Vừa qua dư luận
đặc biệt quan tâm đến câu chuyện được cho là rất “lạ” xảy ra tại tỉnh An Giang.
Đó là vụ giám đốc doanh nghiệp chi 20 tỷ đồng để “chạy” điều chuyển Đại tá Đinh
Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang đi nơi khác vì chuyện “làm ăn”. Đại tá Đinh Văn Nơi về làm Giám đốc Công an tỉnh An
Giang đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tăng cường, kiên quyết tấn công, trấn áp
các loại tội phạm, làm trong sạch địa bàn, trong đó có tội phạm về hàng gian,
hàng giả. Trước sự quyết liệt không khoan nhượng với tội phạm của Công an tỉnh
An Giang nên Trần Trí Mãnh (42 tuổi, ngụ tại phường Châu Phú A, TP Châu Đốc),
giám đốc doanh nghiệp rất “run sợ”.
Theo cơ quan
điều tra, Trần Trí Mãnh sợ hành vi phạm tội của mình bị Đại tá Đinh Văn Nơi
phát hiện, xử lý làm ảnh hưởng đến việc làm kinh doanh phi pháp nên đã nảy sinh
ý định dùng tiền tìm cách “điều chuyển” Đại tá Đinh Văn Nơi Giám đốc Công an tỉnh
An Giang đi nơi khác. Cũng như đưa Giám đốc Công an tỉnh khác về An Giang để
thay thế Đại tá Đinh Văn Nơi. Điều “lạ” đáng nói ở đây là “chạy” điều chuyển
cán bộ đi nơi khác để dễ bề làm ăn.
Theo cơ quan
chức năng, ông Đào Ngọc Cảnh biết rất rành mạch về quy trình công tác cán bộ,
biết khả năng mình không làm được việc điều động, nên tìm một tài xế là Trọng để
giới thiệu cho Trần Trí Mãnh. Ông Đào Ngọc Cảnh thừa nhận nếu vụ việc trót lọt
thì bị can Trọng sẽ cho ông ta một khoản tiền. Ông Đào Ngọc Cảnh ý thức được
đây là số tiền thu lợi bất chính, vi phạm pháp luật.
Bàn về chuyện
chạy thì đương nhiên phải chạy người có quyền quyết định. Còn ai chạy đó là người
có nhu cầu. Đó là những phần tử cơ hội, ngoài ra cũng có những người không cơ hội
tí nào, nhưng họ có nhu cầu, họ muốn cống hiến, thậm chí có những anh cảm thấy
mình có đủ năng lực, đủ tiêu chuẩn đấy, nhưng bây giờ cả làng chạy, mình không
chạy cũng không yên tâm. Việc “chạy” đã kéo cả những người nghiêm túc và như vậy
là rất nguy hiểm. Nạn “chạy” góp phần làm hình thành, nuôi dưỡng một loại cán bộ
cơ hội, thăng tiến bằng “chạy” và cũng làm xuất hiện một bộ phận cán bộ không
lo làm tốt chức trách nhiệm vụ mà chỉ lo “đầu tư” xây dựng các “quan hệ” để “chạy”
khi cần.
Bình thường
thì chuyện “chạy” chức là như thế, nhưng giờ đây, câu chuyện này lại cho thấy
người chạy có mục đích cũng vì lợi ích của cá nhân mình mà thù ghét không muốn
người cản trở công việc làm ăn của mình ở lại địa phương. Do đó họ đã tìm đủ mọi
mánh khóe để tác động “chạy” để người có quyền điều chuyển Đại tá Đinh Văn Nơi,
Giám đốc Công an tỉnh An Giang đi nơi khác. Đây có thể nói là chuyện “lạ” về
“chạy” điều chuyển trong công tác cán bộ.
Nếu như chuyện
này xảy ra sẽ dẫn đến hậu quả tệ hại là làm vô hiệu hóa đường lối, chủ trương,
chính sách và các quy định đúng đắn trong công tác cán bộ của Đảng; gây nhức nhối
dư luận; làm lũng loạn công tác cán bộ; làm mất niềm tin của nhân dân và lung
nay ý trí của cán bộ tốt. Đây cũng là bài học trong công tác cán bộ về tinh thần
cảnh giác trong công tác bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới.
Thời gian qua
để ngăn chặn các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong công tác cán bộ, Đảng ta đã
ban hành nhiều quy định như: Quy định những điều đảng viên không được làm; Quy
trình 5 bước về luân chuyển cán bộ…; gần đây nhất, Bộ Chính trị đã ban hành Quy
định số 205-QĐ/TW “về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống
chạy chức, chạy quyền”. Đó là những cơ sở để chúng ta kiểm soát chặt chẽ quyền
lực theo hướng đa chiều về công tác cán bộ. Đó là kiểm soát bằng thể chế kết hợp
với kiểm soát bằng đạo đức, trách nhiệm; kiểm soát bên trong của tổ chức kết hợp
với kiểm soát bên ngoài của nhân dân, xã hội; kiểm soát của bên trên đối với
bên dưới kết hợp với kiểm soát của bên dưới đối với bên trên; kiểm soát trong Đảng
đồng bộ với kiểm soát của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị, trong mọi tổ chức
của xã hội. Trong đó, cần chú trọng kiểm soát quyền lực của cấp ủy, thường trực
cấp ủy.
0 nhận xét: