31/10/21

CUỘC CHIẾN CỦA SỰ THẬT

 


Sự thật vốn chỉ có một. Và đi tìm sự thật luôn là mục tiêu của con người. Người ta ví MẶT TRỜI và SỰ THẬT là hai thứ không thể đối mặt trực diện bởi sự trần trụi đầy “đau đớn” của nó. Vậy nên, chúng ta cũng nói: “Đôi khi, không biết là một loại may mắn”.

Thời gian qua, cuộc chiến đi tìm sự thật giữa bà Phương Hằng và một số văn nghệ sĩ, trí thức đang thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Mọi thứ vốn chưa ngã ngũ. Song không ít người cho rằng bà Phương Hằng đã chiến thắng. Thậm chí công khai ủng hộ và cho rằng đó là hiện thân của sự thật, của tự do ngôn luận.

Nhưng tôi thì không. Và theo tôi, đó vốn không phải là tự do ngôn luận; cũng chẳng phải đấu tranh cho sự thật ĐÚNG NGHĨA. Đó là hiện thân của sự vô thiên vô pháp và coi thường tất cả.

Cũng đã có nhiều văn nghệ sĩ, trí thức lên tiếng kiện bà Phương Hằng. Và tôi chú ý đến Nhà báo Nguyễn Đức Hiển - Phó Tổng biên tập báo Pháp luật TPHCM. Ông Hiển cho rằng những giá trị tốt đẹp mà ông xây dựng 24 năm đã bị xâm hại nghiêm trọng bởi những thông tin sai lệch của bà Phương Hằng. Nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn có lẽ xuất phát từ nội dung trả lời phỏng vấn của ông Hiển với báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam liên quan đến phát ngôn của bà Phương Hằng. Dưới góc nhìn pháp lý, ông Hiển đã có những chia sẻ quan điểm cá nhân đối với hành vi của bà Phương Hằng. Và có lẽ chính nội dung chia sẻ đó đã khơi mào cho cuộc chiến giữa ông và bà Phương Hằng.

Mọi thứ vốn chưa rõ ràng.

Mọi người hãy giữ cho mình một tâm thế đủ tỉnh táo và bình tĩnh để lắng nghe, soi xét. Có những “sự thật” đôi khi lại chẳng phải sự thật. Bởi nó được nhìn từ góc nhìn hạn hẹp và không đủ thông tin.

Chợt nhớ đến oan Thị Kính, phát hiện chồng có sợi râu mọc ngược. Sẵn con dao, Thị Kính cầm lên định tỉa. Bất ngờ chồng tỉnh dậy, thấy Thị Kính kề dao gần cổ, nghĩ vợ âm mưu giết mình. Từ đó Thị Kính mang trong mình nỗi oan tày đình không cách nào gột rửa.

Vậy nên. Xã hội vốn còn nhiều sự thật - giả chưa rõ ràng. Hãy bình tĩnh soi xét vấn đề trên nhiều khía cạnh khác nhau và tìm hiểu đủ thông tin trước khi phát ngôn. Đó luôn là cách cư xử văn minh, trưởng thành.

 

ANH EM DÂN CHỦ NÊN TẨY CHAY FACEBOOK

ANH EM DÂN CHỦ NÊN TẨY CHAY FACEBOOK

 


Sáng nay, cộng đồng mạng xôn xao khi một loạt các trang fanpage "chống cộng", chủ yếu ở hải ngoại đã bị tấn công "deface", gọi đơn giản là thay đổi giao diện (đổi tên). Mà không phải là những tên thông thường mà là các câu khẩu hiệu ủng hộ chế độ cộng sản như: đài RFA bị đổi thành Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm, đài BBC bị đổi thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đài VOA bị đổi thành Đông Lào Muôn Năm, fanpage của Hội anh em dân chủ bị đổi thành Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm,… Mà cay ở chỗ, đây toàn là những trang fanpage tích xanh, triệu view mà giới dân chủ tự hào bấy lâu nay, vốn được đầu tư không biết bao nhiêu tiền của cho vấn đề bảo mật.


Cách đó mấy ngày, The Washington Post hôm 25/10 còn tiết lộ, Zuckerberg - CEO của Facebook đã đích thân ký cam kết với chính phủ Việt Nam để hạn chế những bài viết được gọi là "chống nhà nước", "đã phục tùng chính quyền Việt Nam để kiểm duyệt các tiếng nói bất đồng trên Facebook". Rồi chỉ vài ngày sau, đồng loạt các trang chống nhà nước Việt Nam lại bị tin tặc tấn công, đổi tên đồng loạt, làm anh em dân chủ muối mặt không biết để đâu cho hết. Liệu rằng, Facebook có thông đồng với hacker Việt Nam trong sự việc này hay không, chắc chắn là một vấn đề hoàn toàn có thể xảy ra.

Thiết nghĩ, trước tình thế ngày càng khó khăn, anh em dân chủ nên tẩy chay facebook, khóa hoặc xóa trang và rời bỏ mạng xã hội phổ biến này. Anh em nên chuyển sang một mạng xã hội khác, nơi chẳng có ai bịt miệng hay hạn chế tiếp cận của anh em, để anh em có thể tự do thể hiện ý tưởng rồi tập hợp lực lượng chống chính quyền. Chứ suốt ngày bị kiềm tỏa thế này thì bao giờ mới lật đổ được chế độ ở Việt Nam cơ chứ?

 

VIỆT NAM- CON RỒNG CHÂU Á ĐANG TRỖI DẬY

 


35 đổi mới và phát triển đã đánh dấu được vị thế của Việt Nam trong khu vực và cả trên thế giới. 35 năm từ một nước nghèo nàn, lạc hậu bởi ảnh hưởng nặng nề từ các cuộc chiến tranh chống lại các đế quốc hùng mạnh như Nhật, Pháp, Mỹ…dần trở thành một quốc gia vươn lên mạnh mẽ ở Châu Á. Điều đó cũng đã chứng tỏ rằng việc đổi mới đất nước là một quyết định phù hợp và là bằng chứng thực tiễn sinh động nhất khẳng định con đường đi lên xã hội chủ nghĩa là đúng đắn.

Nhìn lại một khoảng thời gian dài cũng đã thấu hiểu được sự cơ cực, khó khăn, vất vả của Việt Nam đến nhường nào. Từ những nước nghèo nàn, thô sơ, lạc hậu còn bị chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự xâm lược của các nước đế quốc. Từ những tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, “nạn đói 1945” đến tình thế “bị động”; đất nước bị chia cắt hai miền, miền Bắc xây dựng đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam đấu tranh thống nhất đất nước. Ấy vậy mà, sự đổi mới toàn diện về mọi mặt năm 1986 đã làm thay đổi đất nước ta, khoác lên một diện mạo mới cho Việt Nam.

Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là niềm tự hào và là động lực để tiếp tục phát triển, đánh giá thành tựu Việt Nam trên đấu trường thế giới. Đấy chính là nhờ vào tầm nhìn và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước và đoàn kết, giúp đỡ của toàn thể nhân dân cả nước.

Từ một nước nghèo nàn, thiếu đói về lương thực, thực phẩm nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Chưa bao giờ, Việt Nam được các nhà kinh tế thế giới coi là “một con rồng châu Á tiềm năng”. Việt Nam tiếp tục có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, trong khi vẫn duy trì các ưu tiên chính sách của mình. Dẫu trong bối cảnh đại dịch Covid 19 đang diễn ra hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 ước đạt khoảng 5,9% và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới. Khu vực công nghiệp và dịch vụ tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã góp vốn và đầu tư tại Việt Nam, điều đó khẳng định rằng chúng ta có môi trường, điều kiện hết sức thuận lợi. Đặc biệt nhất gần đây, sự thành công của mạng 5G đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của Việt Nam.

Sự đổi mới đất nước giúp ta kế thừa và phát huy những thành quả tốt đẹp đã đạt được trước đây. Kết hợp với tình hình thực tế làm cho đất nước ta có sức vóc mới, tiếp sức và là động lực cho chúng ta thêm tin tưởng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội xứng đáng là con rồng Châu Á.

 

Văn hóa và con người

Văn hóa và con người

 


Văn hóa có sứ mệnh vẻ vang là đào luyện những con người Việt Nam với 7 đặc tính cơ bản như đã nêu trong Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành TW khóa XI. Ngược lại, chính con người đang biến những điều căn cốt ấy thành hiện thực cuộc sống, tạo nền tảng tinh thần vững chắc để đồng hành cùng kinh tế, chính trị, xã hội thúc đẩy đất nước phát triển bền vững.


1. Nhà văn vĩ đại Nga – M. Goóc-ky qua trải nghiệm đắng cay của đời riêng và cuộc đời sáng tạo văn chương, đã viết một câu khái quát: “CON NGƯỜI”- hai tiếng ấy vang lên kiêu hãnh làm sao!” Xét trên bình diện triết học, lời của Goóc-ky giúp ta thấu hiểu sự vĩ đại của con người chính là sản phẩm tiến hóa của lịch sử. Con người được hình thành từ con vượn sau hàng triệu năm chuyên sống bằng săn bắt và hái lượm. Và chính trong quá trình lao động dài lâu, con người ngày càng phát triển, hoàn thiện về bộ não và cơ thể. Như vậy, lao động đã tạo ra lịch sử con người; và đến lượt nó, con người lại tạo ra lịch sử xã hội. Xét về bản chất, con người khác con vật ở chỗ, đó là biết nhận thức về sự biến đổi của cuộc sống xung quanh; trên cơ sở đó, xác định được mục tiêu hành động cần hướng tới. Đó chính là quá trình tạo ra nền văn hóa của lịch sử phát triển nhân loại. Từ đầu thế kỷ XX, bằng trải nghiệm cuộc sống ở nước Nga và các nước châu Âu, nơi ông từng qua, từng sống, từng ra đời nhiều tác phẩm tùy bút, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nói… phản ánh hiện thực xã hội đương thời của chủ nghĩa tư bản, ông đã nêu ra một khái niệm sâu sắc về mối quan hệ giữa văn hóa và con người: “Văn hóa – sự nhận thức đạo đức, tinh thần về giá trị và tiềm năng bản chất của con người – sẽ có tầm quan trọng lớn hơn với thành công của cách mạng so với nghiên cứu sự sắp xếp chính trị hay kinh tế”(1). Trong bài thơ triết lý viết năm 1904 về “CON NGƯỜI”, ông nhấn mạnh: “tất cả ở trong con người, tất cả để cho con người”; rằng: “Con người là kẻ mang trong mình năng lực tổ chức thế giới, kẻ sáng tạo ra thiên niên kỷ thứ hai, sáng tạo ra văn minh”. Ông phân tích con người ở 4 bình diện của thuộc tính: con người sinh học, con người xã hội, con người tâm lý và con người tâm linh (2). Xét trên bình diện thực tiễn, thì tổng kết nói trên của Goóc-ky đề cập vai trò to lớn của thực tiễn cuộc sống trong việc hình thành đạo đức, nhân cách, bản lĩnh của con người trước biến đổi của tự nhiên và xã hội. Chính những ngày tháng trường kỳ, trên vai chỉ có một tay nải chứa áo quần đơn sơ và sách vở, Goóc-ky đã đi nhiều nơi ở nước Nga và châu Âu dưới trời mưa tuyết và gió lạnh để tìm hiểu tâm tư và cuộc đời cực nhọc của công nhân và người lao động nhằm tích lũy tư liệu cho sự nghiệp văn chương, từ đó ra đời hai cuốn tiểu thuyết nổi tiếng là “Người mẹ” và “Những trường đại học của tôi”. Như vậy, từ cuộc đời thực của Goóc-ky, ta có thể rút ra một định đề quan trọng: văn hóa (gồm vật thể và phi vật thể) đã tôi luyện con người; và chính con người đã góp sức bổ sung, hoàn thiện văn hóa. Ta càng trân trọng vì sao nhà văn tự đặt tên mình là “Cay đắng”, nhưng khi viết những tác phẩm văn học thì đầy lòng thương yêu và sự kiêu hãnh về CON NGƯỜI!

