31/7/22

ĐỪNG LỢI DỤNG VỤ NỮ SINH TỬ VONG ĐỂ BÔI XẤU CHÍNH QUYỀN

ĐỪNG LỢI DỤNG VỤ NỮ SINH TỬ VONG ĐỂ BÔI XẤU CHÍNH QUYỀN

             Vụ em nữ sinh Hồ Hoàng Anh ở Ninh Thuận bị tai nạn giao thông dẫn tới tử vong hiện cơ quan chức năng vẫn đang điều tra, chưa có kết luận chính thức. Tuy nhiên, một số tờ báo và trên một số diễn đàn lớn đã đưa thông tin tiêu cực, ám chỉ cơ quan chức năng bao che cho người quân nhân gây ra tai nạn.


Nên nhớ, việc cơ quan điều tra xét nghiệm máu của nạn nhân là hoạt động phải làm trong quá trình điều tra. Chỉ số 0,79mg/100 ml là nồng độ cồn tự nhiên trong máu do các phản ứng sinh hoá, là chỉ số bình thường theo Quy trình kỹ thuật chuyên ngành hoá sinh do Bộ Y tế ban hành trong Quyết định 320 năm 2014. Thế nhưng nhiều diễn đàn, tờ báo lại lợi dụng thông tin này để định hướng dư luận theo ý đồ xấu, thậm chí còn làm hẳn xác nhận của nhà trường nơi nữ sinh đang học là cháu chưa bao giờ biết sử dụng rượu bia, dẫn tới người thân nạn nhân bức xúc, viết đơn kêu cứu tới nhiều cơ quan chức năng.

Nói thật, lò đang nóng như thế này, chẳng ai dám bao che cho một quân nhân, lại là lái xe của quân đội đâu.

Vụ việc này làm gợi nhớ tới vụ quân nhân Trần Đức Đô tử vong và một vài vụ việc tương tự. Cứ liên quan đến Công an, quân đội là y như rằng sẽ có những kẻ xấu muốn lợi dụng vụ việc và sự đau xót của gia đình để công kích chính quyền, bôi xấu lực lượng công an, quân đội, làm mất niềm tin của người dân với chính quyền.

 

VUI THÔI ĐỪNG VUI QUÁ

         Dạo gần đây, tại bãi biễn Cửa Lò (Nghệ An) Trong quá trình chơi team building ở biển, một nhóm du khách nữ đã cởi quần áo, thậm chí mang cả áo lót dùng để múc nước biển lên bờ. Cơ quan chức năng đã vào cuộc.

Nhóm du khách chia thành nhiều đội chơi trò chơi tiếp nước. Sẽ chẳng có gì đáng nói khi nhóm du khách dùng mũ, khăn… để tham gia trò chơi. Nhưng quá trình này, có một số du khách nữ đã cởi hẳn áo ngực mặc trong người trước sự ngỡ ngàng của các du khách khác. Team building, Hội khoá hội lớp... cũng tốt, nhưng vui hay gì đi nữa cũng không nên cởi cả cốc xê giữa thanh thiên bạch nhật, quá phản cảm và lố bịch.

Qua sự việc này mới thấy, các chị em rất có máu hiếu thắng, họ bất chấp kể cả làm những việc đáng xấu hổ để dành được chiến thắng. Điều chúng ta thấy ở đây nữa là có những giá trị thay bị thay đổi theo thời gian. Đôi mươi thì kín kẽ, giữ gìn bao nhiêu thì bây giờ lại thỏa sức bấy nhiêu. Các chị có thể thắng trong một trò chơi nhưng lại để thua về hình ảnh phụ nữ Việt, hình ảnh người phụ nữ với biết bao vẻ đẹp đáng trân trọng.

Quả thực nghĩ đi nghĩ lại không biết ông tổ chức trò chơi sai hay các chị ấy sai bởi có khi pha xử lý của các chị vượt ra xa sức suy nghĩ, tưởng tượng của người tổ chức trò chơi này. Đây có thể xem là sự biến chất, họ đang làm mất đi những hình ảnh tốt đẹp, cao quý của người phụ nữ Việt. Cứ nghĩ thế là hay nhưng vô hình chung nó lại làm mất đi giá trị của con người.

Thôi thi mong các chị tem tém lại bớt, đừng vì lí do tự tin khoa cá tính mà lại dính vào chuyện thị phi, đừng biến nơi sinh hoạt công cộng thành nơi vô văn hoá. Qua đó, đây là bài học cảnh tỉnh cho thế hệ trẻ hiện nay và cơ quan chức năng cần phải xử lý trường hợp này.

 

ĐỪNG “ĐÁNH BÙN SANG AO"

             Trên Trang Văn Việt của một nhúm mang danh nghệ sĩ lục cục mới đăng tải một bài viết với tựa đề: “Tìm lý do để yêu thương, đừng tìm lý do để thù hận” có nội dung cho rằng chúng ta đang hoà hợp, hoà giải thì hàng năm vào những dịp kỷ niệm ngày lễ lớn liên quan đến cuộc “hai mươi năm nôi chiến từng ngày” thì hãy bớt những lời hằn học.

Như vậy, rõ ràng rằng câu chuyện về “hai mươi năm nội chiến từng ngày” trong bài hát Gia tài của mẹ của Trịnh Công Sơn vẫn là chủ đề, cái cớ để những kẻ “mồ côi dân tộc” bám vào để nung nấu đòi thừa nhận cái gội là Việt Nam Cộng hoà (3 que) như một chính thể độc lập chứ không phải tay sai như cái bản chất lịch sử ra đời và tồn tại của nó.

Thứ hai, những kẻ viết và cho đăng tư tưởng, quan điểm này chắc chắn thuộc phe của những kẻ tay sai kia. Cái chúng đang mong muốn là gạt bùn sang ao để rồi lâu dần thành chân lý rằng chúng tồn tại là sự ngẫu nhiên, hợp quy luật. Một kiểu đánh lận và tiếp cận vấn đề sai nhưng cực kỳ nguy hiểm trong xu thế hiện nay khi đất nước đang cần sự đoàn kết, phát triển, gác lại đau thương, thù hận. Và chính vì thế, chúng vẫn cố gắng cài vào cái gọi là “một nửa nước “thua cuộc”” để tạo một chỗ đứng trong lịch sử tạm thời mất nước và sẽ lấy lại vào một ngày không xa.

Điều nguy hiểm là những tư tưởng, cách nhìn nhận không đúng, bùn đánh sang ao này vừa tác động vào bộ phận giới trẻ mù mờ lịch sử lại bị tác động bởi những luận điệu tuyên truyền sai trái, đánh tráo khái niệm mà cùng với đó là những thế hệ của 3 que sau này sẽ nhầm lẫn và khắc ghi “những gì đang mất” để rồi nhấm ngầm lấy lại. Vậy là câu chuyện về hoà hợp, hoà giải sẽ bị đẩy đưa sang một hướng hoàn toàn khác thành thừa nhận cho sai trái và lỗi lầm thậm chí là nguy cơ.

Vậy nên, đừng có nhầm giữ việc hướng tới tương lại, gác lại quá khứ với bản chất những gì đã diễn ra. Hãy nhớ như thế trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận cũng như thấy được ý nghĩa, giá trị của việc học môn lịch sử để không trở thành quân cờ trong tay những kẻ có âm mưu.

 

Học tập, làm theo phong cách ứng xử của Bác là trực tiếp đấu tranh với các luận điểm xuyên tạc, bôi nhọ của các thế lực thù địch

             Sức mạnh của CAND là ở sự gắn bó mật thiết, giúp đỡ thường xuyên của nhân dân; do đó các thế lực thù địch luôn luôn tìm mọi cách bôi nhọ, nói xấu để hạ thấp uy tín và li gián Công an với nhân dân. Trước tình hình đó, học tập, làm theo phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phương pháp để cán bộ, chiến sĩ CAND đấu tranh hiệu quả với mọi hình thức xuyên tạc, nói xấu.

Phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị nhân văn, tinh túy nhất trong truyền thống văn hóa của dân tộc và của nhân loại. Để có được phong cách ứng xử đó, bên cạnh sự xuất thân từ một gia đình truyền thống yêu nước, thương dân, với tài năng trí tuệ bẩm sinh và trong bối cảnh lịch sử dân tộc đang bị đọa đầy trong kiếp nô lệ, còn là thành quả của việc Người đã bôn ba khắp năm châu, bốn bể để học hỏi, tu dưỡng, rèn luyện. Nhờ đó, mọi lời nói và hành động của Hồ Chí Minh đều toát lên sự thân thiện, gần gũi, nghĩa tình, nồng hậu, rất đỗi chân thành, lịch thiệp, nhưng cũng đầy uy lực và cương nghị.

Điểm nổi bật trong phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh, trước hết trong việc ứng xử với bản thân. Người đã lấy “tu thân” của Nho học làm đầu trong sự nghiệp của mỗi con người. Tu thân là luôn nghiêm khắc với bản thân mình, sửa chữa những thiếu sót, không bảo thủ để nhận rõ sai sót nhằm hoàn thiện bản thân. Hồ Chí Minh thấm đẫm tư tưởng đó, đã tự ứng xử rất nghiêm khắc với bản thân trên mọi phương diện, chính Người đã tự làm cho bản thân mình lớn lên về trí tuệ, về tâm hồn, về lý tưởng; trong mọi tình huống dù là lúc gian nan, nguy khốn hay những cám dỗ tầm thường đều không bị lung lay, lệch lạc về tinh thần và thể xác.

Hai là, ứng xử đối với nhân dân, đối với bạn bè. Người luôn tôn trọng, yêu thương con người. Việc Hồ Chí Minh đã hy sinh cả cuộc đời để đi tìm độc lập, tự do cho dân tộc; hạnh phúc, ấm no cho nhân dân; hòa bình, đoàn kết, hữu nghị cùng phát triển cho nhân loại thể hiện phong cách ứng xử đó. Trong quá trình thực hiện mục tiêu, lý tưởng lớn lao ấy, Người luôn chân tình, gần gũi, thân thiện với nhân dân, với bạn bè. Người đã viết: “Cách cư xử, đối với đồng bào thì nên thành thực, thân ái, sẵn lòng giúp đỡ”1. Cho nên, Người luôn được đón nhận như người thân trong các gia đình, như người cha, người bác trong mỗi dòng họ; nhờ đó đã có cả một dân tộc lấy tên của Người để làm dòng họ cho dân tộc.

Trong ứng xử với nhân dân và bạn bè, Hồ Chí Minh luôn rất mực giản dị, khiêm tốn và lịch thiệp: “Cách ăn mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ lượt thượt, xa xỉ, loè loẹt”2.  Đồng thời ứng xử linh hoạt, chủ động, biến hóa. Hồ Chí Minh được nhân dân và bạn bè quốc tế mến mộ, nể phục bởi sự linh hoạt, tinh tế, luôn chủ động và biến hóa trong ứng xử.

Ba là, trong ứng xử với kẻ địch, với những người lầm đường lạc lối, Hồ Chí Minh luôn cương quyết nhưng cũng rất khoan dung, độ lượng. Người đã viết: “Đối với người, ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù”3 từ mục tiêu ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “nhân dân Việt Nam vĩnh viễn không để cho bất cứ kẻ nào xâm lược nước mình, đồng thời cũng vĩnh viễn không xâm lược nước khác. Nhân dân Việt Nam luôn luôn ủng hộ tất cả những cuộc đấu tranh chống xâm lược và bảo vệ hòa bình thế giới”4.

Bốn là, trong ứng xử với công việc luôn siêng năng, tận tụy. Chỉ hai bàn tay trắng ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân; hy sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân. Kết quả là Người đã gặp Chủ nghĩa Mác – Lênin, truyền bá con đường cách mạng đó về Việt Nam. Dưới sự sáng lập và lãnh đạo của Người, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc, thống nhất nước nhà, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và đang phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu như ngày nay.

Trong thời gian qua, toàn lực lượng CAND đã thường xuyên học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhờ đó luôn được nhân dân tin yêu, giúp đỡ và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Tuy nhiên trong ứng xử của một số cán bộ, chiến sĩ, ở nhiều nơi, nhiều lúc chưa thực sự làm cho nhân dân hài lòng, để lại những hình ảnh chưa thực sự mẫu mực. Các thế lực thù địch đã lợi dụng những thiếu sót đó để bôi nhọ, hạ thấp uy tín của CAND, li gián giữa Công an với nhân dân. Do đó toàn lực lượng cần xây dựng phong cách ứng xử theo phong cách Hồ Chí Minh như sau:

Thứ nhất là, xây dựng ý thức tự học tập, tự rèn luyện thường xuyên cho cán bộ, chiến sĩ trong ứng xử đối với bản thân.

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải biết nghiêm khắc với bản thân, qua đó, một mặt tự mỗi cán bộ, chiến sĩ vừa biết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và những ham muốn cá nhân; mặt khác vừa có tri thức, có sức khỏe, có kinh nghiệm để giải quyết hiệu quả các công việc được giao. Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như ngày nay đang tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc tự học tập và rèn luyện của mọi cán bộ, chiến sĩ, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần phát động các phong trào để khuyến khích cán bộ, chiến sĩ tự học tập, rèn luyện trau dồi đạo đức, lối sống theo phong cách ứng xử với bản thân của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã dạy CAND, “đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính”, đó chính là chuẩn mực để cán bộ, chiến sĩ ứng xử với bản thân. Qua đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ biết yêu mình, cũng là biết yêu người khác, biết yêu công việc là biết đổi mới, sáng tạo trong công việc; biết tiết kiệm của cải và thời gian, liêm khiết không bị mặt trái của kinh tế thị trường cám dỗ, việc đúng nếu nhỏ cũng phải làm bằng được, nếu sai dù nhỏ cũng phải tránh… thì sẽ đạt đến các giá trị chân – thiện – mỹ trong ứng xử, khi đó sẽ được bạn bè, đồng nghiệp, nhân dân tin tưởng, quý trọng và giúp đỡ hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Thứ hai là, xây dựng phong cách ứng xử chân tình, gần gũi, thân thiện; giản dị, khiêm tốn và lịch thiệp; linh hoạt, chủ động, biến hóa cho cán bộ, chiến sĩ trong ứng xử với nhân dân, bạn bè, đồng nghiệp.

Cán bộ, chiến sĩ CAND thường xuyên phải tiếp xúc với nhân dân, do đó phong cách ứng xử với nhân dân giữ vai trò đặc biệt quan trọng, qua đó vừa biểu hiện bản chất của CAND, vừa quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ của toàn lực lượng. Đối với nhân dân, bạn bè, đồng nghiệp, CAND cần ứng xử chân tình, gần gũi, thân thiện, thực sự là chỗ dựa để mọi người yên tâm lao động, sản xuất và sinh hoạt sẽ tạo được niềm tin đối với nhân dân, bạn bè, đồng nghiệp. Khi đó, nhân dân, bạn bè, đồng nghiệp sẽ là chỗ dựa vững chắc của mỗi cán bộ, chiến sĩ và của toàn lực lượng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hồ Chí Minh đã dạy CAND trong ứng xử với nhân dân phải “kính trọng, lễ phép”, nghĩa là cách xưng hô đúng mực, là thái độ cầu thị, hòa nhã với nhân dân; biết kính già, yêu trẻ. Đối với đồng nghiệp theo Hồ Chí Minh, “Phải thân ái, giúp đỡ”, nghĩa là phải thương yêu, quý trọng, giúp đỡ lẫn nhau, sống với nhau có tình, có nghĩa, thân ái giúp đỡ với đồng chí, đồng đội cùng chiến đấu, cùng lực lượng và cả những người cùng chung mục đích, lý lưởng vì độc lập, tự do của Tổ quốc và cuộc sống yên bình, hạnh phúc của nhân dân.

Trong bối cảnh mới, do tác động từ môi trường xã hội, từ cuộc sống, một số cán bộ, chiến sĩ đã tự vượt khỏi phạm vi quy định của điều lệnh, nội vụ, đã sống xa hoa, lãng phí; cầu kì, kiểu cách; muốn thể hiện hơn người khác, nhất là trong các khu dân cư, điều đó đã làm mất đi hình ảnh đẹp, phong cách ứng xử nhân văn của toàn lực lượng. Cho nên, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải tự rèn luyện cho mình phong cách ứng xử giản dị, khiêm tốn và lịch thiệp.

Nhân dân, bạn bè, đồng nghiệp đều có thể bị thay đổi rất nhanh theo các chiều hướng do sự tác động của mặt trái của cơ chế thị trường và công nghệ hiện đại, do đó cán bộ, chiến sĩ CAND phải ứng xử linh hoạt, chủ động, biến hóa trong mọi tình huống, để một mặt ứng xử phù hợp với những phát sinh mới với cả những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực của nhân dân, bạn bè và đồng nghiệp; mặt khác là để giữ mình, không bị cuốn theo những cái xấu, cái thấp hèn từ xã hội, người thân, bạn bè… 

Thứ ba là, xây dựng phong cách ứng xử cương quyết nhưng cũng rất khoan dung, độ lượng với các đối tượng đấu tranh, lầm đường lạc lối.

Cán bộ, chiến sĩ phải có thái độ cương quyết, cứng rắn, tinh thần vững vàng, không thỏa hiệp, không nhân nhượng, không để tội phạm mua chuộc, dụ dỗ; cương quyết không để kẻ địch phá hoại, bọn tội phạm xâm hại đến lợi ích quốc gia và lợi ích của nhân dân. “Đối với những người không nguy hiểm lắm, thì nên dùng chính sách cảm hoá, khoan dung, không nên bắt bớ lung tung, không nên tịch thu vô lý, làm cho dân kinh khủng”5.

Thứ tư là, xây dựng phong cách ứng xử siêng năng, tận tụy với công việc cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng.

Chỉ có siêng năng, tận tụy trong công việc mới đúc kết cho mỗi cán bộ, chiến sĩ trưởng thành trong nhân cách, mới tạo được uy tín trong đồng chí, đồng đội và trong nhân dân, khi đó mới trưởng thành trong sự nghiệp. Điều quý trọng nhất như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói là: Cái còn mãi với thời gian là danh dự, trọng liêm, trọng chính, trọng đức. Còn vật chất chỉ là phù vân….

Hiện nay, mặt trái của kinh tế thị trường tác động rất mạnh vào lợi ích cá nhân, điều đó rất dễ làm lung lay, giao động về đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử của một số cán bộ, chiến sĩ. Trước tình hình đó, cần đẩy mạnh công giáo dục giúp cho cán bộ, chiến sĩ phải biết tự vấn lương tâm để điều chỉnh hành vi ứng xử với bản thân, với nhân dân, đồng chí, đồng đội.

Cán bộ, chiến sĩ phải biết dừng, biết đủ, biết trăn trở, suy nghĩ trước những lợi ích, trước các hành vi, để ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống và khi đó sẽ trở thành tấm gương xấu, làm suy giảm niềm tin của cán bộ, chiến sĩ và quần chúng vào lực lượng CAND.

Do đó, cần quán triệt nội dung công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của Đại hội lần thứ XIII của Đảng trong công tác xây dựng lực lượng trong tình hình hiện nay: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”.

 

Học tập, làm theo phong cách ứng xử của Bác là trực tiếp đấu tranh với các luận điểm xuyên tạc, bôi nhọ của các thế lực thù địch

Học tập, làm theo phong cách ứng xử của Bác là trực tiếp đấu tranh với các luận điểm xuyên tạc, bôi nhọ của các thế lực thù địch

 

Sức mạnh của CAND là ở sự gắn bó mật thiết, giúp đỡ thường xuyên của nhân dân; do đó các thế lực thù địch luôn luôn tìm mọi cách bôi nhọ, nói xấu để hạ thấp uy tín và li gián Công an với nhân dân. Trước tình hình đó, học tập, làm theo phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phương pháp để cán bộ, chiến sĩ CAND đấu tranh hiệu quả với mọi hình thức xuyên tạc, nói xấu.

Phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị nhân văn, tinh


túy nhất trong truyền thống văn hóa của dân tộc và của nhân loại. Để có được phong cách ứng xử đó, bên cạnh sự xuất thân từ một gia đình truyền thống yêu nước, thương dân, với tài năng trí tuệ bẩm sinh và trong bối cảnh lịch sử dân tộc đang bị đọa đầy trong kiếp nô lệ, còn là thành quả của việc Người đã bôn ba khắp năm châu, bốn bể để học hỏi, tu dưỡng, rèn luyện. Nhờ đó, mọi lời nói và hành động của Hồ Chí Minh đều toát lên sự thân thiện, gần gũi, nghĩa tình, nồng hậu, rất đỗi chân thành, lịch thiệp, nhưng cũng đầy uy lực và cương nghị.

 Điểm nổi bật trong phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh, trước hết trong việc ứng xử với bản thân. Người đã lấy “tu thân” của Nho học làm đầu trong sự nghiệp của mỗi con người. Tu thân là luôn nghiêm khắc với bản thân mình, sửa chữa những thiếu sót, không bảo thủ để nhận rõ sai sót nhằm hoàn thiện bản thân. Hồ Chí Minh thấm đẫm tư tưởng đó, đã tự ứng xử rất nghiêm khắc với bản thân trên mọi phương diện, chính Người đã tự làm cho bản thân mình lớn lên về trí tuệ, về tâm hồn, về lý tưởng; trong mọi tình huống dù là lúc gian nan, nguy khốn hay những cám dỗ tầm thường đều không bị lung lay, lệch lạc về tinh thần và thể xác.

Hai là, ứng xử đối với nhân dân, đối với bạn bè. Người luôn tôn trọng, yêu thương con người. Việc Hồ Chí Minh đã hy sinh cả cuộc đời để đi tìm độc lập, tự do cho dân tộc; hạnh phúc, ấm no cho nhân dân; hòa bình, đoàn kết, hữu nghị cùng phát triển cho nhân loại thể hiện phong cách ứng xử đó. Trong quá trình thực hiện mục tiêu, lý tưởng lớn lao ấy, Người luôn chân tình, gần gũi, thân thiện với nhân dân, với bạn bè. Người đã viết: “Cách cư xử, đối với đồng bào thì nên thành thực, thân ái, sẵn lòng giúp đỡ”1. Cho nên, Người luôn được đón nhận như người thân trong các gia đình, như người cha, người bác trong mỗi dòng họ; nhờ đó đã có cả một dân tộc lấy tên của Người để làm dòng họ cho dân tộc.

Trong ứng xử với nhân dân và bạn bè, Hồ Chí Minh luôn rất mực giản dị, khiêm tốn và lịch thiệp: “Cách ăn mặc phải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ lượt thượt, xa xỉ, loè loẹt”2.  Đồng thời ứng xử linh hoạt, chủ động, biến hóa. Hồ Chí Minh được nhân dân và bạn bè quốc tế mến mộ, nể phục bởi sự linh hoạt, tinh tế, luôn chủ động và biến hóa trong ứng xử.

Ba là, trong ứng xử với kẻ địch, với những người lầm đường lạc lối, Hồ Chí Minh luôn cương quyết nhưng cũng rất khoan dung, độ lượng. Người đã viết: “Đối với người, ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù”3 từ mục tiêu ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “nhân dân Việt Nam vĩnh viễn không để cho bất cứ kẻ nào xâm lược nước mình, đồng thời cũng vĩnh viễn không xâm lược nước khác. Nhân dân Việt Nam luôn luôn ủng hộ tất cả những cuộc đấu tranh chống xâm lược và bảo vệ hòa bình thế giới”4.

Bốn là, trong ứng xử với công việc luôn siêng năng, tận tụy. Chỉ hai bàn tay trắng ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân; hy sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân. Kết quả là Người đã gặp Chủ nghĩa Mác – Lênin, truyền bá con đường cách mạng đó về Việt Nam. Dưới sự sáng lập và lãnh đạo của Người, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc, thống nhất nước nhà, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và đang phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu như ngày nay.

Trong thời gian qua, toàn lực lượng CAND đã thường xuyên học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nhờ đó luôn được nhân dân tin yêu, giúp đỡ và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Tuy nhiên trong ứng xử của một số cán bộ, chiến sĩ, ở nhiều nơi, nhiều lúc chưa thực sự làm cho nhân dân hài lòng, để lại những hình ảnh chưa thực sự mẫu mực. Các thế lực thù địch đã lợi dụng những thiếu sót đó để bôi nhọ, hạ thấp uy tín của CAND, li gián giữa Công an với nhân dân. Do đó toàn lực lượng cần xây dựng phong cách ứng xử theo phong cách Hồ Chí Minh như sau:

Thứ nhất là, xây dựng ý thức tự học tập, tự rèn luyện thường xuyên cho cán bộ, chiến sĩ trong ứng xử đối với bản thân.

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải biết nghiêm khắc với bản thân, qua đó, một mặt tự mỗi cán bộ, chiến sĩ vừa biết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và những ham muốn cá nhân; mặt khác vừa có tri thức, có sức khỏe, có kinh nghiệm để giải quyết hiệu quả các công việc được giao. Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như ngày nay đang tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc tự học tập và rèn luyện của mọi cán bộ, chiến sĩ, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần phát động các phong trào để khuyến khích cán bộ, chiến sĩ tự học tập, rèn luyện trau dồi đạo đức, lối sống theo phong cách ứng xử với bản thân của Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã dạy CAND, “đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính”, đó chính là chuẩn mực để cán bộ, chiến sĩ ứng xử với bản thân. Qua đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ biết yêu mình, cũng là biết yêu người khác, biết yêu công việc là biết đổi mới, sáng tạo trong công việc; biết tiết kiệm của cải và thời gian, liêm khiết không bị mặt trái của kinh tế thị trường cám dỗ, việc đúng nếu nhỏ cũng phải làm bằng được, nếu sai dù nhỏ cũng phải tránh… thì sẽ đạt đến các giá trị chân – thiện – mỹ trong ứng xử, khi đó sẽ được bạn bè, đồng nghiệp, nhân dân tin tưởng, quý trọng và giúp đỡ hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Thứ hai là, xây dựng phong cách ứng xử chân tình, gần gũi, thân thiện; giản dị, khiêm tốn và lịch thiệp; linh hoạt, chủ động, biến hóa cho cán bộ, chiến sĩ trong ứng xử với nhân dân, bạn bè, đồng nghiệp.

Cán bộ, chiến sĩ CAND thường xuyên phải tiếp xúc với nhân dân, do đó phong cách ứng xử với nhân dân giữ vai trò đặc biệt quan trọng, qua đó vừa biểu hiện bản chất của CAND, vừa quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ của toàn lực lượng. Đối với nhân dân, bạn bè, đồng nghiệp, CAND cần ứng xử chân tình, gần gũi, thân thiện, thực sự là chỗ dựa để mọi người yên tâm lao động, sản xuất và sinh hoạt sẽ tạo được niềm tin đối với nhân dân, bạn bè, đồng nghiệp. Khi đó, nhân dân, bạn bè, đồng nghiệp sẽ là chỗ dựa vững chắc của mỗi cán bộ, chiến sĩ và của toàn lực lượng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hồ Chí Minh đã dạy CAND trong ứng xử với nhân dân phải “kính trọng, lễ phép”, nghĩa là cách xưng hô đúng mực, là thái độ cầu thị, hòa nhã với nhân dân; biết kính già, yêu trẻ. Đối với đồng nghiệp theo Hồ Chí Minh, “Phải thân ái, giúp đỡ”, nghĩa là phải thương yêu, quý trọng, giúp đỡ lẫn nhau, sống với nhau có tình, có nghĩa, thân ái giúp đỡ với đồng chí, đồng đội cùng chiến đấu, cùng lực lượng và cả những người cùng chung mục đích, lý lưởng vì độc lập, tự do của Tổ quốc và cuộc sống yên bình, hạnh phúc của nhân dân.

Trong bối cảnh mới, do tác động từ môi trường xã hội, từ cuộc sống, một số cán bộ, chiến sĩ đã tự vượt khỏi phạm vi quy định của điều lệnh, nội vụ, đã sống xa hoa, lãng phí; cầu kì, kiểu cách; muốn thể hiện hơn người khác, nhất là trong các khu dân cư, điều đó đã làm mất đi hình ảnh đẹp, phong cách ứng xử nhân văn của toàn lực lượng. Cho nên, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải tự rèn luyện cho mình phong cách ứng xử giản dị, khiêm tốn và lịch thiệp.

Nhân dân, bạn bè, đồng nghiệp đều có thể bị thay đổi rất nhanh theo các chiều hướng do sự tác động của mặt trái của cơ chế thị trường và công nghệ hiện đại, do đó cán bộ, chiến sĩ CAND phải ứng xử linh hoạt, chủ động, biến hóa trong mọi tình huống, để một mặt ứng xử phù hợp với những phát sinh mới với cả những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực của nhân dân, bạn bè và đồng nghiệp; mặt khác là để giữ mình, không bị cuốn theo những cái xấu, cái thấp hèn từ xã hội, người thân, bạn bè… 

Thứ ba là, xây dựng phong cách ứng xử cương quyết nhưng cũng rất khoan dung, độ lượng với các đối tượng đấu tranh, lầm đường lạc lối.

Cán bộ, chiến sĩ phải có thái độ cương quyết, cứng rắn, tinh thần vững vàng, không thỏa hiệp, không nhân nhượng, không để tội phạm mua chuộc, dụ dỗ; cương quyết không để kẻ địch phá hoại, bọn tội phạm xâm hại đến lợi ích quốc gia và lợi ích của nhân dân. “Đối với những người không nguy hiểm lắm, thì nên dùng chính sách cảm hoá, khoan dung, không nên bắt bớ lung tung, không nên tịch thu vô lý, làm cho dân kinh khủng”5.

Thứ tư là, xây dựng phong cách ứng xử siêng năng, tận tụy với công việc cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng.

Chỉ có siêng năng, tận tụy trong công việc mới đúc kết cho mỗi cán bộ, chiến sĩ trưởng thành trong nhân cách, mới tạo được uy tín trong đồng chí, đồng đội và trong nhân dân, khi đó mới trưởng thành trong sự nghiệp. Điều quý trọng nhất như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói là: Cái còn mãi với thời gian là danh dự, trọng liêm, trọng chính, trọng đức. Còn vật chất chỉ là phù vân….

Hiện nay, mặt trái của kinh tế thị trường tác động rất mạnh vào lợi ích cá nhân, điều đó rất dễ làm lung lay, giao động về đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử của một số cán bộ, chiến sĩ. Trước tình hình đó, cần đẩy mạnh công giáo dục giúp cho cán bộ, chiến sĩ phải biết tự vấn lương tâm để điều chỉnh hành vi ứng xử với bản thân, với nhân dân, đồng chí, đồng đội.

Cán bộ, chiến sĩ phải biết dừng, biết đủ, biết trăn trở, suy nghĩ trước những lợi ích, trước các hành vi, để ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống và khi đó sẽ trở thành tấm gương xấu, làm suy giảm niềm tin của cán bộ, chiến sĩ và quần chúng vào lực lượng CAND.

Do đó, cần quán triệt nội dung công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của Đại hội lần thứ XIII của Đảng trong công tác xây dựng lực lượng trong tình hình hiện nay: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”6.

 

30/7/22

CÂU CHUYỆN VỀ LOA PHƯỜNG

             Mấy ngày hôm nay, anh em Thủ đô cứ xôn xao, bàn tán phản đối về kế hoạch ban hành của Thành phố Hà Nội về việc phấn đấu đến năm 2025 thì trên địa bàn 100% đều có hệ thống truyền thanh. Điều này đã là một chủ đề hot, nhiều người đặt câu hỏi là có cần thiết khi công nghệ 4.0 phát triển.

Nhiều người cứ bảo rằng loa phường là chỉ dùng cho ngày xưa, khi mà thời đại vẫn còn chưa phát triển, công nghệ vẫn còn kém thì loa phường rất là cần thiết để mọi người nắm bắt thông tin. Còn bây giờ,xu thế thế giới phát triển, công nghệ hiện đại hơn nhiều; nào là 4G, 5G thì cần loa làm gì? Có đang lãng phí hay không? Và cũng cái quan điểm này đã làm cho nhiều trang báo “lá cải”, nhiều thế lực chống phá ùa theo.

Có thể thấy, trong suốt thời gian qua, nhất là thời gian có dịch Covid-19, loa phường đã chứng tỏ sức mạnh của nó mà các phương tiện hiện đại không thể đáp ứng được. Loa phường chính là một kênh thông tin nhanh, chính xác và gần gũi trong tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng, Nhà nước và nói môm na là các tình huống khẩn cấp.

Có thể thế hệ sau này không gắn liền với loa phường nên không thể hiểu hết được giá trị của nó; để mà đem ra so sánh loa phường với thế giới di dộng, điện tử thì thật là khập khiễng. Vì thế mỗi anh em nên loại bỏ bớt cái tôi, cái cá nhân đi một chút, loa phường sẽ thực hiện được chức năng cộng đồng của mình.

 

ĐỪNG NÓI DÂN CHỦ MẼO VỚI TÂY KHÔNG THAM NHŨNG

         Những năm trở lại đây công cuộc chống tham nhũng của nước ta đạt được những thành tựu nhất định tạo được nhiều niềm tin to lớn trong lòng nhân dân về sự trong sạch của bộ máy. Nhưng giới phản động chống đối với tư tưởng có lẽ dưới sự phát triển chung của xã hội luôn có cách nhìn phiến diện, cho rằng làm quan ở Việt Nam thì mặc định tham nhũng. Nếu chỉ như thế thì thế giới quan của chúng chỉ hướng về Việt Nam mà không nhìn về nơi chúng đang sống là “Xứ cờ hoa”.

Nhìn sang Mỹ nơi của hải ngoại đu càng đang sống xem Illinois cũng là nơi có “thủ phủ” tham nhũng Chicago - thành phố lớn tham nhũng nhất nước Mỹ. Chưa kể những vụ án tham nhũng tại đất nước “Cờ hoa” này khét tiếng gây “rung động” thế giới mà ai muốn biết chỉ cần gõ Google là ra. Tuy nhiên, RFA có mắt nhưng chỉ nhìn một hướng, tại nơi chúng ở RFA giả điếc, giả mù không nhìn thấy thực trạng tham nhũng tại chính nơi chúng có nhà có cửa.

Tại sao mỗi khi cái nơi mà chúng thường rêu rao là xứ sở thiên đường phát hiện hay khám phá ra vụ án tham nhũng nào cả thế giới đều biết đến chứ không phải chỉ trong nội bộ một đất nước. Bởi vì, bản chất của chúng là “Tư bản chủ nghĩa” chúng bóc lột sức lao động của người để tạo ra vật chất thì cách thức chúng “che đậy” hành tham nhũng một cách tinh vi, khó bị phát hiện là điều dễ hiểu.

Cái luận điệu chúng sử dụng nói rằng tham nhũng chịu ngồi tù rồi có mấy nghìn tỷ cho vợ con ở nhà sử dụng chỉ là chiêu trò đánh lừa nội dung của chúng. Thực tế các vụ án tham nhũng như Chủ tịch Chung Hà Nội là sự suy thoái của một bộ phận cán bộ Nhà nước, đồng tiền làm mờ mắt họ để rồi họ lầm lỡ. Sự phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm của Trung ương thật sự đáng vui mừng, bởi vì kịp thời phát hiện lỗ hổng cán bộ đưa ra biện pháp xử lý đúng đắn, tiếp tục hoàn thiện bộ máy chính quyền lãnh đạo đất nước đi lên.

 ĐOÀN HẢI

Quên mình cứu người trong biển lửa

Quên mình cứu người trong biển lửa

 


Chúng tôi có mặt tại trụ sở Đội Cảnh sát PCCC & CNCH, Công an quận Đống Đa vào những ngày giữa tháng 6 nắng như đổ lửa. Lúc này các CBCS của đơn vị đang đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền công tác PCCC cho các hộ dân, các hộ kinh doanh trên địa bàn, hăng say hướng dẫn người dân các phương án chữa cháy…


Giọng nói thu hút, truyền cảm, Thượng úy Vũ Ngọc Hoàng, Đội Cảnh sát PCCC & CNCH, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ thực tế công tác đấu tranh với “bà hỏa” tại hội trường trong sự chăm chú lắng nghe của hàng trăm người dân. “Chắc các bác, các anh, chị còn nhớ ngày 10/9, khi trên địa bàn phố Núi Trúc (phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội) xảy ra đám cháy lớn không ạ?…”.

