khác những người bị án oan liên quan đến vấn đề ma túy. Có nhiều trường hợp những người bị giam giữ chờ xét xử đã nhận bừa để khỏi phải ra tòa, nơi họ có thể gặp các bản án nặng nề hơn. Trong năm 2015, Texas có 54 trường hợp được biết là hủy án; New York có 17 và Illinois có 13 vụ…
Như vậy, án oan sai là vấn đề không chỉ của nền tư pháp bất kỳ nước nào, không phân biệt chế độ chính trị xã hội, thể chế quyền lực nhà nước, trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có năng lực, ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động tố tụng của mỗi vụ án cụ thể. Thể chế “tam quyền phân lập” không thể là phương thức và giải pháp duy nhất, phù hợp để giải quyết vấn đề án oan sai hiệu quả.
Sự phân quyền lực theo chiều ngang (lập pháp, hành pháp, tư pháp) và theo chiều dọc (giữa trung ương và địa phương) có giá trị và tính tích cực nhất định, nó tạo ra cơ chế kiềm chế, giám sát, đối trọng giữa các nhánh quyền lực, hạn chế sự lấn quyền, lạm quyền, tập trung quyền lực vào một cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, “tam quyền phân lập” bản thân nó không xóa bỏ được cơ cấu quyền lực, chức vị của tổ chức, cá nhân trong cơ cấu quyền lực nói chung và mỗi nhánh quyền lực nói riêng.
Điều này dẫn đến tác động tiêu cực như: trì hoãn, né trách, phủ quyết các hoạt động, quyết định do lợi ích nhóm, cá nhân; nó không phát huy sức mạnh, nguyên tắc tập trung dân chủ, ý chí, trí tuệ tập thể. Đối với Việt Nam, Cương lĩnh của Đảng xác định: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
Quan điểm này phản ánh đúng hiện thực khách quan, đúng bản chất quyền lực của nhà nước xã hội chủ nghĩa, kế thừa những giá trị tinh hoa của nhân loại, trong đó có giá trị tích cực của “tam quyền phân lập”.
Một ví dụ cụ thể như thế để thấy, những suy diễn vô căn cứ, luận điệu trên chỉ là chiêu trò lợi dụng vụ án nhằm thực hiện âm mưu chính trị mà họ đã và đang theo đuổi. Thủ đoạn này cần được nhận diện, mạnh mẽ lên án và đấu tranh.
Đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử ở nước ta, việc để xảy ra một số vụ án oan, sai đã được cơ quan tiến hành tố tụng chỉ ra và các trường hợp đó được đền bù oan, sai theo Nghị quyết 388/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Còn trong vụ án Hồ Duy Hải, phán quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao chỉ rõ những sai sót chuyên môn của cơ quan tiến hành tố tụng địa phương, nhưng sai sót đó không làm thay đổi bản chất vụ án. Do đó, không thể suy diễn, thổi phồng vụ án rồi đưa ra yêu cầu “tam quyền phân lập” để chống oan, sai.


Tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ Covid-19


“Tôi xin nói rõ việc không nhận tiền hỗ trợ do dịch Covid-19 hoàn toàn là do tự nguyện của gia đình. Tôi nhờ đánh máy đơn vì không biết viết đơn thế nào cho đúng”- ông Lê Xuân Quang chia sẻ.
Trong những ngày qua, trên các báo có thông tin về việc hàng ngàn người dân ở Thanh Hoá tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ để nhường lại cho người khó khăn hơn. Việc làm này nhận được sự đồng tình, ủng hộ của dư luận.
Tuy nhiên, cũng có một số thông tin lan truyền trên mạng xã hội cho rằng, có tình trạng ép người dân buộc phải ký vào đơn không nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thậm chí có việc làm sẵn đơn để người dân ký vào.
Cụ thể trên mạng xã hội phát tán “Đơn xin tự nguyện không nhận hỗ trợ do đại dịch Covid-19” của hộ gia đình ông Lê Xuân Quang, thôn 4, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, thuộc diện hộ cận nghèo được đánh máy. Cùng với đó là tin nhắn được chụp lại với nội dung: “Chị ơi! Nhờ chị đăng dùm cái này. Làm đơn sẵn bắt dân ký, ép dân ký, chứ không ai tình nguyện cả”.
“Khi tôi đã không muốn, không ai ép được”
Bức xúc trước những thông tin này, ông Lê Xuân Quang, thôn 4, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa khẳng định: “Tôi xin nói rõ việc không nhận tiền hỗ trợ do dịch Covid-19 hoàn toàn là do tự nguyện của gia đình. Tôi làm đơn này từ hôm 30/4, còn việc rà soát đến mãi 2-3/5 mới xong, nên không có chuyện có ai ép buộc hay vận động tôi cả. Đây là hoàn toàn do gia đình tự nguyện. Tôi lên Uỷ ban xã nhờ các anh chị ở Văn phòng đánh máy giúp vì tôi không hiểu cách thức viết một lá đơn như thế nào cho đúng”.