Từ mấy ví dụ điển hình của cuộc đời và sự nghiệp của một nhà văn, tôi thấm thía vì sao trong Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành TW Đảng (khóa XI), trong tên gọi của Nghị quyết, lại thêm từ “con người” ở vế đầu là: xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam…

2. Trên thực chất, nói văn hóa là đã bao hàm con người, nhưng qua thực tiễn 15 năm thực hiện Nghị quyết số 03 của Ban Chấp hành TW (khóa VIII), đi liền với thành tựu, chúng ta có những thiếu sót lớn – đó là việc nhận thức không đầy đủ về mối quan hệ giữa văn hóa và con người nên đã nảy sinh một số lệch lạc sau đây:

(1) Chưa nhận thức sâu sắc quan điểm văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền ở không ít nơi chỉ “khoán trắng” cho cán bộ làm văn hóa.

(2) Chưa nhận thức tác động sâu sắc của văn hóa tới đạo đức, nhân cách, lối sống của từng con người, đặc biệt ở thời cơ chế thị thường khi các chuẩn mực đạo đức, lối sống bị đảo lộn giá trị; những hành vi ác độc lấn át cái thiện, dẫn tới nhiều thảm kịch đau lòng trong xã hội (cha giết con, vợ giết chồng, anh giết em chỉ vì lợi nhuận trong hợp tác đầu tư không được thỏa mãn; các tệ nạn ma túy, mại dâm có đà phát triển; đặc biệt sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống có biểu hiện đáng báo động, tạo cơ sở phát triển tệ tham nhũng, quan liêu nghiêm trọng…) Như vậy, một trong những mục đích cao đẹp của văn hóa là góp phần bồi đắp CHÂN – THIỆN – MỸ đã không được đáp ứng.

(3) Mặc dù Nghị quyết đề cập nhiều giải pháp căn cơ, nhưng trong quá trình thực hiện, không ít cơ quan, địa phương chưa coi trọng đúng mức nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đặc biệt là trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp… Chúng ta đau lòng khi mươi năm trở lại đây, nạn ma túy xâm nhập một số trường học; nhất là hiện tượng chửi tục, đánh đập nhau, xé quần áo… trong các phe nhóm nữ sinh ở độ tuổi 14-15 diễn ra ngay tại sân trường, lớp học, đường phố…, nhưng hình như không ai can thiệp, thậm chí có nhóm người đứng xem cổ suý vô tư!

Ở bình diện lý luận, một số nhà nghiên cứu chưa làm rõ nội hàm CON NGƯỜI. Đây là một thực thể bao gồm 2 thành tố CON và NGƯỜI. Chừng nào thành tố “con vật” lấn át thành tố “con người” thì sẽ gây hiểm họa khôn lường (mà những hành động nêu trên chỉ là ví dụ tiêu biểu).

Ở bình diện thực tiễn, sự quan tâm chỉ đạo đi liền với giải pháp thì các cơ quan hữu quan chưa thật sự chú ý chọn trọng tâm, trọng điểm trong từng giải pháp mà Nghị quyết đã ghi. Chúng ta chỉ có thể xây dựng được môi trường văn hóa lành mạnh khi cả xã hội chung tay góp sức, nhưng vai trò của gia đình còn bị xem nhẹ; hoặc đã thấy, nhưng không làm quyết liệt. Chúng ta cảm thông trong cuộc sống mưu sinh hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đi làm sớm, về nhà lại rất muộn nên việc học gần như phó thác cho con cái. Trong bối cảnh internet, điện thoại thông minh phát triển mạnh mẽ, nhiều cháu về đến nhà chỉ vùi đầu vào máy để chơi game, quên cả làm bài tập; trong khi sự tác động xấu của những trò chơi mang tính bạo lực cùng các hình ảnh kích dục, lại có sức hút mạnh mẽ với các em chưa đến tuổi thành niên. “Thế giới nhà trường” và “thế giới gia đình” hình như còn tách biệt; vai trò của Ban phụ huynh học sinh trong các trường dường như chỉ là hình thức, chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu trong việc đánh giá sâu sắc và toàn diện công tác giáo dục, quản lý với từng học sinh…

Về mặt xã hội, chúng ta vui mừng “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được phát động từ trước năm 1998 và tiếp tục được duy trì, mở rộng đến hôm nay. Tình làng, nghĩa xóm được khơi dậy; truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái được đề cao; ý thức chia sẻ, động viên nhau trong khó khăn, hoạn nạn càng ngời sáng – mà qua 4 đợt bùng phát đại dịch COVID-19 trong hai năm qua, cả nước đã chứng kiến nhiều tấm lòng, nhiều việc làm tình nghĩa, rất đáng trân trọng, có tác động giáo dục tích cực, nhất là đối với lớp trẻ. Nhưng nếu nghiêm túc xem xét, có một câu hỏi đặt ra: vậy lúc bình thường thì thế nào? Tôi nhớ mãi lời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc sinh thời đã nói rất thật với một số nhà hoạt động văn hóa: “Các đồng chí nên sâu sát hướng về cơ sở hơn nữa. Tôi đã có dịp ghé thăm hàng chục phường, xã, khóm, ấp từng được công nhận là “đơn vị văn hóa”, nhưng khi hỏi chuyện cả cán bộ và nhân dân những việc họ đã làm, thì tất cả tỏ ra lúng túng…” Như vậy, có nghĩa là, trên thực chất, trong nhận thức của ngay cả cán bộ làm văn hóa cũng chưa hiểu rõ vai trò quan trọng của văn hóa nên dẫn đến các việc làm mang tính hình thức; đáng chú ý là ở một số nơi đạt “danh hiệu văn hóa”, nhưng tệ cờ bạc, mê tín dị đoan, kể cả ma túy có chiều hướng gia tăng…

3. Như vậy, văn hóa và con người có mối quan hệ biện chứng. Văn hóa góp phần quan trọng trong giáo dục, xây đắp lý tưởng sống, đạo đức và nhân cách con người; nói rộng ra, văn hóa là sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần xã hội. Qua thực tiễn chỉ đạo cách mạng Việt Nam hơn 9 thập niên, Đảng ta ngày càng nhận thức sâu sắc sức mạnh của văn hóa. Nghị quyết 33 ghi rõ: Văn hóa đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị và xã hội.

Văn hóa tạo ra con người, nhưng chính con người bằng nhận thức và hoạt động cụ thể đã làm giầu thêm nội dung và bản sắc nền văn hóa Việt Nam, mà đặc trưng nổi bật là tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nói về một nền văn hóa, là nói đến một dân tộc cụ thể với những đặc tính cơ bản cụ thể – như Nghị quyết đã nêu: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Không có những đặc tính cơ bản đó, chúng ta không thể xây dựng một nền văn hóa vừa giữ bản sắc dân tộc, vừa tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tiên tiến của các quốc gia, dân tộc khác.

Nói con người là nói sản phẩm, đối tượng của văn hóa. Vì vậy, theo tôi, cần nhấn mạnh hai nhóm đối tượng rất quan trọng: nhóm người được giáo dục, tiếp nhận những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; và nhóm người đóng vai trò tiên phong – đó là những cán bộ đảm nhiệm công tác lãnh đạo, chỉ đạo đường hướng, hoạch định các chính sách phát triển văn hóa. Thực tiễn cho thấy, những cán bộ trực tiếp quản lý các hoạt động văn hóa đang đứng trước sự đòi hỏi phải không ngừng bồi đắp cả cái TÂM và cái TẦM. Tôi nhấn mạnh điều này vì rất nhiều người nêu câu hỏi: vì sao trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thường có hiện tượng nay “cấm”, mai “buông”; vì sao để sót những bộ phim hoặc cuốn sách có chất lượng thấp về nội dung tư tưởng và trình độ nghệ thuật vẫn ra mắt công chúng; vì sao không xử lý dứt điểm những hiện tượng “đạo văn mười mươi”; vì sao đây đó vẫn có tình trạng lợi dụng các lễ hội để thực hiện mê tín dị đoan; vì sao có những di tích lịch sử và cách mạng trọng điểm cần được ưu tiên nguồn kinh phí để trùng tu, thì lại dàn trải? vv và vv… Còn khá nhiều ví dụ tương tự đã và đang diễn ra trên nhiều lĩnh vực cụ thể của văn hóa. Nếu nhìn nhận nghiêm túc theo tinh thần Nghị quyết 33 thì đời sống văn hóa tinh thần ở miền xuôi và miền núi vẫn còn khoảng cách; nhưng ngay các địa phương có kinh tế phát triển thì các cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa vẫn chưa đáp ứng yêu cầu hưởng thụ tối thiểu của số đông các tầng lớp nhân dân. Một thực tiễn ai cũng thấy là, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh được coi là hai trung tâm văn hóa lớn của cả nước, nhưng mấy thập niên qua đã xây mới được bao nhiêu nhà hát và các trung tâm biểu diễn nghệ thuật đúng tầm? Khi tìm nguyên nhân, ai cũng đổ lỗi do cơ chế, chính sách, song thử hỏi điều đó có phải từ ‘trên trời rơi xuống”, hay do chính con người thực thi theo nhiệm vụ được giao? Vì vậy, xuất hiện tình trạng “ông chão bà chuộc”, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, “lực lượng đông mà không mạnh”… Đã đến lúc, cần dóng tiếng chuông cảnh báo về sự hẫng hụt cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ làm công tác chỉ đạo và hoạch định chính sách cụ thể; từ đó tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, sắp xếp đội ngũ thực thi sao cho “tròn vai, đúng vai”…

4. Từ đường lối, chủ trương đúng, đến tổ chức triển khai có hiệu quả trong cuộc sống, là một quá trình. Đã từ lâu ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương… đều xuất hiện “điểm nghẽn’ trong bước thứ hai này. Nguyên nhân chủ quan, khách quan đều có, nhưng suy cho cùng vẫn chủ yếu thuộc về con người đang đảm nhiệm các công việc của văn hóa. Có một thực tiễn là, nghị quyết khẳng định vị trí của văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội, nhưng khi bố trí, lựa chọn, sắp xếp cán bộ để làm văn hóa thì không theo tinh thần đó. Trong dư luận vẫn còn phảng phất câu có tính tổng kết “tiến vị bộ, thoái vị ban”; còn trong lĩnh vực văn hóa, không ít người khi được phân công về đây thì mặc cảm cho rằng, “chuột chạy cùng sào”, tự nhắc mình ráng sức chấp nhận một thời gian để chờ “cơ hội thoát ra”! Vậy là có vấn đề tư tưởng và tổ chức chưa từng trùng khớp – mà hiện tượng đó đều do con người gây ra; và vì vậy, khi triển khai thực hiện thì gặp trục trặc này, trục trặc khác, do chính người có trách nhiệm thực thi chưa có tâm trạng thoải mái. Và một khi những cơ chế, chính sách cũ chưa được cấp có thẩm quyền “cởi trói” thì dễ đổ lỗi cho “khách quan”! Vậy làm sao có thể làm tốt phương châm: “Tư tưởng – văn hóa phải đi trước, mở đường”; còn Bác Hồ ngay sau một năm lập nước đã mở Hội nghị văn hóa toàn quốc, nêu ra nhiệm vụ: Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi!

Tóm lại, văn hóa có sứ mệnh vẻ vang là đào luyện những con người Việt Nam với 7 đặc tính cơ bản như đã nêu trong Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành TW khóa XI. Ngược lại, chính con người đang biến những điều căn cốt ấy thành hiện thực cuộc sống, tạo nền tảng tinh thần vững chắc để đồng hành cùng kinh tế, chính trị, xã hội thúc đẩy đất nước phát triển bền vững. Từ thực tiễn trong hai năm qua, nhất là khi đại dịch COVID-19 hoành hành, chúng ta càng nhận rõ hơn “sức mạnh mềm” của văn hóa trong việc góp sức tạo sự đồng thuận xã hội, bồi đắp lòng yêu nước, nghĩa đồng bào, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chung lòng, hợp sức ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch và thiên tai hung dữ. Hơn bao giờ hết, chúng ta càng thấm thía nhiệm vụ vẻ vang của văn hóa là tham gia phát hiện, cổ vũ, xây đắp KHÁT VỌNG và BẢN LĨNH của con người Việt Nam, đã và đang vượt lên những thử thách nghiệt ngã của tình hình mới trong và sau địa dịch, bồi đắp ý chí kiên định và sự vững tin vào công cuộc phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội, tiếp tục đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN thân yêu./.

 

Xuất hiện một số cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng

 


“Thực tế hiện nay xuất hiện một số cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, xa rời quần chúng, thậm chí phủ nhận, hạ bệ Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Sau Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương ký ban hành Quy định số 37-QĐ/TW về 19 điều đảng viên không được làm, thay cho Quy định số 47-QĐ/TW (ban hành năm 2011). 

Một trong hai điều hoàn toàn mới tại Quy định số 37 đó là “Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; “tư duy nhiệm kỳ”, đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng”.

Đảng viên không được xa rời nền tảng tư tưởng của Đảng

Theo PGS.TS Bùi Đình Phong (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), từ Đại hội lần VII (6/1991) đến nay, Đảng ta đều khẳng định sự nghiệp cách mạng, đường lối đổi mới của Đảng dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Sự khẳng định đó nói lên ý nghĩa to lớn, giá trị vững bền của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng nước ta và thực tế nền tảng tư tưởng của Đảng đã mang lại những thành tựu cách mạng to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong 35 năm đổi mới đất nước.

 Tuy nhiên, thực tế hiện nay xuất hiện một số cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, xa rời quần chúng, thậm chí phủ nhận, hạ bệ Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Cùng với đó, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp.

Nhiều tổ chức Đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; việc đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén, hiệu quả chưa cao.

Đại hội XIII của Đảng cũng đã khẳng định phải tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

“Việc bổ sung quy định cấm đảng viên phản bác, phủ nhận, xuyên tạc Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là rất đúng, để làm sao cán bộ, đảng viên có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như mục tiêu con đường đi lên CNXH ở nước ta. Nếu không quy định cấm thì cán bộ có thể sẽ xa rời lý tưởng của Đảng, bởi đó là bước ngắn, thậm chí rất ngắn đi đến tiếp tay, cấu kết với các thế lực thù địch phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc” – ông Bùi Đình Phong cho biết.

Nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân là gốc “đẻ” ra các thứ bệnh nguy hiểm như tham ô, lãng phí, tham nhũng, quan liêu, xa dân, ông Bùi Đình Phong cho rằng, đây là căn bệnh cần phải kiên quyết chống, cần phải quét sạch trong toàn Đảng. Bản chất chủ nghĩa cá nhân là lối sống thực dụng, tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân, việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể, miễn là “mình béo, mặc thiên hạ gầy”. Do đó phải kiên quyết đấu tranh quét sạch chủ nghĩa cá nhân trong toàn Đảng, nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đấu tranh với những biểu hiện lệch lạc về tư tưởng trong mỗi đảng viên.

“Bây giờ chúng ta tập trung “đánh” vào sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, coi đó là cái gốc. Nếu không đánh, không diệt được nó thì tham nhũng kinh tế vẫn còn”.

Ông Bùi Đình Phong nói như vậy và nhấn mạnh Quy định 37 là khung tiêu chuẩn định hướng hành vi để đảng viên nêu cao tính tiền phong gương mẫu trong sinh hoạt Đảng cũng như thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Quy định này là căn cứ, cơ sở quan trọng để tổ chức Đảng kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm của cán bộ, đảng viên, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên. Đảng viên vi phạm quy định này phải được xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

“Đối với cán bộ, đảng viên, mọi thứ đều phải ngấm vào máu thịt, biến thành hành động cụ thể. 19 điều hay bao nhiêu điều chỉ là con số cụ thể, quan trọng là bản thân mỗi người nhận thức đúng các biểu hiện xấu xa, tiêu cực và biết chống nó như thế nào mới là điều quyết định” – ông Bùi Đình Phong nhấn mạnh.

Quy định 37 mang tính kế thừa và bổ sung

Ông Vũ Văn Phúc – Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho biết, ở Quy định số 37, Trung ương kế thừa cơ bản nội dung còn phù hợp, đồng thời bổ sung một số nội dung đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII, XIII.

Như Quy định 08 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; Quy định 205 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; Kết luận số 14 ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung… đều được cụ thể hóa thành các điều đảng viên không được làm.

“Quy định 37 đã tổng hợp tất cả quy định của Đảng ta trở thành hệ thống các điều đảng viên không được làm, đồng thời phát huy vai trò nêu gương thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và nghĩa vụ chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước của đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý, người nào có trách nhiệm càng cao thì càng phải nêu gương” – ông Vũ Văn Phúc nhấn mạnh.

Để Quy định sớm đi vào cuộc sống, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền để có sự thống nhất cao trong Đảng cũng như sự đồng thuận trong xã hội để nhân dân góp phần vào công tác xây dựng Đảng.

Để thực hiện Quy định 37, toàn Đảng, toàn dân, toàn hệ thống chính trị cần phải có quyết tâm chính trị rất cao để thực hiện trong thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, Nhà nước cần thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách để cán bộ, đảng viên chấp hành một cách nghiêm túc.

“Để Quy định của Đảng sớm đi vào cuộc sống, trước hết cán bộ, đảng viên phải nêu gương, đặc biệt là đảng viên giữ cương vị càng cao thì càng phải nêu gương. Người nào mắc vi phạm, khuyết điểm cần được xử lý nghiêm minh, không có “vùng cấm”, không có ngoại lệ” – ông Vũ Văn Phúc cho biết./.

 

30/10/21

LỜI CẢNH TỈNH TỪ VỤ ÁN TRƯƠNG CHÂU HỮU DANH VÀ NHÓM “BÁO SẠCH”

 


14 năm 6 tháng tù là tổng mức án mà Tòa đã tuyên với Trương Châu Hữu Danh và các bị cáo trong nhóm “báo sạch” về tội danh "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích, Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo khoản 2, điều 331 Bộ luật Hình sự. Đây là lời cảnh tỉnh đối với những kẻ coi thường pháp luật, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của các tổ chức, cá nhân và nhằm trục lợi cá nhân.

Ở Việt Nam, pháp luật khuyến khích báo chí, người dân phản ánh, lên tiếng những vấn đề bức xúc trong xã hội hay tố giác những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Nhưng việc làm này cũng cần tuân thủ pháp luật, nội dung phản ánh phải khác quan, trung thực không xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Và trong vụ án nhóm “báo sạch”, Trương Châu Hữu Danh đã lợi dụng “phản biện”, “lên tiếng” những vấn đề xã hội quan tâm với ý đồ, động cơ cá nhân, trục lợi.

Lập nhóm “Báo sạch” nhưng những bài viết của Trương Châu Hữu Danh và đồng bọn không hề sạch chút nào. Chiêu trò để thu hút dư luận của nhóm “Báo sạch” tung ra nhiều bài viết xoáy vào những vấn đề nóng mà xã hội đang quan tâm như vụ án Hồ Duy Hải, Trường đại học Tôn Đức Thắng, cưỡng chế tại Gia Trang Quán… Thông qua mạng xã hội, nhóm “Báo sạch” đã tung ra nhiều bài viết, video sử dụng thông tin chưa được kiểm chứng, không đúng sự thật, tiêu cực, một chiều, lồng ghép nhận định, suy diễn chủ quan, gây hiểu lầm trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân.

Sự nghiêm minh của pháp luật trong vụ án Trương Châu Hữu Danh và đồng bọn chính là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh với những kẻ đang bất chấp pháp luật, lợi dụng quyền tự do, dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí để xâm phạm đến lợi ích của tổ chức, cá nhân, của Nhà nước hay vì các động cơ cá nhân nhằm trục lợi khác.

 

29/10/21

SƯ HI SINH THẦM LẶNG ĐẦY LỚN LAO

 


Đại dịch Covid 19 vẫn đang là một nỗi lo chung của nhân loại, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ. Từ những làn sóng bùng dịch trở lại, là một cuộc chiến “hết sức” mình, “đương đầu” với con virus. Không lúc nào như lúc này, toàn dân, toàn quân mình đoàn kết hết mình dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Trong đó, lực lượng tuyến đầu phải làm việc, chiến đấu không ngừng nghỉ để mong rằng cuộc chiến này sẽ bị dập tắt.. Dù bao khó khăn, gian khổ, nhưng những “chiến sỹ áo trắng” vẫn lao vào “cuộc chiến” với tâm thế sẵn sàng và một trái tim nhiệt huyết nhất vì người dân và đất nước. Nhiều tấm gương sáng nổi bật và điển hình làm ta càng thấy sự hi sinh đến nhường nào.

Chẳng ai có thể xa lạ với cái biệt danh “Bác sĩ 91” của BS.CK2 Trần Thanh Linh - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu trong ngành y học nước nhà. Từ những dấu ấn cứu sống bệnh nhân phi công Anh cho đến đương đầu với những tâm dịch, không quản ngày đêm, từ Bắc vào Nam. Từ những cuộc chiến ở các tỉnh phía Nam dần dần cơ bản đã được khống chế, mọi hoạt động đã đi vào cuộc sống bình thường. Rời xa các địa điểm này, tưởng chừng như a sẽ được trở về đoàn tụ với gia đình sau nhiều ngày xa cách. Thế nhưng, bằng sự hi sinh và tình yêu thương của mình không cho phép anh làm vậy. Anh đã tiếp tục lên đường đến Đắk Lắk hỗ trợ chống dịch.

Anh chia sẻ: "Bác sĩ giờ cũng có thể làm công việc của điều dưỡng, điều dưỡng thì làm cả công việc của hộ lý, không phân biệt là nhiệm vụ của người nào với người nào nữa, hỗ trợ được với nhau thì hỗ trợ. Có những lúc báo động bệnh nhân trên lầu ngưng thở, chúng tôi cùng chạy lên. Bây giờ là thành một khối, làm sao giảm thiểu được, có gắng gồng gánh với nhau mà làm". Cuộc chiến cứ kéo dài, anh chinh chiến từ Bắc đến Nam, mái tóc anh đã bạc thêm nhưng anh không hề gục ngã bởi còn rất nhiều người cần anh.

Anh còn là đại diện cho những y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Không có họ thì các hoạt động cơ bản của đất nước sẽ không thể diễn ra bình thường, các nhu cầu thiết yếu của người dân không thể được đáp ứng. Sự hy sinh của họ thật đáng quý! Chỉ mong cuộc chiến này sẽ kết thúc, cuộc sống sẽ diễn ra bình thường. Họ sẽ trở về gia đình đoàn tụ.

 

MỘT DÂN TỘC MÀ QUÊN ĐI LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC, ĐÓ LÀ MỘT DÂN TỘC CHẾT VÀ KHÔNG CÓ TƯƠNG LAI

 


Lịch sử là một phần của quá khứ, là những minh chứng hào hùng cho quá trình dựng nước và giữ nước của một quốc gia – dân tộc. Đó là một phần trong cuộc sống mà mỗi chúng ta không bao giờ có thể quên và thậm chí không được phép quên đi. Việt Nam chúng ta để có được như ngày hôm nay là nhờ một phần vào lịch sử và giữ gìn lịch sử. Chính vì thế, thế hệ trẻ ngày hôm nay phải có trách nhiệm hơn nữa và thấm thía về những giá trị mà lịch sử mang lại.

Chúng ta có thể không giỏi Lịch sử nhưng chúng ta nhất định không được quên lịch sử quốc gia – dân tộc mình. Việt Nam phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ từ những thửa ban sơ dựng nước và giữ nước. Quá trình đấu tranh đầy gian nan, thử thách chống lại các cường quốc Pháp, Nhật, Mỹ. Lịch sử của chúng ta chính là sự vinh quang của một dân tộc luôn biết ngẩng cao đầu, là sự nhục nhã của quân thù xâm lược. Và để có được cuộc sống như hiện tại thật quả là không hề dễ dàng. Không biết bao nhiêu máu, nước mắt, mồ hôi đã đổ xuống để đổi được sự yên bình, ổn định; đó còn là bóng dáng của tổ tiên, lớp lớp người đi trước truyền lại cho thế hệ đi sau!

Thật vậy mà một thực trạng đang đặt ra đối với một bộ phận lớp trẻ là quên đi lịch sử của dân tộc mình mà tiếp thu đi những văn hoá, lịch sử của phương Tây. Hay là coi nhẹ môn học “Lịch sử” xem đó là những môn học phụ trong quá trình học tập. Đó thật sự là một nỗi đau, nỗi buồn cho cả một thế hệ. Một dẫn chứng cho thấy, thời gian qua đang bàn tán về vai trò và tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử. Hôm nay, mình trao đổi với các bạn về cái nhìn Lịch sử dưới con mắt quân sự – Đó là 1 tràng dài những chiến công bất tận của 1 dân tộc vĩ đại!