Đó có lẽ là một trong những kỷ niệm không bao giờ quên trong đời chàng Cảnh sát trẻ Vũ Ngọc Hoàng: Ngay khi nhận được thông tin báo cháy tại một cửa hàng quần áo tại ngôi nhà 5 tầng số 8, ngõ 12, phố Núi Trúc, Thượng úy Vũ Ngọc Hoàng cùng đơn vị đã nhanh chóng triển khai có mặt tại hiện trường. Lúc này đám cháy đã rất lớn, lửa, khói và khí độc bao trùm toàn bộ căn nhà. Với sự hỗ trợ từ Công an quận Ba Đình, đơn vị nhanh chóng đưa được 2 người bị mắc kẹt trong ngôi nhà ra ngoài an toàn nhưng vẫn còn một nạn nhân nữa đang hoảng sợ, mắc kẹt trên tầng 4 ngôi nhà…

“Tôi và đồng đội lúc đó đã nhanh chóng tiếp cận, đưa nạn nhân ra vì nếu chậm trễ, khói, khí độc ngày một lớn, có thể người bị mắc kẹt chưa bị chết cháy thì đã bị chết ngạt…” – Thượng úy Vũ Ngọc Hoàng chia sẻ. Trong đám cháy lớn, khói tỏa đen kịt, Thượng úy Vũ Ngọc Hoàng tìm thấy em Giang (nạn nhân cuối cùng mắc kẹt) đang nằm sấp dưới sàn nhà, tim vẫn đập nhưng hơi thở đã rất yếu. Cùng các đồng đội hỗ trợ, trùm bình thở cho nạn nhân, anh nhanh chóng sốc em Giang lên lưng và khẩn trương di chuyển ra cầu thang bộ. Tuy nhiên khi ra tới cửa, nhóm cứu hộ bị kẹt lại do cánh cửa phòng tầng 4 chỉ mở được một nửa. Lúc đó, cách duy nhất để vượt qua là phải bỏ lại mũ chữa cháy, bỏ bình thở cho nạn nhân, nghiêng người để lách qua mới có thể đi ra phía cầu thang bộ. Trong quá trình di chuyển xuống phía dưới, Hoàng gặp nhiều khó khăn vì lối đi nhỏ, lượng chất cháy nhiều, không khí ngột ngạt, khói nhiều và sức nóng của vụ cháy tác động. Cõng em Giang đến chiếu nghỉ giữa tầng 1 và tầng 2, Thượng úy Vũ Ngọc Hoàng gần như đã kiệt sức. “Quyết tâm đưa nạn nhân ra ngoài, chúng tôi đã cố gắng hết sức và cuối cùng đã thành công. Rất may mắn, nhờ được đưa ra ngoài và cấp cứu kịp thời, ba ngày sau, em Giang đã tỉnh lại và trở lại cuộc sống bình thường…” – ngay sau những lời chia sẻ này từ Thượng úy Vũ Ngọc Hoàng, hội trường rộn vang tiếng vỗ tay, nhiều người dân lén lau nước mắt vì xúc động trước hành động anh dũng, quên mình vì nhân dân của các CBCS Đội Cảnh sát PCCC & CNCH.

Theo Trung tá Thịnh Vũ Khanh, Đội trưởng Cảnh sát PCCC & CNCH, Công an quận Đống Đa, thời gian gần đây, nhất là vào cao điểm nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra hỏa hoạn, bên cạnh phối hợp với các phường, tổ dân phố, các trường học đóng trên địa bàn tuyên truyền PCCC, đơn vị đang tích cực xuống cơ sở tuyên truyền, đặc biệt chú trọng các hộ nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn…

Đến giờ, mỗi khi nhắc lại vụ cháy xảy ra lúc rạng sáng 1/3/2022 tại nhà riêng vừa ở vừa kinh doanh trên khu phố Giáp Nhị, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, anh Sái Văn Tuynh (SN 1987) vẫn không hết cảm giác sợ hãi. “Tôi không biết nói gì để cảm ơn các anh Đội Cảnh sát PCCC & CNCH Công an quận Hoàng Mai, những người đã dũng cảm, bất chấp hiểm nguy để giúp tôi và các con thoát nạn trong gang tấc”, anh Tuynh xúc động chia sẻ. Theo anh Tuynh, đám cháy xảy ra vào khoảng 2h sáng. Do nhà có nhiều thiết bị dễ cháy gồm các loại máy in và thiết bị điện khác… nên chỉ trong chốc lát, ngọn lửa bùng dữ dội, khói đen bao trùm tầng 1, xâm lấn lên khu vực tầng 2, nơi vợ chồng anh cùng 3 con nhỏ đang chìm trong giấc ngủ. Chỉ đến khi khói xộc vào phòng ngủ ở tầng 2, tiếng nổ lốp bốp bắt đầu vang lên thì vợ anh mới tỉnh giấc.

Bước chân ra bên ngoài, vợ anh bàng hoàng khi phát hiện căn nhà đang chìm trong biển lửa. Anh Tuynh lúc này choàng tỉnh sau khi vợ hô hoán, vội đưa vợ và con lớn lên tầng 3, thoát ra ngoài theo cửa tum rồi quay lại phòng ngủ để cứu thêm 2 con nhỏ… Khi anh quay trở lại, ngọn lửa đã bùng cháy dữ dội, khói xông lên tầng 2 khiến anh mất phương hướng, không tìm được đường thoát ra ngoài. Cả 3 cha con bị kẹt lại trong phòng ngủ…

Rất may, ngay trước thời điểm xảy ra hỏa hoạn, gia đình anh mới được các cán bộ Đội Cảnh sát PCCC & CNCH Công an quận Hoàng Mai phối hợp với Công an phường Thịnh Liệt tuyên truyền về công tác phòng, chống cháy nổ nên khi sự cố cháy xảy ra, anh đã dùng nước dội lên chiếc đệm, sau đó phủ lên người 3 bố con để tránh lửa và các khí độc xâm lấn…

Nhắc lại thời khắc chạy đua với ngọn lửa đang bao trùm ngôi nhà 3 tầng của vợ chồng anh Tuynh, Trung tá Nguyễn Hùng Nam, Phó trưởng Công an quận Hoàng Mai cho biết, nơi xảy ra vụ cháy tuy chỉ cách ngõ khoảng 200m nhưng tương đương với khoảng 10 cuộn vòi chữa cháy. Nếu lúc đó sử dụng vòi dẫn nước thì sẽ không đảm bảo thời gian chữa cháy. Vì thế, anh em đơn vị đã triển khai phương tiện chữa cháy chuyên dụng, sử dụng máy bơm chữa cháy hút nước từ bể nhà dân để chữa cháy và phun làm mát mở đường cho CBCS. Đồng thời, sử dụng trang phục bảo hộ chống cháy, bình thở băng qua lửa lao vào bên trong căn nhà tìm kiếm nạn nhân.

Lúc này, vợ anh Tuynh cùng một người con đã thoát ra bên ngoài, bất lực nhìn ngọn lửa đang bao trùm toàn bộ căn nhà, gào khóc gọi chồng và các con. Dù cố gắng giữ bình tĩnh để nắm bắt tình hình nhưng anh em CBCS cũng nóng ruột bởi sự việc rất cấp bách. Ngay khi thông tin vẫn còn người mắc kẹt tầng 3, dù toàn bộ khu vực tầng 1 đang cháy nhưng nhận thấy phần cầu thang lên tầng 2 không có vật cản, vì thế, CBCS nhanh chóng băng qua lửa, tiếp cận căn phòng anh Tuynh và 2 cháu nhỏ đang được cho là tránh trú trong đó.

Trong làn ranh giới sinh tử được tính bằng giây, việc tìm kiếm đang đi vào tuyệt vọng thì dưới chiếc đệm vang lên giọng nói đáp trả của mấy bố con… “Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi tham gia cứu người nhưng cảm giác lúc đó rất đặc biệt. Khi nhấc chiếc đệm lên, mọi người tạm thở phào vì thấy anh Tuynh cùng hai cháu nhỏ đang nằm ở bên dưới…”, Trung tá Nguyễn Hùng Nam nhớ lại.

Chúng tôi đến Đội Cảnh sát PCCC, Công an quận Hoàn Kiếm vào trưa 18/7. Khi đó Thượng úy Nguyễn Viết Quân và đồng đội mới trở về đơn vị sau khi nỗ lực dập tắt đám cháy tại số nhà 378 phố Phúc Tân, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thượng úy Nguyễn Viết Quân chính là người đã dũng cảm cứu người bị nạn, cõng ông Đỗ Đức Kiện đang dần ngất lịm thoát khỏi đám cháy.

Lúc này, Thượng úy Nguyễn Viết Quân và đồng đội vẫn mặc nguyên bộ quần áo bảo hộ ướt sũng nước, khuôn mặt lấm lem, ám khói bụi, lộ vẻ mệt mỏi sau cả đêm trắng chiến đấu với “giặc lửa” hung dữ. Dẫu vậy, khi thấy chúng tôi, người chiến sĩ Cảnh sát PCCC trẻ ấy vẫn nở nụ cười, không giấu được nỗi vui mừng, bởi may mắn trong trận hỏa họa đêm qua, bằng sự mưu trí, dũng cảm, với nỗ lực, quyết tâm cao nhất, anh và đồng đội, có sự giúp sức của người dân đã đưa được 4 người dân thoát khỏi bàn tay của “tử thần”.

“Đặc thù nghề nghiệp không cho phép chúng tôi nấn ná với thời gian bởi lý do khi xảy ra cháy, người chiến sĩ Cảnh sát PCCC phải tranh thủ từng giây từng phút chạy đua với thời gian để đến hiện trường nhanh nhất, kịp thời khống chế ngọn lửa, tìm kiếm, đưa người bị nạn ra ngoài an toàn”- Thượng úy Nguyễn Viết Quân tâm sự. Chính vì lẽ đó, trong mọi hoạt động, sinh hoạt ngày thường cũng như ở đơn vị, cái nếp, cái tính cẩn thận, ngăn nắp gọn gàng và tác phong nhanh nhẹn ấy Thượng úy Nguyễn Viết Quân và đồng đội được rèn rũa, thấm nhuần.

Nhắc đến vụ cháy và nhất là việc hình ảnh của bản thân đang được dư luận và cộng động mạng chia sẻ, Thượng úy Nguyễn Viết Quân cười hiền cho biết, từ đêm cho đến giờ vẫn chưa có lúc nào ngơi nghỉ, cầm điện thoại nên không biết việc đó. Đêm 17/7, Thượng úy Quân đang trực ở đơn vị cùng đồng đội thì khoảng 0h52’ ngày 18/7, tiếng chuông báo động của đơn vị réo vang. Tin báo cháy tại địa chỉ số 378 phố Phúc Tân nhanh chóng được Đại úy Trần Quốc Oai, Đội phó Đội Cảnh sát PCCC thông báo, yêu cầu đơn vị khẩn trương di chuyển đến hiện trường để tham gia chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Rất nhanh chóng, đội hình triển khai công tác PCCC và cứu hộ cứu nạn gồm 27 CBCS của đơn vị cùng với 2 xe chữa cháy đã khẩn trương có mặt tại địa điểm cháy. Khi đến nơi, cửa chính tầng 1 của ngôi nhà khóa bên trong. Ngọn lửa hung dữ lúc này đã bao trùm toàn bộ tầng 1, thiêu cháy gần như hoàn toàn những vật dụng, đồ đạc ở phía trong. Toàn bộ diện tích tầng 1 của ngôi nhà ước chừng khoảng 30m2 bị lửa “chiếm giữ”. Lửa khói đang lan lên trên tầng 2, 3 và 4 của ngôi nhà. Đường thoát của những người dân trong ngôi nhà trên đã bị “biển lửa” chặn lại, buộc họ phải chạy ngược lên trên để cầu cứu.

Thượng úy Nguyễn Viết Quân thuật lại, kể từ lúc nhận được tin báo cháy và di chuyển đến hiện trường vụ cháy có lẽ chỉ tính bằng giây bằng phút. Ngoài tổ chữa cháy, đơn vị còn bố trí một tổ công tác có nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn các nạn nhân. Thượng úy Nguyễn Viết Quân nằm trong tổ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.

Khi đến nơi, vòi rồng nhanh chóng được anh và CBCS trong đơn vị đưa ra, phun nước vào trong đám cháy. Trong khi đồng đội phun nước từ vòi rồng vào đám cháy thì Thượng úy Nguyễn Viết Quân cùng với CBCS trong tổ công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn bất chấp hiểm nguy lao vào đám cháy để tìm kiếm các nạn nhân. Lúc này, toàn bộ tầng 1 của ngôi nhà dường như bị ngọn lửa bao trùm. Ở phía trên tầng 2 và 3, tầng 4 của ngôi nhà, những tiếng hô hoán, kêu cứu của các nạn nhân cứ lịm dần, lịm dần bởi khói, lửa đang xâm chiếm lên phía trên.

 “Cánh cửa tầng 1 của ngôi nhà nhanh chóng bị phá, chúng tôi lao vào biển lửa và chạy lên tầng 2. Khói mù mịt, đêm hôm hệ thống điện bị chập, cháy càng khiến cho công tác tìm kiếm khó khăn”-Thượng úy Quân thuật lại. Thượng úy  Quân cùng với đồng đội nhanh chóng mở toang những cửa sổ trên tầng 2 để khói đặc phía trong thoát bớt ra ngoài.