Thông tin lan truyền trên mạng mà ông Quang khẳng định là xuyên tạc, khiến ông rất bức xúc
Ông Quang chia sẻ, khi xem truyền hình và báo chí, thấy nhiều nơi như các khu cách ly, y bác sỹ, các anh chị tuyến đầu làm cật lực cả đêm, điều kiện sinh hoạt, ăn uống khó khăn nên ông thấy cần phải đóng góp một phần nhỏ bé. “Đó cũng chỉ là chút ít không là gì nhưng là tấm lòng, trách nhiệm của chúng tôi đối với công cuộc phòng chống dịch bệnh. Chúng tôi ở quê cũng khó khăn, nhưng ra vườn còn hái được nắm rau để ăn, còn những người cách ly, các anh chị phục vụ không có điều kiện như vậy. Vì thế, tôi quyết định lên xã tự nguyện xin không nhận sự hỗ trợ, để nhường cho những người khó khăn hơn”.
Ông Quang cho biết, gia đình ông có 4 khẩu, tổng số tiền tự nguyện không nhận là 3 triệu đồng. Đây cũng là một số tiền khá lớn với nhà nông, nhưng theo ông “khó thì khó chung. 3 triệu ở nông thôn to thật nhưng nói cho cùng nhiều người còn khó khăn hơn. Mà trong đợt dịch vừa rồi, cộng đồng nhiều người đóng góp số tiền rất lớn, nên số tiền của tôi không đáng là bao”.
Ông Quang khẳng định, việc ông làm là hoàn toàn tự nguyện. Mà đã làm việc thiện, làm việc có ích thì âm thầm làm, chứ không nên thông tin rộng rãi làm gì. “Tôi thấy thông tin cho rằng chúng tôi bị vận động, bị ép là hoàn toàn sai sự thật, tôi không bằng lòng và rất buồn. Thực sự mà nói, tôi đóng góp có đáng gì, chỉ là thêm mớ rau nhưng lại bị xuyên tạc không chính xác, bị đưa lên mạng, tôi thấy rất phiền. Việc chúng tôi làm là tự nguyện, chứ không ai ép được chúng tôi. Khi tôi đã không muốn làm thì có ai ép hay vận động cũng không được”.
“Khi nghe thông tin xuyên tạc, tôi rất buồn”
Chị Lê Thị Yến, (sinh năm 1971) thôn 1, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá cũng cho rằng, chị xem thông tin trên báo chí, trên Đài, Truyền hình thấy nhiều nơi có những người tự nguyện không nhận hỗ trợ để ủng hộ những người khó khăn hơn. Chị thấy mình cũng có thể làm được việc đó nên tình nguyện không nhận một phần hỗ trợ để nhường lại cho những người khó khăn hơn.

Nhiều hộ cận nghèo ở Thanh Hóa đã tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ để nhường cho những trường hợp khó khăn hơn. (Ảnh: TTXVN)
Chị Yến cho biết, gia đình chị có 5 nhân khẩu được nhận hỗ trợ, chị tự nguyện rút 2 khẩu ra khỏi diện này, tương đương với số tiền 1,5 triệu đồng. “Tôi có 3 con học Đại học. Dân làng, ban công tác mặt trận đã bình xét cho gia đình tôi vào diện được hỗ trợ, tôi rất cảm ơn. Nay một cháu đã ra trường, 2 cháu đang đi học. Tôi tự xét thấy mình có thể làm được một việc gì đó có ích cho xã hội, chứ không ai ép hay tư vấn tôi phải tự nguyện không nhận hỗ trợ. Hôm họp bình xét, tôi cũng đứng lên phát biểu là những lúc khó khăn, có hàng xóm, xã hội giúp đỡ, nên tôi xin rút 2 khẩu ra khỏi diện hỗ trợ. Nhiều người có mặt hôm đó cũng đồng tình và họ cũng tự nguyện xin rút để nhường cho người khó khăn hơn”.
Nói về nguồn gốc những lá đơn đánh máy sẵn, chị Yến cho biết “Chúng tôi người nông thôn, chữ nghĩa không biết, nhờ các anh các chị giúp hộ chúng tôi cái đơn, chúng tôi ký đàng hoàng chứ không có ai vận động hay ép buộc gì cả. Chúng tôi làm việc tự nguyện nên đều thấy vui vẻ”.