Lịch sử là phần hồn của một dân tộc, mất lịch sử là mất tất cả, là một dân tộc chết và không có tương lai. Đó là một dấu hỏi lớn và yêu cầu cần đặt ra đối với trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày hôm nay.

 

28/10/21

NHỮNG BÓNG ĐEN NHÂN CÁCH


Đến sáng ngày 25/10, hơn 700 người dân sống ở huyện Hóc Môn, TPHCM đã liên hệ với chính quyền để trả lại tiền hỗ trợ đợt 3 sau khi bị địa phương phát hiện nhầm diện đối tượng. Trong số này, nhiều trường hợp được cho là khai không trung thực; khai nhiều lần, ở nhiều nơi khác nhau; lợi dụng trẻ dưới 14 tuổi chưa có căn cước công dân để khai nhiều lần; ghi sai số chứng minh nhân dân để phần mềm không phát hiện... Nhiều người hưởng lương, đóng bảo hiểm xã hội vẫn nhận hỗ trợ.

Họ gọi đó là “nhận nhầm” và có thể một số người nhầm thật.

Nhưng cũng có thể nhiều người thiếu thốn. Thứ họ thiếu đó là nhân cách.

Đến nay, theo thông tin nắm được, ngoài các trường hợp chủ động trả lại tiền vẫn còn rất nhiều người "nhận nhầm" chưa có phản hồi.

Được biết, gói hỗ trợ thứ 3 được TPHCM thông qua hồi cuối tháng 9, với kinh phí 7.300 tỷ đồng, giúp đỡ 7,3 triệu người khó khăn do Covid-19, bị mất việc làm, không còn nguồn thu nhập nào khác. Khác những đợt trước, lần hỗ trợ này không tính theo hộ mà theo nhân khẩu. Mỗi người nhận một triệu đồng không phân biệt thường trú, tạm trú hay lưu trú.

Thật đáng buồn và khó đổ lỗi cho bất kỳ ai.

Chỉ biết là giữa xã hội đầy lòng tốt, vẫn không ít những bóng đen nhân cách. Chúng khiến môi trường sống trở nên đầy rẫy nghi ngờ và dối trá. Nhiều người vẫn đang hy vọng về gói hỗ trợ thứ 3 mà đâu biết rằng, thứ đáng lẽ là của họ, đã bị “nhận nhầm”, thậm chí “nhận nhầm” nhiều lần.

Hành động đó không chắc khiến những kẻ đó giàu hơn. Nhưng chắc chắn khiến họ nghèo đi. Sự “nghèo” về nhân cách thật khó mà “giàu lên” được.

Chia sẻ một câu chuyện để chúng ta có cái nhìn đa chiều về xã hội này. Để cùng nhau tự nhìn lại mình và sống tốt hơn.

Có trách nhiệm với xã hội. Đôi khi không hẳn đã là cống hiến điều gì to tát. Mà đơn giản chỉ là đừng làm điều gì sai.

 


CÒN BAO NHIÊU "TỊNH THẤT BỒNG LAI" ĐANG TỒN TẠI


Mấy ngày nay, câu chuyện "Tịnh Thất Bồng Lai" đang gây xôn xao cộng đồng mạng, khiến hầu hết mọi người bất bình vì những khuất tất đằng sau một cơ sở lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để kiếm tiền bất chính, thông qua đánh vào lòng thương của người khác.

Bằng những chiêu trò "truyền thông bẩn" qua mạng xã hội, kết hợp với việc đưa nhiều thành viên trong cơ sở (thực chất là thành viên trong gia đình) tham gia các gameshow truyền hình, đơn cử như 5 tiểu hòa thượng trong Thách Thức Danh Hài để đánh bóng tên tuổi của tu viện này, khiến cái tên Tịnh Thất Bồng Lai nổi như cồn trên mạng xã hội. Để thu hút được sự đóng góp của cộng đồng, rất nhiều câu chuyện bi thương được tô vẽ, từ số phận của các em bé mồ côi sống trong tu viện, đến tấm lòng như bồ tát của ông Lê Tùng Vân cưu mang các em….

Và sự thật khiến không ít người ngã ngửa. Chính quyền tỉnh Long An từng công bố kết quả điều tra đối với "Tịnh thất Bồng Lai" và sau này đổi tên thành "Thiền am bên bờ vũ trụ". Cơ quan chức năng khẳng định, đây là tụ điểm lợi dụng tôn giáo, danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi để trục lợi từ hoạt động từ thiện. Thực chất, "Tịnh thất Bồng Lai" không phải là tu viện hợp pháp do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An quản lý. Những người sống, sinh hoạt ở đó không phải là tu sĩ Phật giáo.

Cơ quan chức năng khẳng định, qua xét nghiệm ADN, những người sinh sống trong Tịnh Thất Bông Lai phần lớn có quan hệ huyết thống, là con ruột, cháu ruột của ông Lê Tùng Vân chứ không mồ côi, không nơi nương tựa. Và họ lợi dụng hoạt động tôn giáo, lợi dụng danh nghĩa trẻ mồ côi để trục lợi từ thiện. Từ đó nhiều năm qua, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đã gửi nhiều khoản từ thiện tiền bạc, vật chất về nơi này.

Câu chuyện khoác áo tôn giáo để kêu gọi từ thiện không chỉ có riêng ở Tịnh Thất Bồng Lai mà còn ở nhiều nơi khác, dưới những chiêu trò khác nhau. Hi vọng rằng, cơ quan chức năng sớm vào cuộc để nhanh chóng ngặn chặn những kẻ xấu xa như Lê Tùng Vân, không để chúng ung dung tồn tại để lừa gạt người khác.

 


TỪ THIỆN MANG ĐẾN MỘT XÃ HỘI TỐT ĐẸP HƠN

 


Xã hội còn từ thiện, đó là xã hội còn lòng trắc ẩn và tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Không phải ai sinh ra cũng đã có cuộc sống thuận lợi. Và cũng không phải ai cũng đủ sức vượt qua khó khăn, hoạn nạn mà không có sự giúp đỡ của người khác. Từ thiện vốn mang một ý nghĩa thật tốt đẹp và nhân văn. Góp phần mang đến một xã hội hạnh phúc hơn.

Cũng chính vì vậy, để minh bạch hoá và giúp các cá nhân, tổ chức thực sự có tâm tham gia từ thiện đúng cách, ngày 27/10, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Nghị định có hiệu lực từ ngày 11/12/2021.

Tôi rất quan tâm đến Nghị định. Mong muốn có một văn bản chính thống quy định về điều này. Để đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức và những cá nhân, tổ chức khác có tâm với xã hội tham gia từ thiện đúng cách. Đồng thời, cũng là để hạn chế những sơ hở mà một số cá nhân hay tổ chức nào đó có thể lợi dụng thực hiện hành vi sai trái. Và không chỉ vậy, việc ban hành Nghị định còn góp phần định hướng một số kẻ chỉ biết dựa vào những ngôn từ chợ búa để làm loạn xã hội. Nếu phát hiện tiêu cực trong hoạt động từ thiện, hãy lên án đúng cách như những con người văn minh trong xã hội thượng tôn pháp luật này.

“Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện và tổ chức vận động đóng góp tự nguyện; phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái”. Đó là nguyên tắc đầu tiên trong hoạt động từ thiện được nêu ra. Nguyên tắc đó khẳng định tính nhân văn, tiến bộ của hoạt động từ thiện. Tất nhiên hoạt động từ thiện phải đảm bảo minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật.

Có thể nói, Nghị định mang đến sự minh bạch trong hoạt động từ thiện; song cũng không kìm hãm hoạt động tốt đẹp và nhân văn này. Đó là ý nghĩa tiến bộ xuyên suốt của Nghị định.

Mong muốn rằng trong một xã hội đang dần văn minh hơn, con người trong xã hội đó cũng vậy.

Từ thiện mang đến một xã hội tốt đẹp hơn. Và từ thiện đúng cách giúp cho những giá trị tốt đẹp đó được lan tỏa gấp nhiều lần.

Nếu xã hội không còn từ thiện. Đó sẽ là xã hội của sự vô cảm và bất hạnh.

 

HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA

 


Từ lâu, chiêu mộ nhân tài và thu hút nhân tài là hai vấn đề đáng được quan tâm nhất. Bởi lẽ, chúng ta đã xác định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Những người tài đều là những “tài sản” quý giá, góp phần sự “hưng- thịnh” của một đất nước. Và Việt Nam chúng ta đã và đang làm tốt những vấn đề này nhưng vẫn còn nhiều điều đáng suy ngẫm.

Từ những triều đại xa xưa, ông cha ta đã nhận định được vai trò, vị trí của người tài. Và trong giai đoạn hiện nay cũng vậy, nhân tài luôn được trọng dụng và đãi ngộ rất tốt. Nhưng, một vấn nạn “chảy máu chất xám” vẫn đang còn tồn tại và chưa thể giải quyết một cách triệt để. Điển hình là chương trình Đường lên đỉnh Olympia, chúng ta tự hào không? Tự hào chứ! Vì người Việt mình giỏi, thậm chí rất giỏi. Nhưng việc trọng dụng và chính sách thu hút của mình vẫn chưa thật sự hiệu quả. 22 năm trôi qua, nhưng các nhân tài luôn chọn ra những vùng đất mới – phương Tây nơi có những điều kiện thuận lợi để học tập và nghiên cứu. Nhưng, chỉ có một duy nhất Phạm Phương Thảo là trở về Việt Nam để làm việc. Số còn lại đều là thần tử của nước Úc. Và có người đã nêu ý kiến rằng, chúng ta đang nuôi nhân tài để cho nước Úc, một câu hỏi lớn đang là vấn đề cần quan tâm.

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, khi mà các em lựa chọn học tập ở những vùng trời mới, nơi có những điều kiện thuận lợi thì là rất chính đáng và không thể trách được ai. Thế nhưng, những chính sách chiêu mộ và đãi ngộ nhân tài của nước ta vẫn chưa đáp ứng và phát huy được hết mọi khả năng của các thí sinh. Thì vốn dĩ, việc không quay trở về là điều dĩ nhiên. Một chương trình chiêu ngộ, tuyển chọn nhân tài nhưng lại là một nỗi đau, một khuyết điểm lớn. Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta cần phải có chính sách phù hợp để vấn nạn “chảy máu chất xám” được giải quyết một cách hiệu qủa nhất góp phần vào sự phát triển của đất nước Việt Nam

 

CÁI KẾT CỦA ĐÁM KỀN KỀN "TRUYỀN THÔNG BẨN"


Trương Châu Hữu Danh và nhóm Báo Sạch đã phải nhận một cái kết xứng đáng cho những hành động của mình. Kết thúc phiên tòa xét xử, một bản án nghiêm minh dành cho từng bị cáo: Trương Châu Hữu Danh 04 năm 06 tháng tù; Nguyễn Phước Trung Bảo 02 năm tù; Lê Thế Thắng 03 năm tù; Nguyễn Thanh Nhã 02 năm và Đoàn Kiên Giang 03 năm tù với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích NN, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 BLHS. Ngoài ra, các bị cáo Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Phước Trung Bảo, Nguyễn Thanh Nhã và Đoàn Kiên Giang cũng bị tòa tuyên cấm hành nghề báo chí thời hạn 3 năm, kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù.

Một kết cục xứng đáng và không thể khác được của một đám kền kền mang danh nhà báo, lợi dụng truyền thông bẩn để kiếm tiền bất chính. Nếu ai từng quen biết Danh hay đơn giản chỉ theo dõi anh này trên mạng xã hội, mới thấy rõ được sự vô pháp, vô thiên của Danh và đồng bọn. Lợi dụng những vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của dư luận như vụ án Hồ Duy Hải, BOT,… luôn mượn danh công lý để phán xét vô căn cứ, thậm chí bịa đặt thông tin để lèo lái dư luận, khiến người dân mất niềm tin vào chính quyền, các cơ quan tư pháp và cán bộ công chức. Và rồi, lợi dụng chính những làn sóng căm phẫn của người dân để gây sức ép với quan chức và doanh nghiệp, nhằm kiếm về những "hợp đồng truyền thông" béo bở, mà bất cứ ai nhìn vào cũng hiểu bản chất những hợp đồng này chính là tiền hối lộ, "bôi trơn" để các cá nhân, tổ chức không xuất hiện trên facebook của Danh và fanpage Báo Sạch. Một thủ đoạn tinh vi, mang lại hàng tỷ đồng bất chính cho Danh và đồng bọn.