Những người trong căn nhà bị cháy dù đã chạy lên tầng 2, tầng 3 và 4 đồng thời đóng chặt cửa vào nhưng khói vẫn len vào bên trong, khiến họ bị sặc khói. Lúc này, bà Nguyễn Lan Anh cùng với ông Đỗ Đức Kiện và con gái Đỗ Linh Chi bị ngạt khói, ho sặc sụa, vô cùng hoảng loạn. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã khẩn trương dùng khăn ướt, làm biện pháp chống ngạt khói và nhanh chóng đưa mọi người ra ngoài an toàn.

Lúc này, trong ngôi nhà trên vẫn còn người. Tiếng kêu cứu yếu ới và hoảng loạn của người bị nạn trong căn nhà càng thôi thúc Thượng úy Quân cùng đồng đội chạy đua với giặc lửa, với khói độc lao lên tầng thượng tìm kiếm. Trên tầng thượng của ngôi nhà, anh Đỗ Chí Bằng lúc này bị lửa trùm lên người, bỏng nặng. Khói xộc vào miệng và đường thở của anh Bằng khiến anh dần ngất lịm đi. Nếu không được sơ cứu kịp thời thì cho dù có đưa được anh Bằng xuống phía dưới thì nạn nhân cũng sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Thượng úy Quân nhanh chóng rửa mũi, đưa những bụi mịn, tàn muội của khói ở trong miệng, mũi của anh Bằng ra ngoài, đồng thời hô hấp nhân tạo, giằng giật sự sống lại cho nạn nhân từ bàn tay “tử thần”. Khi hơi thở của anh Bằng đã được kéo trở lại, nhịp tim dần đập bình thường, Thượng úy Quân lúc này nhanh chóng xốc người bị nạn lên lưng, trùm chăn ướt kín người nạn nhân và đưa xuống phía dưới.

Hình ảnh mặt mũ, quần áo lấm lem và nhất là đôi mắt cương nghị, quyết tâm chiến đấu, chiến thắng giặc lửa của Thượng úy Nguyễn Viết Quân đã trở thành hình ảnh đẹp, được dư luận ngợi khen. Hàng trăm nghìn lượt chia sẻ, bình luận với những dòng, trạng thái của cộng đồng mạng bày tỏ niềm xúc động, khâm phục người chiến sỹ Cảnh sát PCCC đã tràn ngập khắp mạng xã hội.

Khi chúng tôi hỏi khoảnh khắc lao vào biển lửa để cứu người dân gặp nạn, những người chiến sỹ Cảnh sát PCCC như Thượng úy Nguyễn Viết Quân có suy nghĩ gì? Vẫn nụ cười hiền, Thượng úy Quân thành thực: “Tôi chẳng kịp nghĩ gì cả. Lúc ấy, chỉ mong sao lao vào lửa tìm kiếm được người bị nạn để đưa họ ra ngoài an toàn một cách  nhanh nhất”.

Ngọn lửa quá hung dữ, và như một phản xạ đã trở thành có điều kiện, một mệnh lệnh của trái tim, những người Cảnh sát PCCC như Thượng úy Quân và đồng đội chẳng có đủ thời gian để nghĩ gì, ngoài việc làm thế nào tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn được các nạn nhân, đưa họ ra ngoài nhanh nhất, an toàn nhất.

Hơn 11 năm đứng trong hàng ngũ lực lượng CAND và cũng chừng đó thời gian Thượng úy Nguyễn Viết Quân gắn bó với công việc, nhiệm vụ chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. Trong suốt 11 năm qua, rất nhiều những vụ cháy lớn đã được Thượng úy Quân và đồng đội tham gia dập tắt, cứu hộ cứu nạn thành công.

“Đã xảy ra cháy nổ thì dù có cứu được người thì cũng thiệt hại ít nhiều và thậm chí rất lớn về tài sản. Hậu quả cháy rất khủng khiếp. Mỗi người dân chúng ta hãy tự nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy, thay đổi từ chính những thói quen, nếp sinh hoạt tưởng chừng như đơn giản như khóa van gas khi nấu ăn xong, không thắp hương khi vắng nhà, hệ thống điện không được câu, nối dẫn tới quá tải…điều đó cũng góp phần phòng ngừa rất lớn cháy, nổ”- Thượng úy Nguyễn Viết Quân trăn trở khi trải lòng với phóng viên.

 

29/7/22

HUYỀN THOẠI NỮ ANH HÙNG

             Người nữ kiên trung ấy chính là bà Phạm Thị Mai (tức Tám Tiệm, SN 1946, ngụ ấp 3, xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận). Cô được sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng với 7 anh chị em, song 3 người anh đã hy sinh trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Thời chống Mỹ, cô là đội viên du kích mật của xã Hàm Liêm trong vùng “Tam giác sắt”, mảnh đất kiên cường hứng chịu đạn bom ác liệt giành từng tấc đất. 2 giờ chiều ngày 8-3-1968, Tiểu đoàn 4 Sư đoàn 32 quân đội Sài Gòn kéo về bao vây Hàm Liêm. Lúc đó, chị đang viết báo cáo chuẩn bị cho cuộc mít tinh. Nghe động, chị chạy xuống hầm cùng 4 đồng chí khác. Kẻ thù ném lựu đạn xuống hầm bí mật, 4 đồng chí của chị hy sinh. Chị tung hầm, bằng quả lựu đạn cuối cùng, chiến đấu quyết liệt, gây thiệt hại nặng nề cho địch. Chị bị thương ở chân, hai tay và mặt. Địch dùng máy bay đưa chị cùng số binh lính thương vong về Camp ESEPIC (Bệnh viện Đoàn Mạnh Hoạch). Tại đây, chúng tra tấn chị bằng nhiều hình thức, chúng tra tấn vô cùng dã man và cưa hai chân của cô đến ba lần sát bẹn rồi ném vào nhà xác. Sức sống mãnh liệt của người cộng sản kiên trung vì dân, vì nước đã làm cô sống lại giữa hàng trăm xác chết, bọn địch sau đó tống cô vào nhà lao giam giữ. Vết thương chưa lành hẳn, địch chuyển chị về tiểu khu tiếp tục tra tấn, hỏi cung. Nhổ máu từ miệng ra, chị nhìn thẳng vào bọn ác ôn, gằn từng tiếng: “Đồ hèn, hành hạ một phụ nữ tàn phế như tao, các người không nhục sao? Tao thà chết, quyết không khai ra đồng chí của mình, phản bội cách mạng”. Địch tống chị vào trại giam Ty cảnh sát, rồi đưa chị xuống nhà tù Bình Thuận.

Đầu năm 1970, địch thả người nữ tù bị cưa cụt đôi chân về địa phương vì cho rằng chị đã tàn phế, không còn sức để hoạt động cách mạng nữa. Nhưng địch đã lầm, với đôi chân bị cưa sát, chị vẫn tiếp tục đánh giặc. Chị làm cố vấn chỉ huy quân sự, tham gia đánh hàng trăm trận. Với thương tật như thế, thêm hai lần nữa, chị bị kẻ thù bắt giam vào nhà tù Bình Thuận rồi đưa ra tòa án quân sự ở Nha Trang. Tháng 11-1974, chị ra khỏi nhà tù, được đưa vào căn cứ làm việc trong một cơ quan dân y cho đến ngày hòa bình.

Đến ngày hôm nay, chúng ta đang được sống trong thời bình, không có chiến tranh là nhờ công ơn của các anh hùng liệt sỹ. Thật đáng tự hào về thế hệ đi trước, tự hào về nữ anh hùng trong thời chiến.

 

Bản báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ có phải là “con ngáo ộp” với Việt Nam hay không?

Bản báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ có phải là “con ngáo ộp” với Việt Nam hay không?

             Với việc nước Mỹ ngày càng có nhiều nỗ lực trong việc “vũ khí hóa” nhân quyền, các động thái chỉ trích nhân quyền của họ với các nước khác cũng ngày càng nhận được nhiều chú ý. Bản báo cáo mới đây của Bộ Ngoại giao Mỹ về Thực hành nhân quyền năm 2021 tại Việt Nam đang được các đối tượng như RFA “mổ xẻ” để tung hô.


Khi đưa tin về Bản báo cáo Thực hành nhân quyền năm 2021 tại Việt Nam của Bộ Ngoại giao Mỹ, trang mạng VOA giật tít: “Việt Nam đừng để già néo đứt dây”. Họ cho rằng đây là lần đầu tiên “Mỹ đã lên tiếng công khai về “sự thiếu chính danh” của các cơ quan quyền lực ở Việt Nam hiện nay”, chỉ trích Việt Nam thiếu dân chủ, nhân quyền, không có tự do… Họ đặt câu hỏi: “tại sao đến giờ nước Mỹ mới lên tiếng về việc này?” và cũng tự trả lời rằng “do Việt Nam bỏ phiếu chống lại việc loại nước Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc” nên bị Mỹ “cảnh cáo”. Cũng “háo hức” không kém là bài báo của RFA, khi họ dẫn lại gần như nguyên văn nội dung tóm lược từ Bản Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ xúc phạm nghiêm trọng thể chế chính trị của Việt Nam bằng giọng điệu nhân quyền áp đặt của họ.

Tuy nhiên cả VOA và RFA đã lờ đi một thực tế quan trọng là các nội dung chính yếu trong bản Báo cáo này gần như không có mấy sửa đổi so với phiên bản năm 2020 và kể cả là năm 2019. Đó là thời điểm mà Việt Nam chưa bỏ phiếu chống với chủ trương của Mỹ loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, và cũng chưa đến thời điểm mà Phó Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam kêu gọi nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược! Nhìn rộng ra hơn nữa thì các quan điểm áp đặt nhân quyền của phía Mỹ với Việt Nam chưa bao giờ thay đổi, thế nhưng quan hệ Việt – Mỹ thì ngày càng phát triển. Điều này thể hiện qua việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức nước Mỹ năm 2015, hay Tổng thống Mỹ Obama thăm Việt Nam năm 2016 và ra quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí – một quyết định lịch sử.

Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người dân. Các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ thường đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam và chính vì vậy Việt Nam cũng luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, cởi mở để tăng cường hiểu biết về những điểm khác biệt. Trong các cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris năm 2021 hay tiếp Đại sứ Mỹ Marc Knapper mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn đề nghị nước Mỹ thúc đẩy quan hệ trên cơ sở “tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị và sự khác biệt của nhau”.

Với việc quan hệ Việt – Mỹ ngày càng phát triển, có thể thấy lời phát biểu của Thủ tướng cũng như đường lối đối ngoại của Việt Nam luôn được phía Mỹ đánh giá cao. Chúng ta đã khéo léo thay đổi trọng tâm của vấn đề, từ đòi hỏi nhân quyền máy móc của nước Mỹ thành “nước Mỹ đánh giá sai về nhân quyền Việt Nam chẳng qua là vì có những điểm khác biệt”. Đây là một cách làm đúng đắn, bởi không thể áp đặt cách hiểu và những quy tắc của quốc gia này sang quốc gia khác với những khác biệt về thể chế, văn hóa, tín ngưỡng và đời sống tinh thần.

Ngày 7/4/2022, Việt Nam bỏ phiếu chống đối với Nghị quyết của Liên Hợp Quốc do Mỹ dẫn dắt đòi đình chỉ tư cách thành viên của nước Nga trong Hội đồng Nhân quyền. Nhiều thế lực chống phá rêu rao rằng nước Mỹ sẽ trừng phạt “nhân quyền” với Việt Nam vì điều này, nhưng việc bản Báo cáo Thực hành nhân quyền năm 2021 của Bộ Ngoại giao Mỹ gần như lặp lại nguyên xi Báo cáo năm 2020 cho thấy đây không phải là đòn “trừng phạt” hay “động thái mới”. Trái lại, như VOA thừa nhận, Cố vấn Ngoại trưởng Mỹ mới đây đã sang Việt Nam để tiếp tục bàn luận về vấn đề nâng tầm quan hệ hai nước lên cấp đối tác chiến lược.