Chị Yến cho biết, trong một hai hôm nay chị cũng nghe những thông tin lan truyền rằng chị và nhiều người bị vận động hay ép buộc viết đơn không nhận hỗ trợ, chị rất buồn và bức xúc. “Chúng tôi sử dụng điện thoại, công nghệ không rành, nên khi nghe thông tin xuyên tạc, tôi rất buồn. Chúng tôi là người dân ít chữ nhưng đều hiểu được thông tin thì có nhiều chiều, chúng tôi cũng thấy có những kẻ phản động, chúng tôi rất ức chế. Còn những thông tin sai trái trên mạng, những thông tin rác như thế không ai có thể che hết được. Chúng tôi rất mong pháp luật vào cuộc chấn chỉnh. Dân chúng tôi rất thuần, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của chi bộ. Mỗi khi chúng tôi gặp hoạn nạn hay ốm đau, họ quan tâm lắm nên chúng tôi rất nể. Chúng tôi không biết nói gì, nhưng khẳng định lại là không ai ép được chúng tôi”.
“Cảm động lắm, khi tôi khó khăn được tạo điều kiện tiếp xúc vốn vay”
Chị Yến chia sẻ, “cảm động lắm, khi tôi khó khăn, con cái đi học, xã đã tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp xúc với nguồn vốn vay để cho con học hành. Giờ con cái thành đạt rồi mình cống hiến cho xã hội một chút có đáng bao nhiêu. Không có số tiền đó gia đình chúng tôi cũng không có chết. Cơ sở là nơi gần dân nhất. Chúng tôi cũng chỉ là một người dân rất bình thường, quanh năm bán lưng cho trời, bán mặt cho đất, nhưng việc làm của cơ sở làm chúng tôi rất cảm động. Không phải lúc nào các ông các bà ấy cũng làm thôn trưởng, mỗi người mỗi khoá nhưng có sự lưu truyền, luôn luôn để cho dân sự tin tưởng. Nhưng cạnh đó, 100 hộ dân thì cũng phải có mươi hộ vì cá nhân, thù hằn, anh em không đoàn kết thì họ cũng những bức xúc, đôi khi cũng có chuyện này chuyện kia chưa hài lòng. Nhưng đó là số ít, còn hầu hết, người dân chúng tôi tin tưởng, kể cả trong chuyện bầu thôn trưởng chúng tôi cũng nhìn được ai làm được, ai không làm được”.
Ông Lê Chí Tuấn, Chủ tịch UBND xã Xuân Sinh cho biết, đến thời điểm này ở xã có 112 khẩu tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ gói 62.000 tỷ, tất cả những hộ này đều là hộ cận nghèo. “Tôi cam đoan tất cả các hộ đều tự nguyện, không có ai do vận động hay bị ép buộc mà làm cả. Chúng tôi đã niêm yết công khai các nội dung này và trao đổi trên tinh thần công khai minh bạch để các tổ chức, cá nhân không lợi dụng việc này để trục lợi chính sách. Trên tinh thần các tổ rà soát và ban công tác mặt trận, các tổ chức chính trị-xã hội họp và rà soát và gửi danh sách lên, còn chính quyền chỉ tổng hợp lại danh sách”.
Sau khi triển khai Nghị quyết 42, địa phương cũng ban hành một công văn số 32 rất rõ về việc các đối tượng được hỗ trợ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên địa bàn, trong đó nhấn mạnh “yêu cầu các ông bà trưởng thôn, các tổ chức, cá nhân, đoàn thể không lợi dụng việc một số hộ dân được nhận chính sách để vận động ủng hộ thôn thực hiện một số nội dung trái với quy định của pháp luật. Thôn nào để xảy ra tình trạng trên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
“Địa phương không có chủ trương làm đơn sẵn cho người dân”
Nói về lý do có mẫu đơn được soạn sẵn, ông Lê Chí Tuấn cho biết, địa phương không có chủ trương làm đơn sẵn cho người dân. Mà sau Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ ra đời, xã đã công khai, niêm yết đến tận các thôn, các thôn đã tổ chức họp, rà soát tới từng hộ và danh sách ai được hỗ trợ đều được niêm yết công khai. Nhiều hộ đã tự tự nguyện đăng ký không nhận tiền hỗ trợ, nhà nào có khẩu nào không nhận họ đều thông báo rõ. Trên cơ sở này các tổ rà soát ở thôn gửi lên xã và đề nghị các hộ này phải có đơn để chúng tôi báo cáo lên trên. Sau đó, thôn trao đổi lại với các hộ, nhiều hộ không biết viết một cái đơn như thế nào, nên nhờ cán bộ chính sách xã đã soạn sẵn mẫu cụ thể.
Sau khi có những thông tin trên mạng, ông Tuấn cho biết, UBND xã Xuân Sinh cũng đã có báo cáo gửi UBND huyện Thọ Xuân về vấn đề này. Ông Tuấn cho rằng, “những thông tin trên mạng xã hội về việc địa phương “ép một số hộ dân thuộc diện hưởng hỗ trợ không nhận chế độ chính sách của Nhà nước là thông tin không chính xác, xuyên tạc, làm mất ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương trước thềm đại hộ Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025”./.