Trương Châu Hữu Danh không phải là kẻ khởi đầu, nhưng là kẻ làm tốt nhất chiêu trò "truyền thông bẩn" mà không ít nhà báo biến chất đã sử dụng trong thời gian qua. Bản án mà y và đồng bọn nhận được là xứng đáng, đồng thời cũng là hồi chuông cảnh báo cho các nhà báo, đừng vì tiền bạc, vật chất mà bẻ cong ngòi bút, làm ô danh nghề nghiệp "nhà báo cách mạng" mà mình theo đuổi.

 


ĐÃ ĐẾN LÚC FACEBOOK PHỤC VỤ VÌ NGƯỜI DÙNG

 


Thông tin Zuckerberg đã đích thân ký cam kết với chính phủ Việt Nam để hạn chế những bài viết được gọi là "chống nhà nước" đang được lan truyền rộng rãi trên mạng. Trong khi các đối tượng chống đối, các tổ chức phản động lưu vong cứ sôi sùng sục lên thì cư dân mạng Việt Nam lại tỏ ra khá bình thản vì một sự việc đương nhiên nó sẽ xảy ra và đáng ra nó phải xảy ra sớm hơn.

Trong khoảng thời gian gần đây, Facebook đã chịu khá nhiều điều tiếng vì chăm chút việc thu hút lợi nhuận mà bỏ quên sự an toàn của người dùng, để Facebook trở thành mảnh đất màu mỡ cho tin giả, tin xấu độc tràn lan. Đối với người dùng Việt Nam cũng không phải ngoại lệ khi bên cạnh những tin giả thì từ lâu, Facebook đã trở thành công cụ hữu hiệu để các thế lực bên ngoài chống phá và các đối tượng chống đối bên trong kiếm tiền. Vì vậy, việc Facebook tuyên bố hạn chế các bài viết chống Nhà nước Việt Nam thực sự là một tin sốc khi nó có thể sẽ làm mất công cụ chống phá và kiếm tiền của không ít con người.

Có thể nói, việc Facebook đưa ra quyết định trên là một thông tin tích cực đối với cư dân mạng Việt Nam khi Facebook đã xác định rõ đối tượng phục vụ của mình là ai. Chắc hẳn, 1 cư dân mạng, 1 công dân ở Việt Nam sẽ không thích thú và không quan tâm trước các thông tin chống phá và xuyên tạc của các thế lực thù địch. Và vì vậy, sự kiểm soát của Facebook không phải chỉ là yêu cầu từ phía chính quyền Việt Nam mà còn là chính từ phía những người dùng Facebook trong nước.

Trước Facebook, Google hay Youtube đã hợp tác với các cơ quan chức năng Việt Nam trong phòng, chống các thông tin sai trái, xấu độc trên các trang mạng xã hội. Giờ đây các công ty công nghệ khi thâm nhập vào các thị trường khác nhau đều sẽ phải ý thức chấp hành quy định pháp luật của nước sở tại cũng như dần phải ý thức rằng tự do ngôn luận không đồng nghĩa với sự bừa bãi thông tin.

Cho nên chẳng ai ấn tay để Zuckerberg ký vào quyết định xóa bỏ các thông tin xấu độc chống lại Nhà nước Việt Nam mà đó chính là xuất phát từ nhu cầu chính đáng cùa người sử dụng mạng xã hội Facebook của Việt Nam.

 

26/10/21

LẬT MẶT NHANH NHƯ NGUYỄN XUÂN DIỆN

 


Trong bối cảnh dịch bệnh đang có chiều hướng gia tăng ở nhiều địa phương, đến chiều nay có tới 53 tỉnh có dịch, nhiều anh dân chủ lại quay ngoắt thái độ, chê bai chính sách "sống chung với Covid" của Chỉnh phủ, quay lại đòi siết chặt các biện pháp như trước đây. Điển hình là anh Xuân Diện "Hán Nôm", đòi cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế. Nguyên văn bài viết trên trang cá nhân của anh như sau: "Dịch đang lan rộng, sang giai đoạn mới, phải thay đổi chiến thuật; đề nghị thay Bộ trưởng Y tế để việc chống dịch hiệu quả".

Nhưng mấy ai biết, cách đây mấy ngày, Nguyễn Xuân Diện lại là kẻ tích cực nhất trong việc ủng hộ việc nới lỏng giãn cách xã hội, phản đối việc cách ly tập trung với người từ vùng dịch về. Thậm chí, khi thành phố Hà Nội có chủ trương dán biển cảnh báo trước cửa nhà những người từ vùng dịch này, anh còn đăng ảnh chế với nội dung chính sách này vi phạm quyền con người. Chính Diện cũng là kẻ tiên phong sử dụng trang mạng xã hội để kích động dư luận phản đối việc các địa phương có chủ trương kiểm soát và cách ly người trở về từ Thành phố Hồ Chí Minh. Và y cũng là kẻ tự vỗ ngực cho rằng chính nhờ lời khuyên của mình mà Bí thư Hà Nội phải thay đổi chính sách, mở cửa lại cửa hàng và giao thông đi lại cho người dân.

Ấy vậy mà, khi dịch bệnh có dấu hiệu phải triển, lan rộng trên nhiều tỉnh thành, y lại đòi phải thay đổi chiến thuật, thậm chí, cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế - người mà có những đóng góp lớn với thành công trong việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong thời gian vừa qua.

Đúng là suy nghĩ của những "nhà chống dịch online", chuyên tát nước theo mưa, vuốt đuôi dư luận. Tài năng của các anh may chỉ có ngồi góc nhà bàn chuyện đại sự, chứ không may các anh trúng cử Đại biểu Quốc hội thì chắc chắn là tai họa của nước nhà rồi.

 

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm: Bài học từ lịch sử


Một khi lãnh đạo dám đứng ở “đầu sóng, ngọn gió” thì cán bộ, đảng viên bên dưới sẽ gạt bỏ được nỗi sợ trách nhiệm; dấn thân, sáng tạo, cống hiến và dám nghĩ, dám làm.

Đường dây siêu cao áp 500 KV và luật Doanh nghiệp năm 1999 là 2 dự án mang tính bước ngoặt gắn với hình ảnh của 2 cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải. Nó cho thấy, một khi lãnh đạo dám đứng ở “đầu sóng, ngọn gió” thì cán bộ, đảng viên bên dưới sẽ gạt bỏ được nỗi sợ trách nhiệm; dấn thân, sáng tạo, cống hiến và dám nghĩ, dám làm

“CẤP TRÊN DÁM LÀM, BẢO VỆ THÌ MÌNH CÒN SỢ GÌ”

Nhắc lại kỷ niệm với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông Trần Viết Ngãi (nguyên Phó ban Chỉ đạo dự án đường dây 500 KV, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN) nhớ như in, Tết Tân Mùi năm 1991 tại trụ sở Công ty điện lực 2 (72 Hai Bà Trưng, Hà Nội), Thủ tướng Võ Văn Kiệt gọi Bộ trưởng Năng lượng Vũ Ngọc Hải và một số cán bộ lên hỏi chuyện. Ông Kiệt nói: “Miền Bắc thừa điện, các chú có cách gì đưa điện từ Bắc vào Nam được không?”. Ông Hải báo cáo trên thế giới chỉ có đường dây 400 KV, dài nhất là 700 km, chưa nước nào làm đường dây 500 KV dài hơn 1.700 km.

Dù nhiều ý kiến phản đối nhưng với ý chí và quyết tâm cao độ, ông Kiệt ra “tối hậu thư” phải hoàn thành dự án bằng mọi giá trong thời gian 2 năm. Một thời hạn mà đội cán bộ trẻ như ông Hải, ông Ngãi… nghĩ đến thôi đã thấy sợ. Chưa kể, lúc đó đất nước còn nghèo, dự án hơn 5.700 tỉ đồng lấy đâu ra tiền; kỹ thuật của ngành điện thì chủ yếu làm thủ công bằng 2 bàn tay, làm gì có trực thăng, máy xúc, máy đào…

“Nếu lúc đó Thủ tướng Võ Văn Kiệt không quyết tâm làm tới cùng, thì có lẽ công trình đường dây 500 KV sẽ không bao giờ được thực hiện. Kể từ ý tưởng đến khi triển khai vấp phải rất nhiều ý kiến phản đối, thậm chí ngay trong Bộ Chính trị. Ông Kiệt vẫn rất kiên định. Tuần nào cũng họp giao ban, khó ở đâu gỡ ở đó. Chỉ đạo sát sao bất kể ngày đêm”, ông Ngãi hồi tưởng Sau 2 năm thi công thần tốc, đường dây 500 KV đã hoàn thành. Chiều 27.5.1994, Bộ trưởng Năng lượng Thái Phụng Nê báo cáo với Thủ tướng Võ Văn Kiệt: “Báo cáo anh Sáu (Sáu Dân, bí danh của Thủ tướng Võ Văn Kiệt), chiều nay chúng ta chính thức đóng điện”. Chiều hôm đó, ông Kiệt trực tiếp đến Trung tâm điều độ điện quốc gia (Bộ Năng lượng, số 18 Trần Nguyên Hãn) để kiểm tra tình hình. Ông Thái Phụng Nê nhớ lại, khi đó hòa điện mạch trên màn hình có 2 đường sáng đi loằng ngoằng, chập vào nhau nếu đứng là thành công, nhưng 2 lần chập vào lại nhảy ra. Đến lần thứ 3 thành công thì tất cả đều hò reo mừng rõ. Ông Kiệt cũng thở phào như trút bỏ được bao sức ép.

Ông Nê kể, rất nhiều chuyên gia và nhà khoa học phản đối vì cho rằng dự án bất khả thi, viển vông. Không thể cắm được cột trên các đỉnh núi cao, không thể hòa điện do lệch bước sóng… Quốc hội (QH), Bộ Chính trị cũng có nhiều ý kiến không thuận. Tại kỳ họp QH vào tháng 6.1993, Chủ tịch QH Nông Đức Mạnh chủ trì, các đại biểu vẫn chất vấn rất gay gắt các vấn đề xung quanh việc xây dựng đường dây 500 KV. Chủ tịch MTTQ Lê Quang Đạo hỏi ông Kiệt: “Anh làm có được Bộ Chính trị cho ý kiến không?”. Ông Võ Văn Kiệt trả lời: “Bộ Chính trị đã quyết định”. Ông Đạo hỏi lại: “Quyết định thì văn bản đâu?”. Lúc đó Bộ Chính trị không ra văn bản, ông Kiệt nói: “Tôi là đảng viên đảng cộng sản mà ý kiến của đồng chí Tổng bí thư giao cho tôi làm thì tôi chấp hành thôi”.

“Dự án đường dây 500 KV khi đó Bộ Chính trị không quyết định thì khó làm, nhưng cũng có những ý kiến không thống nhất, thành ra Bộ Chính trị không ra văn bản. Chuyện đó cũng là hết sức bình thường. Thủ tướng Võ Văn Kiệt quyết tâm làm và tuyên bố nếu không làm được sẽ từ chức. Đó là một hình ảnh mà bây giờ chúng ta cần phải noi gương về trách nhiệm người đứng đầu, bản lĩnh dám quyết định, dám chịu trách nhiệm”, ông Nê chia sẻ.

Nhớ lại chuyện này, theo ông Ngãi, khi đó trong Bộ Chính trị cũng có nhiều điều ra, tiếng vào. Một số nhà khoa học phản đối, gây ra mâu thuẫn, xích mích. Cũng có người bị kỷ luật, xử lý vì liên quan đến một số sai phạm.

Tôi hỏi ông, động lực ở đâu để cán bộ trẻ như ông dấn thân, cống hiến hết mình như vậy, ông Ngãi nói: “Phải có thủ trưởng giỏi, có tâm, có tầm và dám chịu trách nhiệm. Dự án này ý tưởng là của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông sát sao, quan tâm, thôi thúc và thương dân, thương lính. Động lực vì đất nước nghèo quá, dân khổ quá, mình lại là đảng viên thì phải xông pha vào trận địa. Cái cốt nhất là mình được tin tưởng nên thỏa sức cống hiến”.