Có thể nói sự kiện này là một bài toán khó mà Việt Nam đã xuất sắc vượt qua. Đó là vấn đề làm thế nào để giữ vững quan hệ với các nước lớn trong thời buổi các trục quyền lực toàn cầu đang cạnh tranh gay gắt. Chúng ta có chủ trương, đường lối, quan điểm rõ ràng là không theo nước này để chống lại nước kia, làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới. Điều này giúp chúng ta không bị lôi kéo rồi sảy chân trở thành “đối thủ” của một ai đó. Với những vấn đề hóc búa, chẳng hạn như “nhân quyền”, Việt Nam không đối chọi mà luôn đối thoại cởi mở trên phương châm “ngoại giao tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng” như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nói.

Các thế lực thù địch có lẽ đã đến lúc hiểu rằng việc “vũ khí hóa” nhân quyền chẳng thể đe dọa được Việt Nam nữa.

 

27/7/22

CỨ NGỠ RA ĐI ĐẦU KHÔNG NGOẢNH LẠI

         Cái tên Bạch Hồng Quyền có lẽ rất nhiều người thấy quen, bởi đây là tên phản động là một trong số nhưng cái tên cầm đầu kích động người dân gây rối an ninh trật tự nhằm mục đích chính trị tại sự kiện Formosa. Hắn là một tên với tiền án đánh bạc phạt bị phạt 12 tháng tù giam; rảnh rỗi không chịu làm ăn nên bị tổ chức VOICE, một cánh tay của Việt Tân lôi kéo, hậu thuẫn về tiền bạc với bản tính như vậy không khó hiểu Quyền nhanh chóng gia nhập tổ chức và trở thành tên “cộm cán” tham gia vào hầu hết các “dự án” của VOICE.

Cuộc đời của Bạch Hồng Quyền sau khi chống phá cách mạng chỉ bằng đồng tiền dơ bẩn và những lời đường mật của tổ chức phản động mà hắn tham gia không khó dự đoán khi hết hạn sử dụng, tuy nhiên hắn có vẻ còn khổ hơn nhiều. Trốn chui trốn lủi tị nạn sang Thái Lan lại bất thành, hắn phải lê tha để trốn tránh cảnh sát Thái Lan; sau đó được VOICE đưa sang Canada định cư nhưng với một thỏa thuận trị giá 30000$. Đến lúc này không biết hắn nhận ra cái ngu của mình đó là những kẻ được hắn coi là “Anh em tốt”; nhưng chỉ tốt khi hắn có thể làm “Con rối” cho chúng múa dưới nước.

Đi được một thời gian Bạch Hồng Quyền cái đói cái rét làm cho hắn nhận ra sự sung sướng của giời dân chủ của Tây chỉ là ước mơ hão huyền, bản chất là một tên lười làm thích chơi mà phải đi cào tuyết vì ổ bánh mì thì làm sao chịu được chưa kể hắn còn đưa vợ con theo. Bạch Hồng quyền có lẽ lúc này mới thấm thía cái dại của mình khi nghe lời đường mật của Việt Tân quay lưng với đất nước. Mới nhất Quyền lên Facebook cá nhân thốt lên “biết vậy 5 năm trước ở nhà tù cộng sản”; sự bất lực của hắn là sự trả giá cho cái trao niềm tin cho rận chủ phương Tây. Cứ ngỡ dứt áo ra đi đầu không ngoảnh lại nhưng xem chừng trời Âu “sung sướng” chỉ ở trên truyên thông và những lời bị đặt tâng bốc của hải ngoại phản động; giờ mới nhận ra yêu quý Cộng sản chắc quá muộn không biết bao giờ về được Việt Nam.

Số phận của những kẻ quay lưng với đất nước là cái trước mắt mà những kẻ có tư tưởng muốn tham gia tổ chức phản động phải nhìn thấy; nếu không nhận ra sẽ bị Pháp luật Việt trừng trị nghiêm khắc hoặc bỏ trốn truy nã sang “trời Âu hoa lệ cào tuyết để đổi lấy cuộc sống”. Không chỉ Bạch Hồng Quyền, “mẹ con nhà Nấm” cũng là một ví dụ điển hình cho sự “tha hương cầu thực” cơ cực cứ tưởng định cư hải ngoại sẽ có cuộc sống ấm no không lo nghĩ. Chỉ muốn gửi lời đến Bạch Hồng Quyền “sáng mắt” ra chưa? Và những người có ý định như hắn vậy không rút ra được bài học thì tôi cũng chịu thua.

 

Sự xuyên tạc vô giá trị

 


Để hoàn thành bất kỳ một nhiệm vụ gì, điều đầu tiên là phải đánh giá đúng tình hình. Vì vậy, việc đánh giá đầy đủ, chính xác về tình hình và nỗ lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam sẽ là tiền đề cho sự hợp tác quốc tế hiệu quả để ngăn chặn vấn nạn này.

Những ngày qua, báo chí thế giới liên tục đưa tin về các vụ tai nạn trong quá trình di cư trái phép, những đường dây buôn người qua biên giới các nước bị phát hiện. Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, ngày 25/7, nhà chức trách thị trấn Tarfaya, miền Nam Maroc, cho biết đã vớt được thi thể của 8 người di cư bất hợp pháp sau khi thuyền cao su chở họ bị chìm gần khu vực ven biển của xã Akhfennir. Có 18 người sống sót và toàn bộ là người gốc Phi. Một tháng trước, 23 người di cư đã thiệt mạng khi cố gắng vượt biên để vào Melilla. Theo tổ chức phi chính phủ Caminando Fronteras, gần 1.000 người di cư đã thiệt mạng hoặc mất tích trên biển trong nửa đầu năm nay trong các chuyến vượt biển đến Tây Ban Nha.

Còn ở Mexico, ngày 24/7, Viện di trú quốc gia Mexico cho biết, tổng cộng có 225 người di cư được phát hiện trong nhà kho ở Jilotepec thuộc bang Mexico. Trong số này, có 194 người mang quốc tịch Guatemala, 14 người Honduras, 9 người Nicaragia và 3 người El Salvador.  Những người di cư trên đang ẩn náu tại nhà kho để chờ nhóm buôn người đưa lên phía bắc.

Cũng trong ngày 24/7, giới chức địa phương xác nhận đã có 16 người thiệt mạng trong vụ lật thuyền chở người di cư Haiti ngoài khơi quần đảo Bahamas, trong bối cảnh gia tăng làn sóng di cư bằng đường biển tới Mỹ. Bộ trưởng Lao động và Nhập cư Bahamas – ông Keith Bell cho hay 4 phụ nữ và 17 nam giới đã được cứu sống trong vụ việc xảy ra ở khu vực ngoài khơi cách đảo New Providene khoảng 11 km.

Đó chỉ là thống kê các vụ việc buôn người bị phát hiện mà báo chí đưa tin trong 3 ngày qua, nếu lùi tiếp thời gian thì khuôn khổ một bài báo không liệt kê đủ. Có thể thấy, tình trạng buôn người vẫn đang diễn ra trên khắp thế giới, nhức nhối và dai dẳng, để lại nỗi đau không thể nguôi ngoai với gia đình các nạn nhân.

Ở Việt Nam, dư luận vẫn chưa quên vụ việc đau lòng khi 39 người Việt thiệt mạng trong xe tải từ Bỉ sang Anh cách đây 3 năm. Mới đây nhất, vì nghe theo lời dụ dỗ của các đối tượng lạ trên mạng xã hội về “việc nhẹ, lương cao”, 7 thanh niên người dân tộc thiểu số tại làng Kloong, xã biên giới Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã bị lừa vượt biên trái phép sang Campuchia lao động bất hợp pháp. Họ bị bắt làm những công việc vi phạm pháp luật, bị đe dọa tính mạng, buộc phải gọi điện về nhà cầu cứu, nộp tiền chuộc thân.

Nạn nhân của các vụ buôn người chủ yếu là những người có hoàn cảnh khó khăn, nhận thức và hiểu biết pháp luật hạn chế, mong muốn tìm kiếm những cơ hội đổi đời ở vùng đất mới. Đặc biệt là trong thời gian dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế ở một số nước càng làm tình trạng di cư trái phép gia tăng. Bởi vậy, giải pháp ngăn chặn vấn nạn buôn người cần những nỗ lực hợp tác quốc tế để vừa triệt xóa các băng nhóm tội phạm, vừa phòng ngừa bằng các biện pháp tổng hợp nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

Ở Việt Nam, Luật Phòng, chống mua bán người đã được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chọn ngày 30/7 hàng năm làm “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”, trùng với “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” của Liên hợp quốc để nâng cao nhận thức trong toàn hệ thống chính trị, tăng cường các biện pháp phòng chống vấn nạn này. Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, các lực lượng chức năng cũng tăng cường quản lý biên giới, địa bàn để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hành vi buôn người. Bên cạnh đó, các giải pháp phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm, đào tạo nghề, đưa người đi làm việc ở nước ngoài bằng con đường chính thống… cũng đã góp phần giảm thiểu nạn buôn người và trên thực tế số vụ án ngày càng giảm.

Có thể lấy ngay dẫn chứng ở tỉnh Gia Lai, nơi vừa xảy ra vụ việc 7 thanh niên bị lừa bán ra nước ngoài làm việc. Sáu tháng qua, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh đã giới thiệu trên 20 doanh nghiệp đến địa phương để tư vấn, tuyển dụng lao động, trong đó có trên 15 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hướng dẫn 46 lao động làm hồ sơ thủ tục đi làm việc tại Hàn Quốc. Toàn tỉnh đã có 470 lao động được các doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai đã thu thập thông tin việc làm trống của 355 doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh với gần 6.000 vị trí việc làm, sau đó đăng tải trên cổng thông tin điện tử và fanpage của Trung tâm để người lao động nắm bắt được thông tin. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã tổ chức được 8 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các huyện, 1 hội chợ việc làm, 2 phiên tư vấn dịch vụ việc làm tại phiên chợ nông sản, 3 phiên tư vấn cho bộ đội xuất ngũ và 7 phiên giao dịch việc làm định kỳ tại Trung tâm, qua đó đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho gần 8.000 lượt người, gần 600 lao động tìm được việc làm. Sở thường xuyên phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội bố trí nguồn vốn vay giải quyết việc làm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số vay vốn phát triển kinh tế. Sáu tháng đầu năm 2022, hơn 36.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn…

Vụ việc như 7 thanh niên bị lừa bán ở trên chỉ là đơn lẻ, không thường xuyên, cho nên không xoá bỏ được những nỗ lực của các cấp uỷ, chính quyền và kết quả trong việc phòng, chống nạn buôn người ở Việt Nam. Bởi vậy, ngày 21/7/2022, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra Báo cáo năm 2022 về tình hình mua bán người trên thế giới, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra Báo cáo năm 2022 về tình hình mua bán người trên thế giới với các thông tin không xác thực, không phản ánh đầy đủ, chính xác về tình hình và nỗ lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam”.

Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết: Triển khai Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030 vào tháng 2/2021, thời gian qua, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống mua bán người với sự vào cuộc và tập trung cao độ của tất cả các bộ, ngành và địa phương; ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 và các văn bản chính sách, pháp luật về phòng ngừa mua bán người, lao động cưỡng bức, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Trên thực tế, tình hình phòng, chống mua bán người trong nước và qua biên giới cũng luôn được rà soát để kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp, khắc phục những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.

Việt Nam cũng đang tiếp tục nỗ lực thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) nhằm củng cố môi trường di cư minh bạch, ngăn chặn nguy cơ mua bán người trong các hoạt động di cư quốc tế. Ngày 18/7/2022 vừa qua, hướng tới Ngày Thế giới và Toàn dân phòng chống mua bán người 30/7, các Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an, Quốc phòng và Ngoại giao cũng đã ký Quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

Với những dẫn chứng ở trên, việc các đối tượng chống phá dẫn báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhằm xuyên tạc tình hình Việt Nam cũng sẽ là vô giá trị.

 

Người cựu binh Vị Xuyên có tấm lòng Bồ Tát

Người cựu binh Vị Xuyên có tấm lòng Bồ Tát

 


Canh cánh trong lòng khi hàng ngàn liệt sỹ đang nằm lại nơi “đỉnh cao thung sâu”, ông Cù Văn Thanh xin nghỉ hưu sớm để thực hiện những chuyến đi tri ân đồng đội.

Một ngày giữa tháng 7, trong căn nhà 5 tầng khang trang ở ngõ 47 Nguyễn Khoái, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội, ông Cù Văn Thanh cẩn thận kiểm lại gần chục thùng hàng, bao gồm quần áo, giày dép mới… Ông bảo đó là quà của những nhà hảo tâm gửi để tặng cho bà con nghèo vùng biên giới Hà Giang.