Cũng có những cán bộ bị kỷ luật, ông không sợ à? Ông Ngãi khẳng khái: “Mình có ăn cướp, bòn rút gì của dân đâu. Hồi đó không có tệ tham nhũng, lừa đảo, con người sống thật thà lắm. Bên trên thì có ông Kiệt bảo vệ. Họp ông nói ai không làm, không đồng hành thì đứng sang một bên. Ông bảo đúng cứ làm, sai thì sửa không sợ gì hết. Trên đời này có ai làm đúng hoàn toàn đâu, trong tâm địa mình tốt là được. Tâm là trái tim, địa là tấm lòng, tâm hồn, trí tuệ, bản chất của mình. Mình làm không vụ lợi, động cơ trong sáng, không lừa đảo, tham nhũng, ăn cướp của dân thì không sợ gì cả”.

NGƯỜI LÃNH ĐẠO PHẢI ĐỨNG “ĐẦU SÓNG, NGỌN GIÓ”

Cả ông Ngãi và ông Thái Phụng Nê cho rằng, mình may mắn vì được “đứng cùng hàng ngũ” với những nhân vật của lịch sử như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Được truyền lửa, được bảo vệ, được tự do sáng tạo, thoải mái suy nghĩ. Đây cũng là lý do quan trọng mà theo ông, Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Muốn bảo vệ được cấp dưới, muốn họ không sợ trách nhiệm thì trước hết cấp trên, người đứng đầu phải dám đứng trước “đầu sóng, ngọn gió”, gánh vác, dám đột phá.

Tinh thần đột phá, cải cách của người đứng đầu không chỉ khiến cán bộ tự tin hơn, nhiệt huyết hơn mà còn giúp họ có tư duy sáng tạo. Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế T.Ư (CIEM), TS Nguyễn Đình Cung cũng hồi tưởng những tháng năm chấp bút cho bộ luật Doanh nghiệp (DN).

Vào những năm 1999, sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1997, ông cảm nhận được sự trỗi dậy mạnh mẽ về tư tưởng cải cách, đổi mới dưới thời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu và Thủ tướng Phan Văn Khải. Tinh thần đó đã giúp luật Doanh nghiệp 1999 tạo được bước đột phá lớn trong lịch sử, vai trò của DN tư nhân được khẳng định. Luật quy định DN được kinh doanh những gì nhà nước cho phép sang DN được kinh doanh những gì pháp luật không cấm, được quyền tự kinh doanh. Kết quả, DN tư nhân được giải phóng, hàng trăm nghìn DN được thành lập, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế.

Ông Cung nhớ lại, khi dự thảo luật được trình ra QH có rất nhiều ý kiến phản đối. Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Phan Văn Khải, cũng cho biết sức ép khi đó rất lớn đặc biệt khi triển khai luật, song thái độ của người lãnh đạo như ông Thủ tướng Phan Văn Khải rất mạnh mẽ nên những người phản đối cũng bị thuyết phục.

Ông Khải khi đó yêu cầu thành lập ngay tổ thi hành luật DN 1999. Cắt giảm một lúc hơn 100 điều kiện kinh doanh. Ông nói cần phải xóa bỏ giấy phép con, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh. Đến bây giờ, nhiều chuyên gia quốc tế khi đánh giá về quá trình 30 năm đổi mới của nước ta, họ vẫn cho rằng luật DN năm 1999 là cú hích, là sự đột phá lớn nhất mà VN có được về thể chế. Cũng nhờ sự cải cách thể chế thông qua cải cách luật pháp mà VN vừa có thêm động lực tăng trưởng mới cho DN tư nhân trong nước, vừa giúp đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

Bà Phạm Chi Lan cho rằng, từ những hình ảnh của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, có thể thấy Kết luận số 14-KL/TW có một điểm rất quan trọng là khi người lãnh đạo gạt bỏ được sự bảo thủ, sợ trách nhiệm, dám đổi mới thì chắc chắn cán bộ, cấp dưới sẽ tự tin để đột phá, dám nghĩ, dám làm. Bác Hồ đã dạy: “Tư tưởng bảo thủ như những sợi dây cột chân cột tay người ta, phải vất nó đi. Muốn tiến bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ dám làm”. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhiều lần nhấn mạnh cần phải kiên quyết chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng “phòng thủ”, “che chắn”, giữ “an toàn” trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Những ai có tư tưởng này thì hãy dẹp sang một bên cho người khác làm

 

 


25/10/21

NGUYỄN THỊ THU NHI – THÀNH CÔNG ĐẾN TỪ NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG

 


Nữ võ sĩ Nguyễn Thị Thu Nhi đã làm nên lịch sử cho boxing Việt Nam khi đánh bại đương kim vô địch người Nhật Bản Etsuko Tada vào chiều 23/10 để đoạt chiếc đai WBO thế giới hạng minimum tại Nhà thi đấu Ansan (Hàn Quốc).

Ấn tượng ban đầu của tôi về cô gái ấy, đó là sự thú vị. Tôi đã nghĩ: “Cô gái này thật mạnh mẽ. Cô ấy sinh ra là để dành cho boxing”.

Tôi đã dành thời gian để tìm hiểu thông tin về nhà vô địch thế giới này. Thật ngạc nhiên, cuộc sống trước khi đến với ánh hào quang của cô gái ấy không dễ dàng chút nào. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Thu Nhi đã phải rời An Giang lên TP.HCM từ khi còn rất nhỏ để ở cùng bà ngoại và làm đủ việc kiếm sống như đi bán vé số, phụ việc ở quán ăn...

Và rồi cơ duyên đến với Thu Nhi như vốn nó sinh ra để chờ cô gái ấy. Ban đầu Thu Nhi đến với võ thuật vì trường trung học có tổ chức lớp dạy để cộng thêm điểm thể dục – một lý do thật buồn cười mà cũng thật “thương”. Ở đây, thầy dạy võ đã phát hiện ra tố chất của Thu Nhi nên hướng cô sang boxing.

Cô gái mạnh mẽ ấy đã vượt qua những khó khăn, đau đớn, không chỉ trong tập luyện mà cả áp lực của cuộc sống cơm áo gạo tiền. Đã có lúc cô gái ấy định bỏ cuộc để kiếm sống. Nhưng không, niềm đam mê đã cho cô gái ấy sức mạnh.

Những bông hoa toả sáng sau những ngày giông bão luôn là bông hoa đẹp đẽ nhất. Thu Nhi là như vậy. Khó khăn không làm cô ấy lùi bước. Nó chỉ khiến cho thành công của Thu Nhi trở nên rực rỡ hơn mà thôi.

Trong niềm vui chiến thắng tại Hàn Quốc, Thu Nhi đã hướng về camera và hét lớn: "I’m from Vietnam" với mong muốn rằng "Tôi chỉ muốn hét lên để mọi người trên thế giới biết mình đến từ Việt Nam và các võ sĩ Việt Nam cũng có thể bước lên đài danh vọng thế giới".

Đọc những dòng tin ấy. Những cảm xúc trong tôi bỗng trào dâng mãnh liệt.

Tôi chợt hiểu rằng, đôi khi cống hiến cho đất nước, cho dân tộc, đơn giản chỉ là hãy cứ làm tốt công việc chính đáng của mình.

Những thành công của Thu Nhi đã góp phần xây dựng hình ảnh đẹp đẽ về một dân tộc kiên cường và đầy khát khao ý chí vươn lên.

 

NGUY CƠ BÙNG PHÁT DỊCH RẤT LỚN


Sau một thời gian nỗ lực, cố gắng với sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã kiểm soát được ở một số địa trọng điểm như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và một số địa phương khác. Tuy nhiên, sau khi nới lỏng giãn cách, số lượng lượng người đi lại từ vùng có dịch về các địa phương rất nhiều và đã xuất hiện các ổ dịch mà nguồn lây chủ yếu từ những người trở về từ các vùng dịch.

Mặc dù các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp phòng chống dịch nhưng các tỉnh như Phú Thọ, Thanh Hoá, Nam Định hay một số địa phương ở khu vực Tây Nam Bộ đã ghi nhận nhiều ca bệnh liên quan đến người trở về từ vùng dịch. Có thể thấy rằng nguy cơ bùng phát dịch là đang là rất lớn và dịch có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào nếu chúng ta lơ là, mất cảnh giác.

Đối với những trường hợp trở về từ những nơi có nguy cơ cao về dịch bệnh (Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An) thì không được có tư tưởng kỳ thị hay phân biệt nhưng cần có những biện pháp phòng ngừa sự lây lan, bùng phát của dịch bệnh. Đồng thời, những người trở về từ những địa phương này hãy tuân thủ những quy định về khai báo y tế, tự cách ly, xét nghiệm… để bảo vệ gia đình, người thân và xã hội.

Bên cạnh đó, nếu người dân có thái độ chủ quan, lơ là trong phòng dịch thì khi có một F0 trong cộng đồng, với chủng Delta sẽ rất dễ lây lan sang những người khác. Khi đó các cơ quan chức năng lại mất rất nhiều thời gian, công sức để tiến hành truy vết, bởi không biết ai tiếp xúc với ai. Và nếu để dịch bùng phát diện rộng thì các địa phương sẽ lại phải thực hiện giãn cách xã hội, sẽ gây tốn kém rất nhiều nguồn lực và ảnh hưởng kinh tế - xã hội, đời sống người dân.

Dịch bệnh Covid-19 có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, vì vậy những việc cần làm trong lúc này là:

1. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là và hãy tuân thủ nghiêm quy định về 5K. Ở những nơi có nguy cơ cao, chỉ ra đường để đi làm, đi mua đồ, đi chữa bệnh...

2. Chỗ nào còn đang vùng đỏ thì thực hiện nghiêm giãn cách vùng đỏ, không trốn phong toả, trốn cách ly.

3. Ai đã tiêm vaccine thì vẫn phải tuân thủ giãn cách như người chưa tiêm. Vì vaccine chỉ làm cho cơ thể ta khoẻ mạnh chứ không làm ta giảm khả năng trở thành trung gian lây bệnh cho người khác.

 


24/10/21

HÀ NỘI KHẨN TRƯƠNG LÊN KẾ HOẠCH TIÊM VẮC-XIN COVID19 CHO TRẺ

  


Thời gian qua, thông tin về việc Thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch tiêm vắc-xin cho trẻ em nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân Thủ đô. Nếu việc tiêm chủng được triển khai sớm, mức độ bao phủ vắc-xin ở Hà Nội được mở rộng thì việc trở lại học trực tiếp của học sinh các cấp sẽ được đảm bảo và ổn định hơn.

Trước diễn biến dịch covid-19 còn phức tạp, nhiều quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á cũng như một số quốc gia Đông Nam Á đã triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ em. Việc sớm triển khai tiêm chủng cho trẻ trước diễn biến dịch với sự xuất hiện của chủng Delta là rất cần thiết nhằm tăng miễn dịch cộng đồng cũng như bảo vệ sức khỏe trẻ em và sớm mở cửa trường học.

Là địa bàn có số lượng trẻ em đông, việc Hà Nội lên kế hoạch tiêm cho trẻ em ở các lứa tuổi với lộ trình phù hợp là rất kịp thời, chủ động. Trước đó, Bộ Y tế cũng đã đã chỉ đạo các địa phương mở rộng đối tượng tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người từ 12 đến 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp. Theo đó, trước hết có thể triển khai tiêm cho lứa tuổi 16-17 và hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương. Nếu các địa phương xây dựng được kế hoạch và chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết thì có thể việc tiêm chủng sẽ được bắt đầu trong những tháng cuối năm 2021.

Với sự chủ động, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch covid-19 trong điều kiện mới, trong đó có việc lên kế hoạch tiêm vắc-xin cho trẻ em, hy vọng các trường học ở Hà Nội sẽ sớm mở cửa trở lại để tổ chức học trực tiếp. Đây là mong mỏi của nhiều bậc phụ huynh sau khi học sinh phải học online trong thời gian dài từ cuối tháng 4/2021 đến nay.

 

23/10/21

HẾT THỜI CÁI NGHỀ GỌI LÀ “TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM”

 


Đã từng có một nghề đã từng rất “hot” ở Việt Nam đó là nghề “tù nhân lương tâm”. Từ những kẻ giỏi ăn vạ lề đường như Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương cho đến những kẻ đeo mặt nạ tri thức Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Đoan Trang… đều được khoác trên mình chiếc áo “tù nhân lương tâm”. Chắc hẳn kể ra cũng là một danh sách dài và điểm chung của những kẻ này là lười cống hiến, vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lợi ích quốc gia, dân tộc. Và đương nhiên chiếc áo “tù nhân lương tâm” mà những kẻ trên đang khoác là sự tô vẽ của đám các thế lực phản động, thù địch nhằm mục đích chống lại Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam.