“Qua nhiều lần giúp bà con Hà Giang nơi chiến trường xưa, nhiều người quen ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận cũng muốn góp sức, họ gửi quà hoặc tiền mặt để mình chủ động mua. Tôi phụ trách luôn việc chia quà, đóng gói, sau đó liên hệ điểm tặng, thuê ô tô chở lên”, ông Thanh nói.


Đầu tháng 8 tới, người cựu chiến binh từng 5 năm tham gia mặt trận Vị Xuyên sẽ thực hiện chuyến đi lên thôn Nặm Ngặt (xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) để trao quà cho gần 60 hộ gia đình khó khăn nơi địa đầu Tổ quốc.

“Nặm Ngặt là vùng sâu, vùng xa, giáp cột mốc 259, rất vất vả. Tôi vẫn đang vận động thêm vài nhà tài trợ để có nhiều phần quà, động viên bà con sống giáp đường biên, nơi mà trước kia những người chiến binh từng chiến đấu bảo vệ chủ quyền của đất nước. Mỗi lần nhận quà tài trợ hay mua đồ, tôi rất cẩn trọng với mặt hàng thực phẩm, phải luôn đảm bảo chất lượng, an toàn. Gặp phải đồ giả, bà con ăn mà xảy ra ốm đau, bệnh tật thì rất ảnh hưởng sức khỏe và uy tín của những cựu chiến binh”, ông Thanh bộc bạch.

Đau đáu nỗi nhớ Vị Xuyên

Cựu chiến binh Cù Văn Thanh sinh năm 1966, nguyên là chiến sỹ C5-D2-E141-F312. Ông Thanh nhập ngũ tháng 2/1985, đóng quân tại Thái Nguyên. Cuối năm 1985, khi chiến sự diễn ra ác liệt tại Vị Xuyên, đơn vị từ quân đoàn 1 hành quân tăng cường phòng ngự tại khu vực Thanh Thuỷ, nhận nhiệm vụ vận tải chiến trường.

“Tôi và các đồng đội thuộc tiểu đội vận tải nhận cơm nắm, cơm sấy, nước, dầu hoả… từ ngã ba Thanh Thuỷ chuyển đến khu 4 hầm. Tuyến vận tải này phục vụ trực tiếp tới chiến hào chiến đấu. Đường vận tải chỉ 2 km nhưng toàn dốc cao, lại ngoằn ngoèo, đi trên đá lởm chởm. Nhiều đoạn như treo trên vách đá. Pháo địch thường xuyên bắn chặn nên chỉ hoạt động vào ban đêm, mỗi đêm chỉ đi được một chuyến”, ông Thanh kể.

Ngoài vận chuyển lương thực, thực phẩm, ông Thanh và đồng đội còn có nhiệm vụ đưa các chiến sĩ bị thương, chiến sĩ hy sinh về căn cứ.

“Điều đau lòng, ám ảnh nhất của một người lính vận tải là sau khi  chuyển hàng xong, về phải mang theo đồng đội. Anh em hy sinh, không đem ra được ngay, nếu mất ban ngày thì phải đợi đến tối, có khi đợi vài ba ngày. Vết thương hở, máu tươi, bắt đầu phân huỷ, có mùi, mấy anh em vận tải phải bôi cao sao vàng lên mũi để đưa đồng đội ra làng Pinh.

Chúng tôi đặt đồng đội nằm trên võng, vừa đi vừa khấn ‘Quê ơi quê, phù hộ độ trì cho chúng tôi được đưa quê về quê nhà’. Chúng tôi, thường gọi nhau bằng tiếng quê ơi’ thân thương”, ông Thanh chia sẻ.

Trận chiến ác liệt đến mức trong ký ức của người đàn ông này là những tiếng nổ đinh tai nhức óc và hình ảnh đồng đội bị trúng đạn nằm ở những điểm cao, khi ông tải lương thực lên. Ông Thanh nói, lúc đó, pháo địch bắn sang dày đặc, cả một quả đồi bị bạt hẳn đi, những núi đá bị nung chảy thành vôi. 

“Hàng trăm nghìn tấn đạn pháo đã đổ xuống mặt trận Vị Xuyên, hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ, đồng bào ta đã anh dũng hy sinh mà phần lớn trong số họ mới trên dưới 20 tuổi. Hàng trăm thôn bản bị xóa sạch. Hàng nghìn héc ta ruộng vườn, đồi núi bị cày xới, đầy bom mìn, vật nổ…”, ông Thanh nói mà giọng như nghẹn lại.

Tháng 4/1988, ông Thanh được rút khỏi mặt trận Vị Xuyên, trở về Hà Nội và gia nhập lực lượng Thanh niên xung kích thuộc Thành đoàn Hà Nội. Tháng 7/2003, ông chuyển về cơ quan Thanh tra Giao thông TP Hà Nội.

“Sau chiến tranh, mỗi người một nơi, mỗi người một công việc. Phần bận bịu lo cho cuộc sống, phần không có phương tiện thông tin liên lạc nên một thời gian dài anh em không có tin tức của nhau. Nhưng, điều mà ai cũng canh cánh trong lòng, đó là hàng ngàn đồng đội đang nằm lại ở đỉnh cao, thung sâu của mảnh đất Vị Xuyên.

Đến khoảng tháng 7/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã mời đại diện các cựu chiến binh tham gia mặt trận Vị Xuyên đến gặp mặt tại Phủ Chủ tịch. Cuộc gặp với Chủ tịch nước đã thắp lên trong trái tim những người lính năm xưa nhiều dự định”, ông Thanh bộc bạch.

Được sự kết nối của Ban liên lạc mặt trận Vị Xuyên – Hà Giang, đầu năm 2015, ông Thanh trở lại chiến trường xưa sau gần 30 năm. Kể từ đó, một năm ít nhất 4 lần vào các ngày 12/7, 27/7, 22/12 và Tết âm lịch, ông Thanh theo ô tô khách Hà Nội – Hà Giang lên thắp hương cho các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh tại Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên và Nhà tưởng niệm trên điểm cao 468 (huyện Thanh Thuỷ), cùng đó là tặng quà cho bà con nhân dân vùng biên.

“Năm 2015, tôi đang công tác tại Thanh tra Giao thông TP Hà Nội, mỗi lần xin nghỉ để đi Vị Xuyên thì lại mất thi đua. Có thể nếu rơi vào trường hợp người khác sẽ xảy ra việc xích mích giữa vợ chồng, còn tôi may mắn khi vợ hiểu được những day dứt, mong muốn tri ân đồng đội đã ngã xuống”, ông Thanh nói.

Người cựu binh kể, sau quãng thời gian chứng kiến ông vất vả giờ hành chính thì làm việc cơ quan, hết giờ lại đi khắp Hà Nội xin tài trợ để tổ chức các chương trình thiện nguyện, vợ đã khuyên ông nghỉ hưu sớm.

“Khi vợ gợi ý, tôi không hề đắn đo, có lẽ nghỉ hưu trước tuổi là quyết định chóng vánh nhất của cuộc đời tôi. Tôi viết đơn xin nghỉ hưu từ tháng 4/2019 và có quyết định chính thức của cơ quan ngày 31/8/2019”, ông Thanh nhớ lại.

Sau khi nghỉ hưu, ông dành phần lớn thời gian cho các hoạt động hướng về Hà Giang: “Không chỉ gợi ý và tán thành việc tôi nghỉ hưu, vợ còn là người đồng hành trong các chuyến thăm viếng đồng đội và tặng quà cho bà con nơi chiến trường xưa. Vợ chồng tôi kết hợp cùng nhóm anh chị Nhà 9 (nhóm gồm 9 gia đình cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 312, 313, 314, 356) đi tặng bà con cái chăn, chiếc phích, những bộ quần áo ấm, đôi dép cho các cháu thiếu nhi… Nhìn bà con, các cháu bé ôm khư khư quà tặng, tôi thấy vui, thanh thản và hứa với bản thân phải giúp họ nhiều hơn nữa. Tôi sẽ đi, sẽ tri ân đồng đội, tri ân người dân nơi chiến trường xưa cho đến khi sức cùng, lực kiệt”.

Trong suốt 8 năm, ông Thanh trở lại Hà Giang gần 50 lần, nhưng mỗi chuyến đi lại mang cảm xúc khác nhau.

“Chắc chắn không thể nhớ nổi chi tiết của từng chuyến đi, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên những ngày đầu tháng 2/2015, lần đầu tiên trở lại Vị Xuyên – Hà Giang sau gần 30 năm, trở lại nơi tôi và đồng đội đã giữ gìn từng tấc đất cho Tổ quốc”, ông Thanh xúc động nói.

Lần đầu về lại chiến trường xưa

Ngày 5/2/2015, ông Cù Văn Thanh khoác lên mình bộ quần áo bộ đội kiểu xuân hè vải gabadin, gắn quân hàm thượng sỹ, trên vai là chiếc bình đựng hoa huệ, hương sào (loại hương trầm thơm dài 1 m). Ông rời nhà từ lúc 4h30 sáng, đích đến là bến xe Mỹ Đình để bắt chuyến xe lên Hà Giang, trở về với chiến trường Vị Xuyên sau gần 30 năm.

Hành trang ông Thanh mang theo khi lên Hà Giang thăm đồng đội luôn có chiếc bình đựng hoa huệ, hương sào được mua tại Hà Nội. (Ảnh chụp ngày 6/2/2015).

Sau gần 7 tiếng di chuyển, 13h30, xe dừng tại Bến xe khách Hà Giang. Ông Thanh bắt xe ôm về nhà khách Hà An nằm trên đường Trần Hưng Đạo, TP Hà Giang. 

Đón vị khách từ Hà Nội là cô Trần Thị Chiên – Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Hà Giang – người chuyên giúp đỡ, kết nối các cựu chiến binh quay trở lại mặt trận Vị Xuyên. Sau đó, nhiều cựu chiến binh khác quê ở Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Nghệ An… cũng có mặt.

“Chúng ta ở đây thật sự là những người may mắn, còn sống, được trở về với gia đình. Và hôm nay, sau gần 30 năm, chúng ta trở lại đây, thăm lại chiến trường xưa”, ông Thanh nói rồi ôm từng đồng đội, mắt rưng rưng.

Cả buổi chiều tối hôm đó, họ kể lại câu chuyện về những buổi đêm ra điểm cứ, đơi đặt kho hậu cần của đơn vị để nhận hàng, theo mệnh lệnh đi từng tiểu đội, gùi gạo muối, dầu hoả đi vào các chốt H1, H2, H3, H4 là điểm tiền tiêu. Rồi câu chuyện đồng đội chia nhau miếng cơm nắm, cốc trà chốt…

6h sáng hôm sau, đoàn gồm 15 người di chuyển bằng ô tô vào Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, cách TP Hà Giang khoảng 20 km.

Tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, ông Thanh lấy 30 bông hoa huệ mang lên từ Hà Nội đặt lên bàn thờ nhà tiếp linh, 30 bông dâng ra đài độc lập, cùng với đó là các lễ vật như hoa quả, bánh kẹo, thuốc lào, thuốc lá, gạo muối lương khô, mì tôm, chỉ khâu, tổ tôm, tú lơ khơ, giấy viết thư, bút bi, phong bì, báo giấy (báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội Mới)… 

Dâng lễ, thắp hương cho từng ngôi mộ, chẳng ai bảo ai, những lời hát trong bài “Đồng đội ơi” – bài hát truyền thống của những người lính tại chiến trường Vị Xuyên – vang lên cùng những tiếng nấc: “Tôi gọi mãi sao đồng đội không thưa/Mưa cứ rơi gió cứ gào cứ thét/Mà cứ thẳng hàng ngang hàng dọc/Hết giặc rồi sao không dậy mà vui…”.

“Mấy chục năm rồi đồng đội ơi, giờ đây chúng tôi mới vào được. Chúng ta là những người chiến binh, cùng chung một chiến hào, gìn giữ từng tấc đất nơi địa đầu Tổ quốc. Chúng tôi may mắn được trở về sau cuộc chiến, và giờ chúng tôi có mặt ở đây. Chúng tôi hứa sẽ làm những gì tốt đẹp nhất để tri ân đồng đội, để vơi đi nỗi đau của những vợ, con, cha mẹ của các đồng đội đã hy sinh. Chúng tôi mong muốn sớm tìm được những đồng đội còn nằm sâu trong đất đá, trả lại tên cho các anh, đưa các anh về với nơi được sinh ra và lớn lên. Quê hương luôn vẫy gọi để đón các anh về.

Dâng lên gói thuốc, bộ bài, chiếc bút, phong thư bởi trong thâm tâm chúng tôi luôn nghĩ các anh vẫn tồn tại ở đây. Có cả những tờ báo số ra mới nhất, thứ mà chúng ta không có trong quãng thời gian chiến tranh gian khổ. Tôi nhớ mãi tờ báo cùng đồng đội đọc đi đọc lại trong suốt 2 năm”, ông Thanh nghẹ ngào nói.

Rời Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, đoàn cựu chiến binh đến với Đài hương 468 thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên. Đường đến Vị Xuyên đi lại rất vất vả, ô tô không thể vào tận nơi, đoàn phải mượn xe máy của người dân để di chuyển.

Gọi là đường nhưng có những đoạn thực chỉ là lối mòn men theo sườn núi vừa đủ cho hai xe máy tránh nhau. Không những thế, nó lại quanh co, khúc khuỷu lắm ổ gà, ổ voi. Có những đoạn đi qua khe núi, không phân biệt được đâu là lòng suối, đâu là đường đi.

Trong khói hương nghi ngút tại Đài hương 468, ông Nguyễn Xuân Tiến (quê Ninh Bình) kể lại những ngày đêm oanh liệt của quân và dân ta chống trả những đợt mưa bom, bão đạn của quân thù.

“Đêm 11 rạng ngày 2/7/1984, trời Hà Giang mưa lâm râm. Đơn vị nhận được lệnh tấn công giành điểm cao, đẩy lùi quân giặc. Men theo các đường giao thông hào mà quân ta bí mật đào được, hàng trăm chiến sỹ rời vị trí, tiếp cận các tọa độ nằm trong kế hoạch, 772, 468, 685, đồi Cô Ích, điểm cao 233, 400…

Các điểm cao hầu hết địa hình là núi đá, triền núi dựng đứng, đá tai mèo đâm lên tua tủa. Ở những điểm núi đá tai mèo, không đào được công sự, anh em phải lấy bao tải đựng cát rồi phủ lên trên để làm đệm… Quân Trung Quốc từ các điểm cao nã đạn pháo như trút về quân ta. Chỉ trong 1 ngày, 600 chiến sĩ hy sinh. Cũng từ đó, 12/7 trở thành ngày giỗ trận của Sư đoàn 356”, ông Tiến nghẹn ngào kể.

Sau lễ dâng hương tại Đài hương 468, đoàn cựu chiến binh chia tay và hẹn nhau dịp sớm nhất trở lại Vị Xuyên.

Trên chuyến xe từ Hà Giang trở về Hà Nội, ông Cù Văn Thanh đau đáu nghĩ về đồng đội đã hy sinh, về hình ảnh bà con khu vực xã Thanh Thuỷ, Hà Giang bỏ nhà, trâu bò, ruộng đất… để đi sơ tán.

Khi cuộc sống tạm ổn, ông Thanh dành toàn bộ tiền lương của mình, đồng thời vận động đồng chí, đồng đội tổ chức các hoạt động tri ân cho linh hồn các liệt sỹ, tri ân bà con nhân dân nơi chiến trường xưa.

Nhiều năm qua, với ông Cù Văn Thanh, nỗi đau vẫn dai dẳng khi hàng ngàn đồng đội ngã xuống vẫn nằm rải rác khắp các mỏm núi ở chiến trường Vị Xuyên. Ông Thanh coi việc tri ân đồng đội là trách nhiệm, giúp đỡ người dân nơi chiến trường xưa là góp công sức duy trì khẩu hiệu “Ở đâu dân khó, ở đó có bộ đội”.

 

Sức mạnh toàn dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực


Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã và đang tim mọi cách xuyên tạc, chống phá cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Việt Nam. Một trong những nội dung chúng thường dùng là gây mất đoàn kết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, nhân dân với Đảng, Nhà nước để phủ nhận thành công, kích động nhân dân chống lại chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng mà chúng ta đang đẩy mạnh với nhiều kết quả tích cực. Chúng đòi Việt Nam phải đa nguyên, đa đảng vì cho rằng nếu còn chế độ độc đảng thì sẽ không chống tham nhũng, tiêu cực được và vu cáo: Đảng chỉ lo củng cố quyền lực, tham nhũng, tiêu cực, không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, nhân dân không biết gì, không được tham gia gì vào việc chống tham nhũng, tiêu cực…

Đây là sự chống phá trắng trợn, thậm độc, nhưng đều đã bị thất bại trước sự kiên quyết, kiên trì đấu tranh phản bác có hiệu quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Thực tiễn ở Việt Nam những năm qua đã chứng minh rõ điều đó, nhất là về việc phát huy sức mạnh của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tế các cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cho thấy vai trò rất to lớn của quần chúng nhân dân cũng như sự cần thiết phải huy động được sự ủng hộ, đóng góp của quần chúng nhân dân vào sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Lênin đã nhắc nhở những người cộng sản rằng: đối với Đảng Cộng sản “…thì một trong những nguy hiểm lớn nhất và đáng sợ nhất là sự tự cắt đứt liên hệ với quần chúng”.

Với cách mạng Việt Nam, Hồ Chủ tịch cũng chỉ rõ sức mạnh to lớn của nhân dân: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Người luôn yêu cầu phải huy động được cao nhất, hiệu quả nhất sức mạnh của nhân dân vào sự nghiệp cách mạng.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra một trong những bài học thành công của cách mạng Việt Nam, là: “Tập trung khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào, ý chí tự cường, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội và khát vọng phát triển đất nước của toàn dân tộc. Xây dựng các cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước của mọi người dân Việt Nam”.

Thực tiễn cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực những năm qua của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cũng đã chứng minh rất rõ vai trò to lớn của nhân dân trong nhiệm vụ quan trọng này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thấy rõ vai trò và trách nhiệm của quần chúng nhân dân trong phòng, chống tham nhũng. Ngay từ năm 1946, Người đã xác định: “Quan liêu, tham ô, lãng phí là tội ác. Phải tẩy sạch nó để thực hiện cần, kiệm, liêm chính…”. Người còn chỉ rõ: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của chính phủ”.

Hồ Chủ tịch cũng đề các giải pháp chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó có giải pháp thực hiện dân chủ: “Dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng. Cho nên, phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng mới thành công”. Người còn cho rằng: cũng như các công việc khác của cách mạng, phòng, chống tham nhũng phải có được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, vì: “Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng”. ”. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải huy động được sức mạnh của nhân dân bằng các biện pháp tích cực, đồng bộ, trong đó có việc quan trọng là: “làm cho quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”. Đồng thời, Người căn dặn quần chúng nhân dân: “Cán bộ phải tôn trọng dân chủ, nhưng đồng bào phải đòi quyền dân chủ nhân dân của mình. Mình làm cách mạng để thực hiện dân chủ, không phải làm cách mạng để thành “Cán chủ”. Phải loại trừ cho nhanh chừng nào tốt chừng ấy các tệ nạn quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí”.

Trong quá trình triển khai công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng rất chú trọng đến vai trò to lớn của nhân dân. Đảng quan tâm đến việc đề ra những chủ trương, chính sách, cơ chế, các giải pháp tích cực, phù hợp trong hoạt động của Đảng cũng như của hệ thống chính trị để nhân dân có thể tham gia hiệu quả nhất vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ giải pháp là: “Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, nhân dân và cơ quan truyền thông, báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí”.

Nổi bật trong thời gian qua là Đảng, hệ thống chính trị, các bộ, ban, ngành, địa phương, đoàn thể… đã rất quan tâm vấn đề công khai, dân chủ, tạo thuận lợi để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, có cơ hội tham gia hiệu quả vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Chúng ta thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Trong làm chủ của nhân dân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nghị quyết của Đảng ta đã khẳng định phải: “Thường xuyên tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân và thật sự dựa vào dân để xây dựng Đảng”. Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được tổ chức vào ngày 30 – 6 – 2022 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh một trong những bài học thành công của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là: “Chúng ta đã phát huy được vai trò vô cùng quan trọng của nhân dân, như lời căn dặn của Bác Hồ: Phải “động viên quần chúng, phải thực hành dân chủ, phải làm cho quần chúng hăng hái tham gia mới chắc chắn thành công!”.

Tuy nhiên, việc huy động sức mạnh nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn nhiều hạn chế. Một số ý kiến phản ánh, đóng góp, phê bình… của nhân dân chưa được quan tâm xem xét, xử lý kịp thời, đúng mức. Ở một số nơi, một số lĩnh vực nhân dân chưa được tạo thuận lợi để thực hiện chức năng biết, bàn, kiểm tra, giám sát. Việc bảo vệ, động viên khen thưởng người dân có thành tích trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn nhiều bất cập.

Những hạn chế, khuyết điểm trên cùng với các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác dẫn đến tham nhũng, tiêu cực ở nước ta vẫn còn phức tạp với nhiều hậu quả khôn lường, như Nghị quyết Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”. Chính vì vậy, Đảng tiếp tục xác định phải: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn”. Và để đạt hiệu quả tốt trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng đề ra nhiều giải pháp kiên quyết, tích cực: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự”.

Nghị quyết Đại hội XIII còn chỉ rõ phải có cơ chế, chính sách, quy định cụ thể để khen thưởng, động viên người có thành tích tốt, đồng thời ngăn ngừa, xử lý những sai phạm trong công tác này. Cụ thể là: “bảo vệ, khuyến khích những người làm công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện xử lý tham nhũng cũng như với người tố cáo, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời xử lý nghiêm những người lợi dụng chống tham nhũng, lãng phí để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ”. Đây chính là cơ sở quan trọng để nhân dân tích cực tham gia, thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trước hết mỗi người dân cần làm tốt chức trách, công việc, nhiệm vụ của mình ở nơi làm việc, công tác với nhiệm vụ cụ thể được giao. Đồng thời, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, quy trình về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng pháp luật hiện hành, không lợi dụng việc tham gia phòng, chống tham nhũng tiêu cực để làm sai, vu khống, có hại cho Đảng, cho cách mạng, cho đất nước và nhân dân

Với quyết tâm cao, giải pháp tích cực, sự lãnh đạo, vào cuộc quyết liệt của Đảng, hệ thống chính trị, sức mạnh toàn dân, nhất định cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Việt Nam sẽ đạt kết quả tốt đẹp.

 

HÀNH TRANG VÀ NHÀNH CÚC TRẮNG

HÀNH TRANG VÀ NHÀNH CÚC TRẮNG

            Những hàng ghế đầu tiên tại các chương trình tưởng niệm nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh, liệt sĩ 27/7 năm nay có nhiều điều thật ý nghĩa. Những bộ hành trang quân ngũ đã trở thành biểu tượng cảm xúc mang trên đôi vai, cơ thể của những chàng trai mười tám, đôi mươi năm nào đã hoá thân thành hùng khí dân tộc được đặt trang nghiêm trên những hàng ghế đầu tiên (mũ tai bèo, ba lô, dép cao su,…) và nhành cúc trắng. Những gì họ đã trải qua chúng ta hôm nay mãi mãi không bao giờ có thể hình dung hết, cảm nhận thấy. Sự khắc nghiệt của chiến tranh đã cướp đi một phần hay toàn bộ thân thể của các anh để cho hôm nay chúng ta có cuộc sống hoà bình. Những khó khăn và nặng nề hôm nay cũng chỉ là một phần quá nhỏ bé với những gì mà họ đã phải trải qua.


Chúng ta càng ngẫm về những chiến công, càng phải cố gắng hơn để bảo vệ quê hương, đất nước, xóm làng đồng thời kiên quyết ngăn chặn mọi âm mưu, ý đồ, hoạt động chống phá của mọi thế lực thù địch dù ẩn hay hiện. Bởi lẽ, chúng ta đang thực hiện sứ mệnh mà các anh, các bác, các cô, chú, anh chị đã trao cho ta và thế hệ mai sau. Và thế hệ hôm nay, ngày mai cũng hứa với các thế hệ đi trước rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu cần chúng ta cũng sẽ lên đường, xông pha mọi mặt trận, quyết t.ử cho Tổ quốc quyết sinh và vĩnh hằng. Mặt trận và chiến trường hôm nay cũng có nhiều thay đổi, đa dạng, thậm chí vô hình.

Quá nhiều những giọt nước mắt đã rơi tự nhiên trong những ngày này và đặc biệt là hôm nay (27/7), vì chúng ta cảm thấy mình đang mang trong mình hơi thở và trách nhiệm với dòng máu Lạc Hồng đang chảy trong huyết quản của chính mình.

Trân trọng, nâng niu và biết ơn vô hạn!