Gọi là cái nghề “tù nhân lương tâm” bởi lẽ đây là nguồn thu chính của các đối tượng khi ngại lao động và làm những việc có ích cho xã hội. Nghiên cứu lại cái nghề “tù nhân lương tâm” của các đối tượng trên có một công thức chung kiếm tiền đó là càng chửi, càng xuyên tạc thì càng có tiền; càng vào tù chiếc áo “tù nhân lương tâm” càng đẹp. Đi theo đó là lời hứa của các thế lực phản động bên ngoài là các đối tượng sẽ được đến các miền đất hứa với những cam kết về “chiếc bánh vẽ” viển vông. Tuy nhiên, hiện nay, cái nghề “tù nhân lương tâm” đã về đúng vị trí thực của nó; những kẻ càng bấu víu vào chiếc áo này thì sẽ càng phải trả giá xứng đáng trước pháp luật Việt Nam và sự trả giá của lương tâm.

Chả nói đâu xa, chỉ vài ngày trước, Phạm Đoan Trang từng được tung hô “tù nhân lương tâm dũng cảm đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam” đã tiếp tục bị truy tố vì hành vi tuyên truyền chống Nhà nước. Có lẽ bây giờ, Phạm Đoan Trang nên nhìn lại vị trí của mình là phạm nhân chứ không phải “tù nhân lương tâm” được tô vẽ mà cải tạo cho tốt, không cái mác phạm nhân sẽ đi cùng đến thời khắc xuống lỗ. Bởi lẽ, pháp luật không cho phép những kẻ đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Hay những hình ảnh mới đây của những kẻ đã từng được gọi là “tù nhân lương tâm” được sống ở những miền đất hứa với nghề rửa bát, thợ xây hay nhiều kẻ mong muốn chỉ được đặt chân lại trên đất mẹ Việt Nam. Liệu đây có làm những kẻ đang hão huyền với chiếc áo “tù nhân lương tâm” tỉnh ngộ?

Thiết nghĩ, trong cuộc sống, những kẻ chỉ biết “ăn xổi, ở thì”, bán rẻ danh dự bản thân vì những mục đích chính trị, vật chất bẩn thỉu ắt sẽ nhận một kết cục cùng một kết cục bi thương. Bởi lẽ, không có một cái nghề nào gọi là “nghề tù nhân lương tâm”

 

LUÔN LUÔN CẢNH GIÁC VỚI COVID-19

 


Sau gần 3 tháng vất vả chống chọi với Covid-19, Hà Nội và một số tỉnh trên cả nước đã bước sang trạng thái “bình thường mới”, thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch. Tuy nhiên, ngay sau khi việc giãn cách xã hội được nới lỏng, một vài nơi đã xuất hiện tâm lý chủ quan trong việc phòng, chống dịch Covid-19 như việc các quán ăn ở một số địa phương mở qua đêm, không tuân thủ quy định về khoảng cách, vượt quá số lượng người cho phép; người dân ra đường quên mang khẩu trang; thậm chí còn cho rằng “Tiêm hai mũi vaccine rồi thì lo gì, xả đi cho bù những ngày bị giãn cách”...

Thật nguy hiểm khi người dân lại có những tâm lý chủ quan, coi thường dịch bệnh, trong khi biến chủng mới có khả năng lây lan rất nhanh và khó lường. Các chuyên gia y tế từng cảnh báo rằng, kể cả đối với những người tiêm đủ hai mũi vaccine thì vẫn có khả năng nhiễm dịch. Vì thế, khi dịch vẫn còn ở trong cộng đồng, có cơ hội sẽ bùng phát nên chỉ cần một vài người thả lỏng quá mức, thiếu cảnh giác rất có thể sẽ dẫn đến những hệ quả khó lường.

Xin thưa rằng, dịch Covid-19 được ví von như “giặc” bởi vì nó đã và đang gây ra nỗi sợ hãi, cảnh ly biệt, sự chết chóc cho toàn cầu. Từng giây, từng phút qua đi là có người mặc bệnh mới mà thậm chí còn ra đi vì căn bệnh quái ác này. Covid-19 gây ra những tác hại trên toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn dẫn đến sự tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình.

Nếu nhiều người chủ quan không tuân thủ chặt chẽ yêu cầu 5K, rất có thể những thành quả chống dịch sẽ bị đổ sông đổ bể, vì trên thực tế, dịch vẫn còn lẩn khuất vì chưa thể kiểm soát hết được. Thí dụ, như Phú Thọ, Bắc Ninh là ví dụ điển hình, sau nhiều ngày an toàn, bất ngờ xuất hiện nhiều ca lây nhiễm F0 ngoài cộng đồng.

Thời gian tới, với sự mở cửa giao thương, đi chuyển với những chuyến bay từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và các tỉnh được mở lại, số người di chuyển trong mỗi chuyến bay đều tiềm ẩn nhiều khả năng mang virus đi khắp nơi và nguy cơ bùng phát dịch là vẫn tồn tại.

Mọi người không nên chủ quan rằng được tiêm 2 mũi vaccine Covid-19 là yên tâm, được “bung lụa” bởi vì tiêm 2 mũi những vẫn có khả năng bị mắc lại (cho dù tỷ lệ rất thấp), vẫn mang mầm bệnh lây cho những người chưa được tiêm đủ 2 mũi mà đặc biệt là trẻ em, học sinh dưới 18 tuổi rất dễ bị nhiễm Covid-19 (chưa được tiêm vaccine và chưa hoàn chỉnh hệ miễn dịch).

Vậy nên mỗi người dân không nên chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong giai đoạn hiện nay. Hãy giữ vững những thành quả chống dịch mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã vất vả, nỗ lực có được như hiện tại. Tin tưởng rằng, chúng ta đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh thì sẽ có được đoàn kết toàn dân tộc, ắt sẽ đại thành công.

 

22/10/21

SỐC VỚI VIỆN PHÍ PHẢI TRẢ KHI CHỮA COVID-19 Ở VIỆT NAM VÀ MỸ

 


Ngày 20/10 vừa qua, bệnh nhân Lê Thị Thanh Thảo sau 86 ngày năm viện với 61 ngày đặt ECMO đã chính thức được xuất viện về nhà sau khi hoàn toàn khỏi bệnh và khỏe mạnh. Trước khi ra viện, bệnh nhân Thanh Thảo khá sốc với số tiền viện phí cho gần 3 tháng nằm viện của mình lên tới 2,3 tỷ đồng. Một số tiền khá lớn với bất cứ gia đình nào tại Việt Nam. Nhưng càng sốc hơn khi bệnh nhân Thanh Thảo biết rằng, số tiền bệnh nhân này phải chi trả sau khi trừ các khoản miễn, trừ giảm là 1 con số 0 tròn trĩnh. Bởi toàn bộ chi phí điều trị đã được ngân sách nhà nước chi trả theo chính sách của Chính phủ đối với các bệnh nhân Covid.

Cũng tra cụm từ sốc khi nhận hóa đơn chữa Covid-19, chúng ta sẽ nhận được hàng loạt kết quả về việc bệnh nhân các nước trên thế giới rất sốc sau khi chiến thắng được Covid-19, được tử thần thì họ phải đối mặt với những khoản nợ khổng lồ do viện phí mang lại trong đó đặc biệt là tại Mỹ. Con số sốc có thể từ 1 tỷ đồng cho đến cả triệu đô la. Nó khiến cho nhiều bệnh nhân từ mắc Covid-19 dễ chuyển sang tăng xông, đau tim hay đột quỵ đặc biệt là đối với những người chưa có thẻ bảo hiểm y tế.

Bỏ qua sự chênh lệch về số tiền viện phí chữa bệnh của các bệnh nhân mắc Covid-19 vì mức chi tiêu giữa hai quốc gia là chênh lệch khá nhiều. Ở đây, chúng ta có thể thấy sự khác biệt trong chính sách của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, tính nhân văn, sự đồng hành của chính phủ Việt Nam đối với những người không may bị mắc Covid-19. Không ai bị bỏ lại phía sau vẫn luôn là tiêu chí trong công tác phòng, chống dịch. Đất nước ta tuy chưa giàu có về tiền bạc nhưng giàu có về tính nhân văn, Chính phủ vẫn luôn nỗ lực hỗ trợ tối đa nguồn lực hiện có để cùng người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn của mùa dịch. Chính trong những tình thế khó khăn, nguy hiểm nhất, tính ưu việt của chế độ ta lại được thể hiện. Tiếc rằng chưa thấy các anh em rân chủ công bằng khen lấy được 1 câu.

 

GIÀ NHƯNG LẠI MẤT NẾT

 


Sau một loạt những bài viết chứa đựng những nội dung sai trái, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước thì mới đây Mạc Văn Trang lại đăng bài viết xúc phạm đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đáng kính.

Không thể tha thứ cho hành động hỗn láo, xấc xược cho Mạc Văn Trang khi mang so sánh một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam với những kẻ vi phạm pháp luật, làm tay sai cho những kẻ phản đông, khủng bố để phá hoại sự bình yên của đất nước, chống chính quyền như Phạm Đoan Trang.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ mình nhân dân Việt Nam tôn thờ vì những hy sinh, đóng góp của Người cho độc lập, tự do, hạnh phúc của đất nước và người dân nước Việt mà còn được cả thế giới, được những người yêu chuộng hòa bình tôn vinh và kính phục. Ngay những kẻ thù trước đây của chúng ta, họ rất khâm phục tài năng, đức độ, trí tuệ của Người. Một vĩ nhân thế giới, một anh hùng dân tộc mà Mạc Văn Trang lại “khốn nạn” mà đi so sánh với một kẻ phản bội Tổ quốc, ăn tiền ngoại bang để phá hoại sự bình yên của nhân dân, lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích người dân, chống phá đất nước.

Những hành vi vi phạm pháp luật của Phạm Đoan Trang có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng Internet bằng những thao tác đơn giản, nhưng Mạc Văn Trang vẫn cố tình giả “ngu” để bao che cho Phạm Đoan Trang. Những hành động cổ súy, bao biện cho những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của Mạc Văn Trang đối với Phạm Đoan Trang chỉ khiến cho người dân cảm thấy kinh tởm về cái bản chất phá hoại, xấc xước, phá hoại mà thôi.

Xin thưa rằng ở mảnh đất hình chữ S thiêng liêng này, không ai đứng cao hơn pháp luật, thượng tôn pháp luật là tôn chỉ sống còn để bảo đảm tính nghiêm minh của nhà nước pháp quyền. Phạm Đoan Trang nhiều lần vi phạm pháp luật, cô ta phải trả giá về hành vi sai trái, vi phạm pháp luật là điều đương nhiên. Nếu Mạc Văn Trang không biết hối cải thì chắc chắn Mạc Văn Trang cũng sẽ phải trả giá mà thôi.

 

"BÀN TAY VÀNG" VÀ "BÀN TAY BẨN"


Tối qua, giới y bác sĩ chấn động khi nghe tin bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố để điều tra, làm rõ trách nhiệm liên quan sai phạm về "thổi giá" thiết bị y tế xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội - nơi trước đó ông Tuấn cũng làm giám đốc. Việc cơ quan điều tra khởi tố ông Tuấn gây rúng động dư luận bởi ông từng là giám đốc của hai bệnh viện lớn nhưng lại có những sai phạm nghiêm trọng liên quan "thổi giá" thiết bị y tế, trong đó có vật tư tiêu hao can thiệp tim mạch từ năm 2015 (thời điểm này ông Tuấn là giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội).

Nhiều người không khỏi tiếc nuối, bởi lẽ bác sĩ Tuấn được coi là có "bàn tay vàng" trong giới y khoa Việt Nam.Từng tốt nghiệp xuất sắc tại trường Đại học Toulouse (Pháp) và từ chối lời mời ở lại để về nước, để cống hiến. Từng giành giải nhất Nhân tài đất Việt lĩnh vực y tế với đề tài “Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)”. Chuyên gia đầu ngành tim mạch, biến Viện Tim trở thành một trong những cơ sở y tế mà chuyên môn có thể sánh tầm châu lục, thế giới.

Xét về tài năng, ông Tuấn phải nói dạng hiếm của quốc gia và được xem như vàng ròng của ngành y tế. Ông Tuấn từng một người được vinh danh Nhân Tài Đất Việt năm 2010, là công dân ưu tú của Thủ đô, giáo sư đầu ngành được nhiều bác sĩ và bệnh nhân kính trọng.

Thế nhưng, khi đứng ở vai trò quản lý, đôi bàn tay vàng kia lại dính tràm, liên quan trực tiếp tới việc thổi giá thiết bị y tế - một trong những hành động khó có thể chấp nhận đối với lương tâm của một bác sĩ. Bởi vì, thổi giá như vậy, người chịu thiệt thòi nhất là người bệnh, trong khi chỉ có công ty tư nhân và những bác sĩ được hưởng lợi - tất nhiên trên xương máu của người bệnh.

Thật tiếc, khi chúng ta mất đi một bác sĩ có tài, nhất là trong bối cảnh thiếu hụt nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực y tế. Nhưng pháp luật nghiêm minh, chúng ta tôn vinh những bàn tay vàng, nhưng đồng thời không thể tha thứ cho những đôi tay bẩn. Mong rằng, ngành y không phải chứng kiến những câu chuyện đau lòng như trên, chúng ta sẽ có một đội ngũ bác sĩ vừa có tâm và có tài với nền y học nước nhà.

 


21/10/21

PHẠM ĐOAN TRANG: ĐÃ XẤU CÒN ĐÓNG VAI ÁC

 


Theo thông tin từ báo chí, ngày 4/11 tới đây, Tòa án nhân dân TP Hà Nội sẽ đưa Phạm Đoan Trang ra xét xử về hành vi "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Càng gần đến ngày xét xử, anh em dân chủ càng nhỏ những giọt "nước mắt cá sấu" cho nhà rân chủ khoác áo phóng viên này. Thậm chí, một người tự cho mình là trí thức, có học hàm học vị như Mạc Văn Trang còn hô hào phong tặng giải thưởng "Nobel hòa bình" cho Phạm Đoan Trang. Thật sự là ảo tưởng và u mê hết sức.

Nhìn lại cuộc đời của Trang, chúng ta thấy rõ được chân dung của một kẻ có trí thức, nhưng lại lầm đường lạc lối dẫn thân vào con đường chống phá Đảng, Nhà nước. Từng là sinh viên Đại học Ngoại thương, làm việc ở nhiều tờ báo lớn như Vietnamnet, VTC, Vnexpress,… nhưng do không có tư tưởng chính trị vững vàng, bị tiêm nhiễm tư tưởng phản động, chống đối của số cầm đầu các tổ chức phản động lưu vong nên Trang nhanh chóng trở thành đối tượng chống đối quyết liệt, có số má trong giới dân chủ.

Sau khi được đào tạo ở Philipines, Phạm Thị Đoan Trang trở về nước và có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức phản động lưu vong như “Việt Tân”, “VOICE”. Từ việc hình thành Mạng lưới blogger, cho đến việc tham gia đoàn vận động nhân quyền do Việt Tân vẽ ra nhằm phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, nhằm vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách nhân quyền…Không dừng lại ở đó, Phạm Thị Đoan Trang còn viết, xuất bản hàng trăm tài liệu nội dung xuyên tạc, phản động trong đó, phải kể đến 10 cuốn sách có nội dung tuyên truyền xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, đả phá, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hướng dẫn "kỹ năng", cách thức đối phó với cơ quan An ninh như Cẩm nang truyền thông”, “Cẩm nang pháp lý dành cho các bạn hoạt động xã hội”, “Từ facebook xuống đường”. “Anh Ba Sàm”,….

Trang bị bắt và mức án phải nhận chắc chắn không dưới 7 năm. Đó là kết cục xứng đáng của một kẻ vi phạm pháp luật, chống phá an ninh trật tự của đất nước.

Xấu không phải là cái tội, nhưng ác thì chắc chắn phải trả giá.

 

NHẬN DIỆN HOẠT ĐỘNG XUYÊN TẠC NỖ LỰC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA VIỆT NAM

 


Tham nhũng đang là một trong những vấn đề “nóng” trong thời gian gần đây; được xem như là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với các cơ quan, tổ chức. Như Tổng bí thư, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng nói: “Tôi khẳng định đây là cuộc đấu tranh còn lâu dài, gian khổ quyết liệt. Vừa qua mới hạn chế nó, ngăn ngừa nó một bước thôi. Còn tiền, còn chức, còn quyền, người ta không tu dưỡng được thì còn xảy ra tham nhũng”. Và những kết quả trong thời gian qua đã chứng minh được rằng cuộc chiến này không hồi kết và không có vùng cấm. Thế nhưng, đây cũng là chủ đề mà các tổ chức, cá nhân và trung tâm truyền thông nước ngoài thiếu thiện chí lợi dụng để công kích, xuyên tạc.

Một trong những minh chứng cụ thể nhất là vào ngày 19/10/2021 RFA Tiếng Việt đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Có ai còn tin câu chống tham nhũng ở Việt Nam không có vùng cấm?” nội dung của bài viết này đều hướng vào những luận điệu xuyên tạc về công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Chúng dùng những lời lẻ, tích cực khoét sâu vào những mặt hạn chế, yếu kém của một số cán bộ trong hệ thống chính trị để công kích, xuyên tạc một cách trắng trợn. Hay là trong thời gian qua, chúng xuyên tạc nói "chống tham nhũng, nhưng ai đã đẻ ra tham nhũng? Người lãnh đạo nào để cho tham nhũng tràn lan trong giai đoạn thời kỳ của mấy ông ấy, tức là ông Trọng và Bộ Chính trị lãnh đạo... "

Như đã biết, công cuộc chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta đã đạt được những kết quả đáng có, đã tạo được niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Trong đầu nhiệm kì Đại hội XII của Đảng đến nay đã xử lý được 110 cán bộ, đảng viên có hành vi tham nhũng. Thật đáng buồn khi trong số đó có những vị lãnh đạo cấp cao, cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Theo báo cáo của TAND tối cao, 10 tháng năm 2021 (từ 1/10/2020 đến 31/7/2021), các Tòa án đã thụ lý 510.928 vụ việc, đã giải quyết 363.527 vụ việc (đạt 71,15% trong tổng số vụ án đã thụ lý); so với cùng kỳ năm trước, thụ lý giảm 39.902 vụ việc, giải quyết giảm 45.381 vụ việc và tiếp tục xử lý điển hình đang tiến hành nhiều vụ án có dấu hiệu tham nhũng như một số vụ tại Bộ Công Thương, Công ty Nhật Cường…

Bằng chứng những con số đó đã chứng minh được rằng những luận điệu của các thế lực mang ra chỉ mang tính chủ quan, không có căn cứ. Những con số ấy cũng đã khẳng định công cuộc chống tham nhũng vẫn còn dài và chưa có dấu hiệu dừng lại. Con số đó đã đánh bay đi những luận điệu bẻ cong sự thật, bôi đen kết quả và ý nghĩa cuộc đấu tranh ở Việt Nam.

 

20/10/21

NHỮNG LỜI CẢM ƠN THIẾT THỰC NHẤT

 


Bằng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 một cách quyết liệt nhất, TP Hồ Chí Minh đang dần trở lại cuộc sống bình thường mới khi số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 giảm một cách rõ rệt trong thời gian qua. Các quận huyện trong thành phố đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Các bệnh viện dã chiến cũng vì đó thưa thớt bệnh nhân và dần được chuyển giao hoặc đóng cửa. Cùng với đó, các lực lượng chi viện từ lực lượng quân đội, các y bác sĩ cũng dần rút khỏi TP Hồ Chí Minh.

Những hình ảnh đầy xúc động giữa các lực lượng chi viện với các người dân TP Hồ Chí Minh, với các lực lượng chống dịch tại chỗ đã được cư dân mạng chia sẻ rộng rãi khắp các trang mạng xã hội. Những tình cảm khó nói lên bằng lời mà đôi khi chỉ được thể hiện qua những giọt nước mắt, qua những cái nắm tay thật chặt khi các lực lượng chi viện đã cùng quân, dân TP Hồ Chí Minh trong những thời điểm khó khăn nhất, nguy hiểm nhất. Họ đã tạm xa gia đình, xa đơn vị vì nhiệm vụ thiêng liêng, chấp nhận khó khăn, nguy hiểm vì sức khỏe của nhân dân TP mang tên Bác.

TP Hồ Chí Minh sẽ không quên sự ủng hộ của nhân dân cả nước cũng như các lực lượng chi viện đã không quản ngày đêm, dành tâm sức đồng hành cùng thành phố trong cuộc chiến với dịch Covid-19. Biết bao nhiêu lời cảm ơn là đủ đối với những lực lượng chi viện cho tuyến đầu chống dịch, chỉ biết rằng đối với họ, lời cảm ơn chân thành và thiết thực nhất chính là hình ảnh một thành phố ồn ào và năng động đang dần trở lại, là một đầu tàu kinh tế lại khởi động, làm nóng máy để cùng cả nước vượt qua những khó khăn do đại dịch đem tới. Thời điểm những chuyến xe chở lực lượng về với quê hương cũng là lúc những dòng người lao động cũng đang từ khắp mọi miền Tổ quốc quay trở lại TP Hồ Chí Minh để sẵn sàng cho cuộc sống, lao động bình thường mới. TP Hồ Chí Minh luôn mạnh khỏe chính là lời cảm ơn, tri ân lớn nhất đến các lực lượng chi viện chống dịch trong thời gian vừa qua. Xin cảm ơn các anh chị rất nhiều!

 

LINH MỤC ĐINH HỮU KHÔNG THỂ LẨN TRÁNH ĐƯỢC MÃI

LINH MỤC ĐINH HỮU KHÔNG THỂ LẨN TRÁNH ĐƯỢC MÃI

 

Sau nhiều lần vắng mặt khi được mời lên làm việc về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội facebook, mới đây, linh mục Đinh Hữu Thoại đã bị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Nam đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt 7,5 triệu đồng về hành vi này.


Thời gian qua, nhiều bài viết, bình luận sai sự thật về công tác phòng chống dịch ở nước ta trên trang facebook cá nhân của linh mục Đinh Hữu Thoại gây bức xúc trong dư luận như: : “Quỹ vaccine là quỹ lừa đảo, kẻ lừa đảo thì mang tiền đi gửi nhà băng lấy lãi, kẻ bị lừa thì ngậm bồ hòn làm ngọt”; “Bộ Y tế thao túng và kiếm ăn bộn tiền trong đại dịch, chả thấy lợi gì cho dân”; “Chỉ có 2 thành phần đóng góp vào quỹ tào lao này là thiếu hiểu biết và hèn nhát”; “Không ngu gì để dân chích ngừa vaccine hết, phải để kinh doanh kiếm lời một thời gian”...

Thật không thể chấp nhận khi đọc những bài viết, bình luận xuyên tạc, vô căn cứ, sai sự thật như vậy lại đến từ một người là linh mục ngày ngày vẫn rao giảng về giáo lý, giáo luật, răn dạy con chiên. Hơn nữa, chính linh mục Đinh Hữu Thoại trước đó đã được tiêm vắc-xin covid-19 nhưng lại quay ra phủ nhận và xuyên tạc ý nghĩa, hiệu quả thiết thực của quỹ vắc-xin.

Trước sự bức xúc của dư luận, nhiều cơ quan báo chí vào cuộc thì linh mục Đinh Hữu Thoại lại tìm cách chối bỏ trách nhiệm, cho rằng bị mạo danh, tài khoản facebook không phải của ông ta lập ra, thậm chí cho rằng bản thân bị “đấu tố”… Tuy nhiên, dù tìm cách trốn tránh nhưng các cơ quan chức năng vẫn có đầy đủ tài liệu, căn cứ để xử lý hành vi vi phạm của linh mục Đinh Hữu Thoại.

Thiết nghĩ, linh mục Đinh Hữu Thoại nên hợp tác chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính để bảo vệ chút danh dự còn lại của bản thân. Công khai đăng tải thông tin sai sự thật nhưng lại không dám thừa nhận, đối diện với sự nghiêm minh của pháp luật thì lấy đâu uy tín, danh dự để rao giảng về giáo lý, giáo luật.